Friday, August 25, 2017

Nghề biên tập sách ( P2 )

Bạn ư? Bạn giống như một kiểu nhạc trưởng, kiến trúc sư, hay một đạo diễn vậy. Đây nhé, bạn có thể phải cùng với tác giả thiết kế nên cấu trúc cuốn sách, một bộ xương sống để tác giả đắp da đắp thịt vào. Khi tác giả đã có một nội dung tàm tạm, bạn xem xét tổng thể và có thể đề nghị tác giả thêm chỗ này bớt chỗ kia đảo chỗ nọ tách chỗ ấy nhập chỗ khác. Sau đó bạn soi từng dòng từng chữ một cách tỉnh táo xem tác giả viết đã đúng chưa (đúng sự thực, đúng nhân vật, đúng tình cảm, đúng tình huống, đúng chính tả,…), và viết hay chưa. Nếu cuốn sách có ảnh hoặc cần ảnh, bạn sẽ phải lục lọi các nơi tìm kiếm, hoặc chọn trong hàng lô lốc ảnh tác giả gửi để chọn những tấm đẹp nhất, phù hợp nhất, và bạn phải quyết định đặt ảnh vào những phần nội dung nào để đạt hiệu quả minh họa tốt nhất. Bạn có thể phải tìm người viết lời giới thiệu hay lời bạt hay vài câu nhận xét, nếu như cuốn sách cần phải thế. Hoặc chính bạn phải là người viết lời giới thiệu đó luôn. 


Bạn sẽ nghĩ về tên sách, có rất nhiều cái tên không hay, và bạn nhất định phải đổi. Thực tế cho thấy nhiều cái tên sách là do biên tập viên sửa lại, hoặc nghĩ ra, hay hơn hẳn cái tên ban đầu tác giả đặt. Stephen Hawking đầu tiên đặt một cái tên khác cho cuốn sách “Lược sử thời gian” nổi tiếng - mà người ta nhất định phải có trên giá, nhưng không nhất định đã đọc - của ông: “Tựa đề ban đầu của tôi là “From the Big Bang to Black Holes: A Short History of Time, nhưng biên tập viên của tôi, Peter Guzzardi, đã chỉnh sửa một chút, và đổi “Short” thành “Brief”. Đó là một chiêu hay của người giỏi và đã góp phần vào sự thành công của cuốn sách. Đã có nhiều “lược sử” thuộc loại này kể từ đó, thậm chí cả "A Brief History of Thyme." Khi nội dung bản thảo đã hoàn chỉnh, bạn phải cho ý kiến về thiết kế mỹ thuật cuốn sách, sách thiết kế chân phương hay vui nhộn, bay bổng hay gọn gàng. Nếu sách là sách ảnh, thì bạn còn phải tham gia vào phần mỹ thuật nhiều hơn nữa. Bạn phải chọn ảnh cho bìa, tấm ảnh nào đẹp nhất và nói lên được đầy đủ nhất tinh thần cuốn sách. Còn nếu bìa do họa sĩ vẽ, bạn phải cho ý kiến về màu sắc, bố cục. Tổ chức các phần chữ trên bìa, bao gồm tên sách ở bìa 1, giới thiệu về tác giả ở bìa 2, phần nhận xét ngắn của những người uy tín ở bìa 3 và phần giới thiệu tác phẩm ở bìa 4, đương nhiên là việc của bạn luôn. Công việc này cũng chẳng hề đơn giản, vì bạn phải giới thiệu về tác giả ngắn nhất và hay nhất, bạn phải viết giới thiệu

Bạn phải kiểm soát khâu đọc chính tả/mo rát của người khác. Có khi người đọc mo rát sửa đúng thành sai hoặc không hiểu ý đồ của bạn. Bạn phải bám sát từng công đoạn một để cuốn sách ra đúng tiến độ, nhất khi cuốn sách ấy cực gấp. Bạn cũng phải dự đoán khả năng bán để đề nghị số lượng in chính xác, tránh bị đứt sách hoặc tránh bị thừa nhiều sách. Khi sách in ra, bạn phải lo truyền thông cho nó. Bạn tham gia tổ chức ra mắt cuốn sách đó, kịch bản chương trình thế nào, khách mời là ai, nếu cần thậm chí bạn phải dẫn chương trình ra mắt luôn, vì bạn là người hiểu nó nhất. Rồi tiện thể bạn phải viết bài review đăng báo, vì chẳng ai biết rõ nó như bạn. Bạn phải viết

thông cáo để gửi cho báo chí, rồi đưa thông tin trên facebook, website vì rốt cục, bạn khó nhường việc đó cho ai.

Sau đó bạn phải theo dõi tình hình tiêu thụ sách, có cần in tiếp hay không và bao nhiêu. Bạn cần biết phản hồi của độc giả thế nào. Bạn phải xem sách có cần hậu kiểm không. Tất cả những điều này giúp tạo nền tảng thông tin cho những dự định kế tiếp. 

Đương nhiên, bạn cũng phải thực hiện việc ký hợp đồng với tác giả. Bạn cũng cần chăm sóc tác giả bằng cách theo dõi việc trả nhuận bút cho tác giả đúng thời hạn, thăm hỏi mỗi dịp lễ tết, giúp đỡ một số việc riêng trong khả năng. Giả dụ bạn có giúp tác giả đặt phòng khách sạn và vé máy bay nếu họ ở nước ngoài về, thì đó cũng là chuyện thường ngày ở huyện mà thôi. Không phải bất cứ cuốn sách nào, bất cứ biên tập viên nào cũng phải làm đầy đủ mọi công đoạn như vậy. Tùy mỗi cuốn, tùy mảng sách mà biên tập viên phụ trách thì các công đoạn sẽ có độ gia giảm nhất định (ví như biên tập sách mua bản quyền từ nước ngoài thì không có việc phải xây dựng nội dung sách, nhưng lại phải tổ chức dịch). Nhưng nói chung đó là một quy trình gần như đầy đủ cho một cuốn sách ra đời. 

Như vậy, thực ra bạn cũng kinh ra phết. Bảo sao bạn không thấy mình là cả thế giới.

Bạn sẽ thấy nhiều khuôn mặt mang hình dấu hỏi to tướng khi bạn xưng (một cách tự hào) là biên tập viên sách. Nhiều người không hiểu đó là cái việc quái gì. Nhiều người hỏi lại: bán sách hả? Nhiều người nghĩ ngay: à, đọc chính tả í mà (thường quá, ai biết đọc biết viết mà chẳng biết đọc chính tả). Tóm lại đấy là một cái tên hết sức mù mờ. Chẳng như các nghề khác, bác sĩ chẳng hạn, rất rõ nhá: chữa bệnh, nhà giáo chẳng hạn: dạy học. Còn biên tập sách là làm gì chứ? 

Thực ra biên tập viên là cái tên chung chung của người làm trong ngành báo chí, xuất bản. Nhưng trong nhiều trường hợp người biên tập các mảng khác có lựa chọn thay thế. Ví dụ, xưng là biên tập viên báo, người ta à ngay, nhà báo chứ gì. Xưng là biên tập mỹ thuật, à, họa sĩ chứ gì. Còn biên tập viên sách? Khéo ngay cả mẹ bạn cũng chẳng biết chính xác là bạn làm gì. Bạn sẽ rất sung sướng nếu khi xưng là biên tập viên sách, người ta sẽ à lên, bảo, nhà sách chứ gì. Nhà sách nghe chẳng thú vị hay sao, nhưng tiếc thay từ đó bây giờ đã được dùng để chỉ các cửa hàng sách lớn hoặc các đơn vị xuất bản tư nhân. Bạn cũng có thể xưng: tôi làm sách, nhưng đảm bảo người đối diện bạn hiểu được chết liền. 

Nếu ai đó thực sự rỗi rãi nghe bạn giải thích, thì bạn sẽ phải nói lại tối thiểu một đoạn như ở trển. Còn nếu bạn muốn cho nhanh đỡ lằng nhằng, bạn đáp, vâng, tôi bán sách, vâng, tôi đọc chính tả. 

Thế còn tác giả, người bạn đã cùng song hành suốt thời gian (có thể là hàng năm) cho đến khi cuốn sách ra đời và đến tay công chúng thì sao? Có những người đánh giá rất cao lao động của bạn. Ví như Stephen Hawking nhắc bên trên đã rất trân trọng biên tập viên Peter Guzzardi khi biên tập cuốn Lược sử thời gian, giúp nó trở thành một cuốn sách bán chạy nhất với hơn 10 triệu bản được bán trên toàn thế giới (theo Paris,Natalie, 2007-04-26, "Hawking to experience zerogravity", The Daily Telegraph, London). Hawking nói: “Peter Guzzardi, biên tập viên của tôi ở nhà xuất bản Bantam Books đã gửi cho tôi rất nhiều trang nhận xét và yêu cầu về những điểm ông cảm thấy tôi giải thích chưa thật thỏa đáng lắm. Tôi cũng phải thú nhận rằng tôi đã cảm thấy rất bực mình khi nhận được những bản liệt kê dài gồm những điều cần phải sửa đổi, nhưng ông đã hoàn toàn có lý. Tôi tin chắc rằng cuốn sách sở dĩ hay hơn chính là do ông đã bắt tôi phải làm việc cật lực.”

Nhưng có nhiều người (chiếm phần đông) cho rằng thực ra bạn có làm gì mấy đâu nhỉ. Đôi khi họ chỉ biết giục và giục, sách có chưa, có sách chưa, làm gì mà giờ chưa có, trong khi bạn đang vắt chân lên cổ. Họ cho sự nhiệt tình của bạn và nhà xuất bản của bạn chỉ là vì muốn kiếm thật nhiều tiền từ công sức của họ. Họ chẳng đếm xỉa đến tình cảm bạn dành cho cuốn sách của họ - cuốn sách mà sau bao lâu gắn bó và chăm chút cho nó, bạn đã coi như cuốn-sách-của-chính-mình, bạn yêu nó và tự hào về nó không kém gì tác giả. Thế nhưng trong rất nhiều lời cảm ơn họ dành cho những người giúp cuốn sách ra đời, rất có thể tên của bạn không bao giờ được kể.

Biên tập viên sách

Công việc biên tập sách là công việc hết sức quan trọng để xuất bản một cuốn sách.
Biên tập viên - âm thầm làm “bà đỡ” cho tác phẩm

Thợ - biên tập sách không đồng nghĩa với một viên chức ăn lương nhà nước, quen với tác phong sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Sau 8 giờ ở cơ quan là coi như dứt hẳn lịch làm việc một ngày. Những trang giấy con chữ đều lùi lại phía sau. Thực tế, có không ít người khi chọn nghề biên tập, là gắn bó hết thời gian riêng của mình bên trang sách. Có người nói đùa rằng: “Chúng tôi là nghệ sĩ trang sách”. Tuy nhiên, nhiều người, cùng với công việc là niềm đam mê với sách, họ gắn bó với sách như chính gia đình mình, bỏ cả thời gian nghỉ ngơi, vùi đầu vào đọc và biên tập, cũng có khi do NXB giao thời hạn mà phải làm thâu đêm suốt sáng. Mấy ai hiểu được công việc của người biên tập, cứ nghĩ ngồi một chỗ đọc sách là nhàn hạ, là không hao tâm khổ tứ. Làm cả đời với con chữ chỉ để cho người đọc được những trang sách hay. Biên tập viên chính là “bà đỡ” cho cuốn sách ra đời. Ấy thế mà, đến bây giờ, có những người đã không sắm nổi vai người biên tập, huống hồ là “nghệ sĩ của trang sách” chỉ vì áp lực công việc và không được công nhận ít nhất là một chức danh để đời.

Nghề biên tập không chỉ là năng khiếu

Năng khiếu là nhân tố bẩm sinh, là cơ sở cho sự phát triển tài năng của một nghệ sĩ - biên tập. Nghệ sĩ ở đây không phải là tác phong làm việc cưỡi ngựa xem hoa, đọc bản thảo qua loa, để lọt ra thị trường những ấn phẩm yếu kém cả về hình thức lẫn chất lượng. Một biên tập thực thụ phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên sâu về một lĩnh vực học thuật nào đấy để có thể thẩm định được bản thảo mà cộng tác viên gửi gắm cho mình.

Từ xa xưa, các tác phẩm nổi tiếng, các công trình sử học, văn học được lưu lại cho hậu thế ngày nay cũng nhờ vào công sức và trí tuệ của biết bao người biên tập vô danh. Họ phải ngồi hàng tháng để đọc đi đọc lại một bản thảo viết tay, hoặc đánh máy vi tính từng lỗi chính tả, từng đấu chấm, dấu phẩy… nhưng vẫn phải tôn trọng ý kiến của tác giả bản thảo, Nghĩa là, phải đạt đến một trình độ thẩm thấu tác phẩm, người biên tập mới có thể sửa chữa những lỗi sai nghiêm trọng, câu chữ lẫn văn phong của tác giả để cho ra đời một tác phẩm hay.

Biên tập viên Đới Thị Kim Thoa, một người làm việc hơn 10 năm trong nghề ở NXB Chính trị hành chính cho biết: “Một bản thảo phải đọc ít nhất 4 lần, đọc bông, đọc soát trang, theo dõi tác phẩm một quy trình từ bản thảo đến khi xuất bản, có lẽ chúng tôi còn hiểu tác phẩm và đọc nhiều hơn tác giả của nó. Không chỉ thế nhiều lúc chúng tôi còn phải kết cấu lại hết toàn bộ tác phẩm đối với những người viết còn non, chúng tôi nói đùa với nhau, tên tác giả cuốn sách là chúng tôi thì hợp lí hơn”.
Thế mà, khi cầm một cuốn sách trên tay, việc đầu tiên mà bạn đọc quan tâm hẳn phải là tên tác giả, sách tác giả trong nước hay sách dịch, thậm chí dịch từ ngoại ngữ nào…Thử hỏi mấy ai chú ý đến cái tên “người biên tập” được ghi ở trang sau cùng của ấn phẩm theo luật định. Trong số hàng nghìn cuốn sách ra đời hằng năm, đã không ít người biên tập phải bỏ công theo đuổi từ A đến Z. Cái tên “bà đỡ” về mặt tinh thần mà người biên tập được mệnh danh mới quan trọng làm sao. Công việc của họ là một thứ lao động “rót dầu” thầm lặng, một loại lao động tỉ mỉ, thầm lặng và cũng căng thẳng, đòi hỏi phải hao nhiều tâm trí và bút lực chẳng kém một nghề lao động nặng nhọc chân chính nào. Khi tác phẩm ra đời, được giải thưởng này nọ, người đầu tiên được vinh danh là tác giả, sau đó là nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản, còn chẳng bao giờ nhắc tới tên người biên tập. Biên tập Đới Thị Kim Thoa tâm sự: “khi bản thảo sai thì chúng tôi chịu trách nhiệm đầu tiên. Làm hàng nghìn việc tốt thì chẳng ai nhắc đến, nhưng chỉ cần sai sót một tí bằng móng tay thì lại kêu lên kêu xuống”.
Nghề biên tập sách cũng vất vả như những nghề khác. Tuy nhiên, họ vẫn chưa được công nhận một cách xứng đáng. Cùng mang chức danh biên tập, cũng là tác giả của không ít bài báo, trang sách nhưng nếu công tác tại tờ báo nào đấy sẽ được hưởng lương nghiệp vụ, được cấp Thẻ Nhà báo, để hành nghề và kèm theo một số ưu tiên cần thiết, nếu có quá trình cống hiến thì được thưởng huy chương “Vì Sự nghiệp Báo chí Việt Nam”... Người ta tự hào vì nhà văn, nhà báo, nhà thơ, chứ chưa thấy ai khoe là biên tập viên xuất bản! Có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, anh hùng lao động ngành này, lĩnh vực này, lĩnh vực nọ, nhưng xuất bản thì không thấy.

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm