Friday, August 25, 2017

XUẤT BẢN SÁCH - QUY TRÌNH XUẤT BẢN


Để xuất bản một cuốn sách tại Việt Nam phải qua một số khâu. Điều quy định bắt buộc là cuốn sách đó phải được cấp phép của một nhà xuất bản bất kì trong số xấp xỉ 60 Nhà xuất bản đang hoạt động tại nước ta hiện nay. Các nhà xuất bản thuộc quản lý trực tiếp của bộ, ban, ngành, cơ quan,…nhưng tất cả được quản lý chuyên ngành bởi Cục Xuất bản – Bộ thông tin truyền thông.
Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu quy trình xuất bản một cuốn sách (xuất bản lần đầu tiên và tái bản, sách viết và dịch, bao gồm tất cả các thể loại), gồm các khâu cụ thể.
Thông tin chung: Khổ sách – Loại giấy – Loại bìa
Trước tiên đối với từng thể loại sách, và ứng với ý thích của mình, các tác giả chọn cho cuốn sách của mình các thông số, cách thức sau để xuất bản
Khổ sách: Hiện trên thị trường Việt Nam có các khổ sách phổ biến sau (thông số đứng trước là chiều ngang, đứng sau là chiều đứng cuốn sách, tính theo chiều thuận của bìa sách): 10 cm x 15,5 cm; 13 cm x 19 cm; 13 cm x 20,5 cm; 13,5 cm x 20,5 cm; 14,5 cm x 20,5 cm; 16 cm x 24 cm; 19 cm x 27 cm.
Loại giấy: Thông thường sách in một màu người ta hay chọn các loại giấy sản xuất trong nước như Bãi Bằng, Tân Mai,…về độ trắng có chỉ số: 84 - 92 ISO. Định lượng (độ dày): 55 - 120g/m2. Nếu in màu sử dụng giấy Couche hoặc Duplex, định lượng từ 80 – 120g/m2.
Loại bìa: Có 2 loại chính: Bìa cứng (bìa được làm bằng các tông và bọc); bìa mềm (thường thường được in giấy couche định lượng 200 – 300g/m2)
Sách được đóng gáy bằng ép keo hoặc khâu chỉ, ép keo


Thủ tục xin giấy phép xuất bản
Khâu đầu tiên và bắt buộc là làm thủ tục xin giấy phép xuất bản.
Tác giả hoặc công ty đại diện chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung cuốn sách, gửi bản thảo (in ra trên giấy A4 hoặc bản file) cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Các sách thuộc diện cấm xuất bản không được cấp giấy phép xuất bản (tham khảo thêm luật xuất bản). Các nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định chung đề xuất báo cáo với cơ quan chủ quản và Cục xuất bản. Khi được sự đồng ý thì mới được cấp giấy phép xuất bản. Giấy phép được kí bởi Giám đốc hoặc Phó giảm đốc được ủy quyền của các NXB, và có thời hạn ghi rõ trên giấy phép, nơi chỉ định in xuất bản phẩm.
Chế bản điện tử
Sau khi được cấp giấy phép xuất bản, dữ liệu cuốn sách được đánh máy và trình bày lại theo khổ sách được chọn in, và được in ra trên một loại gọi là giấy can (Giấy can (tiếng Pháp: Papier calque - giấy để sao chép, đồ lại) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua) và chuyển đến nhà in.
Thiết kế bìa
Bìa được thiết kế để minh họa cho nội dung cuốn sách. Một số quy định là bìa 1 (bài trước của cuốn sách) phải ghi rõ tên tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản. Bìa 4 phải ghi rõ giá tiền, mã vạch chuẩn,…. Tác giả được in hình ở bìa 4 để giới thiệu. Bìa cấm quảng cáo bất kì loại gì.
In – gia công – đóng gói
Xong khâu này sách mới được là thành phẩm. 
Phát hành
Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng phải nộp lưu chiểu lên Nhà xuất bản đã cấp phép, sau thời hạn ít nhất 7 ngày sách không có vấn đề gì mới được phát hành. Các nhà xuất bản khi cho phát hành phải có lệnh phát hành
Các cá nhân và tổ chức đều có thể xuất bản tác phẩm của mình, miễn là tuân thủ theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam.
Biểu giá dịch vụ bao gồm từng khâu
1. Quản lý phí (nộp các nhà xuất bản)
2. Thiết kế trình bày - Chế bản điện tử
3. Vẽ bìa
4. In
Giá sẽ phụ thuộc vào khổ sách, chất lượng giấy, hình thức bìa, số lượng in,…(bao gồm các khâu trong Quy trình xuất bản)

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...