Monday, August 21, 2017

Nghề biên tập sách ( P1 )

Nếu bạn là người đam mê đọc sách và có khả năng cảm thụ tác phẩm tốt thì việc trở thành một nhà biên tập sách thực sự phù hợp . Với những người yêu thích đọc sách thì đây thực sự là công việc hoàn hảo. Việc được đọc những bản thảo viết tay của tác giả đầu tiên và khám phá ra những câu chuyện hay, những tác giả tài năng mới thực sự là niềm vui lớn nhất của nghề này.

Công việc biên tập sách gồm những gì?
Trước hết là một cái nhìn bao quát mang tính đánh giá về cuốn sách tương lai: Nó thêm được những nội dung gì cho độc giả? Nó có gì mới hơn so với một loạt cuốn sách có đề tài gần gũi với nó? Thử đặt vào vị trí công chúng để hình dung tác dụng của cuốn sách sẽ ra mắt, v.v… Bên cạnh đó là sự phát hiện những chỗ sai, chỗ yếu, chỗ thiếu…ở bản thảo cần được sửa chữa hoặc bổ sung để hoàn chỉnh trước khi đưa in. Sự phát hiện này phải đi kèm với việc người biên tập có khả năng trình bày và thuyết phục được tác giả cũng thấy như vậy và cùng hợp tác khắc phục. Đó là những việc mà người biên tập viên phải xử lý được trước một bản thảo sách thông thường. Riêng đối với loại sách biên khảo, chuyên đề nghiên cứu,…, công việc biên tập còn phải thể hiện cái nhìn của một nhà nghiên cứu đối với công trình mới của nhà nghiên cứu là tác giả cụ thể này (giúp tác giả tránh những sai sót không đáng có trong dữ liệu, trong nhận định, đánh giá…), công việc biên tập cũng phải thể hiện trách nhiệm của nhà xuất bản đối với người dùng sách thông qua năng lực làm các chú thích về nhân vật, về sự kiện lịch sử hoặc văn hoá, các chú thích về từ ngữ, năng lực thực hiện những bảng chỉ dẫn tra cứu (tra cứu chủ đề, tra cứu tên riêng) ở cuối sách.
Khi hình thức liên kết xuất bản trở nên phổ biến, nhà xuất bản chỉ đứng tên còn các công ty sách đảm nhiệm mọi khâu, kể cả việc biên tập. Đội ngũ biên tập viên trẻ tuổi hình thành từ đó. Họ đọc bản thảo và quyết định liệu chúng có nên được xuất bản hay không và khi xuất bản thì loại sách này có bán chạy không? Quyết định này sẽ được kiểm chứng là đúng hay sai qua con mắt thị hiếu của người tiêu dùng.
Những kĩ năng và trình độ cần có của một biên tập viên sách
Điều kiện đầu tiên với một biên tập viên là khả năng ngôn ngữ tốt, sử dụng từ ngữ, ngữ pháp chuẩn, linh hoạt, vốn từ rộng, hiểu được các từ cổ, ít dung cũng như những biến thể mới của ngôn ngữ hiện đại. Bởi vậy, phần lớn các biên tập viên của các đơn vị xuất bản đề có trình độ học đại học trở lên, thường là bằng chuyên ngành ngữ văn hoặc các ngành xã hội – nhân văn khác.
Để biên tập sách chuyên môn, người biên tập cần có năng lực về chuyên môn đó. Ví như sách về khoa học kĩ thuật thì một biên tập viên dù có tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngữ văn loại ưu cũng khó mà biên tập được. Khi biên tập các tác phẩm nghệ thuật, yêu cầu biên tập viên phải có độ nhạy cảm ngôn ngữ, hình tượng như người sáng tác. Bởi vậy, chúng ta thường thấy những biên tập viên văn chương thường cũng là một nhà văn, nhà thơ.
Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau.
Ngoài ra, cần phải bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận dễ dàng với kho sách của nhân loại, từ đó cho ra đời những cuốn sách có giá trị quốc tế.
Việc biên tập ở các công ty thường được làm theo nhóm, nhờ vậy, các biên tập viên sẽ tự tin hơn . Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc nhóm.

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...