Wednesday, November 24, 2021

Mình tu cho chính mình

Tu là gì và tu như thế nào ?

Nhà khoa học nghiên cứu khoa học nhưng nhà khoa học cũng có thể là một phật tử



Tôi đang học Ngũ Minh của phật , là đệ tử phật thì phải tìm hiểu về Ngũ Minh rồi . Trong ngũ minh có Nhân Minh.

Và tiếp thu các bài kinh có duyên với mình nữa chứ

kinh sách được tặng


Tu hành phải hiểu lý cao siêu

Thương chúng sanh nên có mấy điều

Thế sự vạn ban thiên lý sự

Hơi đâu nghe thấy ít hay nhiều

Những gì thiên hạ là thiên hạ

Mình giữ phận mình có bấy nhiêu

Tu sửa chính mình , mình phải sửa

Mặc cho thế sự vạn muôn chiều.

Monday, November 22, 2021

Tỳ Bà Quán

Tại thành phố Sakai có ba người bạn trẻ làm nghề buôn bán tên là Kuêmông , Xaxukê , và  Subê. Họ cùng nhau đi lễ đầu xuân ở Xumisôchi. Cả ba quyết định đi vào hôm trước để sáng hôm sau kịp tham dự buổi lễ vào lúc mắt trời mọc, nhưng ban ngày trời nóng mà họ đi lại chậm hơn dự kiến. Đi nhiều lần họ phải dừng lại các phòng trà để giải khát đôi chút.Cho nên mặt trời đã xuống thấp mà ba người bạn vẫn chưa đến được Xumisôchi. Họ lại còn phải băng qua một cánh rừng âm u nữa. Xaxukê thì muốn các bạn đi cho nhanh vì nếu muốn đến thành phố cùng ngày thì họ phải đi ngay khi trời còn sáng.Kuêmông không muốn đứng dậy, anh đề nghị nên quay lại,vô làng gần nhất nghỉ  đêm ở đấy rồi sáng mai lên đường.Xaxukê liền chống đối.

Nhưng chúng ta muốn tham dự lễ khai mạc kia mà. Thật vậy, thời điểm đẹp nhất của đêm rước lễ là lúc mặt trời mọc. Nào , ta đi thôi , đây là lúc trời mát, đường dễ đi mà. Nhựng Subê đã lên tiếng trước ủng hộ Kuêmông:

Đằng nào thì chúng ta cũng không đến được trước khi trời tối. Còn đi qua rừng trong đêm quả thật không thú vị gì hết. Nếu sáng mai đi sớm chắc chúng ta sẽ đến kịp thôi.


Các cậu sợ cướp hay sợ ma thế ? mình không ngờ một cánh rừng nhỏ mà lại làm cho các cậu sợ đến như thế  -  Xaxukê đáp, giọng mỉa mai.

Còn cậu , cậu không sợ sao? Chắc cậu  thừa biết cánh rừng này đầy bọn cướp và có lắm chuyện kỳ lạ tại những nơi vắng vẻ rồi mà. Kuêmông đáp.

Chắc chắn là mình không sợ. Mình sẽ chứng minh cho các cậu thấy . Nếu các cậu không đi , tớ sẽ đi một mình. Cánh rừng này không lớn lắm , và nếu có sự cố gì sảy ra , tớ sẽ có cách đối phó  -  Xaxukê nói , và anh đưa tay vỗ nhẹ vào thanh gươm đeo bên hông.

Hai người bạn khuyên mấy cũng không được. Xaxukê nhất quyết làm theo đúng chương trình. Anh ta nhạo báng hai người kia , cho họ là hèn nhát , rồi cuối cùng anh ta tức giận chia tay họ. K uêmông và Subê quay lại làng. Xaxukê thắt lại dây lưng có đeo thanh kiếm cho chặt , rồi bước vào rừng không hề ngoái đầu lại để xem bạn đã đi chưa.

Quả vậy , chỉ một lát sau trời bớt nóng rồi ánh nắng mặt trời không chiếu qua được những tán lá rừng . Trời càng lúc càng tối xẩm lại, bỗng một đám mây đen xuất hiện trên bầu trời và một cơn mưa bụi bắt đầu rơi dai dẳng.

Đây là chuyện mình không ngờ tới - Xaxukê tự nhủ . Anh đi sát vào gốc cây để tránh mưa , và cố tìm một chỗ để nấp.

Trong lúc đó rừng bớt dày và đường đi băng qua một khoảng trống . Xaxukê muốn dừng lại để trốn mưa nhưng anh chợt thấy bên kia khoảng trống có ánh đèn.Cố nhìn  cho thật kỹ anh nhận ra có một ngôi nhà.

Đừng yếu bóng vía là được - Xaxukê tự nhủ  -  Vào nhà ấy ta có thể trú mưa và hong khô áo quần nữa. Khoảng trống không rộng lắm , nếu ta chạy nhanh chắc không bị ướt sũng đâu.

Anh bèn chạy nhanh dưới trời mưa, băng qua khoảng trống , chạy đến ngôi nhà. Ngôi nhà không có hàng rào. Cánh cửa trên hành lang lại mở, Xaxukê mạnh dạn bước vào. Anh tháo đôi dép ướt nước mưa ra , bước lên hành lang đi vào một căn phòng sáng sủa do một ngọn đèn dầu chiếu ra . Căn phòng thật dễ chịu , trên nền nhà có chải chiếu sạch sẽ, cạnh ngọn đèn có để một cái lồng ấp hơ chân bằng sành , trên lồng trang trí những con nhện thật đẹp, và cạnh đó trên một cái khay có hình trang trí, để một bình rượu sa kê và một cái chén nhỏ. nhưng kỳ lạ là căn phòng trống vắng và khắp nhà đều hoàn toàn yên lặng. Anh chỉ nghe tiếng mưa rơi đều đều ngoài đêm tối mà thôi.

Tb

Nhưng Xaxukê không ngạc nhiên về khung cảnh yên bình lạ lùng  này  ,mà chỉ ngạc nhien tự hỏi tại sao giữa rừng lại có một ngôi nhà đẹp đẽ như thế thôi. Muốn được khô ráo anh bèn vắt nước ở cánh tay áo , rồi hơ tay lên lồng ấp cho nóng ấm.

Rồi Xaxukê thấy lạnh, áo quần ướt sũng dính vào da thịt , nếu anh không uống cái gì cho ấm , thì chắc anh sẽ bị cảm cúm mất. Anh tự nhủ:

Ta cứ uống đại một cốc sakê đi , của ai thì của , nhờ rượu sake mới chống được cảm cúm.

Nhưng khi vừa đưa tay định lấy cái chén , anh bỗng nghe có tiếng kot ket phát ra từ các bậc gỗ ở cái thang gác, cái thang có lẽ dẫn lên tầng trên. Xaxukê nghe tiếng chân đi nhè nhẹ, và tiếng lụa kêu sột soạt ở ngoài cửa phòng, cánh cửa mở ra , một cô gái đi vào , cô ta thật đẹp , khiến cho Xaxukê ngay ngất . Anh vui sướng khi nghĩ rằng nhờ sự can đảm mà mình không những được xem cảnh khai mạc buổi lễ ở Xumisôchi , mà còn được trải qua một buổi tối thoải mái với người đẹp thế này.

Cô gái quả hết sức đẹp , khuôn mặt trái xoan xinh xắn, đôi môi hồng, cặp lông mày đều đặn . Mái tóc đen mượt  bới cao lên đầu bằng kim và lược ngà. Chiếc kimono bằng lụa đỏ , hai tay áo phủ xuống tận đất thêu hoa vàng, còn chiếc dây lưng thì bằng ngọc sáng loáng , đủ màu sắc như chiếc cầu vồng . Hai tay trắng muốt mềm mại, nàng cầm chiếc đàn tỳ bà có cổ dài và thùng đàn căng bằng da đen.

Cô gái đi vào , nhẹ nhàng quỳ xuống giữa phòng , để cây đàn một bên rồi kính cẩn cúi chào Xaxukê . Xaxukê đứng dậy cũng cúi người xuống xin lỗi nàng đã đường đột vào nhà mà không xin phép trước. Nhưng trước khi anh mở miệng thì nàng đã mỉm cưới duyên dáng nhìn anh , lắc đầu quây quây như muốn ngăn anh đừng nói , rồi đưa cho anh chén rượu sake . Bỗng Xaxukê  nhận thấy cô gái không mở miệng nói , ngay cả mở miệng chào anh.

Có lẽ nàng câm  - anh tự nhủ , rồi cũng không nói nữa . Anh cầm cái chén nàng đưa,  mỉm cười đáp lại để cho nàng rót rượu vào chén. Anh còn quá ngạc nhiên là thấy rượu còn nóng và hương vị thơm ngát . Cô gái có vẻ sung sướng khi thấy anh nhận ra rượu ngon, nàng tiếp tục rót cho anh nhưng mỗi lấn anh muốn tự rót rượu thì nàng lại lắc đầu từ chối.

Cuối cùng anh uống hết rượu trong cái bình bằng sành thật đẹp và cũng không biết vì rượu hay vì sắc đẹp của nàng đã làm anh say . Cô gái liền ra dấu cho anh ngồi nghỉ ngơi thoải mái, rồi nàng cầm cây đàn và lấy móng gảy đàn ở trong thắt lưng ra.

Bên ngoài trời vẫn tiếp tục mưa , áo quần của Xaxukê  đã khô . Anh phải đi thôi , nhưng anh cảm thấy người ngây ngây , như quên hết tất cả mọi chuyện . Anh dựa người vào chiếc cột nhà phủ sơn mài , đưa mắt nhìn cô chủ nhà xinh đẹp , anh tưởng tượng ra thái độ ngạc nhiên của hai người bạn vào sáng mai khi nghe anh kể lại chuyện may mắn kỳ lạ này. Chuyện may mắm mà do hèn nhát nên họ đã không được hưởng.

Cô gái gảy đàn , một điệu nhạc mê ly kỳ lạ cất lên. Xaxukê  cảm thấy chưa bao giờ được nghe một giai điệu như thế này. Giai điệu bản nhạc khi thì du dương êm dịu, khi thì dữ dội trầm hùng , khi thì than vãn rên xiết , anh cảm thấy tứ chi cứng đờ , người đê mê. Cô gái vừa đàn mắt nhìn chằm chằm vào mắt anh , cặp mắt sáng rực như hai hòn than đỏ. Xaxukê  có cảm giác như đang bị khúc nhạc mê ly ấy là cho tan biến ra. Và chỉ còn lại trên đời này khúc nhạc ma quái và đôi mắt ấy mà thôi.

Thỉnh thoảng , cô gái gảy mạnh vào dây đàn ở giữa , và mỗi lần như thế là Xaxukê  lại có cảm giác rùng rợn kỳ lạ, như có cái gì đó vô hình , cái gì đó trơn lạnh đang quấn quanh cổ mình.

Nhưng khi anh đưa tay sờ vào cổ thì cảm giác ấy lại biến mất , như vừa vứt đi được cái vật vô hình ấy . Thấy anh làm như thế , cô gái chau mày , nhưng nàng liến mỉm cười với anh và đàn tiếp. sợi dây đàn ở giữa càng lúc càng rung mạnh và Xaxukê  lại cảm thấy cái vật vô hình đó siết chặt thêm vào cổ anh. Anh lo sợ mình đã sa vào bẫy . Anh thu hết sức lực trong người để tuốt gươm ra tự vệ., chiếc gương ngắn nhưng rất bén. Cô gái liền tức giận nhìn anh , gảy dây đàn thật mạnh đến nỗi dây đàn đứt mất, rồi nàng đến ôm lấy người của Xaxukê . Anh rút mạnh gươm ra nhưng anh đã chậm mất rồi , anh đã bị chói chặt vào cột nhà còn lưỡi gươm tuột khỏi tay anh, bay đến cắm sâu vào thùng đàn da đen . Bỗng cô gái hết sức giận dữ , mặt cô trông buồn bã , đau đớn . Cô đứng dậy , cầm cây đàn lên và bước ra khỏi phòng, cũng lặng lẽ như khi đi vào.

Căn nhà lại hoàn toàn im lặng, không khí lạnh ban đêm luồn qua cửa sổ vào nhà, cây đèn dầu sáng lên lần cuối rồi tắt hẳn. Người tù một mình bị nhốt trong căn phòng tối tăm không thấy được đường mà mô. Anh hoảng sợ tự nhủ :

Trăm sự cũng tại mình . Bây giờ mình không nhúc nhích ra khỏi đây mà cũng không kiếm để tự vệ.

May thay , trời sắp nóng, ánh sáng dần dần tràn vào căn phòng. Anh thấy chiếu trải nền nhà đã bị rách nát, nửa thì mục , nửa thì lấm đầy bụi. Cánh cửa trên hành lang không phải mở mà bị văng ra khỏi khung, rơi xuống đất. Chỗ để cái lồng ấp bây giờ là một đống tro, còn bình rượu và cái chén giờ là hai viên đá một lớn một nhỏ. Xaxukê  nghĩ chắc mình đã nằm mơ , nhưng sợi dây trói anh vào cột quả là sợi dây thật . Và những giọt máu vương vãi trong phòng cho đến cửa còn tươi chứ không phải là máu từ hôm qua. Xaxukê  cố tìm hiểu xem sự thể ra sao, nhưng rồi anh ngủ lịm đi.

Lát sau , mặt trời chiếu qua khe hở của các vách hư nát, đồng thời anh nghe có tiếng của kuemong vang lên bên ngoài:

Này Sube , nhìn cái bảng hiệu có tên kỳ quặc kia kìa: Tỳ Bà Quán. Ai mà lại ngu ngốc mở quán giữa rừng như thế này. Thảo nào mà chủ nhân không kiếm sống được là phải, nên ngôi nhà đã bị tàn phế hết một nửa rồi.

Xaxukê thức dậy khi nghe tiếng của hai bạn anh gọi to:

Kuemong, Sube ơi , vào cứu tôi với.

Trời ơi, chính là Xaxukê  rồi,  -  sube la lên - Anh ta làm gì ở đây nhỉ , chắc có chuyện gì đó sảy ra cho anh ta rồi?

Hai người bạn đi vào, mở trói cho Xaxukê . Anh kể cho hai bạn nghe chuyện đã sảy ra trong đêm . Rồi anh nói hai bạn đi xem ngôi nhà ra sao vì anh sợ trong cuộc xô xát hồi đêm anh đã vô tình làm cho cô gái bị thương trầm trọng .

Ba người bạn đi theo vết máu . Họ lên chiếc cầu thang đã hư hõng, đến tấng gác, và dưới một mạng nhện lớn đã bị rách , họ thấy một con nhện khổng lồ nằm chết, bị lưỡi gươm của Xaxukê  đâm trúng.

Sube mỉm cười chế nhạo, anh nói:

Cậu thấy chúng tôi có lý chứ . Thường trong rừng có lắm chuyện kỳ lạ sảy ra , cho nên có ai đi trong rừng một mình ban đêm là không khôn ngoan chút nào hết . Ít ra sau vụ này cũng làm cho cậu có thêm kinh nghiệm .

Nhưng mình không sợ, Xaxukê  kiêu hãnh đáp, rồi đút kiếm lại vào bao. Ba người lại nhất trí với nhau, họ lên đường đến sumisochi, ít ra thì trưa cũng đến và cũng còn tham dự buổi lễ.

Saturday, November 20, 2021

QUELQUE CHOSE DANS MON COEUR ( MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ TRONG TRÁI TIM TÔI ) tt

 Mẹ cha tôi vẫn luôn thương tôi

và thường coi tôi bé thơ năm xưa
nào có biết con tim thơ ngây
một mình xa vắng ngậm ngùi thương ai

Rồi thời gian bóng ai in sâu
và từng đêm qua nhớ thương không nguôi
mà nào ai biết tôi đang yêu đương
tình càng chan chứa, lòng càng đau thương...

Mẹ cha tôi luôn yêu thương tôi và thường coi tôi bé thơ năm xưa ,  lúc nào cũng như thế.

Bây giờ tôi đã khôn lớn nhưng đối với tôi , tôi rất khao khát ôm một người phụ nữ như mẹ của tôi trong lòng cũng như hôn lên má bà và yêu bà nhiều.

Mẹ tôi lại không muốn điều ấy vì bà biết tôi là một lesbian.

Tôi vẫn hiểu được tình cảm thắm thiết giữa những phụ nữ với nhau, thôi ta cũng đành vui và chúc mừng cho ai có được tình cảm này nhé.

Đây là FB của Phi Linh , là Fan ruột của ca sĩ Phi Nhung.Tình thân giữa Fan và Idol thực sự gây mê tới tôi khi tôi không phải fan của cô mà xem những hình ảnh của hai người họ thật đáng yêu làm sao.

https://www.facebook.com/philinh.pham.58

CÓ THƯƠNG THÌ THƯƠNG CHO TRÓT - 09/06/2021 

Có người hỏi tôi vì sao tôi lại thích Cô ấy như thế và cuộc sống của Cô ấy là do Cô ấy quyết định sao tôi phải buồn hay vui vì Cô ấy. Ai cũng có câu trả lời cho mình, tôi xin được viết lên những lời chung cho mọi người là quan điểm của tôi.

Thích, yêu và thương là những cung bậc cảm xúc và là trạng thái tự nhiên ai cũng có. Thích Cô ấy có thể là cảm xúc nhất thời nhưng thương Cô ấy là kết quả của một đoạn đường dài trau truốt và gắn kết với nhau bằng một trái tim máu đỏ dày dặn tình người. 

Cuộc sống mỗi người mỗi khác, tôi không có quyền quyết cũng không có nghĩa vụ phải lo. Nhưng tôi hỏi các bạn, với người mình thương các bạn có buông được cảm xúc, có bỏ được họ và không nghĩ về họ bao giờ chưa? 

Sống là để tận hưởng những cái gọi là hạnh phúc và yêu thương. Bạn thần tượng và yêu thương Cô ấy thì Cô ấy cũng đang thần tượng và yêu thương khán giả ngồi dưới ánh đèn sân khấu. Chúng tôi yêu thương nhau thế đó, thương đến mức chúng tôi có thể buồn và vui cùng nhau thế đó. 

Có người từng hỏi: "Sao mày lại mê bà Phi Nhung dữ vậy?". Tôi bồi hồi suy nghĩ và trả lời nhẹ nhàng: "Với tôi, thương thì thương không cần phải có lý do, nếu bạn muốn biết lý do thì tôi sẽ cho biết những lý do mà ban đầu tôi biết đến và thần tượng Cô ấy". Khi đối phương có ý muốn nghe, tôi đáp lại: "Cái tình đời và tình người trong Cô ấy rất cao thượng, giữa cái tâm và cái tầm không quá gần cũng không quá xa nhưng chạm được vào lòng người. Nếu hỏi tôi minh chứng nào như thế, thì bạn hãy tự nhìn lại mấy mươi năm một kiếp tằm của Cô ấy sẽ rõ". 

Bao nhiêu yêu thương ấy gói gọn vào chúng ta cả một thanh xuân vô cùng đẹp khi nhắc lại. Có những người chỉ một năm, hơn nữa là mười năm và có cả hơn hai mươi năm yêu Cô ấy. Vậy trong khoảng thời gian đó, các bạn đã biết, đã hiểu, đã thấu cảm, đã trao đi những gì cho Cô ấy? Để khi nói trước mọi người, không tự ái khi nói: "Tôi yêu Cô ấy, tôi thương Cô ấy,..." và không hổ thẹn với lòng mình. 

Hôm nay, chắc hẳn mọi người đã biết ít nhiều những lời đồn bên tai mình, và tôi mong rằng: "Có thương thì thương cho trót/Chứ đừng như con cá nó lượn lờ". Chúng tôi mong muốn các bạn đã thương rồi thì hãy thương nhiều lần nữa, vì một đời người ngắn lắm, có thể sáng mai thức dậy là chỉ nhìn lại quá khứ và không còn được yêu thương nữa.

Thursday, November 18, 2021

THE ONE WHO LOVES YOU NOW ( NGƯỜI GIỜ ĐÂY YÊU BẠN )

  Trích từ bài viết của tác giả HoaDung Cecilia Tran

The One Who Loves You Now

 Agnetha Fältkog
 
Everything I ever had
I let it slip away
Every dream I ever dreamed
Was crossed until today
For I have seen tomorrow
Where my future lies
I see it every time
When I look into
Your beautiful eyes
Oh, I'm holding on now
I'm holding on now
Love, don't let me go
Love, please let me know
Have you been waiting
Just the way that I've been waiting
Love, don't let me go
Love, please let me show
How much I want to
Be the one who loves you now
Maybe I was too afraid
To show my broken heart
Fading in the shadows
And my world just came apart
Looking at you now
I feel what I never felt before
But I'm finally ready
To risk it all once more
Love, don't let me go
Love, please let me know
Have you been waiting
Just the way that I've been waiting
Love, don't let me go
Love, please let me show
How much I want to
Be the one who loves you now
You can believe in taking chances
Oh...
Baby, take this one with me
Can't you see what I see
I'm holding on
Oh, love, don't let me go
Love, please let me know
Have you been waiting
Just the way that I've been waiting
Love, don't let me go
Love, please let me show
How much I want to
Be the one who loves you now
Please let me show
How much I want to
Be the one who loves you now
Mmh
Be the one who loves you now.
 
 
Lời bài hát dịch bởi HoaDung Cecilia Tran
The One Who Loves You Now
“Mọi thứ tôi từng có
Tôi đã để nó trôi đi
Mỗi giấc mơ tôi từng mơ
Đã vượt qua cho đến ngày hôm nay
Vì tôi đã thấy ngày mai
Tương lai của tôi nằm ở đâu
Tôi nhìn thấy nó mỗi lần
Khi tôi nhìn vào. Đôi mắt đẹp của bạn
Ồ, giờ đây tôi đang cố gắng
Giờ đây tôi đang cố gắng
Tình yêu ơi, đừng để tôi đi
Tình yêu ơi, xin vui lòng cho tôi biết
Bạn có chờ đợi
Như cách mà tôi đã chờ đợi
Tình yêu ơi, đừng để tôi đi
Tình yêu ơi, làm ơn cho tôi thấy
Giờ đây tôi muốn
là người yêu bạn biết bao nhiêu
Có thể tôi đã quá sợ
Cho thấy trái tim tan vỡ của tôi
Đang mờ dần trong bóng tối
Và thế giới của tôi vừa tan rã
Nhìn vào bạn bây giờ
Tôi cảm thấy những gì tôi chưa bao giờ cảm thấy trước đây
Nhưng cuối cùng tôi đã sẵn sàng
Mạo hiểm tất cả một lần nữa
Tình yêu ơi, đừng để tôi đi
Tình yêu ơi, xin vui lòng cho tôi biết
Bạn có chờ đợi
Như cách mà tôi đã chờ đợi
Tình yêu ơi, đừng để tôi đi
Tình yêu ơi, làm ơn cho tôi thấy
Giờ đây tôi muốn
là người yêu bạn biết bao nhiêu
Bạn có thể tin vào việc nắm lấy cơ hội
Ồ....
Bạn yêu, nắm lấy điều đó với tôi
Bạn không thể thấy những gì tôi thấy
Tôi đang cố gắng
Ôi, tình yêu ơi, đừng để tôi đi
Tình yêu ơi, xin vui lòng cho tôi biết
Bạn có chờ đợi
Như cách mà tôi đã chờ đợi
Tình yêu ơi, đừng để tôi đi
Tình yêu ơi, làm ơn cho tôi thấy
Giờ đây tôi muốn
là người yêu bạn biết bao nhiêu
Làm ơn cho tôi thấy
Giờ đây tôi muốn
là người yêu bạn biết bao nhiêu
Mmh
Là người giờ đây yêu bạn

Khi ta 20, đó là lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, như người đời vẫn nói, Thập hữu ngũ nhi chí vu học (15 tuổi để hết tâm trí vào việc học), sống và học tập, cũng như với những giấc mơ của mình, giấc mơ tình yêu, và con đường ngày mai, với tương lai đang chờ đợi, với cuộc đời và tuổi trẻ. Lời hát đẹp như những giấc mơ của cuộc đời, và trái tim xao xuyến bởi đôi mắt đẹp của ai đó,
“Mọi thứ tôi từng có. Tôi đã để nó trôi đi. Mỗi giấc mơ tôi từng mơ. Đã vượt qua cho đến ngày hôm nay. Vì tôi đã thấy ngày mai. Tương lai của tôi nằm ở đâu. Tôi nhìn thấy nó mỗi lần. Khi tôi nhìn vào. Đôi mắt đẹp của bạn…”***
“Everything I ever had. I let it slip away. Every dream I ever dreamed. Was crossed until today. For I have seen tomorrow. Where my future lies. I see it every time. When I look into. Your beautiful eyes…”***
Cuộc sống như một chiếc cầu thăng bằng, có thể như một chiếc xích đu, nó đưa ai đó bay lên cao, nhưng có khi cũng có thể làm bạn rơi xuống, cũng như một chiếc bập bênh, lên xuống, và bạn phải giữ chặt nó, như giữ lấy tình yêu của mình, cố gắng để giữ lấy thăng bằng cũng như giữ lấy tình yêu,
“…Ồ, giờ đây tôi đang cố gắng. Giờ đây tôi đang cố gắng...”***
“…Oh, I'm holding on now. I'm holding on now…”***
Có biết bao người kể rằng, khi tình yêu đi ngang qua ai đó, và bạn phải biết và nắm lấy, cũng như chờ đợi ngày mà tình yêu đến, nhưng làm sao để biết khi nào, đi ngang qua, và ở đâu, cũng như mà thời gian mà ta phải chờ đợi. Đó là điều mà ai cũng muốn, tìm thấy nó, hãy hỏi trái tim mình, hãy hỏi cuộc sống cũng như lắng nghe tiếng gọi của con tim, đó là cách mà cô gái đã chờ đợi,
“…Tình yêu ơi, đừng để tôi đi. Tình yêu ơi, xin vui lòng cho tôi biết. Bạn có chờ đợi. Như cách mà tôi đã chờ đợi…”***
“…Love, don't let me go. Love, please let me know. Have you been waiting. Just the way that I've been waiting…”***
Con đường tình yêu mà mỗi ai đó đi qua, có phải đều trải hoa hồng, cũng như với những hương vị ngọt ngào của tình yêu, có khi con đường là những lối mòn nhỏ quanh co, hay đi qua những núi đồi, sông suối, và có khi băng qua cả những thảo nguyên, hoang mạc hay biển cả mênh mông. Cũng như làm sao khi đi ngang qua tình yêu của ta, ta biết ở đó, nơi có tiếng gọi của tình yêu, và cũng như nói với tình yêu của ta rằng ta muốn yêu bạn biết bao nhiêu,
“…Tình yêu ơi, đừng để tôi đi. Tình yêu ơi, làm ơn cho tôi thấy. Giờ đây tôi muốn là người yêu bạn biết bao nhiêu…
“…Love, don't let me go. Love, please let me show. How much I want to. Be the one who loves you now…”***
Không ai có thể biết được con đường mình đi sẽ dẫn về đâu, cũng như thế giới có một nửa ngập trong ánh sáng và một nửa chìm trong bóng tối. Thế giới con người cũng thế, một cuộc tình hạnh phúc có khi bên cạnh là một chuyện tình buồn. Cô gái trong ca khúc cũng thế, như chim sợ cành cong, và dư âm của những ngày tháng cũ vẫn còn đó với cô gái những nỗi buồn đã qua,
“…Có thể tôi đã quá sợ. Cho thấy trái tim tan vỡ của tôi. Đang mờ dần trong bóng tối. Và thế giới của tôi vừa tan rã…”***
“…Maybe I was too afraid. To show my broken heart. Fading in the shadows. And my world just came apart…”***
Cuộc sống luôn mang đến những điều kỳ diệu, và đó là bí mật của tình yêu, cũng như những gì mà tình yêu mang đến, có thể làm thay đổi tất cả, như chưa bao giờ. Khi tình yêu đến, với tiếng gọi của con tim, và cho một ngày mai với tình yêu một lần nữa,
“…Nhìn vào bạn bây giờ. Tôi cảm thấy những gì tôi chưa bao giờ cảm thấy trước đây. Nhưng cuối cùng tôi đã sẵn sàng. Mạo hiểm tất cả một lần nữa…”***

“…Looking at you now. I feel what I never felt before. But I'm finally ready. To risk it all once more…”***
Có một câu ngạn ngữ, Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, và cũng như cơ hội rất hiếm hoi, không phải lúc nào cũng đến. Vì thế mà không ai có thể bỏ qua những cơ hội trong đời một lần nữa, và cô gái đang tìm thấy cơ hội của mình, cũng như cô muốn chàng trai cũng nhìn thấy cơ hội đó để cùng nhau nắm lấy,
“…Bạn có thể tin vào việc nắm lấy cơ hội. Ồ.... Bạn yêu, nắm lấy điều đó với tôi. Bạn không thể thấy những gì tôi thấy. Tôi đang cố gắng…”***
“…You can believe in taking chances. Oh.... Baby, take this one with me. Can't you see what I see. I'm holding on…”***
Cuộc sống với biết bao điều cảm nhận và tìm thấy riêng cho mình, tiếng nói của yêu thương và tình yêu, với tất cả những gì có thể trao đi trong cuộc đời với tình yêu,
“…Làm ơn cho tôi thấy. Giờ đây tôi muốn. Là người yêu bạn. biết bao nhiêu. Mmh. Là người giờ đây yêu bạn.”***
“…Please let me show. How much I want to. Be the one who loves you now. Mmh. Be the one who loves you now.”***

Tuesday, November 16, 2021

TÔI THẮP CHO BẠN NÉN NHANG

 Châu Chấu Xanh viết bài

Tôi rất ít khi dự tang lễ của người lạ  , những người hàng xóm của tôi qua đời tôi cũng không dám bước qua nhà họ thắp cho họ nén nhang hay phúng viếng gì cả. Đơn giản vì tôi rất sợ ma.

Vậy mà cô ấy , người mà tôi chưa hề nói chuyện và cũng chưa tiếp xúc trực tiếp bao giờ lại khiến tôi  phải bước chân vào ngôi chùa nơi cúng thất bốn chín ngày của cô. Tôi phải nhìn ngắm những bức chân dung của cô dựng trên kệ để rồi phải thốt lên trong sự thương tiếc của chính tôi : Thương quá.


Thật tình tôi cảm thấy mình lạc lõng trong cái tang lễ này , tôi không quen cái không khí ồn ào , nhốn nháo cùng với những thị phi trong giới showbiz và cũng chẳng quen cái cảnh cuồng nộ của những fan yêu thương idol của họ hết lòng.

Tôi bước chân tới sân chùa nhìn tấm ảnh chân dung của cô ấy trong chiếc áo dài "tình mẹ cửu long"  rồi tôi thắp một nén nhang. Không nhiều người trong nhóm fan và người thân của cô ấy chú ý  đến tôi. Chắc họ nghĩ tôi chỉ là một phật tử có dịp đến chùa đúng ngày cúng thất của cô.

Đó là điều tốt cho tôi  vì tôi biết lý do tôi đến đám tang đó để làm gì. Tôi muốn tìm hiểu về hấp dẫn lượng tử.

Trong mỗi con người chúng ta có một loại năng lượng được gọi là trường sinh học, năng lượng tốt sẽ gặp nhau và hấp dẫn lẫn nhau. Tôi thử nghiệm.

Nhóm fan của cô và văn nghệ sĩ  hội họp  tưởng niệm ở dưới, nơi treo ảnh chân dung đen trắng mà cả gia đình cô dùng làm ảnh thờ. Tôi lặng lẽ lên chánh điện,  ở đó cũng đang cúng cho cô và cái ảnh chỗ đó  là tấm ảnh màu đỏ. Ảnh cô mặc chiếc áo đỏ.

Tôi cắm nhang vào bát  với khói hương nghi ngút . Tôi vuốt ve di ảnh của cô mà chẳng một chút sợ hãi trong lòng. Tôi nghe một số người trong tang lễ của cô nói rằng cô bị bức tử.Tôi không  sợ như ngày xưa còn bé nữa , tôi bất chợt thấy tôi buồn cười khi nhớ một lần tôi đến chùa Vĩnh Nghiêm. Ông sư thầy bảo tôi : ở bàn thờ bên kia có cô treo cổ tự tử con đừng đến chỗ bàn thờ đó , tôi sợ và ngày đó tôi rất sợ. Khi tôi sợ khiến tôi luôn bị ám ảnh.

Tôi chụp lại hai tấm hình của cô. Tôi đã lặng lẽ tâm sự với cô, dù tôi không  thích dòng nhạc cô hát. Điều tôi thích ở cô chỉ vì cô đẹp, chỉ đến khi cô pass away tôi mới biết mình đã là fan của cô rồi.

Friday, November 12, 2021

VŨ TRỤ TRONG MỘT HẠT CÁT

 VŨ TRỤ TRONG MỘT HẠT CÁT

MATTHIEU RICARD – TRỊNH XUÂN THUẬN
ĐỐI THOẠI GIỮA KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO
---🌿💦🌿---
Sự tương thuộc và toàn nguyên của các hiện tượng.
Khái niệm tương thuộc là cốt lõi trong cái nhìn Phật giáo về thực tại, và khái niệm đó ảnh hưởng rất lớn cuộc sống chúng ta. Sự tương thuộc đó rất gần với khái niệm bất khả phân trong cơ học lượng tử. Cả hai khái niệm đều đưa đến vấn đề đơn giản nhưng cũng rất cơ bản: một vật hoặc một hiện tượng có thể tồn tại theo tự tính không? Nếu không, các hiện tượng trong vũ trụ có liên hệ với nhau đến mức độ nào? Nếu các vật không tồn tại theo tự tính thì chúng ta rút ra kết luận gì về sự sống?
Thuận: Trong một chương trước, Phật giáo bác bỏ ý niệm một nguyên lý sáng thế cũng như khái niệm những vũ trụ song hành mặc dù chấp nhận có vô số vũ trụ. Phật giáo giải thích những hằng số vật lý và những điều kiện tiên khởi một cách chính xác bằng thuyết tương thuộc các hiện tượng, khiến cuộc sống có thể sinh sôi nảy nở trên mặt đất được. Tôi nghĩ đã đến lúc phải làm sáng tỏ thuyết tương thuộc này.
Matthieu: Để làm được điều này chúng ta cần trở lại khái niệm về “Thực tại tương đối”. Theo Phật giáo nhận thức của chúng ta về thế giới gồm những hiện tượng đặc biệt, rõ ràng, sinh ra từ những nguyên nhân và những điều kiện riêng biệt. Nhận thức đó Phật giáo cho là thực tại tương đối hay giả tạo. Kinh nghiệm hằng ngày cho chúng ta thấy dường như các vật thể có thật một cách khách quan và như có tự tính. Nhưng kinh nghiệm đó chẳng qua là do tư tưởng chúng ta tạo nên mà thôi. Dù cho cảm nhận đó được mọi người chấp nhận nó cũng không thể tồn tại. Khi được đem ra phân tích, Phật giáo chủ trương rằng những hiện tượng có mặt vì có liên quan đến hiện tượng khác theo luật Nhân quả. Phật giáo nhìn cuộc đời như một sự trào dâng các hiện tượng có liên hệ với nhau, cũng như có can dự vào sự hình thành của nhau. Còn chúng sinh thì cảm nhận các hiện tượng như có tự tính và tách rời hoàn toàn khỏi họ.
Trong một bài thuyết giảng của Đức Phật, Ngài đã ví các hiện tượng như một tấm lưới lớn dệt bằng ngọc minh châu. Mỗi hạt ngọc đều phản chiếu các hạt ngọc khác cũng như tất cả các hạt ngọc đều phản chiếu các vật thể trên vũ trụ. Điều này phản ánh rõ rệt quan niệm tương thuộc các hiện tượng và không có một hiện tượng nào có thể tách rời ra toàn thể.
Thuận: Các quan niệm về sự trào dâng các hiện tượng cũng giống cái nhìn của vũ trụ học hiện đại: từ một nguyên tử đến cả một vũ trụ qua các thiên hà các ngôi sao và loài người, mọi thứ đều chuyển dịch và thay đổi liên tục.
Matthieu: Không những các vật chuyển động nhưng chúng ta cảm nhận chúng như bất động vì chúng ta nhìn chúng dưới một góc cạnh nào đó. Như vậy đừng nhìn thế gian với dáng vẻ bên ngoài. Phật giáo không phủ nhận những vật thể quy ước mà con người cảm nhận hay nhà khoa học khám phá. Phật giáo chỉ khẳng định khi xét đến bản thể các vật thì không có vật thể nào có tự tính.
Thuận: Vậy thì bản thể của các vật liên hệ như thế nào với sự tương thuộc?
Matthieu: Chữ tương thuộc dịch từ chữ Phạn “Pratiyasamutpada” có nghĩa là hiện hữu bằng cách “cộng sinh”.
Và có thể được giải thích bằng hai cách khác nhau. Cách thứ nhất là “cái này có thì cái kia có” và cách thứ hai là “cái này đã có nên sản sinh ra cái kia”. Nói cách khác, không có vật gì hoàn toàn độc lập với cái khác. Một vật thể chỉ có thể xuất hiện khi nó liên kết, bị quy định cũng như quy định, cùng hiện hữu cũng như cùng vận hành với một vật thể khác và cũng cùng biến dịch liên tục. Sự tương thuộc dính liền mật thiết với sự vô thường của các hiện tượng và giải thích cái mà Phật giáo gọi là “tánh không” có nghĩa là không một vật thể nào có tự tính. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ VII có bài kệ:
“Hiểu được sự tương thuộc, người ta hiểu được tánh không,
Hiểu được tánh không, người ta hiểu được sự tương thuộc”.
Đấy là cái thấy Trung đạo
Đi ra ngoài vực thẳm tối đen của hư vô và thực tại
Trớ trêu thay, ý niệm tương thuộc phá tan khái niệm vạn vật có tự tính, đồng thời nó cũng giải thích sự xuất hiện của vạn vật. Chúng ta thử quan sát khái niệm một vật thể có tự tính xuất hiện độc lập với các vật thể khác. Bất động và độc lập nó không thể ảnh hưởng gì đến vật thể khác cũng như các vật thể không thể ảnh hưởng gì đến nó. Vì vậy sự tương thuộc là cần thiết cho sự xuất hiện mọi vật thể. Lập luận này cũng bác bỏ quan niệm cho rằng có những hạt độc lập tạo nên vật chất cũng như quan niệm có một thực thể sáng tạo, tự mình tạo nên vật chất. Hơn nữa, sự tương thuộc này gồm luôn cả tâm thức: một vật thể phải tùy thuộc vào một chủ thể thì mới có thể là một vật thể được.
Sự tương thuộc còn là liên hệ giữa cái một và tất cả: một là tất cả và tất cả là một.
Sau rốt khía cạnh tế nhị nhất của sự tương thuộc là sự tùy thuộc giữa nền tảng sự chỉ danh và chính sự chỉ danh một hiện tượng. Hình dáng, kích thước, màu sắc hay những đặc điểm khác cũng chỉ là nền tảng của sự chỉ danh vật thể, toàn thể các thứ đó không làm nên một thực thể hay một vật có tự tính. Sự chỉ danh vật thể chỉ là một cấu tạo tinh thần để chỉ ra hiện thể của một vật. Trong đời sống hằng ngày, khi một vật thể xuất hiện trước chúng ta thì không phải cái tên của vật đó mà chính là vật đó. Nhưng khi chúng ta phân tích vật đó từ những nguyên nhân và điều kiện để nó xuất hiện thì ta không tìm ra được một tự tính nào của nó. Ta không thể nói là không có vật, mà cũng không thể cho nó là tự phát được. Kết luận là vật có mặt, nhưng nó chỉ hiện diện trên danh nghĩa, theo quy định. Một vật thể mà không có tự tính nhưng lại hiện hữu cũng có tác dụng, có vận hành theo luật Nhân quả. Bài kệ Tây Tạng giải thích:
Tánh không, không phải là sự vắng bóng của sự vận hành
Mà là không có trong thực tại tối hậu
Các vật do duyên hợp mà có, thì không có tự tính
Và thế gian này giống như một ảo ảnh
Khi ta hiểu được tánh không và sự duyên hợp
Trên cái nền tảng duy nhất đó
Các khái niệm về tánh không và giả tạm,
Hiện hành song song và không mâu thuẫn với nhau.
Thuận: Tất cả điều gì bạn nói về sự tương thuộc rất ấn tượng với tôi vì lẽ khoa học cũng khám phá ra những kỹ thuật để chứng minh thực tại là một, và độc lập vừa nằm trong thế giới vi mô, và cả trong thế giới vĩ mô. Sự hiển nhiên về các hiện tượng vi mô tương thuộc với nhau dựa trên thử nghiệm tư tưởng thời danh của Einstein và hai cộng sự Boris Podolsky và Nathan Rosen năm 1935. Người ta còn gọi sự thử nghiệm ấy là nghịch lý EPR, lấy mẫu tự đầu tiên của ba nhà bác học. Nó nghịch lý vì Einstein quan niệm thực tại bị chia chẻ ra thành những hạt không liên kết nhau. Và nếu ta giải thích được thực tại chỉ là “Một”, thì nghịch lý EPR sẽ không tồn tại.
Để hiểu thử nghiệm này phải biết rằng ánh sáng cũng như vật chất đều có một bản thể nhị nguyên nghĩa là trong lĩnh vực vật lý, cái mà ta gọi là quang tử (photon), điện tử (electron) vật chất được thể hiện khi là một hạt, khi là một sóng. Đây là một phát minh lạ lùng của cơ học lượng tử. Nhưng lạ lùng hơn là sự sai biệt giữa hạt và sóng có thể nhận rõ với sự có mặt của một người quan sát. Khi ta quan sát một quang tử với một máy đo, nó xuất hiện dưới dạng một hạt. Nhưng khi ta không còn quan sát nó thì nó trở lại hình thể sóng. Sóng này tỏa ra khắp nơi trong không gian giống như những làn sóng tạo nên do một cục đá ném xuống mặt hồ. Và người ta có thể nói rằng quang tử ở khắp nơi trong không gian. Cơ học lượng tử nói rằng nếu không có người quan sát thì không thể biết được quang tử nằm ở đâu vào một thời điểm nào đó. Nhiều lắm là ta có thể phỏng đoán vị trí của nó. Giống như những lượn sóng trong đại dương, làn sóng quang tử cách nhiên (onde probalité) được nhà vật lý người Áo Erwin Schrodinger tính toán vào năm 1926 có những biên độ khác nhau. Cơ may tối đa để gặp một quang tử là ở những biên độ cao, và tối thiểu ở biên độ thấp. Nhưng dù ở biên độ cao, người ta cũng không bao giờ chắc chắn sẽ gặp được quang tử ở một vị trí nào đó. Điều đó có thể xảy ra 3 trên 4 hoặc 9 trên 10 lần. Sự cách nhiên không bao giờ là 100%. Là người theo thuyết định mệnh, Einstein không bao giờ chấp nhận sự may rủi của thuyết cơ học lượng tử. “Thượng đế không hề chơi xúc xắc” và ông không ngừng tìm một kẽ hở trong thuyết cơ học lượng tử và phương thức giải thích cách nhiên về thực tại của thuyết này. Vì thế ông mới nghĩ ra thử nghiệm EPR.
Việc thử nghiệm được tiến hành như sau: hãy tưởng tượng bạn có một máy đo để theo dõi các hạt quang tử. Bây giờ bạn hãy nhìn một hạt tự động chia ra thành hai quang tử A và B. Theo luật đối xứng, hai hạt này sẽ di chuyển theo những hướng khác nhau. Nếu A đi về hướng Bắc chúng ta sẽ bắt gặp B ở hướng Nam. Đến đây thì không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng chúng ta đã quên đi những điều kỳ lạ của cơ học lượng tử: trước khi được máy dò bắt gặp, A không phải là một hạt mà là một sóng. Sóng này không có vị trí nhất định và A có thể có mặt bắt cứ nơi nào. Chỉ khi bị máy dò bắt gặp thì A lại trở thành hạt và di chuyển về hướng Bắc. Nhưng trước khi được máy dò bắt gặp, A không thể biết được hướng nào của nó, như vậy làm sao B đoán được A sẽ đi theo hướng nào để điều chỉnh hướng đi của mình ngõ hầu được bắt gặp cùng một thời điểm ở hướng đối nghịch. Điều này không có ý nghĩa nào hết, ít ra là phải chấp nhận A có thể tự động báo cho B biết hướng đi của mình. Tuy nhiên theo thuyết tương đối của Einstein, không một tín hiệu nào có thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Einstein nói rằng: “Thượng đế không gởi những tín hiệu thần giao cách cảm” vì vậy không thể có tác động huyền bí nào từ xa được.
Dựa trên suy nghĩ đó, Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử đã mô tả thực tại một cách thiếu sót. Theo ông, A phải biết hướng đi của mình và thông tin lại cho B trước khi tách rời. A có những đặc tính riêng độc lập với sự quan sát. Và giải thích của cơ học lượng tử theo đó A có thể ở bất cứ nơi đâu là sai lầm. Theo Einstein vận tốc và vị trí của hạt trên một quỹ đạo đã định sẵn trên hạt, hoàn toàn tách rời với sự quan sát. Cơ học lượng tử không thể cho biết quỹ đạo của hạt vì nó không xét đến những thông số bổ sung. Vì vậy nó bị thiếu sót.
Tuy nhiên Einstein đã lầm. Sau cùng các nhà vật lý đã chỉ ra rằng điều mà Einstein nói rằng không thể xảy ra trong thử nghiệm EPR đã thật sự xảy ra. Từ khi được khám phá, cơ học lượng tử không hề có một kẽ hở nào. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng nó đúng cho đến khi có khám phá mới, cơ học lượng tử vẫn là thuyết hay nhất về sự vận hành của nguyên tử và thế giới vi mô.
Matthieu: Khi nào thì có hiệu ứng EPR được kiểm chứng bằng thử nghiệm?
Thuận: Trong thời gian khá lâu, nghịch lý EPR chỉ là một ý niệm của Einstein và các cộng sự. Người ta không biết phải thử nghiệm nó như thế nào. Năm 1964 John Bell, là một nhà vật lý Ái Nhĩ Lan đã nghĩ ra một định lý toán học được biết với cái tên “Bất đẳng thức Bell” có thể kiểm chứng được bằng các đo đạc thực nghiệm xem có các ẩn biến số (variables cachées) nằm trên các hạt như Einstein đã nghĩ hay không? Định lý này có thể đem các cuộc tranh luận từ bình diện siêu hình sang bình diện thực nghiệm. Năm 1982 ở đại học Orsay, nhà bác học người Pháp Alain Aspect và nhóm của ông đã thực hiện một loạt thử nghiệm trên các cặp quang tử để thử hiệu ứng EPR. Họ đã tìm thấy rằng bất đẳng thức Bell đã bị xâm phạm và như vậy Einstein đã sai lầm, cơ học lượng tử đã đúng. Trong thử nghiệm của Aspect cặp quang tử A và B đã tách xa nhau 12cm, tuy nhiên B vẫn tức khắc biết được A đang làm gì.
Matthieu: Làm sao người ta biết được hiện tượng xảy ra là tức khắc và một tín hiệu ánh sáng đem thông tin từ A đến B đã không có đủ thời gian để đi hết quảng đường xa cách nhau?
Thuận: Những đồng hồ điện tử cùng những máy dò để phát hiện A và B cho phép đo một cách chính xác thời điểm đến của các quang tử. Sự khác biệt giữa hai thời điểm đến dưới một vài phần mười của một phần tỷ giây. Các đồng hồ điện tử hiện nay không thể đo khoảng thời gian dưới 10-10 giây. Tuy nhiên trong 10-10 giây, ánh sáng chỉ có thể đi được 3cm kém xa 12cm giữa A và B. Hơn nữa, kết quả cũng y nguyên như vậy khi người ta tăng khoảng cách giữa hai quang tử. Dù biết chắc rằng ánh sáng không thể có đủ thời gian để đi hết khoảng cách giữa A và B để đem đến một số thông tin, cách vận hành của A và B vẫn diễn ra đồng bộ. Trong thử nghiệm gần đây hơn, trong năm 1998, nhà bác học Thụy Sĩ Nicolas Gisin và các cộng sự ở Genève bắt đầu tạo ra một đôi quang tử. Sau đó người ta chuyển một quang tử trên một sợi dẫn quang (fibreoptique) về hướng bắc Genève và quang tử kia về hướng nam. Những máy dò được đặt cách xa nhau 10km. Khi đến đầu sợi dẫn quang, mỗi quang tử sẽ ngẫu nhiên chọn một trong hai lộ trình, một dài và một ngắn. Người ta đã nhận thấy trong mọi trường hợp, các quang tử đã làm giống hệt nhau. Trung bình chúng chọn một trên hai lần lộ trình dài, và cũng một trên hai lần lộ trình ngắn, nhưng trong cả hai trường hợp sự lựa chọn của chúng trùng hợp nhau. Các nhà vật lý Thụy Sĩ tin chắc rằng cả hai quang tử không thể tiếp xúc với nhau bằng ánh sáng vì sự cách biệt về thời gian phản ứng của chúng dưới 3/10 của một phần tỷ giây. Trong khoảng thời gian đó, ánh sáng chỉ đi được 3cm trên 10km chia cắt hai quang tử.
Vật lý cổ điển cho rằng sự lựa chọn của A và B hoàn toàn độc lập vì chúng không thể tiếp xúc với nhau. Nhưng không phải vậy. Sự phản ứng đồng bộ luôn luôn hoàn hảo. Làm thế nào để giải thích rằng B luôn luôn biết tức khắc A đang làm gì? Sự nghịch lý chỉ có được khi chúng ta nghĩ như Einstein rằng thực tại bị chia chẻ và định vị trên mỗi quang tử. Sự nghịch lý không còn nữa nếu chúng ta chấp nhận A và B cùng thuộc về một thực tại toàn nguyên dù cả hai xa cách nhau. A không cần gửi một tín hiệu cho B vì cả hai luôn luôn tiếp xúc bởi một giao lực huyền bí nào đó. Dù ở đâu B cũng thuộc về cùng một thực tại với A.
Matthieu: Dù cả hai hạt ở hai đầu của vũ trụ?
Thuận: Đúng vậy, cơ học lượng tử loại bỏ mọi ý niệm về sự định vị. Các ý niệm về ở đây, ở kia không có ý nghĩa gì cả. Vì đây là kia. Và các nhà vật lý gọi đó là sự bất khả phân.
Matthieu: Sự nhận định này phải có những hậu quả to lớn cho sự hiểu biết về thực tại của các nhà vật lý cũng như sự nhận định bình thường của chúng ta về thế gian.
Thuận: Chắc chắn như vậy. Nhưng vài nhà vật lý vẫn còn hoài nghi về quan niệm một thực tại toàn nguyên không bị chia cắt và họ đã cố gắng tìm một khe hở trong các cuộc thử nghiệm cũng như trong định lý Bell. Cho đến nay thì họ đã thất bại. Cơ học lượng tử không hề sai lầm và hiện tượng EPR gợi lên ý niệm thực tại là “Một” hoặc là tương thuộc để nói theo Phật giáo.
Một thử nghiệm khác cũng rất nổi tiếng và hấp dẫn đã chỉ ra rằng sự tương thuộc không chỉ xảy ra ở thế giới vi mô mà còn cả ở vĩ mô nữa. Đó là thử nghiệm về cái đồng hồ Foucault.
Nhà vật lý học người Pháp Leon Foucault muốn chứng minh rằng Trái đất quay quanh bản thân nó. Năm 1851 ông treo một cái đồng hồ trên nóc vòm Khải hoàn môn. Khi bắt đầu chạy, chiếc đồng hồ đã vận hành một cách đáng ngạc nhiên: mặt phẳng dao động của nó xoay theo múi giờ. Khi người ta đặt nó theo hướng Bắc Nam, sau vài giờ nó dao động theo hướng Đông Tây và nếu chúng ta đặt nó ở hai cực, chiếc đồng hồ xoay một vòng đúng 24 giờ. Tại Paris, vì hiệu ứng vĩ tuyến, chiếc đồng hồ chỉ xoay một phần vòng trong một buổi.
Vì sao hướng của chiếc đồng hồ thay đổi? Foucault trả lời rằng sự chuyển động đó chỉ có dáng như vậy mà thôi vì thật ra chính mặt phẳng dao động của nó nằm yên, chỉ Trái đất quay mà thôi. Sau khi đã chứng minh Trái đất quay, Foucault ngừng tại đó. Nhưng thử nghiệm của Foucaut còn thiếu sót vì sự chuyển động chỉ được mô tả khi so sánh với một chuẩn điểm đứng im: sự chuyển động tuyệt đối là không có– Galilée đã hiểu rằng sự chuyển động là không. Sự chuyển động một vật không phải tự nó có, mà nó chỉ có khi liên quan đến một vật khác.
Để chỉ sự bất động của một chuẩn điểm, một ngôi sao chẳng hạn, chỉ cần đặt cái đồng hồ theo hướng của nó. Nếu ngôi sao nằm im, nó sẽ nằm trong một mặt phẳng dao động của đồng hồ và vì vậy đồng hồ là bất động. Và nếu ngôi sao di chuyển, nó sẽ rời khỏi mặt phẳng dao động của cái đồng hồ.
Hãy thử lại với những thiên thể gần cũng như xa. Nếu ta đặt mặt phẳng của cái đồng hồ theo hướng mặt trời thì mặt trời sẽ dần dần rời xa mặt phẳng dao động của đồng hồ sau vài tuần. Những ngôi sao gần chúng ta nhất cũng sẽ làm như vậy sau nhiều năm, và chòm sao Andromède cách chúng ta 2 triệu năm ánh sáng sau thời gian rất dài. Chỉ có những thiên hà cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng là không rời xa mặt phẳng dao động của chiếc đồng hồ mà thôi.
Tại sao chiếc đồng hồ Foucault lại vận hành như vậy? Hiện nay người ta chưa có câu trả lời. Nhà vật lý người Áo Ernst Mach, người đã tìm ra đơn vị đo tốc độ siêu âm, đã nhìn trong hiện tượng ấy sự phổ hiện của vật chất và tác dụng của nó. Theo ông, khối lượng một vật là kết quả của tác dụng toàn vũ trụ lên vật ấy. Đấy là nguyên tắc Mach. Khi ta cố đẩy một chiếc xe, sức cản của chiếc xe là từ toàn vũ trụ. Mach chưa bao giờ định ra công thức tác động huyền bí đó rất khác với lực hấp dẫn và từ đó đến nay chưa có người nào làm được việc này. Cũng giống như thử nghiệm EPR về thế giới vi mô.
Matthieu: Theo Phật giáo, đây là một định nghĩa hay về sự tương thuộc. Các hiện tượng tùy thuộc vào nhau vì cùng tồn tại trong cùng một toàn thể và toàn thể này vận hành theo luật Nhân quả. Chúng ta lại trở về với vấn đề “Cái này có vì cái kia có, cái này thay đổi vì cái kia cũng thay đổi”. Vậy từ từ người ta cũng thấy ngay rằng mọi thứ đều có liên hệ với nhau.
Thuận: Cái tương thuộc này phù hợp với kết quả các cuộc thử nghiệm mà tôi miêu tả trước. Cả thử nghiệm EPR, cái đồng hồ của Foucault, quán tính của Mach cũng không thể giải thích bằng lời bốn lực căn bản được biết trong vật lý. Điều này làm đau đầu các nhà vật lý.
Matthieu: Tôi nghĩ có một ví dụ có thể nói lên được sự khác biệt giữa quan điểm khoa học và quan điểm Phật giáo. Theo nhiều nhà khoa học, sự khám phá ra các hiện tượng đều thuộc về một toàn nguyên là rất ấn tượng, tuy nhiên nó có rất ít ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta. Trái lại đối với Phật tử, sự tương thuộc các hiện tượng có một ảnh hưởng rất lớn. Sự tương thuộc giúp ta xem lại nhận thức của chúng ta về thế giới để làm giảm bớt các nỗi lo sợ, các tình cảm yêu ghét của chúng ta. Sự tương thuộc phải khiến chúng ta đập tan bức tường ảo tưởng giữa “Ta” và “Người”. Nó cho thấy sự phi lý của các tình cảm như kiêu căng, ghen tị, tham lam và độc ác. Nếu tất cả chúng sinh đều tương thuộc thì chúng ta cảm thông được với hạnh phúc và đau khổ của người khác. Muốn xây dựng hạnh phúc của riêng mình trên sự đau khổ của kẻ khác không những là vô luân, mà còn không thực tế nữa. Tâm Từ và tâm Bi trong Phật giáo xuất phát từ sự tương thuộc này. Hiểu được sự tương thuộc dần dần đưa đến một sự chuyển hóa nội tâm trên con đường đưa đến giác ngộ.
Thuận: Sự tương thuộc các hiện tượng bằng trách nhiệm phổ biến là một chương trình độc đáo. Nó làm sống lại những lời của Einstein. Thật ra ngôn ngữ vật lý chưa diễn tả được tính cách toàn nguyên và thiêng liêng của thực tại. Vài người còn nghĩ đến “một thực tại bị che phủ” như nhà vật lý người Pháp Bernard d’Espagnat.
Matthieu: Nếu nghĩ về cái thực tại bị che phủ đó như là một thực tại thực sự đằng sau các hiện tượng thì lại hóa ra xem thế gian này là thực. Nhưng nếu xem từ “thực tại bị che phủ” đồng nghĩa với bất khả tư nghì thì Phật giáo đồng ý. Một điểm quan trọng khác mà chúng ta cần ghi nhớ là sự tương thuộc không những là giữa các hiện tượng mà còn là các điều kiện để các hiện tượng xuất hiện.
Thuận: Heisenberg cũng chia sẻ quan điểm đó khi ông viết: “Thế giới giống như một tấm vải phức tạp dệt bằng các hiện tượng liên kết với nhau để trở thành một tấm vải duy nhất”. Nếu cho là sự tương thuộc là một định luật cơ bản thì tôi đồng ý, nhưng khoa học chưa biết phải diễn tả nó như thế nào. Nhưng dù sao các nhà khoa học cũng nhận rõ rằng có sự ràng buộc chằng chịt trên thế gian này. Big Bang là một thí dụ. Chúng ta đều là sản phẩm của vụ nổ tiên khởi này. Những nguyên tử Hydro và Helium bao gồm 98% khối lượng vật chất trong vũ trụ được chế tạo trong ba phút đầu tiên của vụ nổ. Những nguyên tử Hydro của các đại dương hay con người chúng ta cũng đều từ đó mà ra. Như vậy chúng ta cùng chung một phổ hệ. Còn những nguyên tố nặng của 2% còn lại thuộc về thuật luyện kim nguyên tử trong các vì sao hay từ các vụ nổ các thiên thể siêu tâm linh.
Chúng ta là sản phẩm của những hạt bụi trên các vì sao cũng là anh em muôn thú với cỏ cây hoa lá. Với việc chúng ta thở, chúng ta đã có liên hệ với vạn vật trên thế gian. Khi một cơ thể sống chết đi và tan rã, những nguyên tử từ cơ thể đó sẽ thoát ra môi trường và xâm nhập vào các cơ thể khác. Cơ thể của chúng ta đang chứa khoảng một tỷ nguyên tử của cây bồ đề nơi Đức Phật đã thành Đạo.
Matthieu: Điều này cũng chỉ cho phép xem hiệu ứng EPR một cách khác: vì các hạt nối kết với nhau thật chặt chẽ sau vụ nổ Big Bang, chắc chắn các hạt ấy còn tồn tại đến bây giờ. Vậy là cái toàn thể, cái Một vẫn là điều kiện tự nhiên của mọi hiện tượng. Nhưng đối với Phật giáo không phải việc các hạt nối kết với nhau là quan trọng mà là cái việc chúng ta tương thuộc lẫn nhau và chúng ta cùng có chung ý niệm sống hạnh phúc và tránh đau khổ.
Thuận: Một loại kết nối khác được khoa học khám phá là chúng tương thuộc nhau về mặt di truyền. Nguồn gốc của chúng ta là phát xuất từ giống người Homohabilis xuất hiện ở Phi châu cách nay một triệu tám trăm ngàn năm dù chúng ta thuộc nòi giống gì và màu da ra sao. Là con cháu của các vì sao, người ngày nay có thể đã cảm thấy dòng dõi thuộc vũ trụ của mình, khi ta nhìn thấy lần đầu tiên, trái đất của chúng ta trôi lăn trong vũ trụ mênh mông. Và sự toàn nguyên nói trên làm cho chúng ta phải có trách nhiệm về trái đất của chúng ta và phải cố tránh tàn phá môi trường của nó.
William Blake đã diễn tả hết sức ngoạn mục sự toàn nguyên của vũ trụ bằng các vần thơ sau: Thấy được vũ trụ trong một hạt cát
Và cả một thiên đường trong một bông hoa dại
Nắm lấy cả vũ trụ trong lòng bàn tay
Và cả vĩnh cửu trong một giờ.
Matthieu: Khi nghe các câu thơ của Blake, tôi lại chợt nhớ đến bốn câu kệ của Đức Phật:
Thấy trong một nguyên tử
Và trong mỗi nguyên tử
Toàn thể thế gian
Đó là điều bất khả tư nghì.
Các bản văn Phật giáo cũng nói rằng Đức Phật biết rõ bản thể cũng như sự đa dạng của các hiện tượng như xem trong lòng bàn tay của mình và Ngài có thể biến một sát na thành vĩnh cửu và ngược lại. Nếu người ta suy nghĩ kỹ về ý nghĩa của bốn câu kệ, người ta nhận ra ngay sự toàn giác của Đức Phật. Chúng ta không cần xem Đức Phật như Thượng đế. Chỉ cần hiểu rằng sự Giác Ngộ sẽ đưa đến một cái nhìn Nhất nguyên về vạn vật và bản thể của chúng. Thi sĩ triết gia Ấn Độ Asva… (Vô ước) có viết: “Trong đại định ta có thể nhìn xuyên suốt cái Nhất nguyên của vũ trụ”. Ngược lại, vô minh che lấp mất nhận thức đúng đắn về bản thể muôn loài.
Thuận: Sự có mặt vô số vũ trụ đã đưa tôi đến việc suy nghĩ về sự có mặt của các hình thái thông minh khác trong vũ trụ. Vũ trụ mà ta quan sát được gồm trăm tỷ thiên hà, mỗi thiên hà gồm trăm tỷ ngôi sao. Và nếu mỗi ngôi sao có một số hành tinh xoay quanh giống như hệ Mặt trời thì số hành tinh trên vũ trụ là hàng trăm ngàn tỷ tỷ. Như vậy rất đáng nghi ngờ là chỉ có Trái đất chúng ta là có đời sống và tâm thức. Sự có mặt của những nền văn minh ngoài hành tinh chúng ta nêu lên những câu hỏi về thần học thật thú vị. Ví dụ như theo Thiên chúa giáo, Đức chúa trời đã gửi con- Ngài Jesus Christ xuống trần gian để cứu độ loài người. Có chăng một số Jesus Christ khác đã đến những hành tinh nơi có sự sống và tâm thức để cứu độ những cư dân tại đó?
Matthieu: Phật giáo đã đề cập đến hàng tỷ thế giới với nhiều hình thức sự sống khác nhau. Trong đa số các thế giới ấy đều có một vị Phật đứng ra dạy dỗ chúng sinh đạt tới giác ngộ.
Thuận: Triết gia người Ý Giordano Bruno đã nêu lên những câu hỏi trên vào cuối thế kỷ thứ 16. Ông ta gợi ý một vũ trụ vô tận có vô số thế giới với nhiều hình dáng, sự sống khác nhau. Ông ta đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình vì Nhà thờ đã đưa ông ta lên giàn hỏa vào năm 1600. Cũng khá thú vị khi biết rằng Phật giáo đã nêu lên cùng vấn đề cách đây hơn hai ngàn năm.
Matthieu: Người ta cũng bảo rằng trên mỗi cọng cỏ, mỗi hạt bụi, trong mỗi nguyên tử và trong mỗi lỗ chân lông của các vị Phật có vô số thế giới mà vẫn đủ chỗ cho tất cả tồn tại. Nói cách khác, do sự tương thuộc, mỗi phần có thể gồm thêm các phần khác mà không cần thay đổi kích thước. Điều này cũng tương tự như trong kinh Phật nói rằng có thể đặt núi Tu Di trong một hạt cải.
Thuận: Đây là một hình ảnh đáng kinh ngạc. Trong các cuộc nói chuyện của chúng ta, tôi vẫn thán phục khả năng của Phật giáo dùng những hình ảnh nên thơ để diễn tả những ý niệm khó hiểu đôi khi đi ngược lại sự hiểu biết thông thường và không nằm trong ngôn ngữ thông dụng. Theo Phật giáo có chăng một thế giới nếu không có tâm thức để nhận biết?
Matthieu: Thật vậy, thế giới chung quanh ta không biến đi khi chúng ta không có khả năng nhận biết. Tuy nhiên đây là một câu hỏi sai vì lẽ một mặt tâm thức có mặt nhưng vẫn tương thuộc vào các thứ khác, và mặt khác người ta không thể hiểu hay mô tả thực tại nếu không có tâm thức. Thực tại mà chúng ta nhận biết chỉ là một thực tại quy ước còn bản thể của thực tại đó chính là cái “không” và Phật giáo đã chọn con đường Trung đạo vượt khỏi cái “có” và cái “không”. Long Thọ đã nói trong “Trung đạo luận”:
Hiện hữu hay hằng hữu
Không hay hư vô
Người trí không chọn cái hữu hay cái vô
Và Long Thọ tiếp tục:
Cái gì có mặt do sự có mặt một thứ khác
Không phải là thứ đó, nhưng cũng không phải khác
Và như vậy nó không phải có cũng không phải không.
Và Đức Phật cũng nhận định trong một chiếc gương sáng, mọi vật vẫn phản chiếu nhưng không thật, mọi hiện tượng phản chiếu trong tâm thức cũng hệt như vậy.
--☘🍁☘--
Trích: “Đối Thoại Giữa Khoa Học Và Phật Giáo”
Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận
BS: Hồ Hữu Hưng dịch

Monday, November 8, 2021

Chị Mẹ Kêu Đọc Châm Ngôn Ngày Mới

Dạo này thấy các bạn trẻ hay gọi mẹ là chị mẹ , không biết tại sao tụi nhỏ lại gọi vậy nhỉ.

Ngay cả chính tôi mỗi lần nói chuyện với bạn của mẹ tôi , tôi vẫn gọi mẹ tôi là chị đó ( chị tên của mẹ tôi )

Mẹ kêu tôi đọc châm ngôn

CHÂM NGÔN NGÀY MỚI
JIM ROHN - CHÂM NGÔN NGÀY MỚI
-------☀️☀️☀️-------
☀️ “Nếu bạn gieo hạt, bạn chắc chắn sẽ được gặt hái”. Ghi Nhớ rằng những gì chúng ta đặt vào trong thế giới này, chúng ta sẽ được nhận lại. Tương lai là lời hứa.
☀️ Tính cách không phải được tạo nên bởi việc thiếu vắng Khó Khăn mà bởi cách phản ứng trước khó khăn.
☀️ Việc Dễ làm thì cũng dễ không làm. Đó là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
☀️ Chẳng quan trọng là bạn đang ở đâu, bởi Cơ Hội ở khắp mọi nơi. Cách bạn nhìn nhận bản thân mình sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn.
☀️ Cười vào Nghịch Cảnh, nhưng nhanh chóng loại bỏ nó.
☀️ Trở thành một Người Lắng Nghe giỏi.
☀️ Xem xét các Giọng Nói và tìm ra các giọng nói tốt nhất, rồi sau đó bám chặt lấy chúng, dừng lại một lúc với các giọng nói có giá trị.
☀️ Không gì có thể thay thế được việc đọc. Hãy Tự Học.
☀️ Đừng bao giờ ngưng tìm kiếm Tri Thức.
☀️ Hãy học cách tìm kiếm Các Khả Năng và cách tối đa hóa chúng.
☀️ Hãy để trường đời dạy dỗ bạn hàng ngày. Học từ đời sống - học làm nên mỗi ngày.
☀️ Hầu hết mọi người đều cố sống qua ngày. Tôi yêu còn bạn hãy thu nhận được điều gì đó từ mỗi ngày.
-------☀️☀️☀️-------
Trích: Châm Ngôn Ngày Mới
Tác giả: Jim Rohn
Thủy Hương dịch

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...