Tôi có một người ca sĩ mà tôi rất yêu thích và mến mộ từ thời tôi còn trẻ ở tuổi đôi mươi. Ngày ấy cho đến bây giờ tôi mãi chỉ yêu thích mỗi giọng ca của nàng và không một giọng ca nào khác ngoài nàng. Nàng ca hát không phải lúc nào cũng hay nhưng nàng có một giọng hát rất đặc biệt với tôi.
Tôi thích những bài hát mang đậm chất tâm sự buồn của nam nhân nhưng được trình bày hoặc thể hiện bởi một giọng nữ.Trong tiếng Việt tình yêu nam , nữ trong lời hát luôn được xác định rõ ràng đối với nam : Anh yêu em hoặc tôi yêu em , nàng. Ngược lại đối với nữ : Em yêu anh hoặc tôi yêu anh , chàng . Phần lớn các bản tình ca đều của các nam nhạc sĩ viết lời nên các bài hát ấy là lời tự tình, tỏ tình , lời yêu thương của đàn ông dành cho nữ nhân. Khi người ca sĩ nữ hát họ thường thay đổi đại từ nhân xưng trong bài hát để phù hợp với người nữ. Tuy vậy cũng có các nữ ca sĩ khi hát họ không thay đổi lời của bài hát và người nữ ca sĩ trong lòng tôi cũng thế.Đó là ca sĩ Ngọc Lan ( Lê Thị Thanh Lan )
“Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treilli
Áo treilli là áo của người lính cộng hòa năm xưa, hai câu hát đầu tiên của ca khúc có lẽ để nói lên lý do mà người lính viết bức thư này.
Nói đến người lính dù ở bất kỳ mặt trận nào cũng gợi cho người ta nghĩ ngay đến những người đàn ông mạnh mẽ , có chút hung hăng + ngổ ngáo. Hầu hết ở các nước trên thế giới , lính đều là nam nhân. Ở đất nước chúng tôi nam giới phải đi lính một hoặc hai năm , trong thời bình thì được gọi là đi nghĩa vụ quân sự. Theo tôi biết chỉ duy nhất một nước trên thế giới phụ nữ bị bắt buộc đi lính đó là ở đất nước Ixrael.
Tuy nhiên trong chiến tranh vẫn thấy bóng dáng người lính trong hình hài nữ nhân hoặc cũng có thể thấy các nữ quân nhân trong các buổi lễ duyệt binh diễu hành kỷ niệm như ngày lễ chiến thắng phat xit hoặc lễ kỷ niệm quốc khánh.
Tôi nghe ba mẹ tôi kể lại có một ca sĩ nữ hát ở ngoài chiến trường cũng tên là Ngọc Lan là một chiến sĩ quân đội nhân dân.
Bài hát này NL hát không đổi đại từ nhân xưng và đây là một điều rất tuyệt vời.
Trong khi tôi nghe bài hát này thì tôi cũng đang xem phim Phong Thanh 2020, phim có nói tới câu chuyện hai phụ nữ trẻ có mối quan hệ trên mức tình bạn.
Cố Hiểu Mộng và Lý Minh Ngọc là những nữ quân nhân tình báo trong thế chiến thứ 2 , họ là những người lính thật sự và họ đã yêu nhau. Chúng ta cũng nên biết tình yêu đồng tính là điều cấm kỵ trong quân ngũ.
Nghe NL hát mà thấy lòng mình tê tái tím ngắt : ...Một thằng ước ao để một thằng khát khao
Còn mình thì nằm đếm sao...
Ba thằng này thực ra chỉ có một thằng thôi là cái thằng đang nằm đếm sao. Đếm sao để rồi ước ao và khát khao.
Ta nhớ đến mối tình thứ hai của ta là Orchis bangaivn , ta nhớ những lá thư tình ta viết cho hắn và hắn đã động lòng như thế nào. Những lá thư đó rất chân thật và đầy cảm xúc.Orchis có tính cách giống LMN nhưng ta cũng chẳng phải CHM.
Nhớ đến cái lần ta trót"lỡ dại" với hắn để rồi hắn nói với ta đừng có hằn học mãi. Hãy chấp nhận chuyện đã qua.
Những chuyện sảy ra ở Bangaivn mà hắn rất phũ phàng với ta là vì hắn ghen với bạn My Dear đó thôi.
Thương cho hắn , thương cho ta và cho cả hai chúng ta
Ta không phải chiến sĩ mộng mơ nhưng ta vẫn thường xuyên ra bờ vắng ngắm mông lung vào những buổi chiều vàng.
...
Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em.
Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa tình.
Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay
Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy.
...
...Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em…
Nghe lời hát thỏ thẻ của NL mà không sao nghe ra được hai chữ Chấm Dứt.
No comments:
Post a Comment