Monday, November 2, 2020

Tìm Hiểu sao La Hầu và Kế Đô ( Rahu – Ketu ) tt

Theo thần thoại Ấn Độ, La hầu – Kế đô (Rahu – Ketu) có nguồn gốc như sau: Một lần, thần và quỷ liên kết với nhau để tìm bảo vật dưới đáy biển – mà trong đó quý giá nhất phải kể đến thuốc trường sinh. Khi thuốc được vớt lên, thần Vishnu (1 trong ba vị thần tối cao của Ấn giáo) liền biến thành một cô gái xinh đẹp, với mục đích làm lũ quỷ phân tâm để các thần độc chiếm nước trường sinh. Nhưng, có 1 con quỷ tên Rahu không bị trúng kế (tâm trí nó đổ hết vào lọ nước rồi). Nó cải trang thành thần để được uống thuốc trường sinh và ngồi giữa 2 thần là Mặt trăng và Mặt trời.

Khi lọ nước được truyền tới, Rahu vội vã uống ngay. Chính lúc đó, nó bị thần Mặt trời và Mặt trăng phát hiện. Hai thần liền báo cho thần Vishnu, và thần Vishnu đã chém đứt đôi người Rahu – đầu 1 nơi, thân 1 nơi. Nhưng vì bất tử rồi nên Rahu không chết. Cái đầu vẫn tên là Rahu, thân thì được gọi là Ketu. Cũng vì bị anh trời, chị trăng “mách lẻo” nên Rahu ôm hận, suốt ngày tìm cách nuốt 2 anh chị, tạo nên hiện tượng thiên thực. Nhưng vì chỉ có đầu, phía dưới rỗng nên chỉ sau 1 thời gian ngắn là hai anh chị liền chui ra.
Như vậy, La hầu gắn với hình tượng có đầu mà không có thân, Kế đô: có thân mà không có đầu.
Picture
Sao La Hầu và sao Kế đô là 2 thiên thể vô hình , 2 thiên thể tưởng tượng.
Sách thiên văn khảo cho biết, La hầu còn được gọi là Thiên thủ (Đầu trời), Kế đô còn được gọi là Thiên vỹ (Cuối trời).
Từ quá trình quan trắc nhiều năm, các nhà thiên văn xưa phát hiện thấy Mặt trời chuyển động biểu kiến (từ tây sang đông) một vòng nhất định trên thiên cầu trong khoảng thời gian 365,2422 ngày, gọi là Hoàng đạo.
Mặt trăng cũng di chuyển trên thiên cầu theo một vòng nhất định quanh Trái đất gọi là Bạch đạo, chu kỳ này hết 27,32 ngày. Hoàng đạo và Bạch đạo không nằm trên một mặt phẳng mà chúng nghiêng trên nhau một góc 509′ tạo ra 2 giao điểm, nơi mà Bạch đạo và Hoàng đạo gặp nhau. Do Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, nên 2 giao điểm này cũng chuyển động.
Người Ấn Độ gọi tiết điểm lên ( giao điểm hoàng đạo , bạch đạo giao nhau ở phía bắc ) là Rahu tượng hình con quái vật có đầu không có thân chuyên nuốt mặt trời nhưng nhanh chóng bị trôi ra qua họng để giải thích nhật thực và tiết điểm xuống ( giao điểm hoàng đạo bạch đạo giao nhau ở phía nam ) được gọi là Ketu là quái vật mình rắn không đầu chuyên tấn công mặt trăng để giải thích nguyệt thực.Hai tên gọi này được truyền đến  văn minh Trung Hoa và trở thành 2 sao La hầu và Kế đô trong chiêm tinh học.
La Hầu và Kế Đô ở mỗi cung Hoàng Đạo trong thời gian khoảng 1 năm rưỡi và đi hết 1 vòng quanh đường Hoàng Đạo mất khoảng 19 năm.
Như vậy, La hầu và Kế đô chỉ là 2 điểm phi vật thể trong không gian chứ không phải là những thiên thể ( tạp chí pi gọi đây là hai thiên thể vô hình), cho nên nó không phải là sao hay vì tinh tú như thuật xem sao chiếu mệnh nói.
Trong các tài liệu châu Âu cổ, nó được nói tới như là đầu rồng (Caput Draconis hay Anabibazon).

No comments:

ÁP GIẢI PHẠM NHÂN

  Hai nữ công an áp giải phạm nhân trông xinh quá , đồng chí ngồi  bên trái có một cách nhìn thật quyến rũ