Friday, September 29, 2017

Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký ?

Đây là cách đánh giá yêu quái mạnh nhất trong truyện tây du ký của báo soha , nhưng đối với tôi thì yêu quái mạnh nhất trong truyện tây du ký  chính là Bách Nhãn Ma Quân ( hồi thứ 72 trong truyện ) , thứ 2 là Hoàng phong thử tinh ( hồi 18 trong truyện )
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Bài viết này sẽ điểm lại 7 con yêu quái trong Tây Du Ký có pháp lực cao cường nhất, khiến Tôn Ngộ Khôngcũng phải bại trận. Lưu ý: Chỉ xét đến những nhân vật chính thống từ truyện, không tính tới những nhân vật tự nghĩ ra như Thông Tý Diên Hầu của bản TVB.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
1. Hoàng Phong Quái (nạn thứ 13: Bị quái Hoàng Phong): Hoàng Phong Quái vốn là con chuột đắc đạo ở Linh Sơn, do ăn trộm dầu trong chén lưu ly của Phật tổ mà trốn xuống trần.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Nó đã thổi trận gió vàng Tam Muội Thần Phong làm Ngộ Không bị mù. Tề Thiên Đại Thánh cuối cùng phải nhờ tới hộ pháp Già Lam chữa mắt và nhờ Linh Cát Bồ Tát thu phục con yêu quái.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
2. Hồng Hài Nhi (nạn thứ 30: Tôn Hành Giả bị đốt): Hồng Hài Nhi là con của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến Công Chúa. Tuyệt chiêu của Hồng Hài Nhi là Tam Muội Chân Hỏa, ngọn lửa không thể bị dập tắt bởi nước thông thường.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Hồng Hài Nhi từng thổi lửa khiến Hành Giả hồn lìa khỏi xác, trôi lềnh bềnh trên sông, may nhờ Bát Giới mới hồi tỉnh được.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Cuối cùng Hồng Hài Nhi được Quan Âm Bồ Tát thu phục và trở thành Thiện Tài đồng tử.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
3. Độc Giác Tỷ (nạn thứ 39: Gặp yêu núi Kim Đâu): Con yêu quái này có một cái vòng bạc và hút cây thiết bảng của Hành Giả vào. Tôn Ngộ Không lần đầu bị lấy mất vũ khí thì như người mất hồn, phải bỏ chạy.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Sau đó Ngộ Không đi mời các thiên binh thiên tướng tới cứu, có cả Lý Thiên Vương, Na Tra. Nhưng rốt cục binh khí của tất cả đều bị yêu quái hút lấy.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Cuối cùng chỉ có Thái Thượng Lão Quân mới hàng phục được nó. Hóa ra yêu nghiệt này là con trâu của Thái Thượng Lão Quân, lấy trộm vòng Kim Cương và trốn xuống trần.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
4. Tỳ Bà Tinh (nạn thứ 44: Bị bắt về động Tỳ Bà): Thật bất ngờ khi một trong những yêu quái mạnh nhất trong truyện lại là một nữ yêu xinh đẹp. Khi Đường Tăng còn đang mắc kẹt tại Nữ Nhi Quốc thì bỗng nhiên Tỳ Bà Tinh xuất hiện, bắt Đường Tăng về đòi thành thân.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Khi đánh nhau với Tôn Ngộ Không, con nữ yêu đã chích vào đầu làm Ngộ Không đau đớn phải tháo chạy. Đầu Ngộ Không vốn cứng như kim cương, trước nay là lần đầu bị người ta đánh cho đau nhói như vậy.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Tỳ Bà Tinh vốn là một con rết nằm ở Lôi Âm Tự nghe giảng kinh. Khi Như Lai lấy tay đẩy nó thì ngay cả ngài cũng bị đốt rất đau.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Yêu quái chỉ có thể bị hàng phục bởi Mão Nhật Tinh Quân (gà vốn là khắc tinh của rết).
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Thủ vai Tỳ Bà Tinh là mỹ nhân Lý Vân Quyên. Nữ diễn viên vẫn giữ được vẻ đẹp mặn mà sau nhiều năm.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
5. Hoàng Mi Lão Phật (nạn thứ 53: Bị nạn Tiểu Lôi Âm): Đây nguyên là một tiểu đồng lông mày vàng giữ khánh cho Phật Di Lặc. Nhân lúc Phật dự hội, tên này lấy cắp bảo bối xuống trần lập ra Lôi Âm tự giả, đóng giả Phật tổ để lừa Đường tăng.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Yêu quái có hai món bảo bối rất lợi hại là cái túi Hậu Thiên và cái não bạt vàng. Tôn Ngộ Không đã từng bị nhốt trong não bạt vàng, phải nhờ đến cái sừng của vị tinh tú Cang Kim Long để thoát ra. Sau đó Ngộ Không cầu viện đến thần tiên mấy cõi nhưng đều thua trận, bị hút vào túi. Con yêu quái chỉ bị hàng phục khi Phật Di Lặc bày kế cho Ngộ Không núp trong trái dưa.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
6. Bách Nhãn Ma Quân (nạn thứ 60: Bị đạo sĩ Ngô Công thuốc): Tên này nguyên là sư huynh của 7 con yêu nhền nhện, giả làm đạo sĩ ở Hoàng Hoa quán, dùng trà táo đỏ để hạ độc thầy trò Đường tăng.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Khi giao chiến với Ngộ Không, yêu quái cởi áo ngoài, giơ tay lên để lộ cả ngàn con mắt, làm Ngộ Không ê ẩm, mềm nhũn, phải chui xuống đất trốn chạy.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Nó chỉ bị khắc chế bởi Tỳ Lam Bồ Tát, mẹ của Mão Nhật Tinh Quân. Con yêu quái bị hiện nguyên hình là một con rết dài bảy thước, dưới mỗi chân đều có một con mắt.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
7. Kim Sí Điểu (từ nạn thứ 61: Bị núi Sư Đà, đến nạn thứ 64: Thỉnh Phật Tổ bắt đại bàng): Kim Sí Điểu là tam đệ trong ba đại ma vương thống lĩnh núi Sư Đà. Lão đại nguyên là con sư tử vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát. Lão nhị là con voi vật cưỡi của Phổ Hiền Bồ Tát.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Kim Sí Điểu có gốc gác còn cao quý hơn. Nguyên từ lúc trời còn hỗn độn, trong các loài biết bay thì Phượng hoàng là chúa. Phượng hoàng sinh ra Khổng tước và Đại bàng. Khổng tước hung dữ, nuốt cả Như Lai vào bụng. Như Lai rạch xương sống nó chui ra, toan giết chết thì chư Phật đều khuyên can, giết nó cũng như giết mẹ mình. Như Lai sau đó phong cho Khổng tước là Phật Mẫu. Vì vậy, luận vai vế, Đại bàng được xem là cậu của Như Lai.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Phép Cân đẩu vân của Hành Giả mỗi lần đi được mười vạn tám ngàn dặm, nhưng Kim Sí Điểu chỉ cần vỗ cánh một cái đã đi được chín ngàn dặm. Vì vậy yêu vương vỗ cánh hai lần đã bắt được Hành Giả. Tam đại ma vương lừa Ngộ Không rằng Đường Tăng đã bị ăn thịt, làm Ngộ Không nản chí bay tới chỗ Như Lai định bỏ cuộc.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Lúc Như Lai đến giúp, Kim Sí Điểu còn hiện nguyên hình, toan giết cả Như Lai để chiếm Lôi Âm tự. Thế nhưng cuối cùng nó cũng bị hàng phục, được Như Lai cho quy y để nhận lễ của chúng sinh khắp Tứ Đại bộ châu.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Kim Sí Điểu vốn là chim thần Garuda trong văn hóa Hindu, khi đưa vào trong văn hóa Phật giáo, nó có tên là Kim Sí Điểu và vẫn được thờ phụng cho đến nay.

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...