Friday, September 1, 2017

Tìm Hiểu sao La Hầu và Kế Đô

Thuật xem sao chiếu mệnh
Có rất nhiều thuật chiêm bốc khác nhau tồn tại trong dân gian từ lâu đời, trong đó xem sao là một trong những cách bói toán thuộc loại thịnh hành nhất. Thuật xem sao cho rằng, có 9 vị Tinh quân (Cửu diệu Tinh quân) lần lượt chi phối đến mỗi người theo chu kỳ nhất định. Cửu diệu Tinh quân gồm: Thái dương (Mặt trời), Thái âm (Mặt trăng), Thổ đức (Thổ tinh), Thủy diệu (Thủy tinh), Mộc đức (Mộc tinh), Thái bạch (Kim tinh), Vân hán (Hỏa tinh), La hầu và Kế đô. Mỗi Tinh quân “chiếu” vào một tuổi, đem theo điều cát hung, may rủi, trong đó La hầu và Kế đô là hai vị hung tinh đáng sợ nhất.
Sự thực về hai vì hung tinh La hầu, Kế đô
Các nhà khoa học định nghĩa thuật chiêm tinh là một “khoa học giả hiệu”, nó luôn lợi dụng các hiện tượng thiên văn, từ đó đưa ra những dự đoán có vẻ mang màu sắc khoa học, như những ảnh hưởng của điện trường, từ trường của những hành tinh đến sự sống…
Thực chất, cái tên La Hầu và Kế Đô xuất hiện trong thần thoại Ấn Độ cổ đại, đó là câu truyện kể về cuộc đấu tranh giữa các vị thần linh với ác quỷ để dành lại bảo vật. Với lòng hận thù, con Quỷ La hầu và Kế đô tìm cách nuốt thần Mặt trời và Mặt trăng mỗi khi chúng gặp, do đó có hiện tượng Nhật, Nguyệt thực, dân gian gọi là “Gấu ăn Trăng”, bởi vậy mới có tục gõ xoong nồi, thúng mủng… mỗi khi có thiên thực. Sau khi được du nhập vào Trung Hoa, La hầu và Kế đô hợp với 5 hành tinh và nhật, nguyệt trở thành Cửu diệu Tinh quân trong điện thần đạo Giáo.
Bên cạnh ý nghĩa về phương diện tôn giáo, La hầu, Kế đô còn là thuật ngữ trong Thiên văn, lịch pháp Á Đông cổ xưa. Sách Sử học bị khảo – quyển 1: Thiên văn khảo của Đặng Xuân Bảng viết: “Tính nhật nguyệt thực nên tìm 2 giao của La hầu Kế đô, là chỗ 2 đường hoàng đạo bạch đạo giao nhau, chính giao là La, trung giao là Kế” (trang 132). Đoạn khác viết: “La, Kế là chỗ hoàng đạo bạch đạo giao nhau, tính nhật thực nguyện thực, nên tính La Kế” (trang 145). Sách còn cho biết, La hầu còn được gọi là Thiên thủ (Đầu trời), Kế đô còn được gọi là Thiên vỹ (Cuối trời).
Từ quá trình quan trắc nhiều năm, các nhà thiên văn xưa phát hiện thấy Mặt trời chuyển động biểu kiến (từ tây sang đông) một vòng nhất định trên thiên cầu trong khoảng thời gian 365,2422 ngày, gọi là Hoàng đạo.
Mặt trăng cũng di chuyển trên thiên cầu theo một vòng nhất định quanh Trái đất gọi là Bạch đạo, chu kỳ này hết 27,32 ngày. Hoàng đạo và Bạch đạo không nằm trên một mặt phẳng mà chúng nghiêng trên nhau một góc 509′ tạo ra 2 giao điểm, nơi mà Bạch đạo và Hoàng đạo gặp nhau. Do Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, nên 2 giao điểm này cũng chuyển động.
Khi Mặt trăng di chuyển đến giao điểm ấy vào lúc xung đối (ngày vọng) sẽ xẩy ra nguyệt thực, và nếu là lúc giao hội (ngày sóc) sẽ xẩy ra nhật thực, vì đó là thời điểm cả 3 thiên thể cùng nằm trên một đường thẳng.
Như vậy, La hầu và Kế đô chỉ là 2 điểm phi vật thể trong không gian chứ không phải là những thiên thể ( tạp chí pi gọi đây là hai thiên thể vô hình), cho nên nó không phải là sao hay vì tinh tú như thuật xem sao chiếu mệnh nói. Mặt khác, nó di chuyển theo những chu kỳ nhất định liên quan đến việc tính toán nhật nguyệt thực trong lịch pháp. Không thể và không bao giờ có một điểm phi vật thể trong vũ trụ lại có ảnh hưởng, tác động đến sự sống trên Trái đất, hoặc chi phối tới từng con người .
Trong Chiêm tinh học Hindu (Joytisa astrology) và Vệ đà (Vedic Astrology) thì khi du nhập vào Đông Nam Á chúng ta gọi là Sao phiên âm ra tiếng Việt lần lượt là La Hầu – Kế Đô. Tuy nhiên La Hầu – Kế Đô không phải là sao mà là hai điểm vô hình đối lập đươc tạo ra bởi sự giao cắt hai quỹ đạo Mặt Trờivà Mặt Trăng với chênh lệch 5° khi quan sát từ Trái Đất.
RAHU- La hầu – KETU- Kế đô – – được phiên âm từ tiếng Phạn. Còn trong Chiêm tinh học Tây phương thì La Hầu là North node, Kế đô là South Node. Các giao điểm Mặt Trăng có tầm quan trọng  trong chiêm tinh học Vệ Đà,và ở mức độ hạn hẹp hơn trong chiêm tinh học phương Tây. Thông thường chỉ mỗigiao điểm Bắc được biểu thị trong các lá số tử vi, do giao điểm Nam theo định nghĩa luôn luôn nằm tại điểm đối diện trong biểu đồ chiêm tinh. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, giao điểm Bắc là Rahu còn giao điểm Nam là Ketu và cả hai đều được biểu thị trong biểu đồ.
Các giao điểm này được gọi bằng các tên gọi khác nhau tại mỗi nơi trên thế giới.
Do giao điểm thăng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía nam lên phía bắc, nên trong ngôn ngữ phương Tây, như trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là North node (giao điểm Bắc). Trong các tài liệu châu Âu cổ, nó được nói tới như là đầu rồng (Caput Draconis hay Anabibazon). Hình ảnh bên được trích ra từ cuốn Liber Astronomiae
Biểu tượng của giao điểm thăng là , một biểu tượng  và chiêm tinh cho đầu . Tương tự, giao điểm giáng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía bắc xuống phía nam, nên trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là South node (giao điểm Nam). Nó được biết tới như là đuôi rồng (Cauda Draconis hay Catabibazon),và biểu tượng của nó là đảo ngược của biểu tượng cho giao điểm thăng. Lưu ý rằng cái gọi là giao điểm Bắc trên thực tế có thể nằm ở phía nam của giao điểm Nam trong hành trình của chu kỳ nút.
DeEK9QOXUAAtQUU

Tôi thấy rằng đã có sự nhầm lẫn khi rất nhiều tác giả nói rằng Long Vĩ, Thủ Vĩ thuộc về Chiêm tinh học Trung Hoa. Hai khái niệm này hoàn toàn thuộc về Chiêm tinh học cổ Tây phương và đăc biệt là môn Tử Vi Đẩu Số cũng không thể do người Trung Hoa sang tạo ra.
Quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng khoảng 5,145° so với mặt phẳng hoàng đạo: vì thế Mặt Trăng có thể lên cao tới khoảng 5° về phía bắc của hoàng đạo và cũng chừng ấy thấp hơn về phía nam của hoàng đạo. Mặt phẳng hoàng đạo nghiêng khoảng 23,4° trên thiên xích đạo, mặt phẳng vuông góc với trục tự quay của Trái Đất. Kết quả là, một lần trong chu kỳ giao điểm 18,5996 năm, khi mà thời điểm xảy ra giao điểm thăng của quỹ đạo Mặt Trăng trùng với điểm xuân phân, thì Mặt Trăng đạt tới các xích vĩ xa nhất về phía nam hay phía bắc. Khi đó nó cũng có các điểm phương vị xa nhất về phía bắc hay phía nam để mọc và lặn trên đường chân trời; cao độ thấp nhất và cao nhất khi vượt qua kinh tuyến bầu trời (vòng Tí Ngọ); và những lần trông thấy đầu tiên về tiềm năng là muộn nhất của trăng mới. Ngoài ra, sự che khuất bởi Mặt Trăng đối với nhóm sao sáng trong quần sao Pleiades, nằm phía trên khoảng 4° về phía Bắc của hoàng đạo, xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn một lần trong mỗi chu kỳ giao điểm.
Cửu tinh theo Navagraha – là một khái niệm của thiên văn học và chiêm tinh học Ấn Độ. Graha (từ tiếng Phạn gráha—nắm giữ, cai quản) là những vị thần vũ trụ có ảnh hưởng lên đời sống của các sinh vật, đứa con của mẹ Đất Bhumidevi.
1) Surya Deva (sun) = MặtTrời – Đông – màu Vàng kim
2) Chandra (Moon) = Mặt Trăng – Tây bắc – màu Bạc
3) Budha (Mercury)=sao Thủy – Bắc – màu Xanh lục
4) Shukra(Venus)=sao Kim – Đông Nam – màu Trắng
5) Mangala(Mars)=sao Hỏa – Nam – màu Đỏ
6) Guru(Jupiter) =sao Mộc – Đông bắc – màu Vàng
7) Shani(Saturn)=sao Thổ – Tây – màu Đen
8) Rahu(north node) = La Hầu –Tây nam – màu Xanh đen
9) Ketu (south node )= Kế đô – ( chưa biết )
Theo Hindu có hai cách sắp xếp sơ đồ cửu tinh , nhưng cả hai cách đều lấy Mặt Trời làm trung tâm.
Ở sơ đồ Agama Prathishta, Surya mặt trời ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông của mặt Trời, Budha-Thủy tinh ở phía Nam, Brihaspati (Guru)- Mộc Tinh phíaTây, Shukra – Kim Tinh ở phía Bắc, , Mangala – Hỏa tinh ở Đông Nam, Shani – Thổ tinh ở Tây Nam, Rahu –La Hầu ở phía Tây Bắc và Ketu –Kế Đô ở Đông bắc.
Ởsơ đồ Vaidika Pradishta, Surya mặt trời vẫn ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông nam của mặt Trời, Budha-Thủy tinh ở phía Đông bắc, Brihaspati (Guru) – Mộc Tinh phía Bắc, Shukra – Kim Tinh ở phía Đông, , Mangala – Hỏa tinh ở phía Nam, Shani – Thổ tinh ở phía Tây, Rahu –La Hầu ở phía Tây Nam và Ketu –Kế Đô ở Tây bắc.
Theo phong tục xem tuổi hạn hàng năm La Hầu và Kế Đô là 2 trong số 9 sao (cửu diệu).
1) Thái Dương = MặtTrời
2) Thái Âm = Mặt Trăng
3) Thủy Tinh | Thủy Diệu = sao Thủy
4) Kim Tinh | Thái Bạch = sao Kim
5) Hỏa Tinh | Vân Hớn = sao Hỏa
6) Mộc Tinh | Mộc Đức = sao Mộc
7) Thổ Tinh | Thổ Tú = sao Thổ
8) La Hầu = ảo tinh là điểm giao cắt phía bắc
9) Kế Đô= ảo tinh là điểm giao cắt phía Nam

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...