Saturday, September 30, 2017

Friday, September 29, 2017

Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký ?

Đây là cách đánh giá yêu quái mạnh nhất trong truyện tây du ký của báo soha , nhưng đối với tôi thì yêu quái mạnh nhất trong truyện tây du ký  chính là Bách Nhãn Ma Quân ( hồi thứ 72 trong truyện ) , thứ 2 là Hoàng phong thử tinh ( hồi 18 trong truyện )
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Bài viết này sẽ điểm lại 7 con yêu quái trong Tây Du Ký có pháp lực cao cường nhất, khiến Tôn Ngộ Khôngcũng phải bại trận. Lưu ý: Chỉ xét đến những nhân vật chính thống từ truyện, không tính tới những nhân vật tự nghĩ ra như Thông Tý Diên Hầu của bản TVB.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
1. Hoàng Phong Quái (nạn thứ 13: Bị quái Hoàng Phong): Hoàng Phong Quái vốn là con chuột đắc đạo ở Linh Sơn, do ăn trộm dầu trong chén lưu ly của Phật tổ mà trốn xuống trần.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Nó đã thổi trận gió vàng Tam Muội Thần Phong làm Ngộ Không bị mù. Tề Thiên Đại Thánh cuối cùng phải nhờ tới hộ pháp Già Lam chữa mắt và nhờ Linh Cát Bồ Tát thu phục con yêu quái.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
2. Hồng Hài Nhi (nạn thứ 30: Tôn Hành Giả bị đốt): Hồng Hài Nhi là con của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến Công Chúa. Tuyệt chiêu của Hồng Hài Nhi là Tam Muội Chân Hỏa, ngọn lửa không thể bị dập tắt bởi nước thông thường.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Hồng Hài Nhi từng thổi lửa khiến Hành Giả hồn lìa khỏi xác, trôi lềnh bềnh trên sông, may nhờ Bát Giới mới hồi tỉnh được.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Cuối cùng Hồng Hài Nhi được Quan Âm Bồ Tát thu phục và trở thành Thiện Tài đồng tử.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
3. Độc Giác Tỷ (nạn thứ 39: Gặp yêu núi Kim Đâu): Con yêu quái này có một cái vòng bạc và hút cây thiết bảng của Hành Giả vào. Tôn Ngộ Không lần đầu bị lấy mất vũ khí thì như người mất hồn, phải bỏ chạy.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Sau đó Ngộ Không đi mời các thiên binh thiên tướng tới cứu, có cả Lý Thiên Vương, Na Tra. Nhưng rốt cục binh khí của tất cả đều bị yêu quái hút lấy.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Cuối cùng chỉ có Thái Thượng Lão Quân mới hàng phục được nó. Hóa ra yêu nghiệt này là con trâu của Thái Thượng Lão Quân, lấy trộm vòng Kim Cương và trốn xuống trần.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
4. Tỳ Bà Tinh (nạn thứ 44: Bị bắt về động Tỳ Bà): Thật bất ngờ khi một trong những yêu quái mạnh nhất trong truyện lại là một nữ yêu xinh đẹp. Khi Đường Tăng còn đang mắc kẹt tại Nữ Nhi Quốc thì bỗng nhiên Tỳ Bà Tinh xuất hiện, bắt Đường Tăng về đòi thành thân.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Khi đánh nhau với Tôn Ngộ Không, con nữ yêu đã chích vào đầu làm Ngộ Không đau đớn phải tháo chạy. Đầu Ngộ Không vốn cứng như kim cương, trước nay là lần đầu bị người ta đánh cho đau nhói như vậy.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Tỳ Bà Tinh vốn là một con rết nằm ở Lôi Âm Tự nghe giảng kinh. Khi Như Lai lấy tay đẩy nó thì ngay cả ngài cũng bị đốt rất đau.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Yêu quái chỉ có thể bị hàng phục bởi Mão Nhật Tinh Quân (gà vốn là khắc tinh của rết).
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Thủ vai Tỳ Bà Tinh là mỹ nhân Lý Vân Quyên. Nữ diễn viên vẫn giữ được vẻ đẹp mặn mà sau nhiều năm.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
5. Hoàng Mi Lão Phật (nạn thứ 53: Bị nạn Tiểu Lôi Âm): Đây nguyên là một tiểu đồng lông mày vàng giữ khánh cho Phật Di Lặc. Nhân lúc Phật dự hội, tên này lấy cắp bảo bối xuống trần lập ra Lôi Âm tự giả, đóng giả Phật tổ để lừa Đường tăng.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Yêu quái có hai món bảo bối rất lợi hại là cái túi Hậu Thiên và cái não bạt vàng. Tôn Ngộ Không đã từng bị nhốt trong não bạt vàng, phải nhờ đến cái sừng của vị tinh tú Cang Kim Long để thoát ra. Sau đó Ngộ Không cầu viện đến thần tiên mấy cõi nhưng đều thua trận, bị hút vào túi. Con yêu quái chỉ bị hàng phục khi Phật Di Lặc bày kế cho Ngộ Không núp trong trái dưa.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
6. Bách Nhãn Ma Quân (nạn thứ 60: Bị đạo sĩ Ngô Công thuốc): Tên này nguyên là sư huynh của 7 con yêu nhền nhện, giả làm đạo sĩ ở Hoàng Hoa quán, dùng trà táo đỏ để hạ độc thầy trò Đường tăng.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Khi giao chiến với Ngộ Không, yêu quái cởi áo ngoài, giơ tay lên để lộ cả ngàn con mắt, làm Ngộ Không ê ẩm, mềm nhũn, phải chui xuống đất trốn chạy.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Nó chỉ bị khắc chế bởi Tỳ Lam Bồ Tát, mẹ của Mão Nhật Tinh Quân. Con yêu quái bị hiện nguyên hình là một con rết dài bảy thước, dưới mỗi chân đều có một con mắt.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
7. Kim Sí Điểu (từ nạn thứ 61: Bị núi Sư Đà, đến nạn thứ 64: Thỉnh Phật Tổ bắt đại bàng): Kim Sí Điểu là tam đệ trong ba đại ma vương thống lĩnh núi Sư Đà. Lão đại nguyên là con sư tử vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát. Lão nhị là con voi vật cưỡi của Phổ Hiền Bồ Tát.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Kim Sí Điểu có gốc gác còn cao quý hơn. Nguyên từ lúc trời còn hỗn độn, trong các loài biết bay thì Phượng hoàng là chúa. Phượng hoàng sinh ra Khổng tước và Đại bàng. Khổng tước hung dữ, nuốt cả Như Lai vào bụng. Như Lai rạch xương sống nó chui ra, toan giết chết thì chư Phật đều khuyên can, giết nó cũng như giết mẹ mình. Như Lai sau đó phong cho Khổng tước là Phật Mẫu. Vì vậy, luận vai vế, Đại bàng được xem là cậu của Như Lai.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Phép Cân đẩu vân của Hành Giả mỗi lần đi được mười vạn tám ngàn dặm, nhưng Kim Sí Điểu chỉ cần vỗ cánh một cái đã đi được chín ngàn dặm. Vì vậy yêu vương vỗ cánh hai lần đã bắt được Hành Giả. Tam đại ma vương lừa Ngộ Không rằng Đường Tăng đã bị ăn thịt, làm Ngộ Không nản chí bay tới chỗ Như Lai định bỏ cuộc.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Lúc Như Lai đến giúp, Kim Sí Điểu còn hiện nguyên hình, toan giết cả Như Lai để chiếm Lôi Âm tự. Thế nhưng cuối cùng nó cũng bị hàng phục, được Như Lai cho quy y để nhận lễ của chúng sinh khắp Tứ Đại bộ châu.
Yêu quái nào mạnh nhất trong Tây Du Ký
Kim Sí Điểu vốn là chim thần Garuda trong văn hóa Hindu, khi đưa vào trong văn hóa Phật giáo, nó có tên là Kim Sí Điểu và vẫn được thờ phụng cho đến nay.

Friday, September 8, 2017

Hôm Nay

Hôm Nay
Nguyễn Tất Nhiên
Khi không tình não nùng buồn
Gót chân ai bỏ con đường nhớ nhung
Gót chân ai nhẹ vô cùng
Dẫm trên xác lá tôi từng tiếng kêu
Gót chân ai bước nhẹ hều
Bước qua tôi, bước, hư nhiều thói quen



















Khi không tình não nùng buồn
Nhớ hôm qua vẫy tay ngừng ngập bay
Tóc ai ngắn ngắn, như là
Suốt đời chưa chịu thiệt thà chấm vai
Suốt đời khét nắng rong chơi
Kể như hơi hướm bàn tay tôi, thừa
Mừng em sớm biết lọc lừa
Biết ngây thơ giả, biết đùa với đau
Biệt ly dù ở ga nào
Cho tôi ngồi một toa tàu lãng quên
Hôm nay là ngày sinh nhật của tôi , không phải hôm nay như trong bài thơ kia của NTN
Một buổi tối nọ khi nghe chương trình khúc nhạc tình nghe Hạ Tuyên đọc hai câu thơ cuối
Biệt ly dù ở ga nào
Cho tôi ngồi một toa tàu lãng quên
Tôi đi tìm bài thơ có hai câu này và tìm ra nó
Tôi đã ngồi toa tàu lãng quên lâu lắm rồi , quên tất cả những mối quan hệ ngày xưa , những ký ức bị lu mờ những ký ức cần được bôi xóa và nó đã được làm thế . Năng lượng sống mới tôi cần bơm vào cơ thể từng ngày từng giờ. Tôi của ngày hôm nay đã khác , đã đổi mới để tiếp xúc với cái mới tinh khôi , thuần khiết và trong sáng.

Saturday, September 2, 2017

Con Mắt Biên Tập

Bài báo đến với bạn đọc là một quá trình không đơn giản bởi phải qua rất nhiều công đoạn. Tác giả những bài viết có chất lượng cao thường được độc giả yêu mến và cảm phục, thế nhưng người làm cho bài báo ấy hoàn chỉnh hơn, chính xác hơn và hấp dẫn hơn lại không được mấy ai biết đến. Đó là các biên tập viên, thường được ví von là "những nhà báo thầm lặng" .
Một Ban Biên Tập tầm thường mà có những người biên tập đầy năng lực thì có thể đưa ra công chúng một tờ báo hạng khá. Một Ban Biên Tập bản lĩnh được hậu thuẫn bởi những người biên tập giỏi thì bảo đảm xã hội có được một tờ báo thật hay. Ông nói thêm: "Dù người viết nổi tiếng đến thế nào đi nữa, bài của họ chỉ có lợi hơn nếu được người khác đọc và biên tập". Vai trò của người biên tập ngày càng quan trọng cùng với quá trình phát triển của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng.
Đã từ lâu, nhiệm vụ của biên tập viên chủ yếu là sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú làm cho bài viết giản dị, dễ hiểu. Để làm công việc vừa nói một cách hoàn mỹ, người biên tập cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài viết sau khi được sửa sẽ trở nên trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn. Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ, anh ta còn phải sống trong dòng thời sự chủ lưu, có trí phán đoán, sự uyên bác trong nhiều lĩnh vực, óc biện luận và phản biện, trí tưởng tượng, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đồng thời cũng phải biết hoài nghi.

 Giờ đây khái niệm biên tập đã được mở rộng, biên tập viên có mặt hầu như ở các khâu quan trọng trong quá trình sản xuất của một tờ báo với nhiều chức danh khác nhau, từ biên tập nội dung đến biên tập kỹ thuật, từ biên tập tít tựa các bài viết đến hình ảnh và cả biên tập trình bày trang báo... Với ban biên tập, họ là một bộ phận tham mưu đắc lực về nội dung tờ báo. Với phóng viên họ là người bạn đồng hành cùng làm việc, có khi tham gia từ bước đầu tư duy đề tài, trao đổi thông tin lẫn giúp hoàn chỉnh bài viết. Khái niệm huấn luyện viên viết báo (Writing-coach) được nói đến trong cuốn sách nghiệp vụ báo chí mà bạn đọc đang cầm trên tay có thể cho chúng ta hình dung biên tập viên làm việc như một huấn luyện viên trong thể thao. Họ không dạy dỗ mà cùng làm việc và chia sẻ thông tin với phóng viên, biết phát huy thế mạnh của từng người trong đội ngũ và tôn trọng phong cách của các cây viết. 
Sửa bài nhưng không được sửa ý, đó là nguyên tắc mà người biên tập nào cũng thuộc nằm lòng. Chính sự tôn trọng ý tưởng của người viết khiến báo chí phản ánh được những góc nhìn khác nhau về một vấn đề được xã hội quan tâm, mới không bị rập khuôn như cách hiểu máy móc báo chí là một công cụ. Với cộng tác viên, biên tập viên làm vai trò trung gian giữa người làm báo và người viết báo. Vai trò ấy khiến việc sửa bài cho người bên ngoài đôi khi khó khăn và phức tạp hơn. Đã có không ít các bậc học giả, các chuyên viên mà tên tuổi đã trở thành "thương hiệu" khi thấy bài viết của mình bị sửa đôi chút đã vội phê phán tòa soạn một cách nặng nề rằng: đẻ đứa con ra không ai muốn con mình bị cắt chân, cắt tay.
Thật ra người biên tập không độc ác như vậy, anh ta chỉ cắt những mẩu thịt thừa và vài dị tật của cơ thể ấy mà thôi. Thế nhưng điều này không phải lúc nào cũng được các tác giả đồng tình. Chẳng hạn không ít cộng tác viên là chuyên viên lỗi lạc, nội dung các bài viết của họ nhiều khi được chuyển tải bằng những ngôn ngữ có tính bác học, phù hợp với phong cách nghiên cứu. Nhưng khổ nỗi, tờ báo lại có yêu cầu là làm sao để hầu hết độc giả của mình nắm bắt được những kiến thức uyên thâm ấy bằng một thứ ngôn ngữ đời thường dễ hiểu, đó là ngôn ngữ của báo chí. Cho nên tìm được một chuyên viên, một học giả, một nhà văn viết báo giỏi là điều rất quý đối với một tờ báo. Nếu không được như vậy, thì công việc của người biên tập sẽ rất nặng nề để tranh thủ được sự vừa lòng cả hai phía người viết và người đọc.
 Thực tế cho thấy để bài báo hoàn chỉnh hơn thì công việc biên tập nên khởi đầu từ chính tác giả. Người viết, nếu được trau dồi kỹ năng sẽ biết những nguyên tắc căn bản về sửa bài để tránh bớt những sơ sót, cũng như để hoàn thiện cách sử dụng từ ngữ và lối hành văn. Bài viết của những nhà báo thận trọng sau khi qua tay người biên tập giỏi có khả năng sẽ tăng thêm hiệu ứng, tờ báo tạo thêm được uy tín với độc giả. Báo chí là một sản phẩm của xã hội. Định chế xã hội dù có khác nhau nhưng đạo đức nghề nghiệp vẫn cần được chuẩn hóa trên cơ sở tôn trọng sự thật, tính trung thực và khách quan, vì sự tiến bộ mọi mặt của con người và sự phát triển của cộng đồng. Làm thế nào để góp phần làm cho xã hội ngày hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn hôm nay, phải chăng suy nghĩ đó đã khiến ngày càng có nhiều người thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau tham gia vào đời sống báo chí. 

Friday, September 1, 2017

Quyền lực của biên tập viên xuất bản

Nói không ngoa, tính theo con số sách được in thì hoạt động chính của nhà xuất bản (NXB) không phải là phát hành mà là từ chối phát hành! Một tác giả có thể bị từ chối hàng trăm lần rồi mới được xuất bản. Và tính trung bình, theo báo Le Nouvel Observateur của Pháp, chỉ 1/6.000 bản thảo được chọn phát hành thành sách.

Nhận 4.000 bản thảo, chỉ duyệt ba
Tùy theo quy mô, mỗi NXB thường nhận được từ vài trăm đến vài ngàn bản thảo mỗi năm. Bước đầu tiên là loại ra những tác phẩm nào không đạt tiêu chí bởi có rất nhiều tác giả “gõ nhầm cửa”, ví dụ tác phẩm thơ ca hay sách dạy nấu ăn mà lại gửi đến NXB tiểu thuyết!
Sau khi loại xong, bản thảo sẽ được chuyển đến các biên tập viên (BTV) thẩm định, họ được đọc không hạn chế thời gian nhưng phải càng nhanh càng tốt vì yếu tố cạnh tranh.
Việc đánh giá bản thảo thường là câu chuyện dài về “thẩm mỹ cá nhân” nhưng BTV phải biết cách lập luận bảo vệ và phản biện, phải xuyên suốt tư tưởng rằng đây mới chỉ là một sản phẩm thô chứ chưa phải là một thành phẩm.
 “Lời phán” của các BTV trong hội đồng thẩm định bản thảo luôn nặng ký khi có đến 99% bản thảo gửi đến phải ngậm ngùi nhận thư phúc đáp từ chối và tác giả phải đợi dịp may khác.
Đài phát thanh Europe 1 hé lộ cách thức mỗi BTV chọn tác phẩm. Chẳng hạn 4.000 - đó là con số bản thảo mà BTV Denis Gombert của NXB Robert Laffont nhận được mỗi năm nhưng ông chỉ duyệt được 2-3 tác phẩm mà thôi. Và khoảng 3.998 bản thảo kia hẳn nhiên sẽ bị “xù”. Một nghề quá ư là “tàn nhẫn” chăng? NXB Robert Laffont có bảy thành viên chuyên nghiệp trong hội đồng xét duyệt, trong đó có hai người là nhà văn, một đã làm trong lĩnh vực sản xuất phim tài liệu và một là giáo viên ngôn ngữ bậc trung học.
Quyền lực của biên tập viên xuất bản - ảnh 1
BTV Capucine Roche: “Không bao giờ chúng tôi trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. Đó là nguyên tắc bảo mật trước khi trình bày với hội đồng xét duyệt”.
Bị các tác giả khủng bố tinh thần
Báo Le Figaro thuật lại chuyện xảy ra tại NXB Grasset, nơi cô Martine Boutang làm trưởng nhóm thẩm định tiểu thuyết và mỗi ngày nhận được từ 10 đến 15 bản thảo để chỉ phát hành được khoảng năm tiểu thuyết mỗi năm.
Những tác giả bị từ chối thường la ó kể cả thóa mạ, cho rằng NXB hẳn là chưa bao giờ đọc qua bản thảo của họ nên mới từ chối phát hành. Một số tác giả yêu cầu được giải thích rõ ràng lý do sau khi bị từ chối hoặc càu nhàu, “cà nanh” vì sao ông X hay bà Y kia được in mà “không phải tôi”. Có tác giả còn dẫn chứng cụ thể ra rằng: “Tác phẩm tôi viết ở trang 256 có chi tiết một sợi tóc là vật chứng của vụ án này mà quý vị không chú ý hay sao mà cho là truyện của tôi không đạt”!
Cô Martine Boutang kể ra có nhiều tác giả quá khích “như là điên dại” vậy: “Họ gửi thư chửi rủa chúng tôi thậm tệ” và gửi thư đủ màu sắc và mùi vị! Có những bức thư khiếu nại được tẩm nước hoa, có thư được gửi kèm với một gói kẹo, thậm chí có thư kèm ảnh khỏa thân! Một số tác giả còn chủ ý gây áp lực với NXB khi tự nhận mình là một nhân vật có tầm ảnh hưởng rộng do quen biết với ông bộ trưởng này, ông bộ trưởng kia…
Hẳn nhiên là những thái độ đó khiến Martine Boutang bị stress nhưng dần dần cô cũng tập quen và bão hòa. Cô tự nhủ: “Dù sao thì mình cũng biết thêm được một tính cách khác thường nữa”.
Gian nan để trở thành biên tập viên xuất bản
Theo L’Express, trở thành một BTV xuất bản thật không dễ. Vì chỉ do bạn ham mê đọc tác phẩm và yêu thích văn chương thôi thì chưa đủ, mà phải hội đủ nhiều tố chất khác như tinh thông và nhạy bén về ngôn ngữ, một đầu óc phân tích sắc xảo tình huống bối cảnh và diễn tiến phát triển các tuyến nhân vật, cốt truyện. Song trên thực tế các NXB đều thích tuyển dụng những người đã “có chân” trong lĩnh vực này rồi, ví dụ bạn bè hay người thân bởi công việc này khá khắc nghiệt, các NXB không muốn tuyển nhầm. Thường là họ sẽ chuộng các ứng viên tốt nghiệp ngành văn chương, kế đến là tiêu chuẩn “đam mê văn học”.
Jessica, 22 tuổi, một BTV thẩm định trẻ tuổi làm việc cho NXB Balland, tốt nghiệp Học viện Chính trị (Sciences-Po), khởi nghiệp từ một trang web cá nhân giới thiệu các tác giả và tác phẩm văn học. Chính cô đã đích thân đến gõ cửa các NXB để “chào hàng” và đã được một trong số đó mời về làm BTV xuất bản.
Một trường hợp khác là Gilles Froger, làm việc cho NXB Denoël, được cho là một BTV “tự học một cách hoàn hảo”. Năm 1993 khi đang đi du lịch với cô bạn gái, anh đã gặp cố vấn văn chương đang làm việc cho một NXB và ông này đã nhìn ra chân tướng sao đó mà đề nghị Gilles về làm “người đọc bản thảo” cho NXB. Anh nhận lời và sau sáu năm miệt mài, Gilles đã trở thành một BTV chuyên nghiệp. Không ai nghĩ rằng một thầy giáo dạy mỹ thuật lại làm được nghề này nhưng anh cho biết là do niềm đam mê cháy bỏng là “được sống chết với những con chữ” và một niềm tin mãnh liệt vào nghề nghiệp đã giúp anh thành công.
Niềm đam mê bất tận được đọc
Capucine Roche, BTV của một NXB lớn tại Paris, từng là một PV báo phụ trách mảng văn học, đã đồng ý tiết lộ một số bí mật nghề nghiệp của mình. Theo cô, “không có một quá trình đào tạo chuyên biệt nào cho lĩnh vực công việc này. Tuy nhiên, những ứng viên đã tốt nghiệp ngành văn chương sẽ được ưu ái hơn”. Và quan trọng hơn cả là phải có niềm đam mê công việc, phải thích đọc và đọc bất kể thời điểm nào trong ngày. Theo cô, công việc này có cái dở là nhàm chán khi phải đọc những bản thảo quá “cẩu thả”, rồi phải dành nhiều thời gian để… giam mình trong phòng làm việc, cô đơn một mình! Song cái thích thú của nghề là ham muốn phát hiện được những tài năng văn chương mới và vui sướng biết bao khi thấy tác phẩm mà mình ưng ý xuất hiện trên quầy sách.
PV hỏi: “Có khi nào cô chỉ cần đọc một vài trang là có thể thẩm định được chất lượng tác phẩm đó không?” - “Không. Bởi vì như vậy thì bạn có thể rơi vào những nhận xét rất phiến diện đấy. Có một lần nọ, tôi đọc một tác phẩm mà câu chuyện bắt đầu một cách rất tuyệt vời. Sau mấy chương đầu, tôi rất hứng khởi và nghĩ rằng đã tìm ra được một kiệt tác văn học. Nhưng hỡi ôi, đến chương thứ năm thì mọi kỳ vọng của tôi tan biến. Sao mà câu chuyện lại xàm đến thế! Nhưng dù sao thì tôi cũng đọc được quá nửa bản thảo nên chắc chắn là không nhận xét nhầm” - một BTV kể.
Giữ quan điểm thẩm định tuyệt mật
Capucine Roche, BTV thẩm định bản thảo: “Không bao giờ chúng tôi trao đổi ý kiến với đồng nghiệp. Đa số chúng tôi không quen biết nhau, có thể chúng tôi gặp nhau trong phòng bản thảo nhưng rất hiếm, mà nếu có gặp nhau thì chúng tôi chỉ gật đầu chào nhau rồi thôi. Theo quy định bảo mật của NXB, chúng tôi không trao đổi hay tham khảo ý kiến của nhau khi đang cùng làm việc trên một bản thảo. Hẳn nhiên, mỗi BTV đều có một sở trường riêng và khi xin việc, chúng tôi phải nói rõ cho NXB biết sở trường của mình. Bởi không thể giao một tác phẩm thơ ca cho một BTV chuyên về khoa học giả tưởng thẩm định, ví dụ như vậy. Tôi thì chỉ xử lý thể loại tiểu thuyết mà thôi”.
Hội đồng xét duyệt tranh cãi kịch liệt
Hội đồng xét duyệt của một NXB có nhiều hay ít người là tùy vào quy mô NXB lớn hay nhỏ, có thể có 1-5 thành viên hoặc hơn. Đội ngũ BTV này sẽ nhận và đọc bản thảo, sau đó ghi lại tất cả đánh giá vào một mẫu phiếu nhận xét theo hình thức trắc nghiệm chọn a, b, c,… để chấm điểm nội dung bản thảo tác phẩm, như các tuyến nhân vật, diễn tiến của câu chuyện, kết thúc có hậu hay không,…
Hội đồng xét duyệt sẽ họp định kỳ mỗi tuần hoặc mỗi tháng để thảo luận thống nhất chọn ra tác phẩm nào sẽ được in. Kết quả thẩm định và bình chọn này thật sự đôi khi mang tính chủ quan, tùy theo “gu” thẩm mỹ văn học của các BTV khác nhau trong một hội đồng nên đôi khi là tranh luận kịch liệt, cũng giống lời phê của giáo viên vào bài làm của học sinh sẽ thay đổi tùy theo quan điểm đánh giá của mỗi người thầy.

Tìm Hiểu sao La Hầu và Kế Đô

Thuật xem sao chiếu mệnh
Có rất nhiều thuật chiêm bốc khác nhau tồn tại trong dân gian từ lâu đời, trong đó xem sao là một trong những cách bói toán thuộc loại thịnh hành nhất. Thuật xem sao cho rằng, có 9 vị Tinh quân (Cửu diệu Tinh quân) lần lượt chi phối đến mỗi người theo chu kỳ nhất định. Cửu diệu Tinh quân gồm: Thái dương (Mặt trời), Thái âm (Mặt trăng), Thổ đức (Thổ tinh), Thủy diệu (Thủy tinh), Mộc đức (Mộc tinh), Thái bạch (Kim tinh), Vân hán (Hỏa tinh), La hầu và Kế đô. Mỗi Tinh quân “chiếu” vào một tuổi, đem theo điều cát hung, may rủi, trong đó La hầu và Kế đô là hai vị hung tinh đáng sợ nhất.
Sự thực về hai vì hung tinh La hầu, Kế đô
Các nhà khoa học định nghĩa thuật chiêm tinh là một “khoa học giả hiệu”, nó luôn lợi dụng các hiện tượng thiên văn, từ đó đưa ra những dự đoán có vẻ mang màu sắc khoa học, như những ảnh hưởng của điện trường, từ trường của những hành tinh đến sự sống…
Thực chất, cái tên La Hầu và Kế Đô xuất hiện trong thần thoại Ấn Độ cổ đại, đó là câu truyện kể về cuộc đấu tranh giữa các vị thần linh với ác quỷ để dành lại bảo vật. Với lòng hận thù, con Quỷ La hầu và Kế đô tìm cách nuốt thần Mặt trời và Mặt trăng mỗi khi chúng gặp, do đó có hiện tượng Nhật, Nguyệt thực, dân gian gọi là “Gấu ăn Trăng”, bởi vậy mới có tục gõ xoong nồi, thúng mủng… mỗi khi có thiên thực. Sau khi được du nhập vào Trung Hoa, La hầu và Kế đô hợp với 5 hành tinh và nhật, nguyệt trở thành Cửu diệu Tinh quân trong điện thần đạo Giáo.
Bên cạnh ý nghĩa về phương diện tôn giáo, La hầu, Kế đô còn là thuật ngữ trong Thiên văn, lịch pháp Á Đông cổ xưa. Sách Sử học bị khảo – quyển 1: Thiên văn khảo của Đặng Xuân Bảng viết: “Tính nhật nguyệt thực nên tìm 2 giao của La hầu Kế đô, là chỗ 2 đường hoàng đạo bạch đạo giao nhau, chính giao là La, trung giao là Kế” (trang 132). Đoạn khác viết: “La, Kế là chỗ hoàng đạo bạch đạo giao nhau, tính nhật thực nguyện thực, nên tính La Kế” (trang 145). Sách còn cho biết, La hầu còn được gọi là Thiên thủ (Đầu trời), Kế đô còn được gọi là Thiên vỹ (Cuối trời).
Từ quá trình quan trắc nhiều năm, các nhà thiên văn xưa phát hiện thấy Mặt trời chuyển động biểu kiến (từ tây sang đông) một vòng nhất định trên thiên cầu trong khoảng thời gian 365,2422 ngày, gọi là Hoàng đạo.
Mặt trăng cũng di chuyển trên thiên cầu theo một vòng nhất định quanh Trái đất gọi là Bạch đạo, chu kỳ này hết 27,32 ngày. Hoàng đạo và Bạch đạo không nằm trên một mặt phẳng mà chúng nghiêng trên nhau một góc 509′ tạo ra 2 giao điểm, nơi mà Bạch đạo và Hoàng đạo gặp nhau. Do Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, nên 2 giao điểm này cũng chuyển động.
Khi Mặt trăng di chuyển đến giao điểm ấy vào lúc xung đối (ngày vọng) sẽ xẩy ra nguyệt thực, và nếu là lúc giao hội (ngày sóc) sẽ xẩy ra nhật thực, vì đó là thời điểm cả 3 thiên thể cùng nằm trên một đường thẳng.
Như vậy, La hầu và Kế đô chỉ là 2 điểm phi vật thể trong không gian chứ không phải là những thiên thể ( tạp chí pi gọi đây là hai thiên thể vô hình), cho nên nó không phải là sao hay vì tinh tú như thuật xem sao chiếu mệnh nói. Mặt khác, nó di chuyển theo những chu kỳ nhất định liên quan đến việc tính toán nhật nguyệt thực trong lịch pháp. Không thể và không bao giờ có một điểm phi vật thể trong vũ trụ lại có ảnh hưởng, tác động đến sự sống trên Trái đất, hoặc chi phối tới từng con người .
Trong Chiêm tinh học Hindu (Joytisa astrology) và Vệ đà (Vedic Astrology) thì khi du nhập vào Đông Nam Á chúng ta gọi là Sao phiên âm ra tiếng Việt lần lượt là La Hầu – Kế Đô. Tuy nhiên La Hầu – Kế Đô không phải là sao mà là hai điểm vô hình đối lập đươc tạo ra bởi sự giao cắt hai quỹ đạo Mặt Trờivà Mặt Trăng với chênh lệch 5° khi quan sát từ Trái Đất.
RAHU- La hầu – KETU- Kế đô – – được phiên âm từ tiếng Phạn. Còn trong Chiêm tinh học Tây phương thì La Hầu là North node, Kế đô là South Node. Các giao điểm Mặt Trăng có tầm quan trọng  trong chiêm tinh học Vệ Đà,và ở mức độ hạn hẹp hơn trong chiêm tinh học phương Tây. Thông thường chỉ mỗigiao điểm Bắc được biểu thị trong các lá số tử vi, do giao điểm Nam theo định nghĩa luôn luôn nằm tại điểm đối diện trong biểu đồ chiêm tinh. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, giao điểm Bắc là Rahu còn giao điểm Nam là Ketu và cả hai đều được biểu thị trong biểu đồ.
Các giao điểm này được gọi bằng các tên gọi khác nhau tại mỗi nơi trên thế giới.
Do giao điểm thăng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía nam lên phía bắc, nên trong ngôn ngữ phương Tây, như trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là North node (giao điểm Bắc). Trong các tài liệu châu Âu cổ, nó được nói tới như là đầu rồng (Caput Draconis hay Anabibazon). Hình ảnh bên được trích ra từ cuốn Liber Astronomiae
Biểu tượng của giao điểm thăng là , một biểu tượng  và chiêm tinh cho đầu . Tương tự, giao điểm giáng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía bắc xuống phía nam, nên trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là South node (giao điểm Nam). Nó được biết tới như là đuôi rồng (Cauda Draconis hay Catabibazon),và biểu tượng của nó là đảo ngược của biểu tượng cho giao điểm thăng. Lưu ý rằng cái gọi là giao điểm Bắc trên thực tế có thể nằm ở phía nam của giao điểm Nam trong hành trình của chu kỳ nút.
DeEK9QOXUAAtQUU

Tôi thấy rằng đã có sự nhầm lẫn khi rất nhiều tác giả nói rằng Long Vĩ, Thủ Vĩ thuộc về Chiêm tinh học Trung Hoa. Hai khái niệm này hoàn toàn thuộc về Chiêm tinh học cổ Tây phương và đăc biệt là môn Tử Vi Đẩu Số cũng không thể do người Trung Hoa sang tạo ra.
Quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng khoảng 5,145° so với mặt phẳng hoàng đạo: vì thế Mặt Trăng có thể lên cao tới khoảng 5° về phía bắc của hoàng đạo và cũng chừng ấy thấp hơn về phía nam của hoàng đạo. Mặt phẳng hoàng đạo nghiêng khoảng 23,4° trên thiên xích đạo, mặt phẳng vuông góc với trục tự quay của Trái Đất. Kết quả là, một lần trong chu kỳ giao điểm 18,5996 năm, khi mà thời điểm xảy ra giao điểm thăng của quỹ đạo Mặt Trăng trùng với điểm xuân phân, thì Mặt Trăng đạt tới các xích vĩ xa nhất về phía nam hay phía bắc. Khi đó nó cũng có các điểm phương vị xa nhất về phía bắc hay phía nam để mọc và lặn trên đường chân trời; cao độ thấp nhất và cao nhất khi vượt qua kinh tuyến bầu trời (vòng Tí Ngọ); và những lần trông thấy đầu tiên về tiềm năng là muộn nhất của trăng mới. Ngoài ra, sự che khuất bởi Mặt Trăng đối với nhóm sao sáng trong quần sao Pleiades, nằm phía trên khoảng 4° về phía Bắc của hoàng đạo, xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn một lần trong mỗi chu kỳ giao điểm.
Cửu tinh theo Navagraha – là một khái niệm của thiên văn học và chiêm tinh học Ấn Độ. Graha (từ tiếng Phạn gráha—nắm giữ, cai quản) là những vị thần vũ trụ có ảnh hưởng lên đời sống của các sinh vật, đứa con của mẹ Đất Bhumidevi.
1) Surya Deva (sun) = MặtTrời – Đông – màu Vàng kim
2) Chandra (Moon) = Mặt Trăng – Tây bắc – màu Bạc
3) Budha (Mercury)=sao Thủy – Bắc – màu Xanh lục
4) Shukra(Venus)=sao Kim – Đông Nam – màu Trắng
5) Mangala(Mars)=sao Hỏa – Nam – màu Đỏ
6) Guru(Jupiter) =sao Mộc – Đông bắc – màu Vàng
7) Shani(Saturn)=sao Thổ – Tây – màu Đen
8) Rahu(north node) = La Hầu –Tây nam – màu Xanh đen
9) Ketu (south node )= Kế đô – ( chưa biết )
Theo Hindu có hai cách sắp xếp sơ đồ cửu tinh , nhưng cả hai cách đều lấy Mặt Trời làm trung tâm.
Ở sơ đồ Agama Prathishta, Surya mặt trời ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông của mặt Trời, Budha-Thủy tinh ở phía Nam, Brihaspati (Guru)- Mộc Tinh phíaTây, Shukra – Kim Tinh ở phía Bắc, , Mangala – Hỏa tinh ở Đông Nam, Shani – Thổ tinh ở Tây Nam, Rahu –La Hầu ở phía Tây Bắc và Ketu –Kế Đô ở Đông bắc.
Ởsơ đồ Vaidika Pradishta, Surya mặt trời vẫn ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông nam của mặt Trời, Budha-Thủy tinh ở phía Đông bắc, Brihaspati (Guru) – Mộc Tinh phía Bắc, Shukra – Kim Tinh ở phía Đông, , Mangala – Hỏa tinh ở phía Nam, Shani – Thổ tinh ở phía Tây, Rahu –La Hầu ở phía Tây Nam và Ketu –Kế Đô ở Tây bắc.
Theo phong tục xem tuổi hạn hàng năm La Hầu và Kế Đô là 2 trong số 9 sao (cửu diệu).
1) Thái Dương = MặtTrời
2) Thái Âm = Mặt Trăng
3) Thủy Tinh | Thủy Diệu = sao Thủy
4) Kim Tinh | Thái Bạch = sao Kim
5) Hỏa Tinh | Vân Hớn = sao Hỏa
6) Mộc Tinh | Mộc Đức = sao Mộc
7) Thổ Tinh | Thổ Tú = sao Thổ
8) La Hầu = ảo tinh là điểm giao cắt phía bắc
9) Kế Đô= ảo tinh là điểm giao cắt phía Nam

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...