Thursday, August 31, 2017

Xuân Trong Khoa Thiên Văn Học

Tết Nguyên Đán được gọi là Xuân Tiết. Nguyên có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và Đán là buổi sáng sớm. Tại Việt Nam, mùa xuân được tính bắt đầu từ tiết Lập xuân, khoảng ngày 5 tháng 2 và kết thúc vào tiết Lập hạ, khoảng ngày 5 tháng 5.
Db0dqFxWsAADjDv
Trong Thiên văn học, mùa xuân bắt đầu từ  tiết Xuân phân, khoảng ngày 21 tháng 3 ở Bắc bán cầu và ngày 23 tháng 9 ở Nam bán cầu. Mùa xuân kết thúc vào tiết hạ chí, khoảng ngày 21 tháng 6 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 12 ở Nam bán cầu. Trong Khoa Khí tượng, mùa xuân bao gồm toàn bộ các tháng Ba, Tư và Năm ở Bắc bán cầu và tại Nam bán cầu là thời gian của các tháng Chín, Mười và Mười Một.
Mùa xuân, trục quay của Trái Đất nghiêng tăng dần về phía Mặt Trời, và các giờ được chiếu sáng tăng dần lên, bằng hoặc lớn hơn 12 giờ mỗi ngày và tăng nhanh ở các vĩ độ lớn. Bán cầu có mùa xuân bắt đầu được sưởi ấm ở một độ khá ấm áp làm cho cây cối đâm chồi nở hoa.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).
Hiện nay, vì chênh lệch một giờ giữa Việt Nam (UTC +7) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (UTC +8), đôi khi Tết của Việt Nam không trùng ngày với Tết của Trung Quốc. Từ năm 1975 đến năm 2100, có 4 lần không trùng; đặc biệt năm 1985, Tết Việt Nam lệch với Tết Trung Quốc khoảng một tháng, do năm 1984 âm lịch Việt Nam không có tháng nhuận trong khi lịch Trung Quốc nhuận tháng 10.
Các hành tinh có trục tự quay không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo đều có hiện tượng mùa, bao gồm mùa xuân. Mùa xuân ở bắc bán cầu là khoảng thời gian bắt đầu khi hành tinh nằm ở điểm xuân phân (Ls = 0°) trên quỹ đạo, và kết thúc khi nó nằm ở điểm hạ chí (Ls = 90°). Mùa xuân ở bắc bán cầu trùng với mùa thu ở nam bán cầu, và mùa xuân ở nam bán cầu trùng với mùa thu ở bắc bán cầu.
Thời gian mùa xuân được coi là thời gian của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới (cho cả động và thực vật) và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu. Một trong các ngày lễ quan trọng của nhiều nền văn minh trên thế giới là lễ đón mừng năm mới, diễn ra vào mùa xuân; ví dụ như  Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.

Lịch sử ngành xuất bản sách

Sách được coi là một trong những người bạn thân thiết của con người. Sách giúp con người lưu lại tri thức, ghi lại những cảm xúc, những sự việc trong đời sống.
Ngày nay, sách đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống với cả những đứa trẻ mới đến trường hay những người già đã nghỉ hưu. Trải qua một thời gian dài phát triển, sách đã được thay đổi nhiều về cả hình thức và số lượng, và càng ngày càng dễ tiếp cận với công chúng hơn. Từ những dạng thô sơ như khắc trên đá, gỗ, đến giấy,… ngày nay chúng ta lại chứng kiến sự đa dạng của sách điện tử. Quá trình ấy được tóm lược trong infographic dưới đây. 

http://vietbao.vn/Cong-nghe/Infographic-Lich-su-nganh-xuat-ban-sach/2131859672/217/

Friday, August 25, 2017

XUẤT BẢN SÁCH - QUY TRÌNH XUẤT BẢN


Để xuất bản một cuốn sách tại Việt Nam phải qua một số khâu. Điều quy định bắt buộc là cuốn sách đó phải được cấp phép của một nhà xuất bản bất kì trong số xấp xỉ 60 Nhà xuất bản đang hoạt động tại nước ta hiện nay. Các nhà xuất bản thuộc quản lý trực tiếp của bộ, ban, ngành, cơ quan,…nhưng tất cả được quản lý chuyên ngành bởi Cục Xuất bản – Bộ thông tin truyền thông.
Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu quy trình xuất bản một cuốn sách (xuất bản lần đầu tiên và tái bản, sách viết và dịch, bao gồm tất cả các thể loại), gồm các khâu cụ thể.
Thông tin chung: Khổ sách – Loại giấy – Loại bìa
Trước tiên đối với từng thể loại sách, và ứng với ý thích của mình, các tác giả chọn cho cuốn sách của mình các thông số, cách thức sau để xuất bản
Khổ sách: Hiện trên thị trường Việt Nam có các khổ sách phổ biến sau (thông số đứng trước là chiều ngang, đứng sau là chiều đứng cuốn sách, tính theo chiều thuận của bìa sách): 10 cm x 15,5 cm; 13 cm x 19 cm; 13 cm x 20,5 cm; 13,5 cm x 20,5 cm; 14,5 cm x 20,5 cm; 16 cm x 24 cm; 19 cm x 27 cm.
Loại giấy: Thông thường sách in một màu người ta hay chọn các loại giấy sản xuất trong nước như Bãi Bằng, Tân Mai,…về độ trắng có chỉ số: 84 - 92 ISO. Định lượng (độ dày): 55 - 120g/m2. Nếu in màu sử dụng giấy Couche hoặc Duplex, định lượng từ 80 – 120g/m2.
Loại bìa: Có 2 loại chính: Bìa cứng (bìa được làm bằng các tông và bọc); bìa mềm (thường thường được in giấy couche định lượng 200 – 300g/m2)
Sách được đóng gáy bằng ép keo hoặc khâu chỉ, ép keo


Thủ tục xin giấy phép xuất bản
Khâu đầu tiên và bắt buộc là làm thủ tục xin giấy phép xuất bản.
Tác giả hoặc công ty đại diện chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung cuốn sách, gửi bản thảo (in ra trên giấy A4 hoặc bản file) cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Các sách thuộc diện cấm xuất bản không được cấp giấy phép xuất bản (tham khảo thêm luật xuất bản). Các nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định chung đề xuất báo cáo với cơ quan chủ quản và Cục xuất bản. Khi được sự đồng ý thì mới được cấp giấy phép xuất bản. Giấy phép được kí bởi Giám đốc hoặc Phó giảm đốc được ủy quyền của các NXB, và có thời hạn ghi rõ trên giấy phép, nơi chỉ định in xuất bản phẩm.
Chế bản điện tử
Sau khi được cấp giấy phép xuất bản, dữ liệu cuốn sách được đánh máy và trình bày lại theo khổ sách được chọn in, và được in ra trên một loại gọi là giấy can (Giấy can (tiếng Pháp: Papier calque - giấy để sao chép, đồ lại) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua) và chuyển đến nhà in.
Thiết kế bìa
Bìa được thiết kế để minh họa cho nội dung cuốn sách. Một số quy định là bìa 1 (bài trước của cuốn sách) phải ghi rõ tên tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản. Bìa 4 phải ghi rõ giá tiền, mã vạch chuẩn,…. Tác giả được in hình ở bìa 4 để giới thiệu. Bìa cấm quảng cáo bất kì loại gì.
In – gia công – đóng gói
Xong khâu này sách mới được là thành phẩm. 
Phát hành
Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng phải nộp lưu chiểu lên Nhà xuất bản đã cấp phép, sau thời hạn ít nhất 7 ngày sách không có vấn đề gì mới được phát hành. Các nhà xuất bản khi cho phát hành phải có lệnh phát hành
Các cá nhân và tổ chức đều có thể xuất bản tác phẩm của mình, miễn là tuân thủ theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam.
Biểu giá dịch vụ bao gồm từng khâu
1. Quản lý phí (nộp các nhà xuất bản)
2. Thiết kế trình bày - Chế bản điện tử
3. Vẽ bìa
4. In
Giá sẽ phụ thuộc vào khổ sách, chất lượng giấy, hình thức bìa, số lượng in,…(bao gồm các khâu trong Quy trình xuất bản)

Nghề biên tập sách ( P2 )

Bạn ư? Bạn giống như một kiểu nhạc trưởng, kiến trúc sư, hay một đạo diễn vậy. Đây nhé, bạn có thể phải cùng với tác giả thiết kế nên cấu trúc cuốn sách, một bộ xương sống để tác giả đắp da đắp thịt vào. Khi tác giả đã có một nội dung tàm tạm, bạn xem xét tổng thể và có thể đề nghị tác giả thêm chỗ này bớt chỗ kia đảo chỗ nọ tách chỗ ấy nhập chỗ khác. Sau đó bạn soi từng dòng từng chữ một cách tỉnh táo xem tác giả viết đã đúng chưa (đúng sự thực, đúng nhân vật, đúng tình cảm, đúng tình huống, đúng chính tả,…), và viết hay chưa. Nếu cuốn sách có ảnh hoặc cần ảnh, bạn sẽ phải lục lọi các nơi tìm kiếm, hoặc chọn trong hàng lô lốc ảnh tác giả gửi để chọn những tấm đẹp nhất, phù hợp nhất, và bạn phải quyết định đặt ảnh vào những phần nội dung nào để đạt hiệu quả minh họa tốt nhất. Bạn có thể phải tìm người viết lời giới thiệu hay lời bạt hay vài câu nhận xét, nếu như cuốn sách cần phải thế. Hoặc chính bạn phải là người viết lời giới thiệu đó luôn. 


Bạn sẽ nghĩ về tên sách, có rất nhiều cái tên không hay, và bạn nhất định phải đổi. Thực tế cho thấy nhiều cái tên sách là do biên tập viên sửa lại, hoặc nghĩ ra, hay hơn hẳn cái tên ban đầu tác giả đặt. Stephen Hawking đầu tiên đặt một cái tên khác cho cuốn sách “Lược sử thời gian” nổi tiếng - mà người ta nhất định phải có trên giá, nhưng không nhất định đã đọc - của ông: “Tựa đề ban đầu của tôi là “From the Big Bang to Black Holes: A Short History of Time, nhưng biên tập viên của tôi, Peter Guzzardi, đã chỉnh sửa một chút, và đổi “Short” thành “Brief”. Đó là một chiêu hay của người giỏi và đã góp phần vào sự thành công của cuốn sách. Đã có nhiều “lược sử” thuộc loại này kể từ đó, thậm chí cả "A Brief History of Thyme." Khi nội dung bản thảo đã hoàn chỉnh, bạn phải cho ý kiến về thiết kế mỹ thuật cuốn sách, sách thiết kế chân phương hay vui nhộn, bay bổng hay gọn gàng. Nếu sách là sách ảnh, thì bạn còn phải tham gia vào phần mỹ thuật nhiều hơn nữa. Bạn phải chọn ảnh cho bìa, tấm ảnh nào đẹp nhất và nói lên được đầy đủ nhất tinh thần cuốn sách. Còn nếu bìa do họa sĩ vẽ, bạn phải cho ý kiến về màu sắc, bố cục. Tổ chức các phần chữ trên bìa, bao gồm tên sách ở bìa 1, giới thiệu về tác giả ở bìa 2, phần nhận xét ngắn của những người uy tín ở bìa 3 và phần giới thiệu tác phẩm ở bìa 4, đương nhiên là việc của bạn luôn. Công việc này cũng chẳng hề đơn giản, vì bạn phải giới thiệu về tác giả ngắn nhất và hay nhất, bạn phải viết giới thiệu

Bạn phải kiểm soát khâu đọc chính tả/mo rát của người khác. Có khi người đọc mo rát sửa đúng thành sai hoặc không hiểu ý đồ của bạn. Bạn phải bám sát từng công đoạn một để cuốn sách ra đúng tiến độ, nhất khi cuốn sách ấy cực gấp. Bạn cũng phải dự đoán khả năng bán để đề nghị số lượng in chính xác, tránh bị đứt sách hoặc tránh bị thừa nhiều sách. Khi sách in ra, bạn phải lo truyền thông cho nó. Bạn tham gia tổ chức ra mắt cuốn sách đó, kịch bản chương trình thế nào, khách mời là ai, nếu cần thậm chí bạn phải dẫn chương trình ra mắt luôn, vì bạn là người hiểu nó nhất. Rồi tiện thể bạn phải viết bài review đăng báo, vì chẳng ai biết rõ nó như bạn. Bạn phải viết

thông cáo để gửi cho báo chí, rồi đưa thông tin trên facebook, website vì rốt cục, bạn khó nhường việc đó cho ai.

Sau đó bạn phải theo dõi tình hình tiêu thụ sách, có cần in tiếp hay không và bao nhiêu. Bạn cần biết phản hồi của độc giả thế nào. Bạn phải xem sách có cần hậu kiểm không. Tất cả những điều này giúp tạo nền tảng thông tin cho những dự định kế tiếp. 

Đương nhiên, bạn cũng phải thực hiện việc ký hợp đồng với tác giả. Bạn cũng cần chăm sóc tác giả bằng cách theo dõi việc trả nhuận bút cho tác giả đúng thời hạn, thăm hỏi mỗi dịp lễ tết, giúp đỡ một số việc riêng trong khả năng. Giả dụ bạn có giúp tác giả đặt phòng khách sạn và vé máy bay nếu họ ở nước ngoài về, thì đó cũng là chuyện thường ngày ở huyện mà thôi. Không phải bất cứ cuốn sách nào, bất cứ biên tập viên nào cũng phải làm đầy đủ mọi công đoạn như vậy. Tùy mỗi cuốn, tùy mảng sách mà biên tập viên phụ trách thì các công đoạn sẽ có độ gia giảm nhất định (ví như biên tập sách mua bản quyền từ nước ngoài thì không có việc phải xây dựng nội dung sách, nhưng lại phải tổ chức dịch). Nhưng nói chung đó là một quy trình gần như đầy đủ cho một cuốn sách ra đời. 

Như vậy, thực ra bạn cũng kinh ra phết. Bảo sao bạn không thấy mình là cả thế giới.

Bạn sẽ thấy nhiều khuôn mặt mang hình dấu hỏi to tướng khi bạn xưng (một cách tự hào) là biên tập viên sách. Nhiều người không hiểu đó là cái việc quái gì. Nhiều người hỏi lại: bán sách hả? Nhiều người nghĩ ngay: à, đọc chính tả í mà (thường quá, ai biết đọc biết viết mà chẳng biết đọc chính tả). Tóm lại đấy là một cái tên hết sức mù mờ. Chẳng như các nghề khác, bác sĩ chẳng hạn, rất rõ nhá: chữa bệnh, nhà giáo chẳng hạn: dạy học. Còn biên tập sách là làm gì chứ? 

Thực ra biên tập viên là cái tên chung chung của người làm trong ngành báo chí, xuất bản. Nhưng trong nhiều trường hợp người biên tập các mảng khác có lựa chọn thay thế. Ví dụ, xưng là biên tập viên báo, người ta à ngay, nhà báo chứ gì. Xưng là biên tập mỹ thuật, à, họa sĩ chứ gì. Còn biên tập viên sách? Khéo ngay cả mẹ bạn cũng chẳng biết chính xác là bạn làm gì. Bạn sẽ rất sung sướng nếu khi xưng là biên tập viên sách, người ta sẽ à lên, bảo, nhà sách chứ gì. Nhà sách nghe chẳng thú vị hay sao, nhưng tiếc thay từ đó bây giờ đã được dùng để chỉ các cửa hàng sách lớn hoặc các đơn vị xuất bản tư nhân. Bạn cũng có thể xưng: tôi làm sách, nhưng đảm bảo người đối diện bạn hiểu được chết liền. 

Nếu ai đó thực sự rỗi rãi nghe bạn giải thích, thì bạn sẽ phải nói lại tối thiểu một đoạn như ở trển. Còn nếu bạn muốn cho nhanh đỡ lằng nhằng, bạn đáp, vâng, tôi bán sách, vâng, tôi đọc chính tả. 

Thế còn tác giả, người bạn đã cùng song hành suốt thời gian (có thể là hàng năm) cho đến khi cuốn sách ra đời và đến tay công chúng thì sao? Có những người đánh giá rất cao lao động của bạn. Ví như Stephen Hawking nhắc bên trên đã rất trân trọng biên tập viên Peter Guzzardi khi biên tập cuốn Lược sử thời gian, giúp nó trở thành một cuốn sách bán chạy nhất với hơn 10 triệu bản được bán trên toàn thế giới (theo Paris,Natalie, 2007-04-26, "Hawking to experience zerogravity", The Daily Telegraph, London). Hawking nói: “Peter Guzzardi, biên tập viên của tôi ở nhà xuất bản Bantam Books đã gửi cho tôi rất nhiều trang nhận xét và yêu cầu về những điểm ông cảm thấy tôi giải thích chưa thật thỏa đáng lắm. Tôi cũng phải thú nhận rằng tôi đã cảm thấy rất bực mình khi nhận được những bản liệt kê dài gồm những điều cần phải sửa đổi, nhưng ông đã hoàn toàn có lý. Tôi tin chắc rằng cuốn sách sở dĩ hay hơn chính là do ông đã bắt tôi phải làm việc cật lực.”

Nhưng có nhiều người (chiếm phần đông) cho rằng thực ra bạn có làm gì mấy đâu nhỉ. Đôi khi họ chỉ biết giục và giục, sách có chưa, có sách chưa, làm gì mà giờ chưa có, trong khi bạn đang vắt chân lên cổ. Họ cho sự nhiệt tình của bạn và nhà xuất bản của bạn chỉ là vì muốn kiếm thật nhiều tiền từ công sức của họ. Họ chẳng đếm xỉa đến tình cảm bạn dành cho cuốn sách của họ - cuốn sách mà sau bao lâu gắn bó và chăm chút cho nó, bạn đã coi như cuốn-sách-của-chính-mình, bạn yêu nó và tự hào về nó không kém gì tác giả. Thế nhưng trong rất nhiều lời cảm ơn họ dành cho những người giúp cuốn sách ra đời, rất có thể tên của bạn không bao giờ được kể.

Biên tập viên sách

Công việc biên tập sách là công việc hết sức quan trọng để xuất bản một cuốn sách.
Biên tập viên - âm thầm làm “bà đỡ” cho tác phẩm

Thợ - biên tập sách không đồng nghĩa với một viên chức ăn lương nhà nước, quen với tác phong sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Sau 8 giờ ở cơ quan là coi như dứt hẳn lịch làm việc một ngày. Những trang giấy con chữ đều lùi lại phía sau. Thực tế, có không ít người khi chọn nghề biên tập, là gắn bó hết thời gian riêng của mình bên trang sách. Có người nói đùa rằng: “Chúng tôi là nghệ sĩ trang sách”. Tuy nhiên, nhiều người, cùng với công việc là niềm đam mê với sách, họ gắn bó với sách như chính gia đình mình, bỏ cả thời gian nghỉ ngơi, vùi đầu vào đọc và biên tập, cũng có khi do NXB giao thời hạn mà phải làm thâu đêm suốt sáng. Mấy ai hiểu được công việc của người biên tập, cứ nghĩ ngồi một chỗ đọc sách là nhàn hạ, là không hao tâm khổ tứ. Làm cả đời với con chữ chỉ để cho người đọc được những trang sách hay. Biên tập viên chính là “bà đỡ” cho cuốn sách ra đời. Ấy thế mà, đến bây giờ, có những người đã không sắm nổi vai người biên tập, huống hồ là “nghệ sĩ của trang sách” chỉ vì áp lực công việc và không được công nhận ít nhất là một chức danh để đời.

Nghề biên tập không chỉ là năng khiếu

Năng khiếu là nhân tố bẩm sinh, là cơ sở cho sự phát triển tài năng của một nghệ sĩ - biên tập. Nghệ sĩ ở đây không phải là tác phong làm việc cưỡi ngựa xem hoa, đọc bản thảo qua loa, để lọt ra thị trường những ấn phẩm yếu kém cả về hình thức lẫn chất lượng. Một biên tập thực thụ phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên sâu về một lĩnh vực học thuật nào đấy để có thể thẩm định được bản thảo mà cộng tác viên gửi gắm cho mình.

Từ xa xưa, các tác phẩm nổi tiếng, các công trình sử học, văn học được lưu lại cho hậu thế ngày nay cũng nhờ vào công sức và trí tuệ của biết bao người biên tập vô danh. Họ phải ngồi hàng tháng để đọc đi đọc lại một bản thảo viết tay, hoặc đánh máy vi tính từng lỗi chính tả, từng đấu chấm, dấu phẩy… nhưng vẫn phải tôn trọng ý kiến của tác giả bản thảo, Nghĩa là, phải đạt đến một trình độ thẩm thấu tác phẩm, người biên tập mới có thể sửa chữa những lỗi sai nghiêm trọng, câu chữ lẫn văn phong của tác giả để cho ra đời một tác phẩm hay.

Biên tập viên Đới Thị Kim Thoa, một người làm việc hơn 10 năm trong nghề ở NXB Chính trị hành chính cho biết: “Một bản thảo phải đọc ít nhất 4 lần, đọc bông, đọc soát trang, theo dõi tác phẩm một quy trình từ bản thảo đến khi xuất bản, có lẽ chúng tôi còn hiểu tác phẩm và đọc nhiều hơn tác giả của nó. Không chỉ thế nhiều lúc chúng tôi còn phải kết cấu lại hết toàn bộ tác phẩm đối với những người viết còn non, chúng tôi nói đùa với nhau, tên tác giả cuốn sách là chúng tôi thì hợp lí hơn”.
Thế mà, khi cầm một cuốn sách trên tay, việc đầu tiên mà bạn đọc quan tâm hẳn phải là tên tác giả, sách tác giả trong nước hay sách dịch, thậm chí dịch từ ngoại ngữ nào…Thử hỏi mấy ai chú ý đến cái tên “người biên tập” được ghi ở trang sau cùng của ấn phẩm theo luật định. Trong số hàng nghìn cuốn sách ra đời hằng năm, đã không ít người biên tập phải bỏ công theo đuổi từ A đến Z. Cái tên “bà đỡ” về mặt tinh thần mà người biên tập được mệnh danh mới quan trọng làm sao. Công việc của họ là một thứ lao động “rót dầu” thầm lặng, một loại lao động tỉ mỉ, thầm lặng và cũng căng thẳng, đòi hỏi phải hao nhiều tâm trí và bút lực chẳng kém một nghề lao động nặng nhọc chân chính nào. Khi tác phẩm ra đời, được giải thưởng này nọ, người đầu tiên được vinh danh là tác giả, sau đó là nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản, còn chẳng bao giờ nhắc tới tên người biên tập. Biên tập Đới Thị Kim Thoa tâm sự: “khi bản thảo sai thì chúng tôi chịu trách nhiệm đầu tiên. Làm hàng nghìn việc tốt thì chẳng ai nhắc đến, nhưng chỉ cần sai sót một tí bằng móng tay thì lại kêu lên kêu xuống”.
Nghề biên tập sách cũng vất vả như những nghề khác. Tuy nhiên, họ vẫn chưa được công nhận một cách xứng đáng. Cùng mang chức danh biên tập, cũng là tác giả của không ít bài báo, trang sách nhưng nếu công tác tại tờ báo nào đấy sẽ được hưởng lương nghiệp vụ, được cấp Thẻ Nhà báo, để hành nghề và kèm theo một số ưu tiên cần thiết, nếu có quá trình cống hiến thì được thưởng huy chương “Vì Sự nghiệp Báo chí Việt Nam”... Người ta tự hào vì nhà văn, nhà báo, nhà thơ, chứ chưa thấy ai khoe là biên tập viên xuất bản! Có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, anh hùng lao động ngành này, lĩnh vực này, lĩnh vực nọ, nhưng xuất bản thì không thấy.

Thursday, August 24, 2017

Biên tập viên làm gì ?

Biên tập là biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản” đó là công việc của biên tập viên.
Một cách chính xác, biên tập viên không phải là một nghề mà là một vị trí công việc, xuất hiện trong các lĩnh vực như Báo chí, Truyền hình, Xuất bản… Đây thường là vị trí yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm, đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của người làm bởi những người biên tập chính là người nâng cao chất lượng, đảm bảo tính chính xác của các bản thảo văn học, bài viết của phóng viên hoặc chỉnh sửa kịch bản cho các chương trình truyền hình.

Biên tập viên làm gì?

Có lẽ sẽ rất nhiều người muốn biết nhiệm vụ thực sự của một  biên tập viên trong toàn soạn là gì? Nếu câu hỏi này được đặt cho một người bình thường thì có thể câu trả lời chỉ là sửa lỗi các bài viết. Nhưng nếu đặt câu hỏi này với một biên tập viên thực sự thì câu trả lời sẽ khác: từ nghe ngóng họp bàn về tin tức, chỉ định đề tài, làm việc với phóng viên, cho tới sửa bài và chỉ dẫn dàn trang….
  • Đối với lĩnh vực Báo chí, khi một phóng viên đi viết bài về, việc đầu tiên họ làm chính là giao bài cho biên tập viên, người sẽ kiểm tra thông tin, đọc lại, góp ý về cách viết và sửa chữa bài viết. Ngoài các lỗi về diễn đạt thông thường, bài viết có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như thông tin bị xuyên tạc, bịa đặt một cách cố tình (hoặc vô tình). Biên tập viên sẽ là người bảo vệ uy tín của toàn soạn và các phóng viên bằng việc kiểm định các thông tin này trước khi chúng được xuất bản. Vì kinh nghiệm và kỹ năng uyên bác, họ cũng tham gia vào công việc định hướng nội dung cho cả tòa soạn. Nói cách khác, vai trò của họ trong tòa soạn chính là tạo ra sản phẩm có chất lượng và diện mạo tốt nhất tới tay người đọc;
  • Trong lĩnh vực Truyền hình, các biên tập viên thực chất chính là các phóng viên truyền hình. Không “nhàn nhã” như hình ảnh chỉ ngồi đọc tin lúc lên hình, trước đó họ là người lên ý tưởng, tìm kiếm nguồn tin, lấy tin, biên tập thành bản tin, đọc tin và đảm bảo công việc ghi hình để bản tin của mình luôn “đáng xem” nhất. Họ phải luôn sáng tạo trong việc dẫn dắt, khai thác vấn đề, lựa chọn và khai thác nhân vật phỏng vấn phù hợp, cũng như ứng biến với muôn vàn tình huống có thể xảy ra khi bắt đầu ghi hình;
  • Trong lĩnh vực Xuất bản, một biên tập viên đã từng viết như sau về nghề của mình: “Đây nhé, bạn có thể phải cùng với tác giả thiết kế nên cấu trúc cuốn sách, một bộ xương sống để tác giả đắp da đắp thịt vào. Khi tác giả đã có một nội dung tàm tạm, bạn xem xét tổng thể và có thể đề nghị tác giả thêm chỗ này bớt chỗ kia. Sau đó bạn soi từng dòng từng chữ một cách tỉnh táo xem tác giả viết đã đúng chưa (đúng sự thực, đúng nhân vật, đúng tình cảm, đúng tình huống, đúng chính tả,…), và viết đã hay chưa. Nếu cuốn sách có ảnh hoặc cần ảnh, bạn sẽ phải lục lọi các nơi tìm kiếm, hoặc chọn trong hàng lô lốc ảnh tác giả gửi để chọn những tấm đẹp nhất, phù hợp nhất, và bạn phải quyết định đặt ảnh vào những phần nội dung nào để đạt hiệu quả minh họa tốt nhất. Bạn sẽ nghĩ về tên sách, có rất nhiều cái tên không hay, và bạn nhất định phải đổi v.v…”.

Bạn biết gì về nghề copywriter ?

Bạn có thể đã nghe nói đến nghề copywriter nhưng khi được hỏi làm copywriter là làm gì thì lại hết sức lúng túng để giải thích nó. Thậm chí ngay cả khi bạn rất thích nghề này vì bạn được nghe những người làm nghề này kể chuyện về công việc của họ, nhưng thực sự không mấy người tưởng tượng hết công việc của một copywriter.Copywritting là gì?Trước khi hiểu về copywriter, chúng ta nên tìm hiểu xem copywriting là gì. Đây là một công việc mà người ta dùng ngôn ngữ viết ra để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm. Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản viết, hoặc các quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình cũng như trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác.
Mục đích chính của những "văn bản marketing" (marketing copy) này hay còn gọi là "ngôn ngữ quảng cáo" (promotional text) là để nhằm thuyết phục người nghe, hoặc người đọc, hành động - để mua một sản phẩm hoặc đăng ký một dịch vụ, hoặc đưa ra một quan điểm nào đó. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm một việc ngược lại là gây sự chú ý của người tiếp nhận và khiến họ không đồng tình và thể hiện thái độ của mình bằng một hành động hoặc niềm tin nào đó.
Copywriting có thể bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Các copywriter có thể đóng góp ý tưởng và ngôn từ của họ cho các ấn phẩm quảng cáo, như các cataloge, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcards, website, email, thư, và các hình thức quảng cáo khác.
Trên các website, copywriting thể hiện ở phương pháp viết và sử dụng từ ngữ có khả năng tăng thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Thường được hiểu là "content writing" - soạn nội dung. Người viết phải soạn nội dung một cách chiến lược để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm thấy trang web của mình.
Copywriter là ai?
Một copywriter có thể là người làm việc độc lập, tự làm cho chính mình, vì họ có những hợp đồng làm việc độc lập hoặc làm "tay ngang" cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Họ cũng có thể làm việc như một nhân viên bình thường trong một tổ chức nào đó, thường là các công ty quảng cáo, các công ty PR, các phòng quảng cáo của những công ty lớn, các đài phát thành, truyền hình, báo hoặc tạp chí.
Một copywriter thường hoạt động như là một thành viên của một nhóm thực hiện quảng cáo. Thông thường, các phòng, các công ty quảng cáo, thường làm việc với copywriter thông qua một vị trí là giám đốc sáng tạo - Art Director. Người làm copywriter phải có trách nhiệm thực hiện phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo, và giám đốc sáng tạo sẽ biến nó thành hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp nhận. Cả hai vị trí này đều phải tỏ ra hết sức sáng tạo, hiệu quả, có sức thuyết phục.
Nghề copywriter cũng khá giống với nghề technical writer. Để phân biệt hai nghề này, có thể nói rằng người làm technical writer là người viết ra để thông tin tới người đọc hơn là để thuyết phục họ. Ví dụ, người làm copywriter phải viết một đoạn quảng cáo để bán được một chiếc xe, trong khi người làm technical writer là người viết hướng dẫn sử dụng chiếc xe đó.
Nghề copywriter đôi khi còn bị nhầm với nghề copyright bởi vì phát âm gần giống nhau. Tuy nhiên đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.
Trên thế giới có rất nhiều copywriter nổi tiếng như David Ogilvy, William Bernbach, Robert W. Bly, Gary Bencivenga, Dominik Bjegovic, Jay Abraham, Clayton Makepeace, Larry Owen, Patrick Pacacha, and Leo Burnett.
Hiện nay, nghề này đang rất phát triển, nhất là khi internet là một kho công cụ vô tận trợ giúp đắc lực cho những người làm nghề này.

Biên tập sách: Nghề không dễ!

Nhọc nhằn, lay lắt kiếp “sống mòn”, các biên tập viên nhận mức lương “bèo bọt” để làm một công việc đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ, kiên nhẫn, tỉ mỉ, khoa học và bất cứ sai phạm nào cũng có thể trở nên nghiêm trọng   Biên tập viên (BTV) là nghề đặc thù, người “gác cửa” cho bất cứ ấn phẩm nào có thể ra đời.  Kể cả các tác giả nổi tiếng nhất, khi sách đã nằm trong quy trình xuất bản đều phải chịu sự xem xét, cắt xén, điều chỉnh của các BTV. Người ký quyết định xuất bản ấn phẩm đương nhiên chỉ duyệt khi đã có đầy đủ chữ ký của các bộ phận, mà đầu tiên là của các BTV.
Danh vị sang trọng
Trong các buổi lễ ra mắt sách mới và trước công chúng, hễ giới thiệu về những người có công góp phần cho cuốn sách ra đời, bao giờ BTV cũng được nhận lời cảm ơn trân trọng nhất từ tác giả hoặc đối tác xuất bản.
Bìa cuốn “Biên niên ký chim vặn dây cót” của Haruki Murakami và bìa cuốn tiểu thuyết “Từ điển Khazar” - những cuốn sách được chuyển ngữ bởi dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng - một trong những biên tập viên kỳ cựu của Công ty Nhã Nam BTV nhà xuất bản (NXB) có khi là nhà văn hóa lẫy lừng. Một trong những nhà văn hóa lẫy lừng làm BTV đó là ông Nguyễn Hữu Ngọc - giỏi 5 ngoại ngữ và có nhiều năm công tác ở cả trong và ngoài nước với vai trò tổ chức bản thảo cho NXB Thế giới - đã biên tập rất nhiều ấn phẩm thuộc hàng kinh điển. Một số người ngay cả khi đã thành danh vẫn trực tiếp biên tập bản thảo cho lứa đàn em đi sau, như nhà thơ Phạm Sỹ Sáu (NXB Trẻ) chẳng hạn. Đã có quá nhiều ấn phẩm thuộc hàng “ca khó” đến mức tưởng như không thể xuất bản nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc sau khi đi qua bàn tay xử lý của nhà văn Tạ Duy Anh, người đã ngồi ở NXB Hội Nhà văn mấy chục năm liền với vai trò biên tập. Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng (thuộc Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam) - một trong những dịch giả dịch thành công tác phẩm của Haruki Murakami sang tiếng Việt - cũng là một trong những BTV được tin tưởng bởi vốn ngoại ngữ và kiến thức rộng ở ông nên rất nhiều ấn phẩm đầy tính học thuật và chiều sâu văn hóa ra đời qua tay ông xử lý.
Thế nhưng, BTV dù giỏi đến đâu vẫn không thể nào tránh được vài lần sai sót. Mỗi khi phát hiện ra sự cố đối với ấn phẩm, điều đầu tiên ai cũng hỏi là BTV nào chịu trách nhiệm? Lãnh đạo còn có thể né tránh chứ BTV chính là người làm việc trực tiếp với ấn phẩm không thể nào né tránh trách nhiệm được.


Phận “sống mòn”
Không phải ai cũng biết được rằng mức lương trả cho vị trí BTV của các NXB vô cùng ít ỏi. Sự cay nghiệt của nghề này ở chỗ vị trí BTV chẳng khác nào chuyên viên nên yêu cầu về trình độ, kiến thức, ngoại ngữ thì rất cao nhưng lương cơ bản theo hệ số quy định chỉ có thế. Chẳng ai sống được với đôi ba triệu đồng mỗi tháng, mà mức thu nhập đó có thể sẽ là tương lai lâu dài, thậm chí mãi mãi nếu chấp nhận kiếp “sống mòn” làm BTV ở NXB như hiện nay. Nhưng ngay cả như thế, muốn được chấp nhận cũng không hề dễ dàng vì có rất nhiều người lớn tuổi hơn, nhiều năm kinh nghiệm hơn và vốn văn hóa, tri thức “đầy mình” hơn cũng đang ngồi ở đó, khó mà thế chỗ.
Có cả ngàn nhân sự đã chấp nhận hằng ngày đến NXB chỉ để pha trà, rót nước hoặc góp sức không nhận thù lao biên tập những bản thảo mà sau khi xuất bản chỉ được đề tên các bậc đàn anh hoặc nhận lấy một vài bản thảo dạng “không ai muốn sờ đến” để tập tành xử lý. Tiếng là làm dự án nhưng sách không bao giờ được in thì tất nhiên kế toán cũng chẳng thể duyệt chi công xá gì cho các cộng tác viên kiểu này. Rất nhiều người sau vài năm miệt mài bán sức lao động, đến cả lương cơ bản cũng không được nhận, lại ngậm ngùi rời các NXB.
Muốn lương cao thì phải ứng tuyển làm BTV của các công ty làm sách tư nhân. Muốn nhanh chóng khẳng định năng lực vượt trội cũng phải phấn đấu ở các công ty tư nhân. Dịch giả Cao Việt Dũng nhiều năm liền làm trưởng phòng văn học nước ngoài của Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam nhưng với cá tính đặc biệt của người làm công việc dính dáng rất nhiều đến sáng tạo, anh cũng khó lòng yên vị ở một NXB nào. Tương tự, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng cũng có nhiều va chạm mạnh về nghề trước khi lui về làm cho công ty sách tư nhân.
Khi các NXB hầu như bị đẩy lùi về vị trí “ngồi chơi xơi nước” và nhiều NXB quanh năm chỉ làm một việc duy nhất là “bán giấy phép” thì đương nhiên vai trò BTV ở các NXB cũng không còn được xem trọng. NXB vẫn duyệt hồ sơ theo các bước của quy trình, trên tờ giấy phép cũng như trên trang lưu chiểu của ấn phẩm vẫn có tên BTV chịu trách nhiệm nhưng tính chất “gác cửa” cho ấn phẩm đã hầu như không tồn tại vì vai trò đó thực sự đã chuyển giao sang các công ty tư nhân.

Biên tập viên không tên
Từ khi sách được làm bởi các công cụ tìm kiếm và cung cấp kiến thức nhanh hơn, rẻ hơn trên mạng internet, các công ty sách tư nhân phát triển rầm rộ, tỏ rõ ưu điểm nhanh nhạy của mình trong việc “săn” xuất bản phẩm mới từ nước ngoài và ưu ái các tác giả trong nước. Đội ngũ BTV xuất bản phẩm theo đó phát triển nhanh ở các công ty sách tư nhân, đóng vai trò gần như quyết định chất lượng các bản thảo trước khi xin giấy phép liên kết xuất bản mặc dù không có tên trong ấn bản.

Tuesday, August 22, 2017

Tìm Hiểu Ngành Xuất Bản ( P2 )

Xuất bản là gì?
Có thể bạn đã từng cầm trên tay một cuốn sách thật thú vị và cảm động – cuốn Không gia đình của Hector Malot. Độc giả trên khắp thế giới đều đọc cuốn sách này. Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng xem, cuốn sách tuyệt vời ấy sẽ mãi mãi chỉ nằm trong ý tưởng hoặc trên những trang viết tay của nhà văn người Pháp nếu như không được nhà xuất bản nào đó xuất bản ra. Và bạn cũng sẽ chẳng bao giờ có cuốn sách ấy trên tay nếu như không có một nhà xuất bản khác tại Việt Nam dịch và xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt.
Vậy đó, bạn có thể hiểu thật giản dị rằng xuất bản là hoạt động tổ chức nội dung, in ấn, phổ biến các ý tưởng dưới dạng văn bản như sách, báo, tạp chí… hay hiện đại hơn là những cuốn sách điện tử (sách ghi trong đĩa CD).
1(1)
Một số nghề nghiệp trong ngành Xuất bản:
– Biên tập viên: là những người trực tiệp nhận và hoàn thiện bản thảo của tác giả. Họ còn là những người đưa ra ý tưởng, mời người cộng tác, nắm vai trò mắt xích chung điều phối quá trình ra đời một ấn phẩm xuất bản. Khi bản thảo được chấp nhận, biên tập viên sẽ cùng tác giả chỉnh sửa, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trước khi cuốn sách ra mắt bạn đọc.
– Họa sĩ nhà xuất bản (Biên tập họa): là những người chịu trách nhiệm thiết kế, trình bày sách bằng các thao tác như vẽ bìa, vẽ hình minh họa, chọn khổ sách, kiểu chữ v.v… Họ cũng điều phối, thẩm định, biên tập phần mỹ thuật, trình bày của cộng tác viên về mỹ thuật, yêu cầu sửa chữa hoặc vẽ lại nếu cần.
– Kỹ thuật viên chế bản: Bằng các phần mềm chế bản chuyên dụng, các kỹ thuật viên sẽ biến hóa bản thảo của biên tập viên cùng với phần trình bày của họa sĩ thành bìa sách và các trang sách. Đây là vị trí rất phù hợp với những bạn vừa học về đồ họa lại vừa có niềm đam mê với sách, muốn tham gia đóng góp công sức của mình trong ngành xuất bản.
– Người sửa bài (người đọc mo-rat, bản bông): là những người chuyên làm công việc phát hiện và sửa lỗi chính tả, cấu trúc câu trong bản thảo. Nghề này phù hợp với những bạn tốt nghiệp các ngành ngôn ngữ học hay văn học.
– Người phụ trách, quản lý in ấn: làm việc với các nhà in, theo dõi hoạt động, số lượng và chất lượng in ấn, thời gian giao sách.
– Nhân viên phát hành: quản lý việc nhận sách từ nhà in, giới thiệu và phân phối sách tới các đại lý, cửa hàng và tới tay độc giả, quản lý kho, xuất nhập sách v.v…
– Chuyên viên khai thác và giao dịch bản quyền: là những người giỏi ngoại ngữ, nhạy bén, am hiểu về luật bản quyền, hoạt động giao dịch bản quyền và thị trường xuất bản. Họ làm việc ở bộ phận bản quyền của nhà xuất bản, công ty sách.
Làm việc trong ngành xuất bản, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
– Có tình yêu tha thiết với sách và sự nghiệp làm sách.
– Có khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thành thạo.
– Nhạy bén, sáng tạo, có khả năng phát hiện và đánh giá vấn đề tốt.
– Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ.
– Có khả năng giao tiếp tốt.
Bạn có thể đến với xuất bản từ nhiều ngành khác nhau. Tốt nghiệp các ngành như: văn học, sử học, báo chí, toán học, vật lý học, hóa học, ngoại ngữ v.v…, bạn đều có thể trở thành biên tập viên của NXB.

Monday, August 21, 2017

Nghề biên tập sách ( P1 )

Nếu bạn là người đam mê đọc sách và có khả năng cảm thụ tác phẩm tốt thì việc trở thành một nhà biên tập sách thực sự phù hợp . Với những người yêu thích đọc sách thì đây thực sự là công việc hoàn hảo. Việc được đọc những bản thảo viết tay của tác giả đầu tiên và khám phá ra những câu chuyện hay, những tác giả tài năng mới thực sự là niềm vui lớn nhất của nghề này.

Công việc biên tập sách gồm những gì?
Trước hết là một cái nhìn bao quát mang tính đánh giá về cuốn sách tương lai: Nó thêm được những nội dung gì cho độc giả? Nó có gì mới hơn so với một loạt cuốn sách có đề tài gần gũi với nó? Thử đặt vào vị trí công chúng để hình dung tác dụng của cuốn sách sẽ ra mắt, v.v… Bên cạnh đó là sự phát hiện những chỗ sai, chỗ yếu, chỗ thiếu…ở bản thảo cần được sửa chữa hoặc bổ sung để hoàn chỉnh trước khi đưa in. Sự phát hiện này phải đi kèm với việc người biên tập có khả năng trình bày và thuyết phục được tác giả cũng thấy như vậy và cùng hợp tác khắc phục. Đó là những việc mà người biên tập viên phải xử lý được trước một bản thảo sách thông thường. Riêng đối với loại sách biên khảo, chuyên đề nghiên cứu,…, công việc biên tập còn phải thể hiện cái nhìn của một nhà nghiên cứu đối với công trình mới của nhà nghiên cứu là tác giả cụ thể này (giúp tác giả tránh những sai sót không đáng có trong dữ liệu, trong nhận định, đánh giá…), công việc biên tập cũng phải thể hiện trách nhiệm của nhà xuất bản đối với người dùng sách thông qua năng lực làm các chú thích về nhân vật, về sự kiện lịch sử hoặc văn hoá, các chú thích về từ ngữ, năng lực thực hiện những bảng chỉ dẫn tra cứu (tra cứu chủ đề, tra cứu tên riêng) ở cuối sách.
Khi hình thức liên kết xuất bản trở nên phổ biến, nhà xuất bản chỉ đứng tên còn các công ty sách đảm nhiệm mọi khâu, kể cả việc biên tập. Đội ngũ biên tập viên trẻ tuổi hình thành từ đó. Họ đọc bản thảo và quyết định liệu chúng có nên được xuất bản hay không và khi xuất bản thì loại sách này có bán chạy không? Quyết định này sẽ được kiểm chứng là đúng hay sai qua con mắt thị hiếu của người tiêu dùng.
Những kĩ năng và trình độ cần có của một biên tập viên sách
Điều kiện đầu tiên với một biên tập viên là khả năng ngôn ngữ tốt, sử dụng từ ngữ, ngữ pháp chuẩn, linh hoạt, vốn từ rộng, hiểu được các từ cổ, ít dung cũng như những biến thể mới của ngôn ngữ hiện đại. Bởi vậy, phần lớn các biên tập viên của các đơn vị xuất bản đề có trình độ học đại học trở lên, thường là bằng chuyên ngành ngữ văn hoặc các ngành xã hội – nhân văn khác.
Để biên tập sách chuyên môn, người biên tập cần có năng lực về chuyên môn đó. Ví như sách về khoa học kĩ thuật thì một biên tập viên dù có tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngữ văn loại ưu cũng khó mà biên tập được. Khi biên tập các tác phẩm nghệ thuật, yêu cầu biên tập viên phải có độ nhạy cảm ngôn ngữ, hình tượng như người sáng tác. Bởi vậy, chúng ta thường thấy những biên tập viên văn chương thường cũng là một nhà văn, nhà thơ.
Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau.
Ngoài ra, cần phải bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận dễ dàng với kho sách của nhân loại, từ đó cho ra đời những cuốn sách có giá trị quốc tế.
Việc biên tập ở các công ty thường được làm theo nhóm, nhờ vậy, các biên tập viên sẽ tự tin hơn . Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc nhóm.

Sunday, August 20, 2017

Tìm Hiểu Ngành Xuất Bản Sách ( P1 )

Bạn đang sở hữu một lượng tri thức nhất định ? Bạn đang có một số vốn , bạn đang đi săn sản phẩm , và đánh hơi ngành nghề để tham gia thi trường ?
Ngành kinh doanh tri thức
Ngành Xuất bản – Ngành In CHẤT XÁM LẤY VÀNG ? Có người còn nói vui là IN GIẤY LẤY TIỀN …
Ngành xuất bản sách




















Sách bạn được đọc là thành phẩm của hoạt động xuất bản – in ấn – phát hành
Nghiệp vụ Xuất bản Sách – Làm Sách ?
Tác giả khi viết ra một tác phẩm – đó gọi là bản thảo .
Tác giả chào bản thảo đến nhà xuất bản ?
Nhà xuất bản tiếp nhận đọc và nghiên cứu văn hóa đọc và thi trường về sách ?
Nếu bản thảo phù hợp nhà xuất bản ký kết hợp đồng mai lại bản thảo và tiến hành làm sách …
Vậy lợi nhuận từ làm sách như thế nào ?
Vd Tác giả Trần Việt Phú viết được tác phẩm THIÊN TÀI BÁN SÁCH ONLINE . Chào bán bản thảo đến nhà Xuất bản A .
GIẢ SỬ : Nhà xuất bản đánh giá bản thảo có thể in và có thể kiếm được tiền . Họ ký kết với tác giả Phú 10 % nhuận bút trên tổng lượng in sách lần đầu ?
Gía thành phẩm quyển sách 300 k bì cứng giá bìa là 399 .000 ( Gía bán sách – giá bìa ) vì sách có nội dung truyền thông văn hóa rất hay .
Nhà xuất bản in 1000 cuốn và trả tiền cho tác giả là 39.900.000 . Chi phí in một cuốn là 25000
Và các chi phí khác như Chi phí lưu kho , vận chuyển , truyền thông , chi phí bán hàng ….
Nếu bản hết 1000 X 399000 = 399.000.000 ( trừ chi phí thương mại, CHIẾT KHẤU BÁN BUÔN  20 % là 319.200.000 ) vậy
một tác phẩm giả sử nhà xuất bản A Lợi nhuận được 79.800.000 .
Siêu lợi nhuận ? NXB
Cỗ máy in tiền của ngành xuất bản là gì , đó chính là khả năng nhân bản của trí tuệ .

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến