MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ
Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ nguyên là các vị Sơn Thần mà dân gian Tây Tạng đã phụng thờ. Lại xưng là Cát Tường Trường Thọ Ngũ Thần Nữ, Thần Miễn Trường Thọ Ngũ Tỷ Muội hoặc Cụ Tường Không Hành Mẫu Ngũ Tỷ Muội, Trường Thọ Ngũ Tỷ Muội, Trường Thọ Ngũ Tiên Nữ. Các vị ấy tên là: Trường Thọ Tiên Nữ, Thúy Nhan Tiên Nữ, Trinh Tuệ Tiên Nữ, Thí Nhân Tiên Nữ, Quan Vịnh Tiên Nữ…
Tương truyền năm Trường Thọ Nữ này cư ngụ tại Châu Mục Lãng Mã Phong (núi Tuyết) [hoặc có thuyết nói năm Trường Thọ Nữ này cư ngụ tại Lạp Cơ Khang Tuyết Sơn], dưới chân núi có năm cái hồ băng tuyết, mỗi cái hồ đều có dáng vẻ màu sắc chẳng đồng, cũng giống như sắc thân của năm Trường Thọ Nữ. Văn hiến của Tạng văn ghi chép: “Phương Bắc, tại mạch núi ở khu vực tuyết là địa phương giao tiếp giữa Ni Bạc Nhĩ (Nepal) và đất Tây Tạng”
Truyền thuyết Tây Tạng ghi nhận rằng: “Vào Thế Kỷ thứ 8, Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ gặp Đại Sĩ Liên Hoa Sinh (Padma-saṃbhava) ở trong động Ca Nhiệt Tang Ngõa. Các bà dùng lực lượng Thần Thông rộng lớn đè ép khuất phục Liên Sư: Phát động 18 loại Thiên Ma, Đơn Mã Nữ Thần, Sơn Thần và vô biên Chúng Quỷ Thần, nhưng lại không có cách nào khiến cho Đại Sĩ Liên Hoa Sinh bị chấn động. Cuối cùng các bà biến hóa ra hình mạo với Thần Lực rất đáng sợ, không ngờ lại bị Đại Sĩ Liên Hoa Sinh dùng Thần Lực Thủ Ấn đè ép khuất phục dưới lòng bàn tay. Bất đắc dĩ Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ phải đem danh hiệu và Mệnh Căn Tinh Yếu Tâm Chú cúng dường Liên Sư, và đứng dưới Tam Muội Gia (Samaya) thệ nguyện, vĩnh viễn phục tùng sự giáo hóa của Liên Sư. Đại Sĩ Liên Hoa Sinh vì các bà mở bày Lý báo ứng của nhân quả, và dặn dò các bà vĩnh viễn thủ hộ Phật Pháp”.
Từ đấy Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ trở thành một trong các Tôn Trường Thọ của Tạng Truyền Phật Giáo. Lại xưng là Cát Tường Trường Thọ Ngũ Mẫu, Phước Lộc Thọ Hỷ Ngũ Phật Mẫu, Tường Thọ Ngũ Phật Mẫu tức là: Tường Thọ Phật Mẫu, Thúy Nhan Phật Phẫu, Trinh Tuệ Phật Mẫu, Thí Nhân Phật Mẫu, Quan Vịnh Phật Mẫu… là năm vị Không Hành Mẫu Trí Tuệ của Đại Sư Liên Hoa Sinh, cũng là năm vị Không Hành Mẫu bí mật của bậc Đại Thành Tựu Mễ Lạp Nhật Ba. Theo truyền thuyết của dân gian Tây Tạng thì năm vị Phật Mẫu ấy y theo thứ tự là năm vị Thần nắm giữ Phước Thọ, Tiên Tri, Y Điền, Tài Phú và súc sinh… cũng là năm Hộ Pháp Không Hành Mẫu của Mật Tông
Hình tượng của năm Trường Thọ Phật Mẫu là:
1) Trường Thọ Phật Mẫu, tức Trát tây Thứ Nhân Mã (Tashi Tseringma) có thân màu trắng, một mặt hai cánh tay, tay phải giơ cao lên cầm chày Kim Cương, tay trái nắm một cái bình báu trường thọ, dung mạo trẻ trung xinh đẹp hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài…trang sức, ngồi trên con sư tử Tuyết bờm xanh lục.
HỘ PHÁP TASHI TSERINGMA VÀ BỐN CHỊ EM
Tashi Tseringma và bốn chị em của Ngài là những người nữ trong thân tướng thần diệu, do chính Đức Vajaravarahi hóa hiện để hộ trì giáo lý của Đấng chiến Thắng. Các Ngài bảo vệ giáo lý Mật Thừa và luôn thương yêu những hành giả thực hành giáo lý này, và là những đồng minh của họ.
Các Ngài phục hồi nội lực của các kinh mạch và năng lực vi tế ở nơi nào chúng bị suy yếu, khai mở các kinh mạch đem lại kinh nghiệm về sự hợp nhất của đại lạc và tánh không, phát triển năng lực trí tuệ của hành giả.
2) Trinh Tuệ Phật Mẫu ( Trinh Tuệ hay Trinh Huệ ) , tức Mễ Ngọc Lạc Tang Mã ( Miyo Lozangma ) có thân màu vàng, một mặt hai cánh tay, tay phải tác Thủ Ấn kính phụng vật báu, tay trái nâng cái mâm châu báu tràng đầy lương thực, dung mạo hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài… trang sức, ngồi trên con cọp mạnh mẽ
3) Quan Vịnh Phật Mẫu tức Quyết Ban Chấn Tang Mã (Chopen Drizangma) có thân màu hồng, một mặt hai tay, tay phải cầm một cái hộp báu, tay trái cầm một viên ngọc báu, dung mạo hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài… trang sức, ngồi trên con hươu màu vàng cam.
4) Thúy Nhan Phật Mẫu tức Đình Cát Hy Tang Mã (Ting gyi Shalzangma) có thân màu xanh lam, một mặt hai cánh tay, tay phải cầm cái gương có một mặt, tay trái cầm cây côn dài trang sức cờ phan, dung mạo hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài… trang sức, ngồi trên con lừa.
5) Thí Nhân Phật Mẫu tức Đạt Ca Trác Tang Mã (Tekar Drozangma) có thân màu xanh lục, một mặt hai cánh tay, tay phải cầm một bó cỏ, tay trái cầm con rắn quấn quanh cành cây, dung mạo hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài… trang sức, ngồi trên con rồng xanh có màu đá Lục Tùng
_Do truyền thừa khác nhau nên nhân duyên thị hiện hình tường của năm Trường Thọ Phật Mẫu cũng có chút sai khác.
1_Cát Tường Trường Thọ Phật Mẫu ngồi trên con sư tử, có thể dùng tiêu trừ tất cả sự chướng ngại trên Thế Gian, lại hay đạt được sự gia trì của tất cả tài vật trên Thế Gian
2_Hà Khang Mã Phật Mẫu (Thúy Nhan Phật Mẫu) trông coi việc Tiên Tri, toàn thân màu xanh lam, ngồi trên con ngựa vằn. Tôn này giúp cho chúng ta đạt được một loại Thần Thông Lực, cũng là dùng cái gương để xem bói (Bốc Quái), sự việc cần xem hỏi sẽ tụ hội hiển hiện trên mặt gương
3_Mễ Nhược Trát Tây Phật Mẫu (Trinh Tuệ Phật Mẫu) trông coi Y Điền, toàn thân màu vàng cam, ngồi trên con cọp già (lão hổ) có thể dùng tiêu trừ tất cả sự chướng ngại về tài vật, đạt được sự gia trì của tài vật
4_Giác Bối Địch Phật Mẫu (Quan Vịnh Phật Mẫu) trông coi tài bảo, toàn thân màu hồng, ngồi trên con hươu, hay tiêu trừ tất cả sự chướng ngại về tài vật, đạt được sự gia trì của châu báu, tiền tài
5_Đức Nhi Khang Trác Chương Mã Phật Mẫu (Thí Nhân Phật Mẫu) trông coi súc vật, toàn thân màu xanh lục, ngồi trên con Rồng, hay giúp cho chúng ta nuôi dưỡng các nhóm dê, ngựa, bò… được sự gia trì an khanh thịnh vượng
No comments:
Post a Comment