Thursday, August 31, 2023

THỨC TỈNH Ở TẦNG TÂM TRÍ ( Trong cõi mơ của anh )

THỨC TỈNH Ở TẦNG TÂM TRÍ

ADYASHANTI – HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ
Phạm Hải Anh dịch
Khi ánh sáng thức tỉnh bắt đầu xâm nhập vào tầng tâm trí, chúng ta thấy rằng tâm trí không có thực tại tiềm ẩn trong nó. Đó là một công cụ mà thực tại có thể sử dụng, nhưng nó không phải là thực tại. Bản thân ý nghĩ chỉ là một ý nghĩ. Một ý nghĩ không có sự chân thật tự thân. Bạn có thể có ý nghĩ về một cốc nước, nhưng nếu bạn khát, bạn không thể uống ý nghĩ. Bạn có thể nghĩ đến một cốc nước cho đến khi chết, nhưng để thực sự lấy một cái cốc thật và uống nước là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Bạn có thể lấy cốc và uống nước mà không hề nghĩ đến cốc hay nước. Và thế thì bản thân ý nghĩ là trống rỗng; nó trống rỗng về thực tế. Cùng lắm thì ý nghĩ là biểu tượng. Nó có thể chỉ hướng của sự thật hay một đối tượng, nhưng nhiều ý nghĩ thậm chỉ còn không làm thế. Nhiều ý nghĩ trong ý thức con người chỉ là ý nghĩ về những ý nghĩ khác – nghĩ suy về nghĩ. Ví dụ như một người ngồi thiền, và có một ý nghĩ là “Mình không nên nghĩ”. Nhưng, tất nhiên, ý nghĩ đó bản thân nó cũng là một ý nghĩ. Thật dễ dàng bị mắc kẹt trong những cái vòng luẩn quẩn suy nghĩ về suy nghĩ.
Khi thức tỉnh ở tầng tâm trí, chúng ta bắt đầu nhận thức vượt qua tâm trí. Chúng ta nhận ra bản thân tâm trí không hề có thực tế, và đây là một nhận thức sâu sắc. Thật dễ dàng để nói rằng tâm trí không có thực. Điều này thậm chí có thể dễ hiểu với một số người. Nhưng thấy được tâm trí không có thực thì phải là nhận thức cực kỳ triệt để. Triệt để để thấy rằng toàn bộ ý thức của chúng ta về bản ngã và thế giới được tạo ra trong tâm trí. Khi thấy cấu trúc tư duy không hề bao hàm thực tế bên trong, chúng ta đi đến nhận thức rằng cái thế giới mà chúng ta nhận thức qua tâm trí không có chút thực tại nào. Điều này thật chấn động; cái tôi mà chúng ta nhìn nhận là mình hóa ra không hề có thực.
Thức tỉnh ở tầng tâm trí là hủy diệt toàn bộ thế giới của bạn. Đây là điều chúng ta không bao giờ có thể lường trước được. Nó hủy diệt toàn bộ thế giới quan của chúng ta - mọi cách chúng ta được lập trình, mọi mẫu hình niềm tin của chúng ta và của nhân loại, từ thời hiện tại đến quá khứ xa xôi - tất cả những thứ đã cấu thành nên thế giới đặc biệt này; những thỏa thuận mà nhân loại đã nhất trí; việc xem những điều này là đúng, cho đến tận nghĩa đen “Tôi là một con người” hoặc “Có một thế giới tồn tại như thế” hay “Thế giới cần phải vận hành theo cách đặc thù như thế này”. Thức tỉnh ở tầng tâm trí là hủy diệt hoàn toàn tất cả những điều này, tức là toàn bộ thế giới của chúng ta.
Khi thức tỉnh ở tầng tâm trí, chúng ta bắt đầu nghĩ: “Trời ơi, mình đã nhìn thế giới theo cách hoàn toàn giả tạo, thật đúng là một mớ huyễn ảo. Nó không hề có cơ sở thực tế gì. Cách mình nhìn bản thân cũng hoàn toàn giả tạo”. Không quan trọng là bạn thấy mình giác ngộ hay không, tốt hay xấu, xứng đáng hay không xứng đáng. Không chia rẽ ở tầng tâm trí là hoàn toàn xóa sạch tất cả những dạng thức bản ngã này. Tôi gần như không thể tả rõ sự phá hủy thế giới này ở tầng tinh thần triệt để đến thế nào. Nó là nhận thức rằng không có cái gì gọi là ý nghĩ chân thực và hiểu nó ở cấp độ sâu sắc nhất, thấy rằng mọi mô hình chúng ta tạo ra – thậm chí cả các mô hình tâm linh, các giáo lý – đều là những thứ huyễn ảo.
Chính Đức Phật cũng nói rằng mọi Pháp đều trống rỗng. Pháp là những giáo lý. Pháp là chính những sự thật mà Ngài đang nói. Một trong những sự thật Ngài nói là, tất cả những Pháp này, tất cả những sự thật mà Ngài vừa nói với các Phật tử, đều trống rỗng. Sự thật bạn là ai nằm ở chỗ vượt xa những pháp môn tuyệt vời nhất, những bản kinh vĩ đại nhất, những ý tưởng lớn lao nhất có thể từng được nói, viết ra hoặc đọc thấy.
Điều này được trải nghiệm như một sự hủy diệt trong tâm. Tôi thường nói mọi người đừng hiểu nhầm về nó – giác ngộ là một quá trình phá hủy. Nó không liên quan gì đến việc trở nên tốt hơn hoặc ít hay nhiều hạnh phúc hơn. Giác ngộ là sự đổ vỡ của cái không thật. Nó nhìn thấu suốt qua bề mặt giả tạo. Nó là sự xóa sổ hoàn toàn mọi thứ chúng ta tưởng tượng là thật – từ bản thân chúng ta đến thế giới.
Trong quá trình này, chúng ta khám phá ra rằng ngay cả những phát minh lớn lao nhất của những trí tuệ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại cũng chỉ là những giấc mơ trẻ con. Chúng ta bắt đầu thấy rằng tất cả các triết học và triết gia vĩ đại là một phần của giấc mơ. Sự thức tỉnh ở tầng tâm trí giống như vén màn sự thật, như Dorothy trong Phù Thủy xứ Oz. Cô mong đợi gặp Oz Vĩ Đại, nhưng khi mọi thứ được tiết lộ, hóa ra Oz Vĩ Đại là một người đàn ông kéo đòn bẩy. Nhìn thấu bản chất của tâm trí cũng giống như thế. Nó rất triệt để. Thật bất ngờ khi chúng ta thấy rằng mọi thứ tưởng là sự thật thực ra lại là một phần của trạng thái mê và đang níu giữ trạng thái mê lại.

Sunday, August 27, 2023

DIỆU PHÁP LIÊN HOA PHỔ MÔN PHẨM CHÚ

Kinh Phổ Môn là bài kinh nói về hạnh nɡuyện độ sɑnh củɑ Bồ tát Quɑn Thế Âm, còn được biết đến với tên ɡọi là kinh Quɑn Thế Âm, Phẩm Phổ Môn. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ 25 trong kinh Pháp Hoa.

20210604_IrNIKhJqskI6FxQLTHLdU459

CHƠN NGÔN VIẾT:

Án, đɑ rị đɑ rị, đốt đɑ rị, đốt đốt đɑ rị sɑ bɑ hà. ( 3 lần)

Tadyatha : Om Tare Tare Tuttare  Tututare  Svaha

Thursday, August 24, 2023

TÌM HIỂU thêm nhiều hơn nữa THẦN CHÚ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ

Khể thủ quy y Tô Tất Đế,

đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi,

Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề,

duy nguyện từ bi thùy gia hộ.

Nam mô tát đa nẫm tam miệu,

tam bồ đề câu chi nẫm đát điệt tha

Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha

Phật mẫu chuẩn đề thần chú


Wednesday, August 23, 2023

HỌC BẠCH VĂN THÙ LỤC TỰ TÂM CHÂN NGÔN

 PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI

Diệu Cát Tường bồ tát

Văn Thù Sư Lợi còn một tên khác là Diệu Cát Tường bồ tát :

Lục Tự Tâm Chân Ngôn là: Án, phộc chỉ duệ na, nẵng ma Oṃ Vākyeda namaḥ.

Tải xuống

Tuesday, August 22, 2023

HỌC NIỆM PHẬT TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô Quan Thế Âm bồ tát

Nam mô Đại Thế Chí bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải chúng bồ tát 

Tải xuống
Tay-phuong-tam-thanh-hoa-do

Saturday, August 19, 2023

TÌM HIỂU NGŨ TRÍ NHƯ LAI & MINH PHI TRÍ TUỆ CỦA CÁC NGÀI

 

Chủ của bộ Phật thứ nhất là Đức Bất Động Phật ( Akshobhya ), sự hiện thân của tâm sân giận đã hoàn toàn được tịnh hóa. Minh phi Trí tuệ của Ngài là Phật Mẫu Mamaki...

Mamaki theo từ điển phật học được gọi là Thủy Tạng Phật, Water-Element Buddha Ma Ma Kê Bồ tát, Mang Mãng Kê Bồ tát, Ma Mạc Chi Bồ tát

Đức Phật Bảo Sinh ( Ratnasambhava ) là sự thể hiện khía cạnh tịnh hóa của niềm kiêu hãnh. Minh phi Trí tuệ của Ngài là Phật Mẫu Buddha Locana Phật Nhãn Phật mẫu...

Mọi ái kết tham muốn được tịnh hóa thanh tịnh hiển lộ là sắc thân Đức Phật A Di Đà. Minh phi Trí tuệ của Ngài, Đức Phật Mẫu Pandaravasini  ( Bạch  Y Phật mẫu )...

Sự hiện thân của trí tuệ thứ tư là Samaya Tara Trinh Tín Độ Phật mẫu ( Lục Độ Mẫu - Green Tara ), yếu tố thanh tịnh của Phong đại. Ngài là Minh phi Trí tuệ của Đức Phật Bất Không Thành Tựu ( Amoghasiddhi )...

Bậc chủ của bộ Phật thứ năm là Đức Phật Đại Nhật Như lai ( Vairocana ), hiện thân của Pháp giới thể tính trí, tịnh hóa hoàn toàn được vô minh ảo tưởng. Bậc Minh phi Trí tuệ của Ngài, Phật Mẫu Dhatvishvari ( Bạch Độ Mẫu - White Tara )...

Wow

...

Nguyên lý Dakini

Trong tiếng Tây Tạng Dakini là “Khadro”, có nghĩa đen là “người du hành trong pháp giới”. Có lẽ Dakini là sự hiển lộ quan trọng nhất của nữ giới trong Phật Giáo Tây Tạng, và xuất hiện nhiều lần trong những tiểu sử này. Vì thế chúng ta phải nỗ lực hiểu rõ ý nghĩa và nhiều hình thức của họ.

Nói chung dakini tượng trưng cho dòng năng lực mạnh mẽ luôn luôn biến đổi mà hành giả du già phải làm việc với nó để đạt được sự chứng ngộ. Bà có thể xuất hiện như một con người, như một thiên nữ – hoặc an bình hoặc phẫn nộ – hay bà có thể được nhận thức như sự phô diễn nói chung của năng lực trong thế giới hiện tượng...

Những phụ nữ kim cương thừa

Thursday, August 17, 2023

5 VỊ NỮ THẦN TRƯỜNG THỌ NÚI TUYẾT ( TUYẾT SƠN NGŨ TRƯỜNG THỌ NỮ )

 MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ

Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ nguyên là các vị Sơn Thần mà dân gian Tây Tạng đã phụng thờ. Lại xưng là Cát Tường Trường Thọ Ngũ Thần Nữ, Thần Miễn Trường Thọ Ngũ Tỷ Muội hoặc Cụ Tường Không Hành Mẫu Ngũ Tỷ Muội, Trường Thọ Ngũ Tỷ Muội, Trường Thọ Ngũ Tiên Nữ. Các vị ấy tên là: Trường Thọ Tiên Nữ, Thúy Nhan Tiên Nữ, Trinh Tuệ Tiên Nữ, Thí Nhân Tiên Nữ, Quan Vịnh Tiên Nữ…

Tương truyền năm Trường Thọ Nữ này cư ngụ tại Châu Mục Lãng Mã Phong (núi Tuyết) [hoặc có thuyết nói năm Trường Thọ Nữ này cư ngụ tại Lạp Cơ Khang Tuyết Sơn], dưới chân núi có năm cái hồ băng tuyết, mỗi cái hồ đều có dáng vẻ màu sắc chẳng đồng, cũng giống như sắc thân của năm Trường Thọ Nữ. Văn hiến của Tạng văn ghi chép: “Phương Bắc, tại mạch núi ở khu vực tuyết là địa phương giao tiếp giữa Ni Bạc Nhĩ (Nepal) và đất Tây Tạng”

11915904_497382007091137_2449937606707136939_n

17361797_1647456938603040_3179030149190205549_n

Truyền thuyết Tây Tạng ghi nhận rằng: “Vào Thế Kỷ thứ 8, Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ gặp Đại Sĩ Liên Hoa Sinh (Padma-saṃbhava) ở trong động Ca Nhiệt Tang Ngõa. Các bà dùng lực lượng Thần Thông rộng lớn đè ép khuất phục Liên Sư: Phát động 18 loại Thiên Ma, Đơn Mã Nữ Thần, Sơn Thần và vô biên Chúng Quỷ Thần, nhưng lại không có cách nào khiến cho Đại Sĩ Liên Hoa Sinh bị chấn động. Cuối cùng các bà biến hóa ra hình mạo với Thần Lực rất đáng sợ, không ngờ lại bị Đại Sĩ Liên Hoa Sinh dùng Thần Lực Thủ Ấn đè ép khuất phục dưới lòng bàn tay. Bất đắc dĩ Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ phải đem danh hiệu và Mệnh Căn Tinh Yếu Tâm Chú cúng dường Liên Sư, và đứng dưới Tam Muội Gia (Samaya) thệ nguyện, vĩnh viễn phục tùng sự giáo hóa của Liên Sư. Đại Sĩ Liên Hoa Sinh vì các bà mở bày Lý báo ứng của nhân quả, và dặn dò các bà vĩnh viễn thủ hộ Phật Pháp”.
Từ đấy Tuyết Sơn Ngũ Trường Thọ Nữ trở thành một trong các Tôn Trường Thọ của Tạng Truyền Phật Giáo. Lại xưng là Cát Tường Trường Thọ Ngũ Mẫu, Phước Lộc Thọ Hỷ Ngũ Phật Mẫu, Tường Thọ Ngũ Phật Mẫu tức là: Tường Thọ Phật Mẫu, Thúy Nhan Phật Phẫu, Trinh Tuệ Phật Mẫu, Thí Nhân Phật Mẫu, Quan Vịnh Phật Mẫu… là năm vị Không Hành Mẫu Trí Tuệ của Đại Sư Liên Hoa Sinh, cũng là năm vị Không Hành Mẫu bí mật của bậc Đại Thành Tựu Mễ Lạp Nhật Ba. Theo truyền thuyết của dân gian Tây Tạng thì năm vị Phật Mẫu ấy y theo thứ tự là năm vị Thần nắm giữ Phước Thọ, Tiên Tri, Y Điền, Tài Phú và súc sinh… cũng là năm Hộ Pháp Không Hành Mẫu của Mật Tông

Hình tượng của năm Trường Thọ Phật Mẫu là:

1) Trường Thọ Phật Mẫu, tức Trát tây Thứ Nhân Mã (Tashi Tseringma) có thân màu trắng, một mặt hai cánh tay, tay phải giơ cao lên cầm chày Kim Cương, tay trái nắm một cái bình báu trường thọ, dung mạo trẻ trung xinh đẹp hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài…trang sức, ngồi trên con sư tử Tuyết bờm xanh lục.

Tải xuống

HỘ PHÁP TASHI TSERINGMA VÀ BỐN CHỊ EM

Tashi Tseringma và bốn chị em của Ngài là những người nữ trong thân tướng thần diệu, do chính Đức Vajaravarahi hóa hiện để hộ trì giáo lý của Đấng chiến Thắng. Các Ngài bảo vệ giáo lý Mật Thừa và luôn thương yêu những hành giả thực hành giáo lý này, và là những đồng minh của họ.

Các Ngài phục hồi nội lực của các kinh mạch và năng lực vi tế ở nơi nào chúng bị suy yếu, khai mở các kinh mạch đem lại kinh nghiệm về sự hợp nhất của đại lạc và tánh không, phát triển năng lực trí tuệ của hành giả.

2) Trinh Tuệ Phật Mẫu ( Trinh Tuệ hay Trinh Huệ ) , tức Mễ Ngọc Lạc Tang Mã ( Miyo Lozangma ) có thân màu vàng, một mặt hai cánh tay, tay phải tác Thủ Ấn kính phụng vật báu, tay trái nâng cái mâm châu báu tràng đầy lương thực, dung mạo hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài… trang sức, ngồi trên con cọp mạnh mẽ

7994919c8c7942a9a49e6a54ae95d151~tplv-mlhdmxsy5m-q75_0_0

3) Quan Vịnh Phật Mẫu tức Quyết Ban Chấn Tang Mã (Chopen Drizangma) có thân màu hồng, một mặt hai tay, tay phải cầm một cái hộp báu, tay trái cầm một viên ngọc báu, dung mạo hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài… trang sức, ngồi trên con hươu màu vàng cam.

Bf49334ad1e245ca88b0b111eef42fe4~tplv-mlhdmxsy5m-q75_0_0

4) Thúy Nhan Phật Mẫu tức Đình Cát Hy Tang Mã (Ting gyi Shalzangma) có thân màu xanh lam, một mặt hai cánh tay, tay phải cầm cái gương có một mặt, tay trái cầm cây côn dài trang sức cờ phan, dung mạo hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài… trang sức, ngồi trên con lừa.

52e0bc5657c14a7782548ed1d4f40fc8~tplv-mlhdmxsy5m-q75_0_0

5) Thí Nhân Phật Mẫu tức Đạt Ca Trác Tang Mã (Tekar Drozangma) có thân màu xanh lục, một mặt hai cánh tay, tay phải cầm một bó cỏ, tay trái cầm con rắn quấn quanh cành cây, dung mạo hiền từ, dùng các loại châu báu, Anh Lạc, vòng đeo tai, vòng xuyến, trâm cài… trang sức, ngồi trên con rồng xanh có màu đá Lục Tùng

B55fe0a88b6f43a4908998b7779471d9~tplv-mlhdmxsy5m-q75_0_0

_Do truyền thừa khác nhau nên nhân duyên thị hiện hình tường của năm Trường Thọ Phật Mẫu cũng có chút sai khác.

1_Cát Tường Trường Thọ Phật Mẫu ngồi trên con sư tử, có thể dùng tiêu trừ tất cả sự chướng ngại trên Thế Gian, lại hay đạt được sự gia trì của tất cả tài vật trên Thế Gian

2_Hà Khang Mã Phật Mẫu (Thúy Nhan Phật Mẫu) trông coi việc Tiên Tri, toàn thân màu xanh lam, ngồi trên con ngựa vằn. Tôn này giúp cho chúng ta đạt được một loại Thần Thông Lực, cũng là dùng cái gương để xem bói (Bốc Quái), sự việc cần xem hỏi sẽ tụ hội hiển hiện trên mặt gương

3_Mễ Nhược Trát Tây Phật Mẫu (Trinh Tuệ Phật Mẫu) trông coi Y Điền, toàn thân màu vàng cam, ngồi trên con cọp già (lão hổ) có thể dùng tiêu trừ tất cả sự chướng ngại về tài vật, đạt được sự gia trì của tài vật

4_Giác Bối Địch Phật Mẫu (Quan Vịnh Phật Mẫu) trông coi tài bảo, toàn thân màu hồng, ngồi trên con hươu, hay tiêu trừ tất cả sự chướng ngại về tài vật, đạt được sự gia trì của châu báu, tiền tài

5_Đức Nhi Khang Trác Chương Mã Phật Mẫu (Thí Nhân Phật Mẫu) trông coi súc vật, toàn thân màu xanh lục, ngồi trên con Rồng, hay giúp cho chúng ta nuôi dưỡng các nhóm dê, ngựa, bò… được sự gia trì an khanh thịnh vượng

Monday, August 14, 2023

TÌM HIỂU PHẬT MẪU PHẬT NHÃN

 Phật Mẫu Phật Nhãn có nghĩa là:

(佛眼佛母) Phạn : Buddha-locanì  hoặc  Buddha Locanà

Cũng gọi Phật nhãn bộ mẫu, Phật nhãn minh phi, Phật nhãn tôn, Hư không nhãn minh phi, Năng tịch mẫu, Kim cương cát tường nhãn, Nhất thiết Như lai Phật nhãn đại kim cương cát tường nhất thiết Phật mẫu, Nhất thiết Như bảo, Phật mẫu tôn, Phật mẫu thân.Vì là mẹ sinh ra công đức của Phật bộ nên gọi là Phật mẫu, lại có đủ 5 mắt nên cũng gọi là Phật nhãn.

Phật Mẫu Buddha Locana Phật Nhãn Phật Mẫu  là Minh phi Trí tuệ của phật Akshobhya ( phật A súc bệ hay phật Bất Động ) 

Phat-nhan-phat-mau-chu-luan

Tu tập Pháp này có thể tiêu trừ tai nạn, kéo dài tuổi thọ, tăng trưởng Phước Thọ.

_Ý nghĩa của bài Chú này là:
NAMO BHAGAVATOṢṆĪṢA: quy mệnh Thế Tôn Phật Đỉnh OṂ: thân miệng ý
RURU: xa lìa bụi dơ SPHURU: tràn khắp JVALA: ánh sáng TIṢṬA: an trụ
SIDDHA LOCANI: thành tựu con mắt
SARVĀRTHA SĀDHANE SVĀHĀ: quyết định thành tựu nghi tắc của tất cả nghĩa lợi

Friday, August 11, 2023

SỬ DỤNG TINH TÚY KIẾP NGƯỜI

XIN GIA TRÌ CHO TÂM CON KHÔNG SAO LÃNG - NGÀY NHƯ ĐÊM SỬ DỤNG TINH TÚY KIẾP NGƯỜI

Có được một kiếp người hoàn hảo, với tất cả tự do và thuận lợi là điều vô cùng hiếm có. Tại sao nó quá hiếm hoi như vậy? Trước hết, nó hiếm là vì các nhân đặc biệt phải được thiết lập cho loại tái sinh này. Loại nhân đầu tiên là giới đức hoàn hảo, đức hạnh hoàn hảo. Loại thứ hai là hành trì lục độ ba la mật, loại thứ ba là lời cầu nguyện vô nhiễm, và tất cả ba nhân này phải có mặt nguyên vẹn, trong trạng thái hoàn hảo. Thế nên con có thể thấy rất khó để tụ họp tất cả các yếu tố này lại với nhau.
~ Đức Choden Rinpoche

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm