Tuesday, March 28, 2023

ĐỨC PHẬT MANJUSRI TRÍ TUỆ VĂN THÙ

ĐỨC PHẬT MANJUSRI TRÍ TUỆ VĂN THÙ

(Diệu Âm Văn Thù - Diệu Cát Tường Bồ Tát)
Chủng tử tự: DHI
Tâm chân ngôn: OM AH RA PA TSA NA DHI
Đức Phật Trí Tuệ Văn Thù là một bậc Cổ Phật danh hiệu là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật. Mật hiệu là Bát Nhã Kim Cương. Ngài là bậc đệ nhất trí tuệ trong tất cả chư Bồ tát. Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thân màu vàng, đầu đội mũ Bảo Quan biểu trưng cho Ngũ Phật. Tóc Ngài kết thành năm búi trên đỉnh đầu biểu trưng cho năm trí tuệ. Tay phải Ngài cầm kiếm Bát Nhã biểu trưng cho trí tuệ phá tan ám chướng, vô minh, mê vọng. Tay trái cầm hoa sen, trên hoa sen là kinh Bát Nhã Ba La Mật biểu trưng cho trí tuệ Bát Nhã. Ngài trang hoàng bằng các bảo báu trang nghiêm.Ngài an toạ trên nguyệt luân hoa sen.
Tu trì chân ngôn Trí Tuệ Văn Thù có thể tăng trưởng phúc đức, trí tuệ, có khả năng ghi nhớ và đạt được biện tài vô ngại. Kim khẩu có thể diễn thuyết được tám vạn diệu pháp, thấu rõ được thâm nghĩa của tất cả các pháp, tiêu trừ được tất cả ngu si ám chướng và tất cả các ác nghiệp về khẩu.

Monday, March 27, 2023

𝐓𝐈𝐁𝐄𝐓 𝐋𝐎𝐒𝐀𝐑 – 𝐍𝐚̆𝐦 𝐌𝐨̛́𝐢 𝐓𝐚̂𝐲 𝐓𝐚̣𝐧𝐠 _ 𝐓𝐞̂́𝐭 𝐋𝐨𝐬𝐚𝐫 𝐜𝐮̉𝐚 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐮̛̀

TẾT TÂY TẠNG

Losar hay năm mới của người Tây Tạng được tính bằng ngày mùng 1 (ngày đầu tiên) của tháng đầu tiên trong lịch Tây Tạng, khi mặt trăng bắt đầu quỹ đạo mới quanh Trái đất. Thường thì Losar trùng khớp với Têt Nguyên đán của người Việt và người Trung Quốc, tuy nhiên cũng có năm chênh lệch một vài ngày, hoặc có khi chênh lệch cả tháng.
𝟏/𝟏 𝐥𝐚̀ 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 “𝟏𝟓 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐢̃ đ𝐚̣𝐢” 𝐜𝐮̉𝐚 Đ𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 .
Người Tạng cổ xưa tổ chức lễ Sonam - Losar, tức năm mới của nhà nông, trùng với dịp Phân Đông. Về sau, ngày hội của nhà nông chuyển sang dịp những cây đào nở hoa đỏ thắm, gọi là Losar. Losar là ngày lễ của toàn dân ở Tây Tạng, khi mà ai ai cũng nghỉ ngơi, thưởng thức các món ăn ngon và diện những bộ quần áo đẹp nhất. Vào những ngày đó, Hadaki (chiếc khăn dài màu trắng truyền thống) được vắt ngang những chiếc bàn thờ của gia đình và trong chùa chiền, người Tạng gặp nhau, dù lạ hay quen, đều chúc câu năm mới an khang, thịnh vượng .
“Losar Tashi Delek!”.
57
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟐𝟗
Đón Losar, người Tạng rất chú ý tới hai ngày quan trọng. Gutor, tức 29 tháng Chạp Âm lịch, là ngày có ý nghĩa đặc biệt cho dù hai ngày nữa mới đến tân niên và ai cũng bận rộn. Tối 29, các bà nội trợ bắt buộc phải nấu gutuk - món sủi cảo đón năm mới. Gutor là ngày duy nhất ở Tây Tạng mà từ người nghèo khó đến kẻ giàu sang và kể cả Đạt Lai Lạt Ma đều cùng ăn một món giống nhau: gutuk. Món sủi cáo này mang ý nghĩa tượng trưng và có tính chất dự báo về năm mới. Viên sủi cảo có sợi chỉ giấu bên trong tượng trưng sự trường thọ, sợi lông trắng biểu hiện sự thiện tâm, mẩu than cho thấy những ý nghĩ đen tối, quả ớt nói về miệng lưỡi cay độc. Nếu nhà đông người quá thì thay cho các vật cụ thể, bà nội trợ viết tên các vật ra tờ giấy rồi cho vào nhân bánh. Khi ăn sủi cảo, mọi người chỉ cho nhau thấy mình vớ được nhân bánh gì và cả nhà cười đùa, trêu chọc nhau vui vẻ. Ăn xong, mọi người cùng tham gia nghi lễ đánh đuổi tà ma năm cũ.
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟑𝟎
Namkahan là ngày tất niên (30 tháng Chạp). Mọi người cố gắng kết thúc việc chuẩn bị, trang trí nhà cửa để tranh thủ nghỉ ngơi chờ đón ngày hôm sau với các nghi lễ và trò chơi vui vẻ.
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟏 Đ𝐀̂̀𝐔 𝐍𝐀̆𝐌 :
Ngày thứ nhất, mùng 1, gọi là Lama Losar. Vào ngày này, các Phật tử sẽ đi viếng chùa, chúc Tết chư tăng, thăm viếng gia đình và họ hàng. Để cầu mong mùa màng bội thu, người ta thường bày hạt lúa mạch và bột lúa mạch tsampa lên bàn thờ gia tiên. Phụ nữ trong nhà thường sẽ phải dậy sớm nấu rượu lúa mạch và món cơm dẻo Dresil để mọi người trong nhà cùng thưởng thức vào ngày Lama Losar này.

𝟏/𝟏 𝐥𝐚̀ 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 “𝟏𝟓 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐢̃ đ𝐚̣𝐢” 𝐜𝐮̉𝐚 Đ𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 .
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝐓𝐇𝐔̛́ 𝟐 :
Ngày thứ hai gọi là Ghyalpo Losar, nghĩa là Losar của nhà vua, nhằm mục đích tôn vinh Đạt Lai Lạt Ma - thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng cùng các lãnh đạo của cộng đồng. Ngày xưa, đây là dịp để các vị vua tặng quà cho dân chúng trong các lễ hội. Trong ngày này sẽ có những màn múa hát, biểu diễn đặc sắc chỉ có duy nhất một lần trong năm.
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝐓𝐇𝐔̛́ 𝟑 :
Ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng, được gọi là Choe-kyong Losar. Vào ngày này, người ta tổ chức cúng kiếng cho các chư Phật và thần thánh để cầu mong được phù hộ và bình an. Người dân cũng treo cờ cúng và đi viếng các đền chùa .
𝐓𝐀𝐘𝐀𝐓𝐇𝐀 𝐎𝐌 𝐌𝐔𝐍𝐈 𝐌𝐔𝐍𝐈 𝐌𝐀𝐇𝐀 𝐌𝐔𝐍𝐈𝐘𝐄 𝐒𝐎𝐇𝐀 🙏🙏🙏

Thursday, March 23, 2023

TÂM LÝ TRỊ LIỆU ( P1 )

THƯA SƯ THẦY, LÒNG CON QUÁ U SẦU

YÊU NHỮNG ĐIỀU KHÔNG HOÀN HẢO - HEA MIN
Việt Dịch: Nguyễn Việt Tú Anh
 
Đã là con người ai cũng sẽ có lúc cảm thấy u uất, chỉ khác nhau ở chỗ thường xuyên hay không mà thôi. Nếu trong cuộc sống chúng ta chỉ toàn gặp chuyện vui thì tốt biết mấy, nhưng như sinh lão bệnh tử đã được định sẵn luôn đi cùng nhau, mỗi khi có chuyện buồn hay khó khăn ập đến dĩ nhiên ta không thể không cảm thấy u uất.
Chẳng nói đâu xa ngay với tôi đây, cảm xúc u uất cũng giống như một vị khách, thường tìm đến khi tôi ngỡ mình đã quên. Khi tôi thất vọng vì đã nỗ lực hết mình nhưng kết quả không như mong đợi, khi tôi gặp phải những hiểu lầm, va chạm trong mối quan hệ với người khác mà không thể làm gì, khi tôi nhận ra người khác đang đặt điều nói sai về mình... Những lúc như thế cảm xúc u uất lại ùa đến. Hoặc khi người tôi tin tưởng phản bội tôi, hay khi tôi cảm thấy không còn chút hy vọng nào thoát khỏi tình huống khó khăn mình đang gặp phải, vị khách u uất này lại lạnh lùng đến gõ cửa trái tim tôi.
337399759_908073003861535_5307819264499752_n
Với những người tìm đến trường học chữa lành trái tim trong tình trạng trầm cảm kéo dài chứ không chỉ ở mức độ đôi khi cảm thấy u uất như tôi, tôi luôn khuyên họ đến các bệnh viện chuyên khoa trước. Đặc biệt với những người có suy nghĩ muốn tự tử hoặc những trường hợp gần như mất ngủ lâu ngày, việc tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn là hết sức cần thiết. Cũng có một số người đến nhờ chúng tôi tư vấn trên phương diện tâm lý học Phật giáo, muốn được đưa ra lời khuyên nên làm gì khi rơi vào trạng thái u uất, dù họ không mắc các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng. Họ muốn biết tình trạng u sầu ấy có những đặc tính gì, và nên có thái độ như thế nào khi bản thân trở nên u sầu như vậy, họ muốn nghe những lời an ủi từ chúng tôi.
Trước hết, mỗi khi cảm thấy u sầu, tôi đều cố gắng nhìn thật kỹ vào bên trong lòng mình, nhờ làm vậy tôi đã phát hiện ra một số điểm đặc biệt nổi bật. Đầu tiên, năng lượng làm nảy sinh và duy trì tâm trạng u uất chính là nguồn năng lượng từ "những suy nghĩ lặp đi lặp lại của chính bản thân chúng ta". Nghĩa là tâm trạng hoặc cảm xúc sẽ thay đổi tùy theo việc chúng ta có suy nghĩ gì. Nếu ta suy nghĩ tích cực thì những cảm xúc tích cực sẽ xuất hiện, ngược lại, nếu suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta sẽ bị cảm xúc tiêu cực xâm chiếm. Và nếu chúng ta kiềm chế, không liên tục ném những bó củi được hình thành từ những suy nghĩ u uất vào lò lửa trong lòng mình, thì chẳng bao lâu những cảm xúc u uất ấy cũng sẽ biến mất. Tóm lại để có thể hiểu được cảm xúc u uất, chúng ta cần hiểu được "suy nghĩ", nguyên nhân chính gây ra cảm xúc này.
Suy nghĩ là một loại quan điểm do tâm hồn tạo ra, phản lỉng về những tình huống xảy ra bên trong và bên ngoài cơ thể. Người ta nói rằng mỗi ngày con người có đến 17.000 suy nghĩ. Xét về nội dung thì suy nghĩ thường được tạo nên từ những ký ức của quá khứ và sẽ nối nhau xuất hiện như những quân domino. Nhưng chúng ta lại hầu như không nhận thức được về những suy nghĩ đó, hoàn toàn đắm chìm vào chúng và để tâm trạng mình trôi theo hướng suy nghĩ kéo đi. Chúng ta là người tạo ra suy nghĩ, nhưng chủ cách bị đảo lộn, từ đó suy nghĩ sai khiến tâm trạng chúng ta chứ không phải tâm trạng chúng ta điều khiển suy nghĩ nữa. Hơn nữa, suy nghĩ liên tục xuất hiện và biến mất trong vô thức nên đôi khi chúng ta không thể phân biệt được những suy nghĩ ấy là sự thật hay chỉ đơn thuần là những quan điểm xuất phát từ cái nhìn cá nhân. Và chúng ta luôn dễ tin vào tất cả những suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí mình. Dù có thể chúng không đúng với hiện thực.
Chúng ta đã tìm hiểu về bản chất của suy nghĩ, vậy bây giờ chỉ cần quyết tâm là được. Thứ nhất, tôi hy vọng mọi người luôn nhớ rằng khi suy nghĩ u uất xuất hiện, nó chỉ là một đám mây nhỏ bay ngang qua bầu trời nội tâm thôi, chứ không phải cả cuộc đời chúng ta đều u ám như suy nghĩ đó. Có nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh vì chúng ta coi những suy nghĩ nảy ra trong đầu và bản thân mình là một. Tuy nhiên suy nghĩ là thứ sinh ra rồi biến mất trong giây lát giữa các tình huống thay đổi liên tục. Khi có suy nghĩ hoặc cảm xúc u uất xuất hiện, hãy lùi lại một bước và bình thản tự nhủ "Ái chà, lại có một đám mây u ám xuất hiện rồi đây!", như vậy những suy nghĩ u uất sẽ không được duy trì, và khi cháy hết nguyên liệu chúng sẽ tự động dừng lại. Nếu liên tục bám lấy những suy nghĩ xuất hiện không ngừng và đồng nhất nó với bản thân mình, chúng ta sẽ rơi vào vũng lầy trầm cảm.
Thứ hai, nếu bạn nghĩ rằng mình phải chịu đựng chứng trầm cảm do lời những người khác bàn tán về mình, thì tôi mong bạn hiểu một điều. Rằng có thể bạn cảm thấy những điều họ nói là về bạn, nhưng nếu nghe kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng những lời họ đang bóng gió lại bộc lộ chính trạng thái tâm lý của họ đấy. Ví dụ ngay như bản thân tôi đây, khi tôi dùng mạng xã hội, cũng có người chỉ trích tôi là nhà sư trẻ mà không biết kiệm lời, nói này nói nọ quá nhiều. Nghe vậy, ban đầu tôi cũng cảm thấy oan ức và buồn rầu một chút, rồi có một lần tôi tò mò tìm hiểu xem người đó thường ngày nói những gì, thì tôi phát hiện ra trên trang cá nhân ông ta còn viết rất nhiều những lời lẽ không hay về những tác giả nổi tiếng, những chính trị gia, những ngôi sao thể thao, những nghệ sĩ,... Nghĩa là vấn đề không phải ở tôi, mà nằm ở người đó. Chúng ta không cần phải biến tâm trạng bất ổn của người khác thành vấn đề của mình để rồi đau khổ vì nó. Dĩ nhiên chúng ta vẫn có thể cầu nguyện cho họ, mong họ sẽ hạnh phúc hơn để với trái tim hạnh phúc họ sẽ nói ra những lời hạnh phúc.
Thứ ba, phải luôn ghi nhớ rằng đại đa số những suy nghĩ của chúng ta xuất phát từ những quan điểm dựa trên những kinh nghiệm cực kỳ cá nhân. Những quan điểm cá nhân ấy không phải là sự thật cố định bất biến mà thay đổi tùy theo hoàn cảnh, nên những suy nghĩ trong quá khứ chưa chắc đã đúng với thời điểm hiện tại. Ví dụ khi những suy nghĩ bi quan trong quá khứ xuất hiện làm bạn mất tự tin, đừng cố gắng chịu đựng chúng mà hãy kéo lòng mình về với hiện tại. Đặc biệt nếu bạn có thể biến chúng thành "hơi thở" là tốt hơn cả. Hơi thở luôn ở trong hiện tại, khi bạn cảm nhận được hơi thở đi ra và đi vào bên trong mình, bạn sẽ thấy thanh thản hơn và cơ thể cũng sẽ thoải mái hơn. Khi lòng bạn hướng về hiện tại, vào khoảnh khắc bạn đang thở, những suy nghĩ sẽ tự động dừng lại. Đó là vì chúng ta không thể suy nghĩ về chính khoảnh khắc hiện tại này. Khi bạn về với hiện tại, sẽ không còn suy nghĩ nữa. Để kiểm chứng bạn hãy thử tạm đặt cuốn sách này xuống và hít thở thật sâu rồi cảm nhận trong ba phút. Chỉ cần tập trung vào hơi thở, tâm trạng u uất của bạn sẽ nhẹ đi rất nhiều.

Tuesday, March 21, 2023

TÌM HIỂU WHITE TARA – TARA TRẮNG ( BẠCH ĐỘ PHẬT MẪU )

Tara Trắng – Bạch Độ Phật Mẫu là hóa thân xuất hiện từ hai giọt nước mắt từ bi của đức Quán Thế Âm. Bồ tát Quán Thế Âm thấy vô lượng chúng sinh chìm trong biển luân hồi sanh tử đau khổ phiền não mà không biết hồi đầu thị ngạn. Ngài động lòng từ bi rơi hai giọt nước mắt.Giọt nước mắt bên phải hóa hiện thành đức Lục Độ Phật Mẫu ( Tara xanh ) , Giọt nước mắt bên trái  hiện thân thành đức Bạch Độ Phật Mẫu  ( Tara trắng ) tăng trưởng năng lực công đức cứu độ chúng sinh.

Bạch Độ Mẫu: tên Phạn là Sita-tārvā (Cintachakra), lại xưng là Tăng Thọ Cứu Độ Phật Mẫu, cùng với Phật Vô Lượng Thọ, Phật Đỉnh Tôn Thắng Phật Mẫu hợp lại gọi là Ba Tôn Trường Thọ. Tôn này được thị hiện từ Tâm Bi của Quán Âm, là một trong 21 Tôn hóa thân của Thánh Cứu Độ Mẫu. 

Do khuôn mặt có 3 con mắt, mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, mỗi lòng bàn chân đều có một con mắt…nên Bạch Độ Mẫu còn được gọi là Thất Nhãn Phật Mẫu.

White-tara-02-600x846

Thần chú của ngài:

ༀ་ཏཱ་ཪེ་ཏུ་ཏྟཱ་ཪེ་ཏུ་ཪེ་མ་མ་ཨཱ་ཡུཿ་པུ་ཎྱེ་ཇྙཱ་ན་པུ་ཥྚིཾ་ཀུ་རུ་སྭཱ་ཧཱ།

Oṃ Tāre Tuttāre Ture Mama Ayuḥ Punya Jñānā Puṣtiṃ Kuru Svāhā

Sunday, March 19, 2023

PHẬT BẢN TÔN HỘ MỆNH

 ĐỨC TÔN THẮNG PHẬT MẪU 

Tâm chân ngôn: OM DHRUM SOHA

Tonthang_phatmau_re_copy

  1. Để thực hành đúng pháp
  • Để thực hành đúng pháp và đạt được thành tựu, hành giả cần chắp tay  và đọc theo 3 lần câu Chân ngôn trong video sau.
  • Tiếp đến hãy trì tụng ngay 1 tràng (108 biến) Chân ngôn Đức Bạch Độ Phật Mẫu Tara để đánh thức tình yêu thương, lòng từ bi, trí tuệ và trưởng dưỡng những phẩm hạnh siêu việt nơi mình.

ĐỨC THƯỢNG SƯ LIÊN HOA SINH

 Chủng tử tự: HUNG
Tâm chân ngôn: OM AH HUNG BENZA GURU PADMA SIDDHI HUNG

Hãy trì tụng ngay 1 tràng (108 biến) Chân ngôn Đức Liên Hoa Sinh, đánh thức tình yêu thương, lòng từ bi, trí tuệ và trưởng dưỡng những phẩm hạnh siêu việt nơi mình.

Lhsinh_chuan_khong_xoa_re_copy_0

Thursday, March 16, 2023

VÔ ÚY QUÁN ÂM

Hình tượng của Ngài rất đặc thù có ba mắt bốn tay, ngồi trên lưng sư tử trắng, đội bảo quan, hai tay bên phải, một tay cầm hoa sen trắng, một tay cầm con chim cát tường trắng; hai tay bên trái, một tay cầm pháp khí hình con phượng 3 đầu, một tay cầm con cá. Khắp thân có ánh sáng, mặc thiên y đeo anh lạc, diên mạo rất đoan nghiêm.

Tuesday, March 14, 2023

Tìm hiểu Vajra Varahi – Kim Cương Hợi Mẫu

Kim Cương Hợi Mẫu  có tên tiếng Phạn là Vajra Varahi ( Dorje Pakmo). Có một số tài liệu Việt dịch là Kim Cương Heo Nái.

Tiếng Hán : Đa Kiệt Bạc Ma

Mặc dù có những thực hành Vajravārāhī trong tất cả các trường phái Phật giáo Tây Tạng, nhưng bà vẫn đặc biệt gắn bó với trường phái Kagyu ( Ka Nhĩ  Cư ) và là một trong những thực hành yidam chính của trường phái đó.

Vajravārāhī là một trong những nữ thần Mật thừa phổ biến nhất trong tất cả các truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Mặc dù có một số hình thức, nhưng biểu tượng cơ bản là bà có một khuôn mặt, (thường là) hai tay và hai chân, thường có màu đỏ, và đang đứng trong tư thế nhảy múa trên xác người. Thuộc tính biểu tượng phân biệt là một cái đầu nái (varahi) được đặt ở bên phải đầu hoặc trên đỉnh đầu. Vì cái đầu của con lợn nái này, đôi khi nó được gọi là Vajrayogini 'hai mặt' ( shal nyi ma )

Kim Cương Hợi Mẫu  màu đỏ, với một mặt, hai tay và ba mắt. Phía bên phải của mặt Bà là đầu của con lợn cái. Bà cầm dao cong trong tay phải và tay trái ở ngực cầm bát sọ người. Chĩa ba được đặt bên tay trái.

OM OM OM SARVA BUDDHA DAKINIYE VAJRA VARNANIYE VAJRA VAIROCANIYE HUM HUM HUM PHAT PHAT PHAT SVAHA!


Saturday, March 11, 2023

Sharing of Merits

Ettavata ca amhehi

Sambhatam punna sampadam
Sabbe Deva anumodantu
Sabba sampatti siddhiya

May all beings share this merit,
which we have thus acquired.
May it contribute greatly to their happiness.

Tuesday, March 7, 2023

TỪ BỎ VIỆC ĐÓNG VAI

Một bài học cơ bản về nghệ thuật sống mà mỗi chúng ta phải học là bạn có thể làm bất kỳ việc gì bạn cần phải làm, nhưng đừng để công việc ấy biến bạn thành một vai diễn mà bạn tự đồng nhất mình vào đó. Bạn trở nên vững vàng nhất trong bất cứ công việc nào nếu hành động của bạn được thực hiện vì chính lợi ích của công việc đó, hơn là sử dụng nó như một phương tiện để bạn bảo vệ, để củng cố hay thích ứng với một vai trò nào. Mỗi vai trò chỉ là một cảm nhận đầy tính chất hư cấu về bản thân, qua đó mọi thứ đều bị cá thể hóa, trở nên hư hỏng và méo mó bởi “Cái Tôi nhỏ bé” do trí năng của bạn thêu dệt nên và bởi bất cứ vai diễn nào mà bản ngã bạn đang đóng.

Hầu hết những người có chức phận trên thế giới này như các chính trị gia, các nhân vật của ngành truyền thông các doanh nhân cũng như các lãnh tụ tôn giáo đều vô thức tự đồng nhất họ một cách hoàn toàn với vai diễn của họ, chỉ trừ một vài ngoại lệ. Có thể họ là một nhân vật quan trọng nhưng họ chẳng khác gì hơn những diễn viên thiếu nhận thức trong trò chơi của bản ngã, thứ trò chơi trông rất quan trọng nhưng rốt cuộc lại không có một mục đích chân thực nào. Đại văn hào Shakespeare nói: “Đó là một câu chuyện cổ tích của một gã khờ kể, chúng đầy những âm thanh và cuồng nộ, nhưng quả thực chẳng nói lên được điều gì”. Kỳ lạ thay, Shakespeare đã đi đến kết luận này khi ông sống trong thời đại chưa có máy truyền hình. Nếu tuồng kịch của bản ngã trên thế giới có một mục đích nào đó, thì đó là một mục đích gián tiếp: Tạo ra ngày càng nhiều khổ đau trên địa cầu, và những đau khổ này, dù phần lớn là do bản ngã tạo ra, cuối cùng sẽ đưa đến sự cáo chung của bản ngã. Đó là lửa mà bản ngã tự thiêu đốt chính mình.

Trong một thế giới tràn ngập các vai diễn, may thay lại có những người không hề khoa trương tư cách bề ngoài – ngay cả trong giới truyền thông và doanh nghiệp – trái lại, họ kết nối với cội rễ rất sâu xa của Hiện Hữu. Họ là những người không hề cố gắng thể hiện nhiều hơn những gì con người họ thực có. Họ là những người sống rất đơn giản nhưng nổi bật và là những con người duy nhất có khả năng tạo ra những thay đổi thực sự trong đời sống. Họ là sứ giả của nhận thức mới. Những gì họ làm trở nên đầy sức mạnh vì những việc đó hòa điệu với mục đích chung của vũ trụ. Ảnh hưởng của họ vượt xa những gì họ làm, vượt xa chức năng của họ. Chỉ sự có mặt đơn giản, hồn nhiên và không phô trương của họ đã có tác dụng biến cải với bất cứ ai mà họ tiếp xúc.

Khi không đóng vai, tức là không có cái Tôi (bản ngã) trong những gì bạn làm; không toan tính, không có kế hoạch gì để bảo vệ và củng cố “cái Tôi” của bạn thì hành động của bạn sẽ có sức mạnh và mang lại kết quả cao hơn rất nhiều. Bạn hoàn toàn chú tâm vào tình huống hòa nhập làm một với nó. Bạn không cố gắng để trở thành một “con người đặc biệt”. Bạn mạnh mẽ nhất, có hiệu quả nhất khi bạn hoàn toàn tự nhiên được là con người chân thật của mình. Nhưng đừng gắng để trở thành con người tự nhiên, chân thật ấy. Vì đó chỉ là một vai tuồng khác. Vì con người chân thật của bạn là một con người bẩm sinh, tự nhiên, không hề cố gắng. Nếu bạn phải cố gắng để trở thành một con người thế này thế nọ, tức là bạn đang vô thức tự đóng một vai diễn. Lời khuyên chỉ cần là chính mình là một lời khuyên tốt, nhưng dễ gây nên hiểu lầm. Vì trí năng của bạn sẽ chen vào và nói “Sao tôi có thể trở thành con người chân thật của mình được?”. Lúc đó, trí năng bạn sẽ tạo ra một đối sách khác. Đó là đóng vai “trở thành chính mình”. Thực ra, câu hỏi “làm thế nào để trở thành chính mình?” là một mệnh đề sai. Vì câu nói đó hàm ý rằng bạn phải làm cái gì đó để có thể trở thành con người chân thật của mình. Nhưng thực ra bạn đã luôn là chính bạn rồi nên ở đây không có vấn đề là làm thế nào để trở thành chính bạn. Bạn chỉ cần rũ bỏ những thứ không phải là bạn. Có thể bạn sẽ nói: “Nhưng tôi không biết bản chất chân thật của tôi là gì?”. Nếu bạn cảm thấy hoàn toàn an ổn khi không thật sự biết bản chất chân thực của mình là gì thì những gì còn lại tức là bản chất chân thực của bạn – là Hiện hữu đằng sau tấm mặt nạ “một con người”; có thể nói rằng bạn là một trường năng lượng vô hình tướng thuần khiết hơn là những gì ngôn từ có thể định nghĩa được.

Hãy thôi tự cố gắng định nghĩa về mình, đối với người khác hay đối với chính bạn. Bạn sẽ không chết đâu. Ngược lại, bạn sẽ đi sâu vào đời sống. Cũng đừng quan tâm đến việc người khác sẽ muốn định nghĩa bạn thế này hay thế kia. Vì khi họ cố định nghĩa về bạn, tức là họ đang tự giới hạn chính họ và đó là vấn đề của họ. Trong mối quan hệ với người khác, bạn đừng đóng một vai diễn nào đó, mà ngược lại, bạn hãy có ý thức sáng tỏ, hãy có mặt với mọi thứ đang xảy ra.

Tại sao bản ngã của bạn thích đóng vai trò? Vì có một ý nghĩ xảy ra mà bạn không hề ý thức được ý tưởng đó. Ý tưởng đó có thể là: “Tôi chưa đầy đủ, chưa toàn vẹn”. Ý nghĩ tiếp theo có thể là: “Do đó tôi phải đóng vai trò này để tôi có thể có được những gì mình mong muốn, để tôi được hoàn thiện con người của mình. Tôi luôn cần có thêm để tôi được là chính tôi nhiều hơn". Nhưng bạn không thể có nhiều hơn những tính chất mà bạn đang có, vì bên trong bạn chính là Đời Sống là Hiện hữu trong muôn vàn những biểu hiện của nó ở khắp vũ trụ. Về mặt hình tướng bạn có thể kém cỏi hơn người này nhưng lại vượt trội hơn những người khác ở một khía cạnh nào đó. Nhưng về mặt bản chất, bạn không cao hơn, cũng không thấp hơn bất kỳ một ai. Từ nhận thức này mà bạn có thể thấy được giá trị cao quý của bản thân cũng như có được tính khiêm nhường đích thực. Dưới con mắt của bản ngã, đây là hai điều trái ngược nhau. Nhưng sự thật hai điều này chỉ là một.
---💦🌺🌺---

Trích: Thức Tỉnh Mục Đích Sống
Tác giả: Eckhart Tolle
Người dịch: Đỗ Tâm Tuy - Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh

Saturday, March 4, 2023

TÀI NGUYÊN THIÊN MẪU - VASUDHARA

Vasudhara/Tài Nguyên Thiên Mẫu, vị Bồ-tát của Phật giáo về sự giàu có, thịnh vượng và phong phú/dồi dào. Vasudhara phổ biến ở nhiều quốc gia Phật giáo và là một đề tài trong truyền thuyết và nghệ thuật Phật giáo. 

Tên tiếng Phạn của Tài Nguyên Thiên Mẫu là Vasudhara/Vasudhara, có nghĩa là “nữ thần mang báu vật” hoặc “dòng chảy của đá quý”.  Ngoài ra, tên gọi Vasudhara còn biểu thị thần là nguồn gốc của tám “Vasus dồi dào/phong phú” [tám vị thần nguyên tố đại diện cho các khía cạnh của tự nhiên (Ngũ đại: đất, nước, lửa, gió, không - Pancha Bhoothas) cùng mặt trời, mặt trăng và tinh tú)]. Do đó, một số nhận định cho rằng Nữ thần là sự hào phóng nước của con sông Hằng - Nữ thần Ganga. 

Trong đó, vasu có nghĩa là thiện hoặc bảo; còn dhara có nghĩa là nắm, giữ. Trong tiếng Hán, Tài Nguyên Thiên Mẫu còn được dịch là Tài Tục Thiên Mẫu, Trì Thế Thiên Nữ, Vũ Bảo Bồ-tát hay Thế Đà La. Do có nhiều tên gọi, nên các kinh điển có những giả thiết khác nhau về nguồn gốc của Thiên Mẫu, bởi vậy thân phận vị Nữ thần sông Hằng cũng có phần khó xác định. Bên cạnh đó, Vasudhara còn được cho rằng có liên quan đến vị Nữ thần vĩ đại Lakshmi của Ấn Độ.

Câu thần chú của Nữ thần là “Om Shri Vasudhara Ratna Nidhana Kashetri Soha”, khi một người thực hành pháp tu Vasudhara, 800 câu thần chú (8 vòng của một tuần) nên được tụng đọc vào ngày đầu tiên, sau đó 300 câu thần chú (3 vòng của một tuần) mỗi ngày sau đó, một câu thần chú đáng giá của một tuần vào buổi sáng, khi có thời gian cho phép trước khi làm việc; một câu thần chú khác của tuần khi thời gian cho phép vào cuối buổi chiều/tối, có lẽ sau khi làm việc; và những câu thần chú cuối cùng của tuần trước khi ngủ, hoặc 3 tuần một lần vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Điều này được cho rằng các tín đồ sẽ gia tăng sự tích lũy về 7 loại - đó là sự giàu có, phẩm chất, con cái, trường thọ, hạnh phúc, sự quý trọng và thông thái; cho các tín đồ của Vasudhara sự chuẩn bị tốt hơn để tu luyện hạnh bố thí, bản thân đó chính là nhân quả của sự giàu có, cũng như có đủ nguồn lực để có thể tham gia vào các pháp tu tâm linh. Việc tu tập pháp tu này được tin rằng sẽ đưa đến sự giác ngộ. Đôi khi, thần chú cũng được rút ngắn gọn lại là Oṃ Vasudhare svaha. 

Vasudhara còn là một vị thần giàu có quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng.Thần được coi là một trong 21 Tara/Độ Mẫu, cũng được biết như là “Tara Vàng/Vàng Kim” Tây Tạng: Dolma Sermo, tên gọi khác là Norgyunma. 

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm