Monday, March 27, 2023

𝐓𝐈𝐁𝐄𝐓 𝐋𝐎𝐒𝐀𝐑 – 𝐍𝐚̆𝐦 𝐌𝐨̛́𝐢 𝐓𝐚̂𝐲 𝐓𝐚̣𝐧𝐠 _ 𝐓𝐞̂́𝐭 𝐋𝐨𝐬𝐚𝐫 𝐜𝐮̉𝐚 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐮̛̀

TẾT TÂY TẠNG

Losar hay năm mới của người Tây Tạng được tính bằng ngày mùng 1 (ngày đầu tiên) của tháng đầu tiên trong lịch Tây Tạng, khi mặt trăng bắt đầu quỹ đạo mới quanh Trái đất. Thường thì Losar trùng khớp với Têt Nguyên đán của người Việt và người Trung Quốc, tuy nhiên cũng có năm chênh lệch một vài ngày, hoặc có khi chênh lệch cả tháng.
𝟏/𝟏 𝐥𝐚̀ 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 “𝟏𝟓 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐢̃ đ𝐚̣𝐢” 𝐜𝐮̉𝐚 Đ𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 .
Người Tạng cổ xưa tổ chức lễ Sonam - Losar, tức năm mới của nhà nông, trùng với dịp Phân Đông. Về sau, ngày hội của nhà nông chuyển sang dịp những cây đào nở hoa đỏ thắm, gọi là Losar. Losar là ngày lễ của toàn dân ở Tây Tạng, khi mà ai ai cũng nghỉ ngơi, thưởng thức các món ăn ngon và diện những bộ quần áo đẹp nhất. Vào những ngày đó, Hadaki (chiếc khăn dài màu trắng truyền thống) được vắt ngang những chiếc bàn thờ của gia đình và trong chùa chiền, người Tạng gặp nhau, dù lạ hay quen, đều chúc câu năm mới an khang, thịnh vượng .
“Losar Tashi Delek!”.
57
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟐𝟗
Đón Losar, người Tạng rất chú ý tới hai ngày quan trọng. Gutor, tức 29 tháng Chạp Âm lịch, là ngày có ý nghĩa đặc biệt cho dù hai ngày nữa mới đến tân niên và ai cũng bận rộn. Tối 29, các bà nội trợ bắt buộc phải nấu gutuk - món sủi cảo đón năm mới. Gutor là ngày duy nhất ở Tây Tạng mà từ người nghèo khó đến kẻ giàu sang và kể cả Đạt Lai Lạt Ma đều cùng ăn một món giống nhau: gutuk. Món sủi cáo này mang ý nghĩa tượng trưng và có tính chất dự báo về năm mới. Viên sủi cảo có sợi chỉ giấu bên trong tượng trưng sự trường thọ, sợi lông trắng biểu hiện sự thiện tâm, mẩu than cho thấy những ý nghĩ đen tối, quả ớt nói về miệng lưỡi cay độc. Nếu nhà đông người quá thì thay cho các vật cụ thể, bà nội trợ viết tên các vật ra tờ giấy rồi cho vào nhân bánh. Khi ăn sủi cảo, mọi người chỉ cho nhau thấy mình vớ được nhân bánh gì và cả nhà cười đùa, trêu chọc nhau vui vẻ. Ăn xong, mọi người cùng tham gia nghi lễ đánh đuổi tà ma năm cũ.
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟑𝟎
Namkahan là ngày tất niên (30 tháng Chạp). Mọi người cố gắng kết thúc việc chuẩn bị, trang trí nhà cửa để tranh thủ nghỉ ngơi chờ đón ngày hôm sau với các nghi lễ và trò chơi vui vẻ.
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟏 Đ𝐀̂̀𝐔 𝐍𝐀̆𝐌 :
Ngày thứ nhất, mùng 1, gọi là Lama Losar. Vào ngày này, các Phật tử sẽ đi viếng chùa, chúc Tết chư tăng, thăm viếng gia đình và họ hàng. Để cầu mong mùa màng bội thu, người ta thường bày hạt lúa mạch và bột lúa mạch tsampa lên bàn thờ gia tiên. Phụ nữ trong nhà thường sẽ phải dậy sớm nấu rượu lúa mạch và món cơm dẻo Dresil để mọi người trong nhà cùng thưởng thức vào ngày Lama Losar này.

𝟏/𝟏 𝐥𝐚̀ 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 “𝟏𝟓 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐢̃ đ𝐚̣𝐢” 𝐜𝐮̉𝐚 Đ𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 .
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝐓𝐇𝐔̛́ 𝟐 :
Ngày thứ hai gọi là Ghyalpo Losar, nghĩa là Losar của nhà vua, nhằm mục đích tôn vinh Đạt Lai Lạt Ma - thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng cùng các lãnh đạo của cộng đồng. Ngày xưa, đây là dịp để các vị vua tặng quà cho dân chúng trong các lễ hội. Trong ngày này sẽ có những màn múa hát, biểu diễn đặc sắc chỉ có duy nhất một lần trong năm.
𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝐓𝐇𝐔̛́ 𝟑 :
Ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng, được gọi là Choe-kyong Losar. Vào ngày này, người ta tổ chức cúng kiếng cho các chư Phật và thần thánh để cầu mong được phù hộ và bình an. Người dân cũng treo cờ cúng và đi viếng các đền chùa .
𝐓𝐀𝐘𝐀𝐓𝐇𝐀 𝐎𝐌 𝐌𝐔𝐍𝐈 𝐌𝐔𝐍𝐈 𝐌𝐀𝐇𝐀 𝐌𝐔𝐍𝐈𝐘𝐄 𝐒𝐎𝐇𝐀 🙏🙏🙏

No comments:

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm