𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐓𝐡𝐢𝐞̂̀𝐧 Đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐕𝐞̂̀ Đ𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐀̂𝐦 Đ𝐨̣̂ 𝐌𝐚̂̃𝐮 𝐓𝐚𝐫𝐚
Wednesday, December 28, 2022
Tìm hiểu 𝐕𝐞̂̀ Đ𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐀̂𝐦 Đ𝐨̣̂ 𝐌𝐚̂̃𝐮 Green 𝐓𝐚𝐫𝐚 - Lục Độ Mẫu hay còn có tên là Tara xanh
Monday, December 26, 2022
NHƯ MỘT TIA CHỚP
NHƯ MỘT TIA CHỚP
Sunday, December 25, 2022
NHỮNG LỜI VÀNG NGỌC
Tôi chôm chỉa bài này trên FB của Cô Bé Ngày Xưa.
Friday, December 23, 2022
MÙI THÁNG CHẠP
Tháng chạp có nghĩa là tháng 12 âm lịch Việt Nam , dù trong lịch in vẫn ghi số là tháng 12 nhưng văn nói người ta hay gọi là tháng chạp. Cũng như tháng 1 âm người ta quen gọi là tháng giêng vậy đó.
Wednesday, December 21, 2022
TRUYỆN QUAN ÂM THỊ KÍNH
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
Tuesday, December 20, 2022
Niệm thiên thần
Một thiên thần là một trạng thái thánh linh của tâm thức biểu thị cho các Phẩm chất , Đức hạnh và Năng lực của Chúa mà tất cả chúng ta đều có bên trong , dù ta có nhận thức được nó hay không. Lúc khởi thủy của các Thiên thần , như ta đã biết trong các truyền thống Thiên Chúa giáo , Do Thái giáo và Hồi giáo có 72 thiên thần , 72 khía cạnh của Tạo hóa với năng lực dẫn dắt ta khám phá những trạng thái huyền bí cao nhất.
Theo định nghĩa của thiên thần học truyền thống, mỗi Bản thể Thiên thần có một cái tên Do Thái và một độ rung . Khi chúng ta phát âm ra miệng hoặc đọc thầm một cái tên Thiên thần thiêng liêng , một độ rung vang vọng sẽ hình thành , tác động trực tiếp đến ký ức tế bào . Từ đó , chúng ta được kết nối với năng lượng Thiên Thần Thiêng Liêng , Thuần khiết , với bản thể của tạo vật, mà dần dần sẽ kích hoạt tâm thức thiên thần của ta , năng lực của ta để mơ và du hành vũ trụ đa chiều.
Saturday, December 17, 2022
Uống trà đêm
Uống trà đêm
Chúng ta hãy chào đón buổi tối yên ả tới
Đêm đã thâu rồi và trăng chỉ cho ta nửa ánh sáng.
Đại hùng ngang chân trời , Tiểu hùng đã lặn.
Chính đêm nay là lúc ta có thể tin vào Xuân
Trong lúc tiếng côn trùng thấm qua hơi ấm của rèm lụa lục.
Wednesday, December 14, 2022
LINH ẢNH TẠI ĐỀN TSAPARANG
Trích từ sách Con Đường Mây Trắng
T/g Anagarika Govinda
Nguyễn Tường Bách biên dịch
Mặc chiếc áo hữu hiện,
Chân Như bị hạn chế.
Lấy dạng hình thi ca,
Vận động nhẹ như bông.
(Rabindranath Tagore)
Đó là một đêm đầy dông bão trên cổ điện hoang tàn tại Tsaparang, ngày xưa là thủ phủ của một vương quốc hùng hậu của miền tây Tây Tạng. Mây kéo nhau qua dầy đặc trên bầu trời, làm vầng trăng tròn khi chiếu rọi khi biến mất, để cho ánh trăng, như phát ra từ một chiếc đèn ma quái, nhảy múa trên một sân khấu khổng lồ, diễn lại lịch sử của một bi kịch bất tử. Tôi nói “bất tử” vì đó là bi kịch miên viễn của sự hoại diệt, của sự phục hưng trong trò chơi kỳ diệu của sức mạnh và thiện mỹ, của vẻ rực rỡ thế gian và của thành tựu tâm linh.
Sức mạnh đã suy tàn nhưng vẻ đẹp vẫn còn vương trên cung điện hoang phế, còn nằm yên trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng đã được tạo thành bằng sự kiên trì và nhẫn nhục, trong bóng tối của một thời thịnh trị. Cái rực rỡ và hùng mạnh đã trở thành cát bụi, cái thần của văn hóa và niềm xác tín tôn giáo đã rút lui trong sự độc cư xa lánh cuộc đời, chúng còn hiện diện trong ngôn ngữ từ hay tác phẩm của thánh nhân, thi sĩ hay đạo sư và qua đó mà khẳng định lại lời của Lão Tử, rằng cái mềm yếu mới sống còn, cái cứng mạnh chỉ thuộc về cõi chết.
Số phận của Tsaparang đã an bài. Công trình của con người và tạo tác của thiên nhiên hầu như không còn phân biệt được nữa. Cổ điện đã biến thành cát đá và cát đá vươn lên như cung điện uy nghi. Toàn bộ ngọn núi hùng vĩ hiện ra như một tảng đá cẩm thạch vĩ đại, trong đó khắc họa một thành quách hoang đường: với lâu đài và cung điện, với tháp với vách, cao như muốn đụng đến mây, dựng đứng trên vách đá thẳng cheo leo, như một tổ ong với hàng trăm hàng ngàn ngăn hộc.
Ánh trăng mờ tỏ chiếu rọi làm cảnh vật hầu như vô thực và thêm đáng sợ, trong đó mọi sự đột nhiên biến mất, nhanh như chúng đã xuất hiện.
Ngôi đền màu đỏ thờ Phật Thích-Ca Mâu-Ni chìm trong bóng tối tĩnh lặng. Chỉ riêng khuôn mặt bức tượng vàng to lớn Thích-Ca Mâu-Ni hầu như tỏa ra một thứ ánh sáng êm dịu, ánh sáng này được tiếp nhận và phản chiếu bởi tượng của các vị Thiền Phật ở bên cạnh tả hữu của Ngài.
Bỗng nhiên tường vách của ngôi đền bắt đầu rung động và tiếng ầm ầm đáng sợ của đá đổ vang lên. Hộp gỗ đựng đèn thờ Phật Thích-Ca bỗng vỡ tung và khuôn mặt tượng Phật rực sáng ánh trăng, cả ngôi đền được chiếu sáng rực.
Cả không gian bỗng đầy tiếng than thở, hầu như cả ngôi đền rên rĩ dưới sức nặng của bao thế kỷ.
Một kẽ nứt to lớn hiện ra trên bức tượng bên cạnh bức họa nữ thần sắc trắng Tara và gần đụng một cánh hoa nằm cạnh tòa sen của thần.
Thần thức sống trong cánh hoa hoảng sợ nhảy ra khỏi trú xứ của mình, hai tay chắp lại hướng về thần Tara:
“Hỡi thần, kẻ cứu độ mọi loài sinh linh, hãy cứu chúng con và ngôi đền thiêng liêng này, đừng để bị hoại diệt!”
Với cặp mắt từ bi, Tara nhìn chỗ phát tiếng nói và hỏi: “Ngươi là ai, thần thức nhỏ bé kia?”
“Con là thần thức của cái đẹp, trú trong cánh hoa bên cạnh Ngài”.
Tara nở một nụ cười đẹp như người mẹ và chỉ vào một góc khác của ngôi đền: “Trong các lời giáo hóa quí báu hiện được cất chứa trong các bộ kinh có một kinh mang tên Bát-Nhã Ba-la-mật. Trong đó có lời dạy sau đây của Đức Thế Tôn.
Cần phải quán như sau:
như đám mây trôi nổi,
như sao sớm bầu trời,
như ánh lửa vô thường,
như sóng nước suy tàn,
như bóng ma, ảo ảnh,
như giấc mộng chóng tan”.
Thần thức cánh hoa nước mắt đầy tròng: “Ôi, những lời này chân thực biết bao, hết sức chân thực, hết sức thiện mỹ! Và nơi đâu có vẻ đẹp, dù cho chỉ một lần để ánh mắt ngời sáng, là ở đó có một dây đàn bất tử dã rung lên trong ta. Vâng, chúng ta đều ở trong cơn đại mộng, và ta hy vọng cuối cùng sẽ thức tỉnh, như Như Lai, Đức Thế Tôn, vì lòng từ bi đã xuất hiện trong “dạng mộng” của Ngài để đưa chúng ta đến giác ngộ”.
Khi nói như thế, thần thức của cái đẹp nghiêng mình hướng về Thích-Ca Mâu-Ni, mà tượng Ngài cũng như tất cả mọi hình tượng khác của ngôi đền, trong phút giây kỳ diệu này đã trở thành sống động.
“Không phải vì con thôi”, thần thức nói tiếp, “mà con xin Ngài cứu độ. Con biết tất cả mọi sắc thể đáng sống nơi đây sẽ hoại diệt - cũng như những lời dạy của Đức Như Lai chứa trong các kinh bản bám bụi đã nói. Điều con mong cầu là: đừng để cho các kinh điển đó mất đi trước khi chúng ta truyền được thông điệp vĩ đại đã ghi trong đó.
Con lạy Ngài, hỡi mẹ của tất cả sinh linh, của tất cả các vị Phật, hãy có lòng từ bi với tất cả mọi người chỉ vướng ít bụi trong mắt, những người có thể thấy và hiểu được, chỉ cần chúng ta ở lâu thêm một chút trong dạng đại mộng của mình, để cho thông điệp của chúng ta đến được với họ, hay trao được cho những người có thể phổ biến thêm ra, vì ích lợi của mọi loài hữu tình.
Đạo sư của chúng ta là Thích-Ca Mâu-Ni ngày xưa cũng được các thiên nhân khẩn cầu, khoan hãy nhập Đại Niết bàn khi Ngài đạt giác ngộ vô thượng. Hãy cho con được cầu khẩn Ngài với lý do như thế, xin được quy y với Ngài và với vô số dạng hình của Ngài”.
Thần thức lại cúi mình, hai tay chắp trước trán, trước hình tượng uy nghi sáng rực của Phật Thích-Ca Mâu-Ni và tất cả chư Phật và Bồ-tát tề tựu xung quanh.
Thần Tara nhắc tay bắt ấn cứu độ và khuôn mặt sáng rực của Thích-Ca Mâu-Ni mỉm cười đồng ý. “Thần thức của cái đẹp đã nói lên sự thực, tâm của thần thức đày lòng thành khẩn. Vì làm sao khác được? Không phải cái đẹp là kẻ chuyên chở và phụng sự cho Chân như sao? Cái đẹp là nơi thể hiện của sự hòa điệu mọi dạng hình, dù đó là sắc thấy được hay âm nghe được, dù đó là vật chất hay phi vật chất. Dù mọi dạng hình là vô thường nhưng sự hòa điệu, điều mà các dạng đó trình bày và thể hiện, thuộc về vương quốc bất tử của tâm, thuộc về quy luật sâu kín nhất của Chân như mà ta gọi là Pháp.
Nếu ta không diễn đạt Pháp vĩnh cửu đó bằng sự hòa điệu hoàn hảo trong ngôn từ và tư tưởng, thì ta cũng đã không thông qua thần thức của vẻ đẹp mà kêu gọi loài người, giáo pháp của ta đã không rung động tim óc họ, giáo pháp đó đã không sống nổi một thế hệ.
Ngôi đền này sẽ sụp đổ cũng như các kinh sách nằm trong các góc nọ sẽ tàn tạ, đó là những kinh sách mà các đệ tử của ta đã chép lại, với sự nghiêm túc và nhiệt thành vô lượng. Nhưng những người khác cũng đã chép lại, từng chữ một, cho nên dù các văn bản này có thể bị hủy hoại, giáo pháp vẫn tiếp tục được truyền bá. Cũng như thế, mong sao các công trình khác của nghệ sĩ hay thánh nhân, các vị đã làm nên ngôi đền thiêng liêng này, sẽ được bảo toàn cho những thế hệ sau.
Hỡi thần thức cái đẹp, mong ước của ngươi sẽ được toại nguyện. Dạng hình của ngươi cũng như tất cả các dạng hình sống trong đền này sẽ không bị hủy hoại, bao lâu thông điệp cả các ngươi chưa đến với thế gian, thì bấy lâu mục đích thánh thiện của các ngươi chưa được toàn vẹn”.
Monday, December 12, 2022
TÌM HIỂU THẦN CHÚ HOÀNG THẦN TÀI ZAMBALA
THẦN CHÚ HOÀNG THẦN TÀI & CÔNG ĐỨC: OM ZAMBALA ZALENDHRAYE SOHA hoặc AUM JAMBHALA JALENDRAYE SVAHA (Om jam bala cha len ta ya sô ha).
“Om Jambhala Jalendraya Svaha” – “Om Dzambhala Dzalim Dzaye Svaha”
Thursday, December 8, 2022
TÌM HIỂU THẦN CHÚ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ( kết ấn Chuẩn Đề )
Thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề là một thần chú nổi tiếng trong Phật giáo. Bên cạnh đó, thần chú có thể khai mở trí tuệ Bát Nhã và giúp người niệm gặp nhiều thuận lợi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thực tế, sự linh ứng của Phật Mẫu Chuẩn Đề thần chú được trích trong kinh Chuẩn Đề.
Phật Mẫu Chuẩn Đề ( tiếng Phạn : Cundi Bodhisattva ) là một vị Bồ tát rất được tôn kính trong các trường phái đại thừa và trường phái Phật giáo Mật Tông ( Vajrayana Buddhism ) và cũng được biết đến như một Bhagavati ( mẹ của chư Phật - nữ thần trong Ấn Độ giáo )
Có lần, Đức Phật đang ngồi thiền trong vườn Anathapindika thuộc khu rừng Jetavana gần thành phố Sravasti. Thời điểm đó, Ngài đã quán chiếu và quan sát tương lai của chúng sinh. Với lòng bi mẫn lớn lao đối với họ, Đức Phật quyết định mô tả về Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (Cundi Dharani Sutra), trái tim của người mẹ trong Bảy Câu chi (Kotis) Phật. Như vậy, Đức Phật đã tiết lộ thần chú:
Namaḥ Saptānāṃ Samyaksaṃ Buddha Koṭīnāṃ Tadyathā:
Namaḥ: Tôi trú ẩn trong Mẹ của chư Phật
Saptānām: Bảy
Samyaksaṃbuddha: Giác ngộ hoàn hảo
Koṭīnāṁ: Một Koti tương đương với mười tỷ
Tadyathā: Như vậy, nó được tuyên bố như vậy
Oṃ Cale Cule Cunde Svāhā hoặc Om Cale Cule Cundi Soha
Oṃ: Một từ thiêng liêng trong Ấn Độ giáo. Nó được coi là một biểu tượng âm thanh ban đầu của vũ trụ.
Cale: Một biến thể của tên Cundi
Cule: Một biến thể khác
Cundī: Sự tinh khiết của Phật Mẫu Chuẩn Đề
Svāhā: Có thể đó là sự thật!
Tôi quy y trước bảy mươi triệu hoàn hảo giác ngộ chư Phật. Như vậy: Om! Chuẩn đề! Chuẩn đề! Cầu mong lời nguyện thanh tịnh này có thể là sự thật!
Wednesday, December 7, 2022
TÌM HIỂU RED – TARA ( HỒNG QUAN ÂM )
Tác Minh Phật Mẫu – Tara Đỏ ( Red -Tara) đặc biệt che chở cho chúng sinh thoát sự yếu đuối. Ngài tiêu diệt sự yếu đuối trong con người và đem lại cho họ sức mạnh.
Tác Minh Phật Mẫu – Tara Đỏ – Hồng Độ Mẫu (Tên Anh: Red Tara) (Tên Tây Tạng: Rikjéma རིག་བྱེད་མ་སྐྱོབ་པ།), tiếng Phạn (Sanskrit) là Kurukulla hay Kurukulle, dịch âm Hán Việt là Cô Lỗ Cô La hay Cổ Lỗ Cổ Liệt. Cũng được gọi là Cô Lỗ Cô La Bồ Tát, Cổ Lỗ Cô Liệt Phật Mẫu, Hoài Nhu Phật Mẫu.
Tara Đỏ – Hồng Độ Mẫu
Quán Thế Âm ba lần vét sạch luân hồi.
Tara là Bổn tôn cứu con người thoát khỏi tai ương, chướng nạn, sợ hãi. Đó là ý nghĩa của hồng danh “Tara”.
Tâm chú Tác Minh Phật Mẫu
Tâm chú Tác Minh Phật Mẫu được truyền dạy tùy theo Dòng Phái là:
– Oṃ Kurukulle Svāhā
– Oṃ Kuruklle Hrīḥ Hūṃ Svāhā
– Oṃ Padma-Ḍākiṇī Kurukulle Hrīḥ Svāhā
Nhưng phần lớn thì truyền dạy Tác minh Phật Mẫu Tâm Chú là:
– OṂ KURUKULLE HRĪḤ SVĀHĀ
– Ôm, Ku Ru Ku Lê, Ri, Sô Ha
Và 1 thần chú phổ biến khác:
Om Tare Tam Soha
Tuesday, December 6, 2022
TÌM HIỂU NGŨ TRÍ NHƯ LAI
5 VỊ PHẬT TƯỢNG TRƯNG CHO NGŨ BỘ
nói một cách đơn giản , dễ hình dung , trong cuộc sống chúng ta , mỗi một bộ tộc người đều có một người đứng đầu làm chủ thì trong các bộ của phật giáo cũng vậy , năm bộ đều có năm vị phật đứng đầu , tượng trưng cho mỗi bộ . và được chi ra như sau
Phật Bộ thì có đức Tỳ Lô Giá Na ( vairocana ) Như Lai hay còn gọi là Đại Nhật Như Lai làm giáo chủ
Liên Hoa Bộ thì có đức A D Đà Như lai ( Amita ) hay còn gọi là Vô Lượng Thọ Phật làm giáo chủ
Kim Cang Bộ thì có đức A Súc Bệ Như Lai ( Aksobhya ) làm giáo chủ
bão bộ thì có đức Bảo Sanh Như Lai ( Ratnasambhava ) làm giáo chủ
Yết Ma Bộ ( nghiệp dụng bộ ) thì có đức Bất Không Thành Tựu (Amogasiddhi ) làm giáo chủ
năm vị Phật này trong mật tông còn gọi là Ngũ Phương Ngũ Phật , Ngũ Trì Như Lai , Ngũ Phương Phật !
GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN
Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...
-
Phim do HQ sản xuất tôi có viết bài giới thiệu phim ở bên trang bangaivn nhưng phim không được giới les ở đó chú ý và tôi có chút c...
-
Lần đầu đọc Kinh Kim Cương tôi bị sốc nặng. Ai chả biết Kinh Kim Cương là cuốn kinh quan trọng nhất của Phật giáo ấy thế mà đoạn mở đầu dài...
-
Chiến tranh và bom đạn, là những cơn ác mộng kinh hoàng đối với những con người vô tội. Và có điều còn ám ảnh hơn bao giờ hết chính là nỗi ...