Wednesday, August 3, 2022

KHOA HỌC ( LẶP LẠI LẦN NỮA )

KHOA HỌC ( Lặp Lại Lần Nữa )

MARK JOYNER - KHOA HỌC VỀ SỰ ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU BẠN MUỐN

Trong khi logic là về giá trị căn cứ của lập luận, thì khoa học là về tính đúng đắn của những khẳng định.


Trong khi học cung cấp một khuôn khổ cho những biểu tượng chúng ta sử dụng để miêu tả thế giới, khoa học là một phương pháp thu thập hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới của chúng ta thông qua quan sát.

“Hiểu biết sâu sắc hơn” nghĩa là gì?

Thực ra khoa học không có gì hơn là một quy trình chính quy để phát triển những mô hình về thế giới mới mẽ và hữu dụng hơn.

Tôi cho rằng một “nhà khoa học thuần túy” phải linh hoạt và chống lại tính cứng nhắc của định nghĩa.

Nhưng chúng ta đã biết, các nhà khoa học – cũng là con người như chúng ta – tại một thời điểm nào đó cũng có thể có tội giữ rịt mô hình này hoặc mô hình khác một cách cứng nhắc.

Đôi khi các nhà khoa học đưa ra những khẳng định như chân lý chắc nịch miễn chất vấn.

Dĩ nhiên, khi làm như vậy thì đó không còn là những nhà khoa học mà là những người giáo điều, cuồng tín, những gã lang băm. Một nhà khoa học, theo định nghĩa, phải hiểu được mối quan hệ giữa những mô hình khác nhau về thế giới và bản thân thế giới.

Mặc dù luận bàn thích đáng về phương pháp Khoa học khó có thể trình bày trong một chương ngắn ngủi, dưới đây là một vài khái niệm hữu ích để cho bạn bắt đầu.

Khoa học trong ý nghĩa chính thức luôn bắt đầu bằng…

🌺 Giả thiết

Một giả thiết là một “mô hình khả thi” thử nghiệm để giải thích một “hiện tượng” hoặc “sự kiện quan sát được”. Ví dụ, bạn có thể thắc mắc, Tại sao đàn ông có người bị hói?

Chúng ta có thể hình thành giả thiết là bởi vì ăn thịt băm pho mát.

Những điều điên rồ này được xem là sự thật.

Vậy, làm thế nào chúng ta “biết” được liệu là giả thiết này có “đúng” không?

Trước tiên, chúng ta cần biết một chút về…

🌺 Phương pháp khoa học

Đây là một quy trình làm theo từng bước; kiểm tra xem liệu một sự thật giả định trước có thể được thấy là có thực không.

Những bước này có thể được miêu tả theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nhất đó là:

1. Đặt vấn đề/câu hỏi? (Tại sao bầu trời có màu xanh? Làm thế nào tôi có thể tăng tốc độ đọc?)

2. Xây dựng một giả thiết.

3. Kiểm tra giả thiết.

4. Thu thập và phân tích dữ liệu (những gì bạn quan sát được trong quá trình thử nghiệm).

5. Rút ra một kết luận.

Có những phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau – mỗi một phương pháp đều có sự tinh tế riêng, nhưng cốt lõi vẫn bao gồm những bước trên.
Như bạn thấy đó, không những bạn có thể áp dụng điều này để “sáng tạo mô hình” mà còn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Nếu chúng ta xác nhận được giả thiết của mình thông qua những hình thức kiểm tra khác nhau, cuối cùng chúng ta có thể hình thành một…

🌺 Học thuyết

Một học thuyết là một sự giải thích được chứng minh rõ hơn và chi tiết hơn cho một tập hợp cụ thể các hiện tượng có một số giá trị tiên đoán đáng tin cậy.

Ví dụ, học thuyết tiến hoá là một giải thích khả dĩ cho thấy các loài hình thành như thế nào.

Vì học thuyết để ngõ cho việc tranh luận và có lẽ là một điều mà chúng ta không bao giờ có thể biết được với mức độ chắc chắn hơn, nó không bao giờ có thể trở thành một…

🌺 Định luật

Nếu một học thuyết được kiểm nghiệm và chứng minh là đúng bởi cộng đồng khoa học chung trong một khoảng thời gian dài, nó có thể được nâng lên thành một định luật.

Các định luật khoa học được chấp nhận một cách rộng rãi thường được biết đến vì tính đơn giản và thanh nhã của chúng. Trong thực tế, có nhiều định luật vật lý được một số người cho là tuyệt đối và không thể bác bỏ.

Dĩ nhiên, trong suốt lịch sử của khoa học, có lúc định luật được điều chỉnh để giải thích cho thông tin mới.

Định luật chuyển động của Newton vẫn tiếp tục đúng, nhưng dự báo cho biết trước rằng chúng không miêu tả hoạt động của các hạt lượng tử hoặc các vật thể chuyển động với tốc độ cực cao.

Vì thế, ngay cả ở đây tính linh hoạt cũng là một yêu cầu.

Trong thực tế, tất cả mọi điều chúng ta bàn luận nãy giờ đều đòi hỏi giả định vốn có rằng sự vật “tồn tại” và, cũng có thể không tồn tại.


Hả?

Đúng vậy, hẳn là bạn rất rối. Hãy đọc tiếp để tìm lời giải thích.

Trích: “Khoa Học Về Sự Đơn Giản Để Đạt Được Điều Bạn Muốn”
Tác giả: Mark Joyner

No comments:

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...