Wednesday, December 28, 2022

Tìm hiểu 𝐕𝐞̂̀ Đ𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐀̂𝐦 Đ𝐨̣̂ 𝐌𝐚̂̃𝐮 Green 𝐓𝐚𝐫𝐚 - Lục Độ Mẫu hay còn có tên là Tara xanh

𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐓𝐡𝐢𝐞̂̀𝐧 Đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐕𝐞̂̀ Đ𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐀̂𝐦 Đ𝐨̣̂ 𝐌𝐚̂̃𝐮 𝐓𝐚𝐫𝐚

🌿 Tất cả công hạnh của chư Phật trong hình thức Phật Mẫu tính như Đức Độ Mẫu Tara nhằm giúp chúng sinh thành tựu cả công hạnh tuyệt đối và tương đối. Thiền định về Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara sẽ đem lại kết quả nhanh chóng thành tựu tâm nguyện vì lợi ích của hết thảy tha nhân và chúng sinh vạn loài. 𝑺𝒂𝒖 đ𝒂̂𝒚 𝒄𝒂́𝒄𝒉 𝒕𝒉𝒖̛́𝒄 𝒒𝒖𝒂́𝒏 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒓𝒊̀ 𝒕𝒖̣𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒂̂𝒏 𝒏𝒈𝒐̂𝒏 Đ𝒖̛́𝒄 𝑷𝒉𝒂̣̂𝒕 𝑸𝒖𝒂𝒏 𝑨̂𝒎 Đ𝒐̣̂ 𝑴𝒂̂̃𝒖 𝑻𝒂𝒓𝒂:

✨
Bạn hãy ngồi thư giãn tĩnh tâm, quán tưởng trong hư không phía trước bạn là Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara hiện thân của tất cả những năng lực tích cực.
✨ Thân của Ngài tỏa sáng màu xanh lục bảo trắng mờ và tỏa chiếu ánh hào quang rực rỡ.
✨ Chân trái của Ngài co lên nêu biểu sự kiểm soát hoàn toàn với những năng lượng ái dục, chân phải của Ngài duỗi ra nêu biểu Ngài đã sẵn sàng đứng ra để giúp đỡ tất cả chúng sinh, tay trái của Ngài đặt trước tim trong tư thế ấn quy y, lòng bàn tay của Ngài hướng ra ngoài, ngón cái và ngón đeo nhẫn chạm vào nhau và ba ngón khác dựng thẳng.
✨ Tay phải của Ngài đặt trên đầu gối phải trong tư thế ban gia trì sự chứng ngộ siêu việt, lòng bàn tay của Ngài hướng ra ngoài với những ngón tay hướng xuống một cách thoải mái, trong mỗi tay Ngài giữ một cành hoa sen xanh.
✨ Khuôn mặt Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara rất đẹp, mỉm cười trìu mến với bạn. Ngài vận tơ lụa thiên y và trang hoàng bảo báu ngọc quý.
✨ Tiếp đến hãy nghĩ đến những chướng ngại của bạn, mọi tâm nguyện và mong muốn của bạn. Hãy nhất tâm cầu nguyện lên Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara từ đáy tim mình và thỉnh cầu Ngài ban gia trì.
✨ Ngài sẽ đáp lại ngay bằng cách truyền vào bạn luồng ánh sáng theo từ trán Ngài vào trán bạn xua đi tất cả những chướng ngại và những sự tiêu cực của thân, ánh sáng đỏ từ cổ họng của Ngài chiếu vào cổ họng của bạn loại bỏ tất cả những chướng ngại tiêu cực của khẩu, ánh sáng xanh từ tim của Ngài chiếu vào tim bạn loại bỏ tất cả những chướng ngại tiêu cực của tâm.
✨ Nếu muốn bạn có thể tụng chân ngôn của Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara 𝐎𝐌 𝐓𝐀𝐑𝐄 𝐓𝐔𝐓𝐓𝐀𝐑𝐄 𝐓𝐔𝐑𝐄 𝐒𝐎𝐇𝐀 trong khi thực hành quán tưởng.
✨ Đức Độ Mẫu Tara sẽ tới trước mặt bạn về phía trên đầu bạn nhìn cùng hướng với bạn Ngài hòa tan trong ánh sáng xanh, nó sẽ xuyên qua đỉnh đầu của bạn vào tim bạn. Nơi mà tâm thức của bạn an trú, tâm của bạn trở nên bất khả phân với Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara và bạn trải nghiệm sự rõ ràng quang minh, bình đằng và hỷ lạc, hãy an trú trong trạng thái này càng lâu càng tốt.
✨ Khi kết thúc mỗi thời khóa, hãy hồi hướng những năng lượng mà bạn trải ra cho tất cả chúng sinh để họ có thể đạt được đại giải thoát vô minh và đau khổ.

Monday, December 26, 2022

NHƯ MỘT TIA CHỚP

NHƯ MỘT TIA CHỚP

ĐỐI THOẠI GIỮA KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO
MATTHIEU RICARD – TRỊNH XUÂN THUẬN
BS: Hồ Hữu Hưng dịch
---🍂🌿🍂---
Như Một Tia Chớp - Trong Đám Mây Mùa Hạ - Sự Vô Thường Giữa Lòng Thực Tại
Sự vô thường của các hiện tượng không những là một đề tài thiền quán để khuyến khích chúng ta sử dụng cho thật tốt khoảng thời gian chúng ta còn sống trên thế gian. Đấy là điểm căn bản để hiểu thực tại. Từ sự vô thường đó chúng ta mới có được nhận thức về bản thể tối hậu của sự vật và điều chỉnh lối sống của chúng ta. Có chăng trong vũ trụ những thực thể hằng hữu, nghĩa là có tự tính? Nếu tất cả đều vô thường như Phật giáo đã nêu rõ và khoa vật lý có vẻ đã chấp nhận thì nhận thức ấy phải tác động thế nào đến với đời sống chúng ta?
Matthieu: Theo Phật giáo, sự tương thuộc gắn liền mật thiết với sự vô thường các hiện tượng. Ta có thể phân biệt sự vô thường “thô” như thay đổi thời tiết, núi lở, trẻ già, dao động tình cảm và sự vô thường “tế” chỉ xảy ra trong thời gian một sát na. Trong mỗi sát na, mọi vật đều thay đổi. Nếu nhìn nhận sự thay đổi là cùng khắp và không thể tránh được, chúng ta sẽ hiểu rằng vũ trụ không phải được tạo thành bởi những thực thể rắn chắc và riêng biệt, mà bằng những làn sóng chuyển động luôn luôn tác động hỗ tương lên nhau. Chúng ta đã thấy rằng cái mà chúng ta gọi là vật chất phải được cảm nhận dưới nhiều dạng khác nhau: sóng, hạt hoặc khối năng lượng cùng tồn tại vào một thời điểm nhất định. Điều này cho thấy tính cách vô thường của các hiện tượng. Vậy thì khoa học nói gì về tính lâu dài của các hạt, các quark. Có phải là các hạt quark là căn bản và hằng hữu như vẫn thường nói không?
Thuận: Để trả lời câu hỏi này tôi cần phải nói chi tiết về khoa học các quark. Để giải thích sự đa dạng của các hạt, các nhà vật lý đã phải nghĩ đến nhiều loại quark, mỗi thứ có hai đặc tính được gọi là “màu” và “vị”. Đây chỉ là hai danh từ trừu tượng chứ không phải màu và vị trên thực tế. Có ba loại quark mỗi loại có hai vị và ba màu và như vậy ta có tất cả 18 chủng loại quark. Vật chất thông thường gồm những quang tử và trung hòa tử của các nhân nguyên tử. Vật chất của con người chúng ta hay các loại hoa chỉ gồm các loại quark chỉ có hai vị gọi là “vị trên” và “vị dưới”. Các loại quark chỉ xuất hiện trong các máy gia tốc các hạt có năng lượng cao. Để trả lời câu hỏi của bạn, các quark cùng loại đều có thể đổi vị. Một quark “vị trên” có thể biến thành quark “vị dưới” và ngược lại. Các quark cũng có thể thay đổi thể loại khi nào điện tích của chúng thay đổi.
Matthieu: Như vậy quark có thể thay đổi và không có thể hằng hữu.
Thuận: Đúng vậy và điều này cũng kéo theo sự thay đổi của các quang tử và trung hòa tử tạo nên chúng. Và như vậy khi một quark “vị trên” trở thành một quark “vị dưới”, quang tử sẽ trở thành trung hòa tử đồng thời phát ra một dương tử và một neutrino (hạt không có khối). Khi tôi đang nói đây, hằng trăm tỷ neutrino có từ thuở vũ trụ lập thành đi xuyên suốt con người tôi mỗi giây đồng hồ.
Matthieu: Vậy thì quark không phải bất biến về bản thể cũng như không hằng hữu về mặt tồn tại. Và như thể chúng ta xa dần quan điểm “hạt bụi tối hậu”. Tuy nhiên các nhà vật lý có nghĩ đến những hạt hằng hữu nếu ta không tác động lên chúng không?
Thuận: Trong số hàng trăm hạt mà người ta biết, chỉ có vài hạt là có thể tồn tại vĩnh hằng. Đa số các hạt xuất hiện trong các máy gia tốc đều không ổn định và biến mất trong chớp mắt khoảng một phần triệu giây hay ít hơn. Khi ta giải thoát một trung hòa tử, nó chỉ tồn tại khoảng 15 phút trước khi đột nhiên biến thành quang tử và loại ra một antineutrino. Nhưng nếu trung hòa tử nằm im trong nhân nguyên tử nó cũng sẽ bất diệt. Rất may cho cơ thể chúng ta, vì nếu không thân thể chúng ta sẽ tan rã trong vòng 15 phút. Nếu được để yên mà không bị các hạt khác bắn phá chỉ có điện tử, quang tử và neutrino là bất diệt mà thôi.
Matthieu: Làm thế nào để chứng minh sự bất diệt đó?
Thuận: Ta không thể đo lường sự bất diệt đó, nhưng ta có thể đặt được những cột mốc thời gian rất dài có thể sánh ngang được với sự vĩnh hằng. Với thuyết được giới vật lý gọi là “Thuyết chuẩn” để giải thích về các hạt thì không cần đặt ra giả thuyết về sự diệt vong của điện tử, quang tử và neutrino. Còn về các dương tử những giả thuyết gần đây đã tiên đoán một thời gian tồn tại ước tính khoảng hằng tỷ tỷ năm tuổi của vũ trụ. Để kiểm chứng điều này không thể chờ 1030 năm trước khi thấy một dương tử mất đi. Nếu thời gian tồn tại của dương tử là 10-30 năm thì chỉ cần gom lại 1030 dương tử trong cùng một nơi để thấy mỗi năm mất đi một dương tử. Hay hơn nữa, nếu ta gom 1030 dương tử trong khoảng trống có tường bao kín ta sẽ thấy vài dương tử biến đi mỗi ngày. Các nhà vật lý Nhật Bản và Mỹ đã đổ đầy 50 tấn nước trong một cái thùng vĩ đại - nước chứa rất nhiều dương tử - để quan sát sự tan biến các dương tử. Cái thùng nước này được đặt trong một hầm mỏ ở thành phố Kamioka dưới mặt đất 1km để tránh những tia vũ trụ. Thử nghiệm bắt đầu từ tháng 4/1996 nhưng cho đến nay không một ai nhận thấy được một dương tử nào mất đi. Điều này có nghĩa là thời gian tồn tại của một dương tử lâu hơn thuyết chuẩn nói trên đã tiên đoán. So với đời sống con người, hơn 1030 năm có thể so sánh được với vĩnh hằng.
205251-cai-vo-han-trong-long-ban-tay-1
Matthieu: Dù sao cũng chưa hẳn là vĩnh hằng thật sự. Dù rằng điện tử và neutrino trên lý thuyết là bất diệt, chúng cũng có thể biến dạng nhất là khi chúng bị các hạt khác bắn phá.
Thuận: Đúng vậy. Cho đến nay tôi đã nói về sự tan biến đột nhiên của các hạt. Nhưng ta có thể làm chúng mất đi khi bắn phá chúng, hoặc cho các hạt khác tác động lên chúng. Một dương tử khi tác động lên một điện tử, trở thành một trung hòa tử kèm theo một neutrino. Hãy tưởng tượng một quang tử mặt trời, khi nó tác động lên cái bàn này chẳng hạn, nó sẽ mất đi một phần năng lượng, bản chất nó không thay đổi. Hoặc giả nó mất hết năng lượng và biến mất khi cái bàn sẽ nóng lên.
Matthieu: Nó mất đi thật ư? Như vậy rõ ràng là các hạt đều vô thường và sớm muộn cũng sẽ mất đi.
Thuận: Có thể nói như vậy. Hoặc là các hạt vật chất không ổn định và sẽ tự tan rã, hoặc là nếu chúng ổn định, các hạt khác có thể tác động lên chúng, làm chúng biến dạng hoặc tan mất. Tuy nhiên, tôi lập lại là vật chất ổn định, nếu để tự nhiên sẽ không thay đổi. Bạn sẽ không thấy bình hoa trước mặt tan biến đi một cách bất thình lình chứ?
Matthieu: Chỉ là vấn đề thời gian và nhận thức. Cái mà bạn gọi là vật chất ổn định thay đổi liên tục, vì nếu không nó sẽ không già và không tàn lụi đi.
Thuận: Đúng thế. Mỗi vật nếu để nguyên trạng sẽ mòn dần và tan rã theo thời gian. Đó là luật thứ hai của “Nhiệt động học” theo đó, tổng trị số các xáo trộn trong vũ trụ phải luôn luôn tăng lên chớ không hề suy giảm.
Matthieu: Sự thay đổi liên tục đó, ta gọi là sự vô thường tinh tế. Nếu không có sự vô thường này, vạn vật sẽ không bao giờ thay đổi. Nếu một vật luôn luôn giữ nguyên trạng thái dù là trong một thời gian ngắn, nó sẽ mãi mãi không bao giờ thay đổi. Sự băng hoại của một vật nằm ngay trong chính bản thân nó. Sự vô thường nằm ngay trong trung tâm luật nhân quả.
Điều đáng kể là không một vật gì, dù là hạt hay một thực thể nào khác trong vũ trụ đều không thường hằng tuyệt đối. Đây là một điểm cốt yếu để chỉ ra bản thể các hiện tượng. Vấn đề cốt tủy là biết được thực tại có phải được tạo thành bởi những nguyên tố bất diệt có tự tính. Nếu quark mà bạn xem là căn bản của vật chất– dù rằng hiện nay đã có 18 loại quark là thường hằng, thì nó không cần nguyên nhân nào khác ngoài chính bản thân nó để tồn tại. Nhưng như Long Thọ đã nói: “Nếu các hiện tượng là độc lập thì chúng không tùy thuộc vào nguyên nhân hay điều kiện nào khác, và nếu như vậy thì luật nhân quả không thể áp dụng được”. Bất cứ vật gì không thể tự nó có được và nếu nó tùy thuộc vào một nguyên nhân khác để xuất hiện thì nó phải vô thường. Phật giáo kết luận rằng thực tại luôn luôn thay đổi không những trên bình diện vĩ mô có thể nhận biết được, mà còn trên bình diện vi mô theo không gian và thời gian. Đặc tính mà ta gán cho chất quark chỉ là một sự tưởng tượng vì quark cũng vô thường.
Thuận: Tôi còn có thể thêm rằng nếu xem quark như là một sản phẩm của tâm trí, ta có thể hiểu được động ứng của các hạt vi mô.
Matthieu: Như vậy thực tại không hề cứng nhắc như chúng ta vẫn tưởng.
Thuận: Để bổ sung cuộc thảo luận của chúng ta, tôi muốn trở lại thuyết các sợi siêu dẫn. Thuyết này mô tả những quark không phải như những điểm toán học, mà là những sợi cực nhỏ luôn rung động. Thuyết này có tham vọng hợp nhất hai thuyết lớn của thế kỷ 20: thuyết hấp dẫn diễn tả những hiện tượng cực lớn và thuyết cơ học lượng tử để diễn tả những cái cực nhỏ. Sự không dung hợp được hai thuyết này là một trở ngại lớn cho nhận thức chúng ta về vũ trụ. Nếu ta có thể kết hợp chúng lại, ta sẽ có một lý thuyết hấp dẫn lượng tử có thể hợp nhất bốn lực căn bản của thiên nhiên thành một lực duy nhất. Bốn lực căn bản của thiên nhiên là lực điện từ, hai lực nguyên tử mạnh và yếu và lực hấp dẫn.
Thuyết các “sợi siêu dẫn” là thuyết cuối cùng được đề nghị để giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ. Theo thuyết này, không phải những hạt được xem như là nguyên tố căn bản của vật chất mà là những đầu sợi siêu dẫn cực nhỏ chỉ dài 10-33 phân nghĩa là chiều dài Planck. Nếu sánh với một nguyên tử thì sợi siêu dẫn như một gốc cây so với vũ trụ. Những hạt vật chất cũng như ánh sáng chuyển tải những lực thiên nhiên của vũ trụ và làm mọi thứ thay đổi, chỉ là những biểu hiện của các sợi siêu dẫn. Cũng giống như sự rung động của các sợi dây trên một vĩ cầm tạo thành những âm thanh và những dư âm, sự rung động của các sợi siêu dẫn biểu hiện dưới dạng các dương tử, điện tử, trung hòa tử v.v...
Năng lực của sự rung động sẽ xác nhận khối của hạt. Rung động càng mạnh thì khối càng lớn. Các sợi thì cơ bản giống nhau, chỉ có sự rung động là khác. Như dương tử chỉ là biểu hiện của sự rung động ba sợi, mỗi sợi là một quark. Khi proton được các máy đo phát hiện thì người ta sẽ biết được khối, điện tích và cả spin (xoay vòng) của nó. Và nếu hiểu như thế, các sợi siêu dẫn liên tục rung động chung quanh ta và thế gian là một bản giao hưởng vĩ đại.
Matthieu: Những thay đổi đó chỉ ra rằng các sợi siêu dẫn cũng không phải là dương tử, điện tử, và trung hòa tử. Và từ đó dẫn đến kết luận của Phật giáo về vật chất: đặc tính của các vật thể không hề thuộc hẳn về chúng. Chỉ là sự giao động liên tục biểu hiện qua nhiều hình thức mà thôi.
Thuận: Các hạt không tự tồn tại được vì lẽ cùng một sợi dẫn, ta có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo tần số rung động. Khi rung động theo một chiều hướng nào đó, nó là quang tử và khi đổi tần số rung động thì nó thành một graviton.
Matthieu: Nếu các hạt chỉ là những sự rung động của các sợi, như vậy các sợi có hiện hữu thường hằng không?
Thuận: Những sợi thay thế các quark như là những thực thể căn bản, nhưng trong thử nghiệm khi thì chúng xuất hiện dưới dạng sóng, khi thì dưới dạng sợi. Thay vì như những điểm toán học không kích thước, chúng có dạng như những sợi cực nhỏ đến độ như những điểm, trong các máy đo tối tân nhất. Nhưng chúng lại có những kích thước ẩn. Theo một thuyết các sợi thuộc một vũ trụ có 10 chiều với 9 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Trong một thuyết khác, vũ trụ có 26 chiều với 25 chiều không gian và một chiều thời gian. Hiện nay chúng ta chỉ có 3 chiều không gian, phải giả thiết là 6 hoặc 22 chiều không gian phụ thuộc cuộn lại vào nhau để trở nên cực nhỏ (10-33 phân) không thể nhận biết được.
Matthieu: Như vậy bản thể của các sợi dao động là gì?
Thuận: Người ta có thể xem một sợi dẫn có đặc tính nhờ vào độ căng và năng lượng của nó. Hai sợi dẫn cùng rung động theo một cách lại cho ra những hạt khác nhau nếu độ căng các sợi dẫn khác nhau, vì lẽ như vậy năng lượng của chúng cũng khác nhau.
Matthieu: Những sợi dẫn đó có bất khả phân hay là chúng có thể đứt lìa và ráp nối lại được.
Thuận: Những sợi dẫn không tồn tại bất động và riêng biệt. Chúng tác động lên nhau, nối kết và phân chia nhưng bề dài của chúng không thể dưới 10-33 phân tức là chiều dài Planck. Hai đầu của một sợi có thể ở dạng tự do hay nối kết lại thành một cái vòng hoặc hai sợi có thể phối hợp nhau để cùng tạo thành một cái vòng.
Matthieu: Như vậy thật sự các sợi dẫn có phải là những thực thể riêng biệt không? Theo Phật giáo nếu phân tích đến cùng cực thì vật thể biến mất. Tuy nhiên thuyết về các sợi dẫn vẫn phản ánh ý niệm một thực tại cảm nhận được tự hiện hữu và riêng biệt.
Thuận: Đúng vậy. Khi các hạt mất đi, thì các sợi thay thế.
Matthieu: Gần đây tôi có dịp nói chuyện với Brian Greene, một chuyên gia về sợi. Tôi có hỏi ông, một sợi có thể nào tự mình tồn tại mà không liên hệ với một vũ trụ nào đó. Theo Greene thì thật ra không có ý niệm chia rẽ sợi và vũ trụ, vì vũ trụ phản ánh sự có mặt của sợi.
Thuận: Nếu thuyết này đúng thì không thể có một vũ trụ không sợi? Matthieu: Người ta lại có thể tự hỏi vì sao các sợi rung động?
Thuận: Theo thuyết lượng tử, một sợi không bao giờ có thể nằm im một chỗ, nếu không người ta có thể biết được một cách chắc chắn vị trí và vận tốc của nó, điều này không thể xảy ra.
Matthieu: Như vậy vì sao cách rung động các sợi lại có thể thay đổi? Cái cách mà chúng rung động là đặc tính riêng của chúng, như vậy chúng không có một đặc tính bất biến nào? Cũng theo Brian Greene, các sợi có thể tác động lên nhau và những tác động đó tạo nên cách rung động của chúng. Những đặc tính của hạt như (khối, điện tích và spin) tùy thuộc vào cách rung của sợi và như vậy không thuộc về hạt. Nhưng sợi cũng rung động khác nhau do đó cũng không thể tự có các đặc tính đó. Về điều này Brian trả lời rằng: “Có thể là anh có lý. Sợi giống như một con tắc kè. Nó có thể trở thành bất kỳ một hạt nào tùy theo sự rung động của nó”. Một thực thể nếu gồm có các nguyên tố tự có dù đó là hạt hay là sợi gợi lên ý những thực thể bất biến. Tuy nhiên hạt hay sợi đều có thể thay đổi, do đó theo Phật giáo không thể tìm ra được bản thể của thực tại.
Thuận: Đừng quên rằng thuyết siêu sợi chỉ là một ý niệm khác thường có thể sai lầm. Hiện nay khó mà kiểm chứng nó bằng thử nghiệm được vì muốn thế ta cần phải sử dụng đến những năng lượng cao hơn rất nhiều năng lượng mà ta có được trong các máy gia tốc mạnh nhất hiện nay. Hơn nữa lý thuyết này lại bị che phủ bởi một bức màn toán học càng ngày càng dày đặc, do đó nó càng xa rời thực tại. Và như chúng ta biết, khoa vật lý nếu không được kiểm nghiệm thì chỉ là siêu hình thôi.
Nhưng tôi cũng thú nhận tôi hơi tò mò về ý niệm sự vô thường ngay trong lòng thực tại. Thật ra ngoài sự vô thường có thể nhận biết trong thế giới vi mô, người ta có thể nhận biết sự vô thường trong toàn vũ trụ. Và cái quan niệm về sự thay đổi liên tục nằm trong vũ trụ học hiện đại. Tuy nhiên thuyết Big Bang chỉ có tính cách thuyết phục từ năm 1965 với sự khám phá ra ánh sáng hóa thạch. Trong những năm 50 thuyết một vũ trụ bất biến không thay đổi theo thời gian và không gian rất đỗi thịnh hành. Cũng nên ghi nhận rằng, sự trái nghịch giữa ý niệm một vũ trụ luôn thay đổi đã nảy sinh từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên trong Cổ Hy Lạp với Heraclite chủ trương một vũ trụ luôn thay đổi và mọi vật đều chuyển động không ngừng và vô thủy vô chung. Trái lại, Parmenide cho rằng sự thay đổi không thích hợp với sinh vật mà theo ông là duy nhất và trường cửu.
Matthieu: Theo Parmenide, nếu bất cứ cái gì đều thay đổi, thì sự xuất hiện của cái gì không có từ trước có thể thể hiện được. Tuy nhiên cái gì đã không có, thì không thể bắt đầu có được. Như vậy sự thay đổi là không thể có được. Quan điểm này cũng giống như quan điểm cho rằng: “Quả đã có sẵn trong nhân do đó không có gì mới có thể xuất hiện được”. Phật giáo đã trả lời rằng nếu quả đã có sẵn trong nhân và không hề khác với nhân, thì nên dùng tiền của bạn để mua hạt bông vải về mặc, vì lẽ bạn cho rằng quần áo đã có sẵn trong hạt bông vải rồi.
Thuận: Aristote đã đưa vào hệ tư tưởng của ông ý niệm biến và bất biến. Theo ông sự thay đổi gắn liền với trái đất và mặt trăng ở đó có sự sống, sự hủy hoại và sự chết, còn sự không thay đổi thì gắn liền vào mặt trời và các vì sao mà theo ông là bất biến và trường cửu.
Vào thế kỷ 17, Newton đã xô ngã thuyết này của Aristote bằng việc khám phá luật hấp dẫn đã chứng minh sự chuyển động của trái đất và của các vì sao chung quanh mặt trời. Và như vậy trời cũng như đất đều thay đổi.
Matthieu: Điều này cũng không ngăn Newton viết trong quyển Optique: “Tôi nghĩ rằng lúc sơ khai, Thượng đế đã tạo ra vật chất bằng những hạt rắn chắc, di động có hình dáng và kích thước cũng như những đặc tính khác rất cứng đến độ không thể mòn hay vỡ được. Và như vậy không thể có quyền lực nào có thể chia cắt cái mà Thượng đế đã tạo ra”. Và như vậy là Newton cũng chủ trương một sự thường hằng trong lòng thực tại.
Thuận: Thật ra những nhà bác học đã khai mở khoa học Tây Âu từ Galilée đến Newton qua Kepler đều có ý niệm một Thượng đế sáng tạo một vũ trụ hoàn hảo, bất biến và trường cửu. Nhưng với sự tiến bộ, khoa học đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng vũ trụ luôn thay đổi và ý niệm một vũ trụ bất biến là không chấp nhận được. Các vì sao sinh ra, tồn tại bằng cách đốt nhiên liệu hydro và helium của chúng và sau đó chết đi và giải phóng trong khoảng không vô tận một loại hơi có nhiều hóa chất. Chất hơi này theo luật hấp dẫn lại tạo thành một thế hệ ngôi sao mới và cứ thế tiếp nối. Đó là những chu kỳ sống và chết tiếp diễn hằng triệu, hằng tỷ năm. Mặt trời xuất hiện cách nay 4 tỷ rưỡi năm tức là 11 tỷ năm sau Big Bang là một ngôi sao thế hệ thứ ba. Và những thiên hà gồm hàng trăm tỷ ngôi sao cũng thay đổi theo thời gian.
Hơn nữa, không có gì đứng im trong không gian. Luật hấp dẫn đã làm cho các ngôi sao, các thiên hà cuốn hút lẫn nhau trong sự trương nở của vũ trụ. Và như vậy trái đất của chúng ta tham dự vào một vũ hội ba lê vũ trụ. Trái đất quay xung quanh mặt trời với vận tốc 30km/giây và mặt trời mang theo trái đất trong cuộc hành trình xung quanh dãy Ngân hà với tốc độ 230km/giây. Dãy Ngân hà rơi với tốc độ 90km/giây xuống chòm sao Andromède. Và cả dãy Ngân hà và Andromède cùng rơi với vận tốc 600km giây đến Kim tinh và cả Kim tinh cũng rơi xuống một dãy ngân hà khác. Và như vậy là bầu trời tĩnh và bất biến của Aristote đã không tồn tại. Mọi hiện tượng đều vô thường, biến dịch và thay đổi.
Matthieu: Mục đích của Phật giáo hoàn toàn khác với khoa Vật lý. Vật lý dừng lại ở việc mô tả các hiện tượng, còn Phật giáo là cố gắng làm tan biến sự luyến ái của chúng ta với hiện tượng, với người khác, với sinh vật, với thiên nhiên, với sự kiện, với mọi vật thể và với cả chính chúng ta nữa. Vì khi chúng ta còn tin là các hiện tượng đều thật thì sẽ có hạnh phúc và đau khổ.
Như DharmaKirti đã viết: - “Khi đã có cái tôi, thì cũng có người khác
- Và đã có tôi và người khác, thì có luyến ái và thù hận.
- Và cái đôi “tôi, người” là nguồn gốc của mọi đau khổ”.
Mục tiêu của Phật giáo là giúp chúng sinh thoát khỏi cái ảo ảnh về sự thường hằng của các vật thể, là chỉ ra sự vô thường của chúng. Đức Phật đã nói rằng sự vô thường là đề tài quan trọng nhất cho sự thiền định.
Sự vô thường thì rất dễ thấy trong thế giới vĩ mô, nhưng suy tư về những thay đổi liên tục trong thâm tâm chúng ta còn đem lại những kết quả sâu sắc hơn. Và chính sự vô thường các hiện tượng và thâm tâm của chúng ta có thể đưa chúng ta đến Giác Ngộ.
---🍂🌿🍂---
Trích: “Đối Thoại Giữa Khoa Học Và Phật Giáo”
Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận
BS: Hồ Hữu Hưng dịch

Sunday, December 25, 2022

NHỮNG LỜI VÀNG NGỌC

Tôi chôm chỉa bài này trên FB của Cô Bé Ngày Xưa.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
«...tôi thực sự không biết Đức Phật là ai. Hồi đó tôi còn rất trẻ. Chỉ là một người hoàn toàn mới, bắt đầu chập chững đọc và tìm hiểu. Tôi nghĩ người này, dù người đó là ai chăng nữa, cái người được gọi là Đức Phật này nhất định phải là một người có nội tâm rất mạnh mẽ, không thể là một con người yếu đuối. Ngài có rất nhiều năng lượng bên trong, rất nhiều sức mạnh nội tâm và rất nhiều tự do. Ngài tự do để cho mọi người tìm hiểu Ngài một cách thoải mái. Chỉ những người hoàn toàn tự do và giải thoát mới có thể cho phép người khác tự do soi xét, tìm hiểu về mình như thế. Nếu chúng ta cảm thấy bên trong mình yếu đuối, bất lực, nếu bạn không có được sức mạnh nội tâm, thì bạn sẽ thường đòi hỏi người khác phải tin vào bạn. Khi có người cứ luôn đòi người khác phải tin mình hoàn toàn, điều đó cho thấy, người đó thật sự yếu đuối, người đó không có tự do, không giải thoát. Điều đó cho thấy người đó phụ thuộc, dựa dẫm vào những người tin theo họ. Anh ta muốn người khác phải tin anh ta, bởi vì anh ta không thể tự tin vào chính mình. Vì vậy, nếu bạn thực sự hiểu được chân lý, nếu bạn thực sự mạnh mẽ, nếu bạn thực sự độc lập, bạn sẽ không đòi hỏi ai phải tin theo bạn hết. Bạn để họ tự tìm hiểu.»
(trích: "Chú giải Kinh Kalama" - Sayadaw U Jotika)

Friday, December 23, 2022

MÙI THÁNG CHẠP

Tháng chạp có nghĩa là tháng 12 âm lịch Việt Nam , dù trong lịch in vẫn ghi số là tháng 12 nhưng văn nói người ta hay gọi là tháng chạp. Cũng như tháng 1 âm người ta  quen gọi là tháng giêng vậy đó.

Nếu mùa xuân khiến mọi người háo hức bao nhiêu thì tháng chạp mang đến nhiều thương nhớ bồi hồi bởi cái "mùi tháng chạp" đặc trưng của Tết gần kề: mùi hăng nồng của củ kiệu dưa hành, mùi bùn non xen lẫn rong rêu của những đợt tháo đìa thu hoạch đầy tôm cá, mùi của cúc, vạn thọ, mai đào khoe sắc khoe hương trên khắp phố phường và các bến hoa xuân.
Mùi gạo nếp thơm hòa trong tấm lá chuối, lá dong mà nên hình nên dạng của cái Tết đoàn viên...
Và đâu đó trong góc gạcmăngrê của má, mấy hũ giấm chuối nằm im lặng lẽ nay có dịp mang ra, tỏa thứ mùi chua phảng phất khắp nhà.
Thứ nước giấm ngả màu ngà ngà đó, mang đi ngâm kiệu là số 1. Kiệu nhà làm, nhất là những hũ kiệu được các mẹ các chị chắt chiu thường không trắng phau nõn nà nhưng gắp một tép kiệu ăn thử thì sẽ nghiện ngay bởi độ giòn tan, chua ngọt dễ chịu.
Loại giấm chuối tự thân nó chua thanh, cái vị chua được tiết chế lại bởi thứ đường tự nhiên có trong trái chuối sứ chín rục.
Chưa khi nào thấy má làm việc gì tỉ mẩn, chăm chú như khi làm kiệu Tết. Từ việc đi chợ, xách giỏ bàng rảo lên rảo xuống cái chợ đâu cỡ chục bận, má mới lựa được vài ký kiệu bóng đèn rặc Huế, tép nào cũng thon dài đẹp đẽ y nhau.
Kiệu Huế "nhỏ mà có võ", thân mọng nước, trong veo, khi "ăn" giấm đường thì lớp vỏ ngoài óng ánh rất bắt mắt.
Má làm kiệu phải đúng y 3 bước: rửa sạch ngâm tro bếp, rồi mang đi rửa sạch ngâm giấm, ngâm phèn chua. Ngâm ủ xong, má lại mang rửa sạch lần nữa. Kiệu qua ba lần ngâm rửa đã tưa gần hết lớp vỏ, rễ bên ngoài.
Trải kiệu ra tấm nia lớn phơi đâu 3, 4 nắng cho kiệu thiệt héo, má mới chịu mang kiệu vô cắt rễ, cắt đuôi lá, tước vỏ lụa cho sạch sẽ.
Nấu giấm đường xong, má lại ngồi bên hiên, gắp từng tép kiệu xếp xung quanh keo thủy tinh thành từng lớp chồng lên nhau như những bông hoa nhiều cánh. Cái keo kiệu của má nó đẹp, nó cầu kỳ đến mức chỉ nhìn thôi chứ không nỡ gắp ra ăn.
Nhưng mấy đứa con háu ăn, háo Tết như tôi làm gì cầm lòng cho được. Thể nào cũng có lúc tôi lén má mở nắp keo, nhón mấy tép kiệu nhỏ xíu để má không phát hiện, rồi tiện thể nhón luôn mấy con tôm khô đỏ au trong tủ bếp, ăn lấy ăn để mà thấy ngon như Tết!
Thấy má cười là thấy cả một mùa Tết thương yêu rộn ràng ở bên. Tôi luôn muốn níu kéo nụ cười đó của má, nên mỗi mùa tháng chạp về là đều bày ra làm củ kiệu dưa hành, để nghe thứ mùi hoài niệm dậy lên tha thiết.
T/G  THT

Wednesday, December 21, 2022

TRUYỆN QUAN ÂM THỊ KÍNH

Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” thấy có bản in năm 1868 mang tiêu đề là “Quán Âm Chú Giải Tân Truyện”, bằng chữ Nôm. Tất cả gồm 788 câu thơ “lục bát” và một lá thư của tiểu Kính Tâm gửi về cha mẹ được viết theo lối văn “biền ngẫu”. Bản in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911.
Images
ELiCTQO
Nhân vật chính trong truyện là Thị Kính, một hóa thân của “Bồ Tát Quan Thế Âm”. “Bồ Tát” có nghĩa là người tu hành gần đến bậc Phật và thường có lòng từ bi cứu khổ cho khắp cả mọi chúng sinh. “Quan” là quan sát, xem xét, lắng nghe. “Thế” là thế gian, là cõi đời. “Âm” là âm thanh, là tiếng nói. “Quan Thế Âm” là lắng nghe các âm thanh, các tiếng kêu cứu của người thế gian đang bị lâm nạn, đang chìm trong biển khổ để đến cứu vớt họ. Theo nghĩa kinh điển nhà Phật hai chữ “quan” và “quán” có đồng một nghĩa. Chính vì thế mà người ta có thể nói là “Quan Thế Âm” hay “Quán Thế Âm” cũng được. Về sau người ta gọi tắt là “Quan Âm” hay “Quán Âm”.
Tóm tắt truyện “Quan Âm Thị Kính” như sau:
Có một người nam tu hành qua chín kiếp. Gần thành Phật. Cuối cùng chỉ vì một thoáng tà tâm nên bị đầu thai xuống trần thế làm con gái. Tên Thị Kính. Cô gái lấy chồng là Thiện Sĩ. Bị nghi oan là muốn giết chồng. Cô trở về nhà cha mẹ. Cải trang thành người nam. Tìm đến chùa Vân xin đi tu. Được gọi là chú tiểu Kính Tâm. Trong làng có ả Thị Mầu lẳng lơ, mang thai, đổ tội cho tiểu là cha đứa trẻ. Tiểu không nhận tội, bị làng tra khảo và mọi người chê bai. Sư chùa Vân phải lãnh tiểu về. Thị Mầu sinh con đem đến bỏ cho tiểu. Tiểu nhẫn nhục nuôi trẻ. Khi tiểu qua đời mọi người mới biết tiểu là người nữ. Gia đình Thị Mầu phải lo việc tang ma. Thị Mầu xấu hổ tự tử chết. Trong đám tang Kính Tâm có sự hiện diện của cha mẹ Kính Tâm cùng chàng Thiện Sĩ và đứa trẻ con Thị Mầu. Kính Tâm siêu thăng thành Phật Quan Âm. Cha mẹ và đứa trẻ cũng được siêu thăng. Riêng Thiện Sĩ thời làm con vẹt đứng nhờ một bên.
Truyện “Quan Âm Thị Kính” đề cao các hạnh trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục cùng cực. Ngoài ra truyện còn đề cập tới hai vấn đề là chữ “hiếu” và chữ “nhân” của người xuất gia theo đạo Phật. Tiểu Kính Tâm tuy xuất gia nhưng lòng thương nhớ cha mẹ vẫn tràn đầy. Người xuất gia không chấm dứt tình cảm với gia đình mà chỉ nâng tình cảm đó lên một bình diện rộng lớn với một mức độ thắm thiết, sâu sắc và cao cả hơn mà thôi. Quan niệm hiếu không chỉ nhắm vào mỗi việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bằng vật chất mà còn phải tìm mọi cách để độ cho cha mẹ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, vì Đạo Phật là đạo giải thoát. Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở, nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ của chính mình. Bởi vì Đức Phật dạy người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con ruột của mình.
Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Cả hai chữ hiếu và chữ nhân đều vẹn toàn. Tinh thần Phật Giáo đã là một ngọn hải đăng chói sáng hướng dẫn cho bà Thị Kính trong hành trình vượt qua con sông mê để vươn tới bến bờ giác ngộ, để bà Thị Kính trở thành tiểu Kính Tâm và sau đó tiểu Kính Tâm trở thành Đức Phật Quan Âm.

Tuesday, December 20, 2022

Niệm thiên thần

Một thiên thần là một trạng thái thánh linh của tâm thức biểu thị cho các Phẩm chất , Đức hạnh và Năng lực của Chúa mà tất cả chúng ta đều có bên trong , dù ta có nhận thức được nó hay không. Lúc khởi thủy của các Thiên thần , như ta đã biết trong các truyền thống Thiên Chúa giáo , Do Thái giáo và Hồi giáo có 72 thiên thần , 72 khía cạnh của Tạo hóa với năng lực dẫn dắt ta khám phá những trạng thái huyền bí cao nhất. 

Tro-thanh-thien-than

Theo định nghĩa của thiên thần học truyền thống, mỗi Bản thể Thiên thần có một cái tên Do Thái và một độ rung . Khi chúng ta phát âm ra miệng hoặc đọc thầm  một cái tên Thiên thần thiêng liêng , một độ rung vang vọng sẽ hình thành  , tác động trực tiếp đến ký ức tế bào . Từ đó , chúng ta được kết nối với năng lượng Thiên Thần Thiêng Liêng , Thuần khiết , với bản thể của tạo vật, mà dần dần sẽ kích hoạt tâm thức thiên thần của ta , năng lực của ta để mơ và du hành vũ trụ đa chiều.

Saturday, December 17, 2022

Uống trà đêm

Uống trà đêm 

Chúng ta hãy chào đón buổi tối yên ả tới


Trích từ sách
月 夜 
 
更 深 月 色 半 人 家 
北 斗 闌 干 南 斗 斜 
今 夜 偏 知 春 氣 暖 
蟲 聲 新 透 綠 窗 沙

Đêm đã thâu rồi và trăng chỉ cho ta nửa ánh sáng.

Đại hùng ngang chân trời , Tiểu hùng đã lặn.

Chính đêm nay là lúc ta có thể tin vào Xuân

Trong lúc tiếng côn trùng thấm qua hơi ấm của rèm lụa lục.

Wednesday, December 14, 2022

LINH ẢNH TẠI ĐỀN TSAPARANG

Trích từ sách Con Đường Mây Trắng

T/g Anagarika  Govinda

Nguyễn Tường Bách biên dịch

Mặc chiếc áo hữu hiện,
Chân Như bị hạn chế.
Lấy dạng hình thi ca,
Vận động nhẹ như bông.
(Rabindranath Tagore)

Đó là một đêm đầy dông bão trên cổ điện hoang tàn tại Tsaparang, ngày xưa là thủ phủ của một vương quốc hùng hậu của miền tây Tây Tạng. Mây kéo nhau qua dầy đặc trên bầu trời, làm vầng trăng tròn khi chiếu rọi khi biến mất, để cho ánh trăng, như phát ra từ một chiếc đèn ma quái, nhảy múa trên một sân khấu khổng lồ, diễn lại lịch sử của một bi kịch bất tử. Tôi nói “bất tử” vì đó là bi kịch miên viễn của sự hoại diệt, của sự phục hưng trong trò chơi kỳ diệu của sức mạnh và thiện mỹ, của vẻ rực rỡ thế gian và của thành tựu tâm linh.

Sức mạnh đã suy tàn nhưng vẻ đẹp vẫn còn vương trên cung điện hoang phế, còn nằm yên trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng đã được tạo thành bằng sự kiên trì và nhẫn nhục, trong bóng tối của một thời thịnh trị. Cái rực rỡ và hùng mạnh đã trở thành cát bụi, cái thần của văn hóa và niềm xác tín tôn giáo đã rút lui trong sự độc cư xa lánh cuộc đời, chúng còn hiện diện trong ngôn ngữ từ hay tác phẩm của thánh nhân, thi sĩ hay đạo sư và qua đó mà khẳng định lại lời của Lão Tử, rằng cái mềm yếu mới sống còn, cái cứng mạnh chỉ thuộc về cõi chết.




















Số phận của Tsaparang đã an bài. Công trình của con người và tạo tác của thiên nhiên hầu như không còn phân biệt được nữa. Cổ điện đã biến thành cát đá và cát đá vươn lên như cung điện uy nghiToàn bộ ngọn núi hùng vĩ hiện ra như một tảng đá cẩm thạch vĩ đại, trong đó khắc họa một thành quách hoang đường: với lâu đài và cung điện, với tháp với vách, cao như muốn đụng đến mây, dựng đứng trên vách đá thẳng cheo leo, như một tổ ong với hàng trăm hàng ngàn ngăn hộc.

Ánh trăng mờ tỏ chiếu rọi làm cảnh vật hầu như vô thực và thêm đáng sợ, trong đó mọi sự đột nhiên biến mất, nhanh như chúng đã xuất hiện.

Ngôi đền màu đỏ thờ Phật Thích-Ca Mâu-Ni chìm trong bóng tối tĩnh lặng. Chỉ riêng khuôn mặt bức tượng vàng to lớn Thích-Ca Mâu-Ni hầu như tỏa ra một thứ ánh sáng êm dịu, ánh sáng này được tiếp nhận và phản chiếu bởi tượng của các vị Thiền Phật ở bên cạnh tả hữu của Ngài.

Bỗng nhiên tường vách của ngôi đền bắt đầu rung động và tiếng ầm ầm đáng sợ của đá đổ vang lên. Hộp gỗ đựng đèn thờ Phật Thích-Ca bỗng vỡ tung và khuôn mặt tượng Phật rực sáng ánh trăng, cả ngôi đền được chiếu sáng rực.

Cả không gian bỗng đầy tiếng than thở, hầu như cả ngôi đền rên rĩ dưới sức nặng của bao thế kỷ.

Một kẽ nứt to lớn hiện ra trên bức tượng bên cạnh bức họa nữ thần sắc trắng Tara và gần đụng một cánh hoa nằm cạnh tòa sen của thần.

Thần thức sống trong cánh hoa hoảng sợ nhảy ra khỏi trú xứ của mình, hai tay chắp lại hướng về thần Tara:

“Hỡi thần, kẻ cứu độ mọi loài sinh linh, hãy cứu chúng con và ngôi đền thiêng liêng này, đừng để bị hoại diệt!”

Với cặp mắt từ bi, Tara nhìn chỗ phát tiếng nói và hỏi: “Ngươi là ai, thần thức nhỏ bé kia?”

“Con là thần thức của cái đẹp, trú trong cánh hoa bên cạnh Ngài”.

Tara nở một nụ cười đẹp như người mẹ và chỉ vào một góc khác của ngôi đền: “Trong các lời giáo hóa quí báu hiện được cất chứa trong các bộ kinh có một kinh mang tên Bát-Nhã Ba-la-mật. Trong đó có lời dạy sau đây của Đức Thế Tôn.

Cần phải quán như sau:

như đám mây trôi nổi,

như sao sớm bầu trời,

như ánh lửa vô thường,

như sóng nước suy tàn,

như bóng ma, ảo ảnh,

như giấc mộng chóng tan”.

Thần thức cánh hoa nước mắt đầy tròng: “Ôi, những lời này chân thực biết bao, hết sức chân thựchết sức thiện mỹ! Và nơi đâu có vẻ đẹp, dù cho chỉ một lần để ánh mắt ngời sáng, là ở đó có một dây đàn bất tử dã rung lên trong ta. Vâng, chúng ta đều ở trong cơn đại mộng, và ta hy vọng cuối cùng sẽ thức tỉnhnhư Như Lai, Đức Thế Tôn, vì lòng từ bi đã xuất hiện trong “dạng mộng” của Ngài để đưa chúng ta đến giác ngộ”.

Khi nói như thế, thần thức của cái đẹp nghiêng mình hướng về Thích-Ca Mâu-Ni, mà tượng Ngài cũng như tất cả mọi hình tượng khác của ngôi đền, trong phút giây kỳ diệu này đã trở thành sống động.

“Không phải vì con thôi”, thần thức nói tiếp, “mà con xin Ngài cứu độ. Con biết tất cả mọi sắc thể đáng sống nơi đây sẽ hoại diệt - cũng như những lời dạy của Đức Như Lai chứa trong các kinh bản bám bụi đã nói. Điều con mong cầu là: đừng để cho các kinh điển đó mất đi trước khi chúng ta truyền được thông điệp vĩ đại đã ghi trong đó.

Con lạy Ngài, hỡi mẹ của tất cả sinh linh, của tất cả các vị Phật, hãy có lòng từ bi với tất cả mọi người chỉ vướng ít bụi trong mắt, những người có thể thấy và hiểu được, chỉ cần chúng ta ở lâu thêm một chút trong dạng đại mộng của mình, để cho thông điệp của chúng ta đến được với họ, hay trao được cho những người có thể phổ biến thêm ra, vì ích lợi của mọi loài hữu tình.

Đạo sư của chúng ta là Thích-Ca Mâu-Ni ngày xưa cũng được các thiên nhân khẩn cầu, khoan hãy nhập Đại Niết bàn khi Ngài đạt giác ngộ vô thượng. Hãy cho con được cầu khẩn Ngài với lý do như thế, xin được quy y với Ngài và với vô số dạng hình của Ngài”.

Thần thức lại cúi mình, hai tay chắp trước trán, trước hình tượng uy nghi sáng rực của Phật Thích-Ca Mâu-Ni và tất cả chư Phật và Bồ-tát tề tựu xung quanh.

Thần Tara nhắc tay bắt ấn cứu độ và khuôn mặt sáng rực của Thích-Ca Mâu-Ni mỉm cười đồng ý. “Thần thức của cái đẹp đã nói lên sự thực, tâm của thần thức đày lòng thành khẩn. Vì làm sao khác được? Không phải cái đẹp là kẻ chuyên chở và phụng sự cho Chân như sao? Cái đẹp là nơi thể hiện của sự hòa điệu mọi dạng hình, dù đó là sắc thấy được hay âm nghe được, dù đó là vật chất hay phi vật chất. Dù mọi dạng hình là vô thường nhưng sự hòa điệu, điều mà các dạng đó trình bày và thể hiện, thuộc về vương quốc bất tử của tâm, thuộc về quy luật sâu kín nhất của Chân như mà ta gọi là Pháp.

Nếu ta không diễn đạt Pháp vĩnh cửu đó bằng sự hòa điệu hoàn hảo trong ngôn từ và tư tưởng, thì ta cũng đã không thông qua thần thức của vẻ đẹp mà kêu gọi loài ngườigiáo pháp của ta đã không rung động tim óc họ, giáo pháp đó đã không sống nổi một thế hệ.

Ngôi đền này sẽ sụp đổ cũng như các kinh sách nằm trong các góc nọ sẽ tàn tạ, đó là những kinh sách mà các đệ tử của ta đã chép lại, với sự nghiêm túc và nhiệt thành vô lượng. Nhưng những người khác cũng đã chép lại, từng chữ một, cho nên dù các văn bản này có thể bị hủy hoại, giáo pháp vẫn tiếp tục được truyền bá. Cũng như thế, mong sao các công trình khác của nghệ sĩ hay thánh nhân, các vị đã làm nên ngôi đền thiêng liêng này, sẽ được bảo toàn cho những thế hệ sau.

Hỡi thần thức cái đẹp, mong ước của ngươi sẽ được toại nguyện. Dạng hình của ngươi cũng như tất cả các dạng hình sống trong đền này sẽ không bị hủy hoại, bao lâu thông điệp cả các ngươi chưa đến với thế gian, thì bấy lâu mục đích thánh thiện của các ngươi chưa được toàn vẹn”.

Monday, December 12, 2022

TÌM HIỂU THẦN CHÚ HOÀNG THẦN TÀI ZAMBALA

 THẦN CHÚ HOÀNG THẦN TÀI & CÔNG ĐỨC: OM ZAMBALA ZALENDHRAYE SOHA   hoặc  AUM   JAMBHALA  JALENDRAYE  SVAHA  (Om jam bala cha len ta ya sô ha).

“Om Jambhala Jalendraya Svaha” – “Om Dzambhala Dzalim Dzaye Svaha”

Than-chu-hoang-than-tai

Phật nói, đối với người niệm tụng chú này, ta sẽ âm thầm gia trì nhiếp thụ hắn, khiến hắn đời đời kiếp kiếp chẳng lui chuyển khỏi con đường giải thoát, cho đến đắc quả bất thối chuyển Vô Thượng Bồ Đề, đời đời chẳng rơi vào 3 ác đạo, thường được kẻ trí và hiền giả 10 phương cung kính. Công Đức chú này, dù cho tất cả Long Thần, Dạ Xoa có tụ lại một nơi cũng chẳng thể nói hết; cho đến hàng Bồ Tát Thanh Văn Duyên Giác các bậc đại trí huệ như vậy cũng không thể biết được; Chư Phật 10 phương đồng tán thán, công đức đó vĩnh viễn nói không xong.
Đà La Ni chú này là nơi xuất sinh của 10 phương chư Phật. Chư Phật thường gia trì, người trì chú này có thể dễ ràng thành tựu Công Đức nơi Thập Địa, Lục Độ.
Trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng, Dzamhala còn được coi là hóa thân của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật của lòng từ bi hỷ xả.
Còn trong thần thoại Hindu, Hoàng Thần Tài lại được biết đến với cái tên Kubera. Ngài còn có tên gọi là Vaisravana, đặt theo tên cha mình – nhà hiền triết có tên Visravas.
Tại Ấn Độ, Kubera được Phật tử thờ cúng và được xem là vị thần bảo hộ của phương Bắc. Ở 1 số tài liệu khác thì nói Kubera là hiện thân của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, chủ về tài bảo và trấn giữ phương Bắc, sở hữu con chuột có thể nhả ra châu báu ngọc ngà. 

Thursday, December 8, 2022

TÌM HIỂU THẦN CHÚ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ( kết ấn Chuẩn Đề )

Thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề là một thần chú nổi tiếng trong Phật giáo. Bên cạnh đó, thần chú có thể khai mở trí tuệ Bát Nhã và giúp người niệm gặp nhiều thuận lợi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thực tế, sự linh ứng của Phật Mẫu Chuẩn Đề thần chú được trích trong kinh Chuẩn Đề.

Phật Mẫu Chuẩn Đề ( tiếng Phạn : Cundi  Bodhisattva ) là một vị Bồ tát  rất được tôn kính trong các trường phái đại thừa và trường phái Phật giáo Mật Tông (  Vajrayana Buddhism ) và cũng được biết đến như một Bhagavati ( mẹ của chư Phật - nữ thần trong Ấn Độ giáo )

Có lần, Đức Phật đang ngồi thiền trong vườn Anathapindika thuộc khu rừng Jetavana gần thành phố Sravasti. Thời điểm đó, Ngài đã quán chiếu và quan sát tương lai của chúng sinh. Với lòng bi mẫn lớn lao đối với họ, Đức Phật quyết định mô tả về Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh (Cundi Dharani Sutra), trái tim của người mẹ trong Bảy Câu chi (Kotis) Phật. Như vậy, Đức Phật đã tiết lộ thần chú:

Namaḥ Saptānāṃ Samyaksaṃ Buddha Koṭīnāṃ Tadyathā:

Namaḥ: Tôi trú ẩn trong Mẹ của chư Phật

Saptānām: Bảy

Samyaksaṃbuddha: Giác ngộ hoàn hảo

Koṭīnāṁ: Một Koti tương đương với mười tỷ

Tadyathā: Như vậy, nó được tuyên bố như vậy

Oṃ Cale Cule Cunde Svāhā hoặc Om Cale Cule Cundi Soha

Oṃ: Một từ thiêng liêng trong Ấn Độ giáo. Nó được coi là một biểu tượng âm thanh ban đầu của vũ trụ.

Cale: Một biến thể của tên Cundi

Cule: Một biến thể khác

Cundī: Sự tinh khiết của Phật Mẫu Chuẩn Đề

Svāhā: Có thể đó là sự thật!

Tôi quy y trước bảy mươi triệu hoàn hảo giác ngộ chư Phật. Như vậy: Om! Chuẩn đề! Chuẩn đề! Cầu mong lời nguyện thanh tịnh này có thể là sự thật!

 
Học cách kết ấn Chuẩn Đề 
 

Wednesday, December 7, 2022

TÌM HIỂU RED – TARA ( HỒNG QUAN ÂM )

Tác Minh Phật Mẫu – Tara Đỏ ( Red -Tara)   đặc biệt che chở cho chúng sinh thoát sự yếu đuối. Ngài tiêu diệt sự yếu đuối trong con người và đem lại cho họ sức mạnh.

Tác Minh Phật Mẫu – Tara Đỏ – Hồng Độ Mẫu (Tên Anh: Red Tara) (Tên Tây Tạng: Rikjéma རིག་བྱེད་མ་སྐྱོབ་པ།), tiếng Phạn (Sanskrit) là Kurukulla hay Kurukulle, dịch âm Hán Việt là Cô Lỗ Cô La hay Cổ Lỗ Cổ Liệt. Cũng được gọi là Cô Lỗ Cô La Bồ Tát, Cổ Lỗ Cô Liệt Phật Mẫu, Hoài Nhu Phật Mẫu.


Tara Đỏ – Hồng Độ Mẫu

Quán Thế Âm ba lần vét sạch luân hồi.

Tara là Bổn tôn cứu con người thoát khỏi tai ương, chướng nạn, sợ hãi. Đó là ý nghĩa của hồng danh “Tara”.

Tâm chú Tác Minh Phật Mẫu

Tâm chú Tác Minh Phật Mẫu được truyền dạy tùy theo Dòng Phái  là:

– Oṃ Kurukulle Svāhā

– Oṃ Kuruklle  Hrīḥ Hūṃ Svāhā

– Oṃ Padma-Ḍākiṇī  Kurukulle Hrīḥ Svāhā

Nhưng phần lớn thì truyền dạy Tác minh Phật Mẫu Tâm Chú là:

– OṂ KURUKULLE HRĪḤ SVĀHĀ

– Ôm, Ku Ru Ku Lê, Ri, Sô Ha

Và 1 thần chú phổ biến khác:

Om Tare Tam Soha

Tuesday, December 6, 2022

TÌM HIỂU NGŨ TRÍ NHƯ LAI

5 VỊ PHẬT TƯỢNG TRƯNG CHO NGŨ BỘ

nói một cách đơn giản , dễ hình dung , trong cuộc sống chúng ta , mỗi một bộ tộc người đều có một người đứng đầu  làm chủ  thì trong các bộ của phật giáo cũng vậy , năm bộ đều có năm vị phật đứng đầu , tượng trưng cho mỗi bộ . và được chi ra như sau
Phật Bộ thì có đức Tỳ Lô Giá Na ( vairocana ) Như Lai hay còn gọi là Đại Nhật Như Lai làm giáo chủ
Liên Hoa Bộ thì có đức A D Đà Như lai ( Amita ) hay còn gọi là Vô Lượng Thọ Phật làm giáo chủ
Kim Cang Bộ thì có đức A Súc Bệ  Như Lai ( Aksobhya ) làm giáo chủ
bão bộ thì có đức Bảo Sanh  Như Lai ( Ratnasambhava ) làm giáo chủ
Yết Ma Bộ ( nghiệp dụng bộ ) thì có đức Bất Không Thành Tựu (Amogasiddhi ) làm giáo chủ
năm vị Phật này trong mật tông còn gọi là Ngũ Phương Ngũ Phật , Ngũ Trì Như Lai , Ngũ Phương Phật !

Ngũ Trí Phật chuyển hóa từ 5 uẩn.
𝟏                         𝟐                    3                  𝟒                  𝟓
𝐕𝐨̂ 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐌𝐮𝐨̂́𝐧 𝐒𝐚̂𝐧 𝐇𝐚̣̂𝐧 𝐊i𝐞̂𝐮 𝐌𝐚̣𝐧 𝐆𝐡𝐞𝐧 𝐓𝐲̣
1️⃣ 𝐏𝐇𝐀̣̂𝐓 𝐁𝐎̣̂
Phật Đại Nhật – Vairocana
Pháp Giới Thể Tánh Trí: sự tròn đầy viên mãn của Trí huệ Phật
Ấn: Chuyển Pháp Luân
Vị Trí: Trung Tâm
Màu Sắc : Trắng
Biểu Tượng: Chuyển Pháp Luân
Chủng Tự: 𝐎𝐌
Chân Ngôn: 𝐎𝐌 𝐕𝐀𝐈𝐑𝐎𝐂𝐇𝐀𝐍𝐀 𝐇𝐔𝐌
2️⃣ 𝐋𝐈𝐄̂𝐍 𝐇𝐎𝐀 𝐁𝐎̣̂
Phật A Di Đà Vô Lượng Quang– Amitabha
Diệu Quán Sát Trí chuyển hóa từ thức thứ Sáu (Ý thức)
Ấn: Thiền Định Ấn
Màu Sắc: Đỏ
Vị Trí: Tây
Biểu Tượng : Hoa Sen
Chủng Tự: 𝐇𝐑𝐈𝐇
Chân Ngôn: 𝐎𝐦 𝐀𝐌𝐈 𝐃𝐄𝐖𝐀 𝐇𝐑𝐈𝐇
3️⃣ 𝐊𝐈𝐌 𝐂𝐀𝐍𝐆 𝐁𝐎̣̂
Phật Bất Động A Súc Bệ– Akshobyha
Đại Viên Cảnh Trí, Chuyển hóa từ thức thứ Tám (Alaya thức)
Ấn: Xúc Địa Ấn
Màu Sắc: Xanh Dương
Vị Trí: Đông
Biểu Tượng: Chày Kim Cương Đơn
Chủng Tự: 𝐇𝐔𝐍𝐆
Chân Ngôn: 𝐎𝐌 𝐀𝐊𝐒𝐇𝐎𝐁𝐇𝐘𝐀 𝐇𝐔𝐍𝐆
4️⃣ 𝐁𝐀̉𝐎 𝐁𝐎̣̂
Phật Bảo Sanh – Ratnasambhava
Bình Đẳng Tánh Trí chuyển hóa từ thức thứ Bảy (mạt na thức)
Ấn: Thí Nguyện Ấn
Màu Sắc: Vàng
Vị Trí: Nam
Biểu Tượng : Bảo Châu
Chủng Tự: 𝐓𝐑𝐀𝐌
Chân Ngôn: 𝐎𝐌 𝐑𝐀𝐓𝐍𝐀𝐒𝐀𝐌𝐁𝐇𝐀𝐕𝐀 𝐓𝐑𝐀𝐌
5️⃣ 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐏 𝐁𝐎̣̂
Phật Bất Không Thành Tựu– Amoghasiddhi
Thành Sở Tác Trí chuyển hóa từ năm Thức (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân)
Ấn: Vô Úy Ấn
Màu Sắc: Xanh Lá Cây
Vị Trí: Bắc
Biểu Tượng: Chày Kim Cương Kép
Chủng Tự: 𝐀𝐇
Chân Ngôn: 𝐎𝐌 𝐀𝐌𝐎𝐆𝐇𝐀 𝐒𝐈𝐃𝐃𝐇𝐈 𝐀𝐇
Thần Chú Ngũ Phương Phật : 𝐎𝐌 𝐀𝐇 𝐇𝐔𝐍𝐆 𝐒𝐕𝐀𝐇𝐀

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...