Sunday, January 7, 2024

HÀNH TINH LÙN CERES TỪNG ĐƯỢC COI LÀ MỘT HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

Ngày nay, việc Hệ Mặt Trời từng được bỏ bớt đi một hành tinh là Pluto (mà tiếng Việt trước đây thường gọi là Sao Diêm Vương) để còn 8 hành tinh chính thức chẳng phải việc gì xa lạ với đa số người yêu khoa học. Tuy nhiên, thực tế thì sự thay đổi danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời từng diễn ra từ trước đó.

Sau khi Sao Thiên Vương (Uranus) được phát hiện bởi William Herschel vào năm 1781, việc cải thiện chất lượng các kính thiên văn để săn lùng những vật thể khác còn chưa được biết tới trong Hệ Mặt Trời được các nhà thiên văn hết sức quan tâm. Thời điểm đó, chưa ai biết tới sự tồn tại của vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc.
Giới thiệu sách
Image_87724
Năm 1801, một thiên thể ở khu vực đó được phát hiện, tức là trước cả khi người ta biết tới Sao Hải Vương những 45 năm. Thiên thể đó được đặt tên là Ceres và trở thành hành tinh thứ 8 của Hệ Mặt Trời ở thời điểm đó (theo thứ tự phát hiện, còn theo thứ tự vị trí thì là thứ 5, vì nó xa hơn Sao Hỏa và gần hơn Sao Mộc) .
Sau này, các nhà thiên văn quan sát thấy rất nhiều vật thể có kích thước gần bằng Ceres ở khu vực này - mà ngày nay chúng ta đã biết là vành đai tiểu hành tinh. Việc tiếp tục coi tất cả những vật thể đó là hành tinh khiến cho danh sách các hành tinh trở nên lộn xộn, nhất là khi mà Ceres cũng như các thiên thể khác ở khu vực đó quá nhỏ so với các hành tinh khi đó đã biết. Vì vậy, tất cả những vật thể như vậy (bao gồm chính Ceres) được gọi là các tiểu hành tinh (asteroid).
Tới năm 2006, khi khái niệm "hành tinh lùn" (dwarf planet) ra đời và Pluto cùng một thiên thể có kích thước tương tự được phát hiện vào giai đoạn đó là Eris được xếp vào nhóm đó, các nhà thiên văn cũng thống nhất rằng Ceres (thiên thể lớn nhất của vành đai tiểu hành tinh và đáp ứng được tiêu chí về trạng thái cân bằng thủy tĩnh - để có hình cầu) xứng đáng được xếp vào nhóm mới này.
Và như vậy, Ceres không chỉ từng được coi là một hành tinh trong nhiều thập kỷ, mà còn là thiên thể được đổi "chức danh" những hai lần.
 
Trích từ VAAC

No comments:

Học Bạch Y thần chú và tìm hiểu Bạch Y Quan Âm hoặc Bạch Y phật mẫu

Lời dặn trước khi trì chú Trước khi tụng trì Thần-Chú này, người trì Chú phải: 1) Tụng ba lần Chú  Tịnh Khẩu Nghiệp Chơn-Ngôn  để cho nơi mi...