Wednesday, December 18, 2024

Tìm hiểu y phấn tảo

 ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến


Friday, December 13, 2024

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

 Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch; 

Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ trên khuôn mặt và biểu hiện bề ngoài của chúng ta – trong nước da nhợt nhạt, những vết sẹo hay trong chữ viết.

Nếu chúng ta sống mà không trau dồi nhận thức về con người thật sự của mình, chúng ta sẽ trở nên hư hỏng và tự hủy hoại chính cuộc đời mình. Cuộc sống của chúng ta là những gì mà mỗi người tạo nên, từ trong tiềm thức. Những làn sóng năng lượng vô cùng cần thiết với bản chất của chúng ta, và chúng ta có sức mạnh để điều chỉnh quá trình hoạt động của những làn sóng năng lượng đó, để tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày và để mở rộng cánh cửa dẫn đến những tiềm năng bên trong mỗi người.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi chúng ta hoàn toàn nhận thức được hành động và suy nghĩ của mình. Tiềm thức của chúng ta hoạt động 24/7, lưu trữ mọi suy nghĩ. Mỗi suy nghĩ là một nguyên nhân và tư duy mà suy nghĩ đó tạo nên chính là hệ quả. Chúng ta cần phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ của mình, nếu muốn có những kết quả tốt đẹp nhất.

Thế giới nội tâm của con người định hình thế giới bên ngoài. Vì vậy, hãy học cách để chọn lọc suy nghĩ của bạn. Bạn có thể chọn vui vẻ, hào hứng, nồng nhiệt và yêu thương – thế giới sẽ đền đáp cho bạn những thứ tương xứng.

Hãy để tâm trí của bạn tập trung vào niềm tin rằng chỉ có những điều tốt sẽ đến với bạn, và hãy cẩn thận khi “trông chừng” suy nghĩ của mình, để bạn có thể hướng suy nghĩ đến những thứ đúng đắn, tuyệt vời và hợp lý.

Suy nghĩ nội tại của bạn được phản ánh trong mọi khía cạnh của ngoại hình và hành vi cư xử. Hãy coi tâm trí bạn là một khu vườn. Bạn có thể chọn những hạt giống mình sẽ gieo trong khu vườn đó. Tiềm thức của bạn chính là tấm thảm được dệt nên từ những ý tưởng mà bạn đã gieo mỗi ngày. Thu hoạch của bạn chính là sức sống, sự khỏe mạnh, quan hệ bạn bè, địa vị xã hội và tình trạng tài chính. Do đó, việc quan tâm chặt chẽ đến suy nghĩ của bản thân rất quan trọng. Năng lượng tuôn ra từ suy nghĩ của bạn và đó chính là nguồn gốc của những thái độ đối với cuộc sống. Bạn là người chịu trách nhiệm đối với sự tồn tại của bản thân bạn. Thế giới bạn tạo ra xung quanh mình là hình ảnh phản chiếu của sự tồn tại đó.

Sức khỏe hóa ra lại liên quan đến thái độ của mỗi người. Sống tốt có nghĩa là không bao giờ từ bỏ những gì tốt nhất của bản thân, ở sâu bên trong con người bạn. Cách bạn nghĩ và thể hiện bản thân tạo điều kiện cho cách hành xử bên ngoài, tư thế và hạnh phúc (hoặc sự bất hạnh). Bạn chỉ có thể trở thành một người mạnh mẽ nếu biết cách sống một cuộc đời bình an, cân bằng.

Thursday, December 12, 2024

Học chân ngôn của Phật Di Lặc

“Di Lặc 彌勒”, tiếng Sanskrit gọi là Maitreya(Pāli: Metteyya), ngài Huyền Tráng phiên âm là: Mỗi-đát-lị-da 梅呾利耶, dịch là Từ Thị 慈氏, xưa phiên là Xưng (Di?)-đế-lệ 稱帝麗 hay Di-lặc 彌勒, thảy đều nhầm với tiếng Sanskrit.

Về danh hiệu “A-dật-đa 阿逸多” cũng gọi A-di-đa, hay A-thị-đa, Sanskrit = Pāli: Ajita, Hán dịch: Vô Năng Thắng 無能勝. 

Wednesday, December 11, 2024

Học thần chú Kim Cương Thủ

Kim Cương Thủ Bồ tát (Vajrapani Bodhisattva) là một vị Bồ tát tượng trưng cho sức mạnh giác ngộ của chư Phật, nhưng rất ít được biết đến đối với nhiều người, vì ở Việt Nam Ngài thường được gọi là Bồ Tát Đại Thế Chí.

Om Vajrapani Hum

Kim Cương Thủ (Chana Dorje) màu xanh vương giả hay xanh thẫm, và trong hình tướng an bình cầm cân đối vũ khí kim cương trên tay, hay trong hình tướng phẫn nộ, cầm một chầy kim cương như chuẩn bị ném nó. Trong một dạng phẫn nộ khác, ngài cũng cầm một cái thọng lọng hoặc cái gông. Trong vẻ rất phẫn nộ, ngài mọc cánh.

Images

Monday, November 18, 2024

Tôi yêu truyện cổ tích

Tôi  yêu truyện cổ tích và đặc biệt là truyện cổ tích thế giới. Tuy nhiên bài thơ này đọc lên cũng thấy hay hay 


Wednesday, November 13, 2024

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm vi gia đình và trở thành một lễ hội tâm linh của dân tộc Việt, một sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm tính nhân văn nơi chốn già lam thanh tịnh. Người Phật tử trong ngày nay sẽ hướng tâm tu tập, tưởng nhớ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, Thánh thần độ trì, kế đến là ông bà tổ tiên che chở. Đây cũng là dịp để mỗi người kết nối truyền thống gia đình trong tinh thần tri ân và báo ân.

* Tết Hạ nguyên là Tết gì?
Tết Hạ nguyên là Tết cuối cùng của bộ ba Tết Thượng nguyên (rằm tháng Giêng), Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười) trong năm.
Lễ hội rằm tháng 10 tự thân đã được định hình và phát triển trong tâm thức người dân Việt Nam từ rất lâu. Xưa kia người Việt một năm chỉ trồng một vụ lúa, khi gió bấc non bắt đầu thổi, trời se lạnh là lúc lúa mùa sớm trổ bông. Đến đầu tháng 10 (âm lịch) gặt lúa về, người dân làm lễ cơm mới tạ Thần Nông (vị thần cai quản trong nông nghiệp) và gia tiên để cầu một vụ mùa mới bội thu hơn.
Sau khi vụ lúa tháng Tám vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Khí tiết mùa đông lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hại mùa màng. Cho nên đến ngày rằm tháng Mười, người dân thường dùng chính thóc lúa mới vừa được thu hoạch chế biến thành các món ăn truyền thống theo phong tục tập quán của từng địa phương như: Xôi, chè kho, bánh ít, bánh cúng, bánh nếp, bánh bột lọc, bánh gạo…
Ca dao Việt Nam ta có câu:
"Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,
Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không,
Rằm tháng Mười, mười người mười quảy".
Như vậy, trong ba ngày rằm, rằm tháng Mười là ngày mọi người ai cũng đều cúng quảy. Theo phong tục cổ xưa, Tết Hạ nguyên là dịp “tiến tân” cơm gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến thiết lập mâm lễ thơm ngon tinh khiết để dâng cúng tổ tiên. Tết Hạ nguyên - Rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội có vị trí vô cùng quan trọng đối với cư dân nông nghiệp.
* Ý nghĩa Tết Hạ nguyên trong Phật giáo
Rằm tháng Mười không chỉ được tổ chức theo phong tục tập quán ở mỗi địa phương mà còn lan tỏa vào từng mái chùa:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Lễ Hạ nguyên ở chùa tuy hình thức có phần đơn giản hơn so với các lễ hội Phật giáo khác như Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan nhưng về nội dung vẫn phản ánh đậm nét màu sắc tâm linh, nhắc nhở các Phật tử sống đúng Chánh pháp, noi theo gương hạnh của chư Phật và chư Tổ.
Ngày rằm tháng Mười được coi như lễ tạ ơn. Đúng với tinh thần nhớ ơn, đền ơn trong Tứ Trọng Ân đức Phật đã dạy khi còn tại thế: Ân Tam bảo, ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân chúng sinh vạn loài. Đối với người Phật tử, rằm tháng 10 là dịp để hướng tâm tu tập, siêng làm điều thiện, tu tâm dưỡng tính và tưởng niệm công đức của chư Phật khắp mười phương. Đồng thời bày tỏ lòng thành kính với công ơn truyền dạy của các vị thầy, bậc thiện tri thức.
Vào ngày này mỗi năm ngoài đi chùa, thắp hương cầu an cho người thân thì mọi người còn cầu siêu cho người đã khuất, là dịp để mỗi người hướng tới cội nguồn và những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình. Trong ngày rằm tháng Mười, mỗi người tự hứa với lòng mình, phát hạnh nguyện sống theo Chánh pháp, nếp sống hướng thiện cao quý, mong sao được thành tựu trước sự chứng minh của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên trong không khí trang nghiêm trước gian thờ Phật hay bàn thờ gia tiên.
Với ý nghĩa thiêng liêng ấy, ngày Tết Hạ nguyên hay còn gọi là rằm tháng Mười đã trở thành ngày hội để tôn vinh các giá trị văn hóa tinh thần của cội nguồn dân tộc, thể hiện khát vọng được sống an lành, bình an, xây dựng một đời sống hướng thiện của người dân Việt. Đây cũng là dịp để thế hệ trước răn dạy thế hệ sau về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", biết sống đúng theo tinh thần đền ơn đáp nghĩa. Từ đó mỗi người biết hướng vào bên trong, trở về bản tâm, sống chân thật, không làm những điều sai trái. Nếu ngày ngày luôn nhớ gieo trồng nhân lành thì sẽ được hưởng hương thơm quả ngọt của đất trời. Trên hết là được an trú trong niềm hỷ lạc - hạnh phúc Niết bàn ngay trong cõi nhân gian này.

Tuesday, November 12, 2024

Kỷ niệm một chuyến đi đến PLEIKU

Tôi đã đến thành phố Pleiku  rồi , đó là một thành phố vùng tây nguyên của  Việt Nam. Cũng có thể gọi tp này là tp của cafe vì đây là vùng đất trồng cafe.Tôi cảm nhận tp này không cổ kính như Huế hay lãng mạn như Nha Trang , tp vẫn có nét đẹp riêng của nó.Tôi thích khung cảnh êm đềm bên hàng thông ở hồ T'nung .

PLEIKU - ĐOÁ QUỲ VÀNG VÀ NHỮNG HỒN THI SĨ.
Pleiku, một thành phố nhỏ heo hút ở cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đã thành một nơi chốn đầy thơ mộng. Thành phố ấy, có những tương phản kỳ lạ. Chiến tranh đã làm phố núi ấy có một bộ mặt, khi thì lãng mạn thơ mộng với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai nhưng cũng có lúc đầy nhục dục xác thịt. Con đường từ phố đến Camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son lòe loẹt.
Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền mua vội một đêm vui rồi sáng mai trở lại miền gió cát. Những người lính đồn trú ở đây, ráng làm quen với cuộc sống ở vùng nắng bụi mưa sình, trong một giây phút nào, cũng nao nao vì những tà áo trắng buổi sáng trong sương mù Pleiku, tìm thấy một chút thơ mộng trong đời để làm kỷ niệm. Pleiku, những cuộc tình có thực đầy dông bão của những người lính và những cô gái giang hồ.
Nhưng Pleiku cũng có những êm ái thánh thiện của tình học trò áo trắng và người lính dạn dầy trong khói lửa. Pleiku có con đường đầy quán rượu cho lính G.I. viễn chinh nhưng cũng có con đường có hai hàng cây cao vút rợp bóng lá và những tà áo học trò tung bay theo nắng.
Người làm thơ, có lúc cũng cảm khái vì cái không gian, thời gian của thành phố ấy. Mưa cũng là cái mưa đặc biệt, mỗi mỗi hạt mưa như chứa đựng cả những nỗi niềm của tất cả những địa phương xa lạ thu góp về. Nắng cũng là cái nắng không phải của một nơi chốn nào khác, nó mang đến cái hanh hao khó chịu nhưng cũng trong màu nắng ấy lấp lánh những tình cảm thầm thì khó tả. Lạnh cũng chẳng phải là cái lạnh lẽo bình thường mà hình như cỏ cây, đường phố, núi non…ở đây cũng se mình và chia sẻ chung vui buồn với con người.
Trong giây phút hiếm có trong đời, cảm xúc đã làm ngôn ngữ tăng thêm lôi cuốn và tạo nhiều ấn tượng. Nguyễn Bắc Sơn, một chứng nhân của cuộc chiến, làm thơ như một cách thế sống, đã coi công việc viết như một phần của đời người.
Sống ở Pleiku và viết những bài thơ để gửi Pleiku. Thơ ông, có chút cảm khái ngậm ngùi của thời tao loạn nhưng cũng có những xúc động bềnh bồng của tâm tư lãng mạn hay đùa cợt với cuộc đời.
Thơ, phảng phất vóc dáng một chàng cuồng sĩ. Đọc bài thơ “Hoa Quý Vàng Lạnh Pleiku”, tự nhiên tôi như người trở về thời gian ấy, không gian ấy. Trở về những ngày tuổi trẻ, của những giây phút bốc đồng coi mọi việc như cuộc đùa chơi.
“Đứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn
Là thấy mình buốt lạnh mấy nghìn năm
Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm
Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ
Nên phải nhớ mắt một người thiếu nữ
Đã nhìn mình rất ấm một ngày xưa
Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa
Nhưng vĩnh cửu chút mơ màng thuở đó…”
Tôi cũng đã sống ở Pleiku gần ba năm. Thời gian ấy trong hơn tổng số bẩy năm ở lính của tôi chắc là đáng kể và đầy chật những điều đáng nhớ. Ngày đầu tiên khi từ Nha Trang xuống phi trường Cù Hanh là một ngày mưa u ám. Mưa sủi bọt trên mặt nhựa phi đạo và bầu trời nặng nề u ám mầu mây đen. Gió ào ạt lồng lộng ngoài kia khiến cho tôi thấy mình quá nhỏ nhoi trong cái buồn mênh mang của đất trời.
Lúc ấy, tôi thấy những câu thơ vẩn vơ trong óc của Kim Tuấn, Du Tử Lê, Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn,… Thơ tự nhiên thành một phần của một ngày, một tháng, một năm, của riêng tôi. Thơ để quên đi hiện tại. Những giọt mưa quất vào mặt, buốt rát. Những ngọn gió thốc vào ngực. Nặng tê.
“Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh.
Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao.”
Ơi hoa quỳ, mầu vàng không phải kiêu sa như mầu hoàng cúc của áo tôn nữ mà có sự gần gũi với tà áo vàng của dân dã, của thiên nhiên. Hèn chi, cũng có nhiều nhà thơ vấn vương với hoa quỳ vàng, như Nguyễn Xuân Thiệp, như Kim Tuấn.
Không có bạn tôi làm sao uống rượu. Tôi làm sao sống nổi một ngày đây. Nghe như một câu nói thường ngày, không có chất thơ mà sao nghe tràn đầy thi tứ. Chắc lúc ấy, sự cảm khái của người thơ đã lên cao độ, và, nỗi lạnh lùng thiên cổ như bám vào da vào thịt. Có nỗi nhớ mong, có niềm tiếc nuối. Người em, bây giờ lưu lạc ở đâu?
Những hình ảnh đan vào nhau với những liên tưởng tiếp nối. Ảnh tượng có khi như không liên quan nhau, chỉ là những nét phác sơ lược nhưng lại làm nổi bật được một không gian đầy biến động. Đồi hoa quỳ vàng, khu rừng, bóng quạ, nhánh cây màu tàn lửa, tất cả như chìm đắm trong nỗi bàng hoàng của thế thời. Cơn bão lửa dậy lên từ hoang vu.
Xa rồi những ngày thơ mộng. Gần lắm rồi những nỗi kinh hoàng. Cái linh cảm của một cuộc địa chấn là cái linh cảm chung của những người như những con chuột đang cuống cuồng trong rọ. Thị trấn sẽ thành biển lửa, nay mai. Sẽ đầy những cuộc chia ly đầy nước mát. Thảm họa xụp xuống, như cơn hồng thủy đến.
Thuở đã xa. Ngày còn trẻ. Và hoa quỳ vàng, cái màu vàng loang sắc nắng của buổi nào, bây giờ có còn vương trên núi đồi không? Cái sắc màu hỏa hoàng trong những buổi chiều nhạt nắng ấy sao nhức nhối ký ức. Thị trấn ấy, như câu thơ Vũ hữu Định:
“Phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong”
Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng. Thi sĩ đã làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se se Tây Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học trò vương vấn mầu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà có em đời còn dễ thương…
Thơ về Pleiku thì nhiều, nhiều lắm. Kim Tuấn, Diên Nghị, Du Tử Lê, Võ Ý, Lê Bá Định, Lâm Hảo Dũng, đã trải lòng mình lên thành những rung động thật với nơi chốn mà mình đã qua hoặc gắn bó. Pleiku, nhắc đến nó để nhớ lại một thời lửa đạn.
Nguyễn Mạnh Trinh

Friday, October 18, 2024

Ngủ ngoan nhé con yêu!

သီတင်းကျွတ်လပြည့်နေ့မှစ၍ မြန်မာပြည်သူအားလုံး စိတ်ဆင်းရဲခြင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစေ ကိုယ်ဆင်းရဲအပေါင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစေ ဘေးရန်အပေါင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပါစေ ရေဘေးမီးဘေးစတဲ့ဘေးအမျိုးမျိုးမှ ကျွတ်လွတ်ပါစေ အတိတ်ဘဝဝဋ်ကျွေး ပစ္စုပ္ပန်ဘဝဝဋ်ကျွေးအားလုံးမှ ကျွတ်လွတ်

ပါစေ အသက်သိက္ခာဂုဏ်ဝါကြီးကြကုန်သော ဂုဏ
ဝုဎို ဝယဝုဎို ကျေးဇူးရှင်ပုဂ္ဂိုလ်တို့အား ကန်တော့ရှိခိုး
ပြီးလျှင် မကောင်းသောအတိတ် နိမိတ် ဂျိုဆိုးဂျိုနင်
း ဆန်းပြတ်လာဒ်ပြတ်အပေါင်းမှ ကျွတ်လွတ်ပြီးလျင် ကောင်းသောအတိတ် ကောင်းသောနိမိတ်များနဲ့
တွေ့ကြံုဆုံတွဲ အမြဲမပြတ် ဆန်းယှဉ်ဇာတာနက္ခတ်ခပတ် လာဒ်လာဘအပေါင်း အကောင်းအတိ ပြန်ရရှိ၍
ဥစ္စာစီးပွါး များပြားစီပင် ဆန်ရေစပါး ပွါးများကြွယ်
ဝ ချမ်းသာကြပါစေ ဗုဒ္ဓမြတ်စွာ သာသနာ ရောင်ဝါနေသို့ လင်းပါစေ သူတော်ကောင်းတရား ကျင့်ကြံပွါး
မဂ်တရားများ ရပါစေ ရွှေတွံတေးရဲ့တောင်းဆုချွေ မှန်စွာမသွေ ပြည့်ပါစေ
17.10.2024


Wednesday, October 16, 2024

SUY NGHĨ TỪ LẬP TRƯỜNG CỦA NGƯỜI KHÁC

SUY NGHĨ TỪ LẬP TRƯỜNG CỦA NGƯỜI KHÁC

TAKESHI FURUKAWA
Các bạn có biết cuốn sách Quy tắc chiếc gương (Nhà xuất bản Sogo Horei) không?
Đây là cuốn sách rất nổi tiếng, đã bán được triệu bản của tác giả Yoshinori Noguchi. 20% độc giả khi đọc cuốn sách này đều đã rơi nước mắt.
Nhân vật chính trong cuốn sách này là Eiko một bà mẹ có đứa con hay bị bắt nạt. Eiko đã đến gặp nhà tâm lý học Yaguchi và mang theo niềm hy vọng cuối cùng. Yaguchi đã nói “Chuyện con của chị cũng giống như tấm gương phản chiếu lại mối quan hệ bất hòa giữa chị và bố mình. Thế nên, chị hãy tha thứ cho bố của mình.” Nhân vật chính Eiko có một người bố rất nghiêm khắc và ngoan cố. Từ ngày bé cô đã không thích bố của mình. Sau này, dù đã kết hôn nhưng cô vẫn đối xử với bố mình như người xa lạ.
Trước những lời nói của Yaguchi, Eiko ban đầu muốn phản kháng lại, nhưng vì con, cuối cùng cô đã làm theo những lời khuyên ấy. Lời khuyên ấy chính là “hãy cảm ơn bố của chị”.
Khi Eiko gọi điện cho bố mình và nói lời cảm ơn vì ngày bé bố đã dẫn đến công viên chơi, đã nuôi dưỡng cô thành người, giây phút ấy người bố ngoan cố ấy đã bật khóc.
Và cuối cùng Eiko đã hiểu cảm giác của bố mình.
“Bố thực ra rất rất yêu tôi. Ông ấy chỉ muốn nói thật nhiều, thật nhiều với tôi như một người cha. Thế nhưng tôi lại luôn phủ nhận tình yêu của ông ấy. Chắc ông ấy phải buồn lắm. Ông ấy là một người rất mạnh mẽ, dù công việc có khó khăn vất vả thế nào ông ấy cũng chịu đựng được. Vậy mà giờ đây ông ấy lại bật khóc. Không thể thể hiện được tình yêu thương với con gái lại đau khổ đến vậy sao.”
Cuối cùng, Eiko cũng bật khóc.
Nếu bạn đọc cuốn Quy tắc chiếc gương này, bạn sẽ thấy điều quan trọng trong đó chính là khi bạn chán ghét một ai đó, nếu đứng ở vị trí của họ để xem xét, bạn sẽ thấy rất nhiều thứ mà khi đứng ở vị trí của chính mình, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra.
Trong các mối quan hệ của chúng ta, nếu bạn cứ giữ mãi sự tức giận, hận thù với đối phương thì tầm nhìn của bạn sẽ bị thu hẹp đi rất nhiều. Khi đó, bạn chỉ có thể nhìn thấy những việc từ lập trường của mình mà thôi.
Ví dụ với một ông chủ đáng ghét, chúng ta thường có ý thức của một người bị hại, “con người ông ta là căn nguyên của mọi tội ác. Lỗi không phải tại tôi. Lúc nào tôi cũng làm việc rất tốt, thế mà lại bị nói như vậy”…
Sự thực chỉ có một nhưng cách nhìn nhận lại có rất nhiều. Bằng chứng là không phải tất cả các nhân viên đều nhìn nhận ông chủ theo những cách giống nhau. Họ luôn nhìn người qua giá trị quan của bản thân và đánh giá đối phương dựa trên một khía cạnh đáng ghét của người đó.
Bộ não của chúng ta không nhìn mọi việc giống như vốn có của nó mà luôn có xu hướng đơn giản hóa và phán đoán theo quan điểm của bản thân.
Nếu bạn thực sự đứng ở vị trí của đối phương suy nghĩ, bạn sẽ thấy thế giới này khác lạ đến đáng kinh ngạc. Nếu đứng ở vị trí của ông chủ để xem xét, bạn sẽ thấy những chuyện mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
Và khi bạn có thể đứng ở lập trường của đối phương suy nghĩ theo các bước tôi giới thiệu dưới đây, bạn cũng sẽ hiểu được chính con người mình.
Phương Pháp Suy nghĩ từ lập trường của đối phương
Trước hết, bạn hãy chuẩn bị hai chiếc ghế và để chúng đối diện nhau. Lúc này chúng ta có ba vị trí.
Thứ nhất là bạn, thứ hai là đối phương, cuối cùng là người thứ ba bên ngoài. Bạn hãy vừa di chuyển ghế vừa thực hiện các bước sau.
✨Bước 1: Hoàn toàn là chính bạn
Lúc này, chiếc ghế bên phải chính là bạn. Bạn hãy nhắm chặt mắt, ngồi xuống ghế và hoàn toàn là chính minh.
Khi cảm nhận đối phương ở trước mắt mình, bạn có cảm nhận gì? Bạn hãy trực tiếp nói những suy nghĩ của mình thành lời.
☘Bước 2: Đứng ở vị trí của người thứ ba
Khi đứng giữa hai chiếc ghế, bạn sẽ ở vị trí của người thứ ba. Bạn hãy hoàn toàn bỏ lại con người mình trên chiếc ghế lúc nãy và trở thành người thứ ba thật khách quan. Hít thở sâu và từ từ mở mắt nhìn hai người trước mặt.
✨Bước 3: Trở thành “đối phương”
Chiếc ghế bên trái chính là đối phương. Bạn hãy vứt bỏ những cảm giác cá nhân của mình ngồi xuống chiếc ghế ấy và coi mình là người đó. Bạn hãy nhắm mắt lại, khi nào bạn thực sự đã là người đó rồi thì hãy mở mắt ra.
Sau đó, bạn hãy nói những suy nghĩ của mình với “bạn” ở trước mặt.
☘Bước 4: Một lần nữa trở về vị trí của người thứ ba
Bạn lại đứng dậy, để lại đối phương trên ghế trở về vị trí của người thứ ba và nhìn hai người trước mặt.
✨Bước 5: Trở về là chính bạn
Cuối cùng, bạn hãy trở về chiếc ghế bên phải. Bạn nhắm mắt lại, trở về là chính con người mình, hít thở sâu và mở mắt ra. Bây giờ, bạn hãy cho đối phương biết những suy nghĩ của bạn.
Đứng ở lập trường của đối phương như vậy, chắc chắn bạn sẽ nhận ra những điều mà cho đến giờ bạn không nghĩ đến hoặc chưa bao giờ nhận ra.
Bản đồ không phải là địa điểm thực tế!
– Khi đứng ở vị trí của đối phương, bạn có cảm nhận gì?
– Bây giờ, khi đã hoàn thành hết các bước, bạn có cảm nhận gì?
--- 🥰🥰🥰 ---
Trích: Mình Là Cá, Việc Của Mình Là Bơi; Việt dịch: Như Nữ; NXB Thế giới; 


Tuesday, September 24, 2024

Thần chú Ngũ bộ thần tài mật tông kim cương thừa

Trong Phật giáo Tây Tạng có 5 vị thần được coi là Ngũ bộ Thần Tài, gồm: Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài, Hắc Thần Tài, Lục Thần Tài và Hồng Thần Tài.

Bạch Thần Tài“Om Padma Trotha Arya Dzambhala Siddhaya Hum Phat” 
Hoàng Thần Tài“Om Jambhala Jalendraya Svaha” – “Om Dzambhala Dzalim Dzaye Svaha”
Hồng Thần Tài“Om Dzambhala Dzalim Dzaya Nama Mumei E She E” 
Lục Thần Tài“Om Dzambhala Dzalim Dzaye Svaha” 
Hắc Thần TàiOm Indrayani Mukham Bhramari Svaha” – “Om Dzambhala Din Draye Svaha”
Dzambhala-10

Wednesday, September 11, 2024

Tìm hiểu Bạch Tán Cái Phật Mẫu

Bạch Tản Cái Phật Mẫu - Nữ Thần Dù (ô – lọng) Trắng, là một nữ thần quyền năng được biết đến chủ yếu trong Phật giáo Tây Tạng.

Bạch Tán Cái Phật Mẫu (Bạch Tán Cái Phật Đỉnh) có tên Phạn Sitàtapatra-uṣṇīṣa (dịch âm là Tất đát bát đát la Ô Sắt Nị Sa) hay Uṣṇīṣa-sitàtapatra (dịch âm là Ô Sắt Nị Sa Tát đát đa bát đát la). Dịch nghĩa là Bạch Tán Phật Đỉnh, Tán Cái Phật Đỉnh, Tán Phật Đỉnh, Bạch Tán Cái Phật .

 Kết ấn và Quán tưởng

Kết ấn và Quán tưởng

image

Sunday, September 8, 2024

SINH NHẬT BỆNH HOẠN

Sinh nhật của con ngày hôm nay thật đau đớn 

Bệnh tật nằm bẹp dí , mồ hôi nhễ nhại dưới cái nóng bức vì phải tránh gió để không bệnh thêm nữa.

Con cầu mong sự che chở từ bề trên .

Saturday, September 7, 2024

SUY NGHĨ Trích từ sách : Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử

SUY NGHĨ

Trích: Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
---o0o---
Tôi đã trải qua nhiều năm để suy ngẫm về các tiến bộ đáng kể thuộc lĩnh vực khoa học. Trong khoảng thời gian ngắn gần đây, khoa học đã đem lại vô số những ích lợi cho con người. Mặc dù tôi bắt đầu quan tâm đến khoa học chỉ vì tò mò về một thế giới, khi ấy vẫn còn rất xa lạ với tôi, được thống trị bởi nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng chẳng bao lâu tôi đã bắt đầu thấm nhuần được tầm quan trọng của nền khoa học vì lợi ích của con người – đặc biệt là sau khi tôi bắt đầu sống cuộc sống tha hương vào năm 1959. Ngày nay hầu như không có lĩnh vực đời sống nào của con người mà không có sự hiện diện và trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Tuy vậy liệu chúng ta đã thực sự hiểu rõ về vai trò của khoa học kỹ thuật trong toàn bộ đời sống nhân loại chưa - chính xác thì nó nên làm gì và ai sẽ là người chịu trách nhiệm định hướng cho nó? Điều này rất quan trọng bởi vì trừ khi khoa học được định hướng theo chiều hướng nhân đạo, nếu không thì rất có thể nó sẽ chẳng đem lại cho chúng ta bất kỳ một ích lợi nào. Nó thực sự có thể tạo ra những thiệt hại to lớn cho con người.
Images
Việc nhận thấy được tầm quan trọng to lớn của khoa học và ý thức rõ sự phổ quát toàn cầu và những thay đổi cơ bản mà khoa học đã đem lại cho con người, chính việc này đã làm thay đổi thái độ trong tôi, từ tò mò chuyển sang thực sự muốn tìm hiểu sâu về nó. Trong Phật giáo, lý tưởng cao nhất là trau dồi lòng từ bi dành cho tất cả mọi sinh linh và làm việc vì lợi ích của mọi sinh linh ở mức độ cao nhất nếu có thể. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được dạy rằng cần phải nâng niu trân trọng lý tưởng này và cố gắng thực hiện đúng theo lý tưởng này trong mỗi hành vi của mình. Thế nên tôi muốn tìm hiểu khoa học bởi vì nó chỉ ra một lĩnh vực mới mà tôi cần khám phá để có thể thấu hiểu được bản chất của thực tại, của sự thực. Tôi cũng muốn tìm hiểu khoa học bởi vì tôi nhận thấy rằng trong khoa học có một đường hướng tiếp cận mọi vấn đề khá giống với đường hướng trong đời sống tâm linh của tôi. Thế nên, theo cá nhân tôi, việc dấn thân tìm hiểu khoa học, dấn thân tìm hiểu lực lượng hùng mạnh này trong thế giới chúng ta cũng đã trở thành một bài tập bắt buộc trong quá trình rèn luyện các phẩm hạnh tâm linh của mình. Câu hỏi cốt lõi được đặt ra ở đây – cốt lõi với sự sống còn và phát triển của thế gian này – là chúng ta có thể làm gì để biến những thành tựu tuyệt vời trong khoa học trở thành một cái gì đó có thể phục vụ con người theo một đường hướng vị tha, từ bi, phục vụ tất cả những sinh linh khác đang chia sẻ trái đất này cùng chúng ta.
Vấn đề đạo đức liệu có chỗ đứng trong khoa học không? Tôi tin rằng có. Trước hết, giống như bất kỳ một phương tiện nào khác, chúng ta có thể vận dụng khoa học theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Chính trạng thái tâm hồn của người vận dụng phương tiện này sẽ là yếu tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình vận dụng phương tiện này. Thứ hai, những khám phá khoa học tác động mạnh mẽ đến khả năng hiểu biết của chúng ta về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới này. Tất cả mọi việc này đều phụ thuộc chủ yếu vào thái độ của chúng ta. Ví dụ, những hiểu biết khoa học về thế giới này đã đưa chúng ta đến với cuộc Cách mạng Công nghiệp trong lịch sử trong cuộc Cách mạng này thì việc khai thác tận dụng thiên nhiên là vấn đề cơ bản. Tuy nhiên, có một xu hướng chung là người ta thường nghĩ rằng vấn đề đạo đức chỉ có liên quan đến việc vận dụng khoa học chứ không liên quan đến những khám phá khoa học. Trong thế giới hiện đại này, các nhà khoa học là những thành viên trong cộng đồng những người làm khoa học, nhìn chung họ có một quan điểm trung lập về vấn đề đạo đức, họ không chịu trách nhiệm về thành quả hoặc hậu quả của những gì họ đã khám phá phát minh ra. Nhưng nhiều khám phá khoa học quan trọng, đặc biệt là những cải cách trong công nghệ hiện đại, đã tạo ra những thay đổi hoàn toàn mới, những hoàn cảnh hoàn toàn mới, và điều này cũng đem lại nhiều thách thức mới về vấn đề đạo đức trong cả khoa học lẫn tâm linh. Chúng ta không chỉ đơn giản là phớt lờ trách nhiệm của các tổ chức khoa học, các tập đoàn khoa học, các nhà khoa học trong việc đã tạo ra những vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện đại này.
Có lẽ điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải đảm bảo rằng khoa học không bao giờ trở thành một yếu tố tác hại đến tình cảm cơ bản của con người là lòng cảm thông giữa người với người. Cũng giống như các ngón tay của chúng ta chỉ có thể vận hành hoạt động khi dựa vào lòng bàn tay, các nhà khoa học cần phải luôn sáng suốt để nhận biết rõ mối liên hệ của mình với toàn bộ thế giới này. Khoa học luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng nó cũng chỉ là một ngón tay của cả bàn tay nhân loại, và chúng ta chỉ có thể kiểm soát và định hướng tốt cho những tiềm năng của khoa học khi chúng ta luôn ghi nhớ điều này. Nếu không, chúng ta có nguy cơ đánh mất khả năng thống trị toàn cầu của mình. Nhân loại có thể dồn mọi tâm huyết của mình để theo đuổi những tiến triển trong khoa học. Khoa học và kỹ thuật là những công cụ có uy lực mạnh mẽ, nhưng chúng ta cần phải quyết định làm cách nào để vận dụng chúng một cách tốt nhất. Điều quan trọng nhất ở đây chính là động cơ thúc đẩy trong việc quản lý định hướng vận dụng khoa học và kỹ thuật, tốt nhất chúng ta cần phải vận dụng các công cụ này, các phương tiện này bằng cả con tim và tâm hồn mình.
Theo cá nhân tôi, khoa học là môn học đầu tiên đưa con người đến với cánh cổng nhằm tìm hiểu bản chất của thế giới vật chất sống động này. Về cơ bản, nó là một phương thức tìm hiểu giúp chúng ta có được những kiến thức sâu sắc về thế giới này, về những quy luật của thiên nhiên, từ đó chúng ta có thể đúc kết những kinh nghiệm của mình. Khoa học tiến triển, các thử nghiệm lặp đi lặp lại, qua việc kiểm tra, thẩm định, cân đo đong đếm, chứng thực, xác nhận. Ít nhất đây cũng là bản chất cơ bản về đường lối phát triển của khoa học trong mô hình tiến triển hiện đại của con người. Trong mô hình này, nhiều khía cạnh có liên quan đến sự tồn tại của con người, gồm cả các giá trị nhân văn, sự sáng tạo trong con người, và yếu tố tâm linh của con người, cũng như tất cả những câu hỏi siêu hình ở mức độ sâu sắc hơn, tất cả đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các điều nghiên khoa học.
Mặc dù có những lĩnh vực thuộc đời sống và những kiến thức nằm ngoài tầm kiểm soát của khoa học, nhưng tôi nhận thấy nhiều người vẫn luôn khẳng định rằng quan điểm của khoa học về thế giới này cần phải là nền tảng cơ bản cho tất cả mọi loại kiến thức và tất cả những gì có thể nhận thức được. Đây chính là chủ nghĩa duy vật khoa học. Quan điểm này luôn ủng hộ niềm tin vào một thế giới khách quan. Quan điểm này khẳng định rằng mọi dữ liệu được phân tích qua một cuộc thử nghiệm luôn độc lập với những khái niệm trước đó, những hiểu biết trước đó, kể cả những kinh nghiệm của nhà khoa học đang tiến hành phân tích thử nghiệm đó.
Quan điểm này luôn khẳng định rằng sự thực luôn là sự thực, sự thực luôn chịu tác động bởi những quy luật vật lý học. Thế nên, quan điểm này sẽ tán thành rằng tâm lý học có thể được dị giản hóa thành sinh vật học, sinh vật học có thể được dị giản hóa thành hóa học, và hóa học có thể được dị giản hóa thành vật lý học. Ở đây tôi không quan tâm nhiều đến việc tranh luận với quan điểm này, mà tôi quan tâm đến việc rút ra những lưu ý về một điểm cực kỳ quan trọng: những ý tưởng này không cấu thành, không tạo ra những kiến thức khoa học; nói đúng hơn, chúng đại diện cho một lý luận triết học, một lý thuyết siêu hình, một quan điểm trừu tượng.
Một trong số những vấn đề quan trọng đối với chủ nghĩa duy vật khoa học cơ bản là sự hạn hẹp về tầm nhìn, sự hạn hẹp này có khả năng đưa nhân loại đến với chủ nghĩa hư vô. Chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa dị giản hóa luận là viễn cảnh trong tương lai của nhân loại, bởi vì chúng có tiềm năng sẽ khiến cho sự tự nhìn nhận chính mình của nhân loại bị héo úa, kiệt màu, suy nhược. Ví dụ, dù rằng chúng ta tự xem mình là những sinh vật ngẫu nhiên hay là một sinh vật đặc biệt được phú cho ý thức và khả năng kiểm soát phẩm hạnh thì điều đó cũng tác động mạnh đến thái độ của chúng ta trong suy nghĩ về chính mình và trong hành xử với mọi người quanh mình. Theo quan điểm này, các phẩm chất cấu thành con người - kỹ năng, đạo đức, tinh thần, lòng tốt, vẻ đẹp, và trên hết là ý thức – được dị giản hóa thành những phản ứng hóa học khi đốt cháy các nơ-ron thần kinh. Và chúng ta đang đối mặt với nguy cơ là con người có thể bị dị giản hóa thành những cỗ máy sinh học, thành những sản phẩm của sự lai ghép gien một cách ngẫu nhiên, mà không vì một mục đích nào cả ngoại trừ để duy trì giống nòi.
Thật khó có thể giúp những người theo quan điểm như thế có thể hiểu được các câu hỏi về việc đâu là ý nghĩa của đời sống, đâu là điều tốt, và đâu là điều xấu xa tồi tệ. Vấn đề ở đây không phải là các dữ kiện khoa học mà là luận điểm luôn cho rằng chỉ có các dữ kiện khoa học mới có thể thiết lập được nền tảng cơ bản chính đáng cho sự phát triển của nhân loại và giải quyết những khó khăn rắc rối của nhân loại. Vẫn còn đó nhiều vấn đề có liên quan đến sự tồn tại của nhân loại và sự thực mà khoa học hiện nay vẫn chưa thể giải quyết được.
Tương tự như thế, tâm linh cần phải hòa điệu với các hiểu biết và khám phá thuộc khoa học. Nếu chúng ta, trong vai trò là một tín đồ nghiên cứu tâm linh, nếu chúng ta phớt lờ các khám phá khoa học, thì việc luyện tập của chúng ta cũng trở nên cùn lụt, mờ xỉn, mất màu, suy nhược, bởi vì một tâm hồn như thế chỉ có thể tìm đến với một chủ nghĩa chính thống (luôn tin tuyệt đối vào kinh thánh) mà thôi. Đây là một trong số những lý do tại sao tôi lại khuyến khích các đồng sự Phật giáo của mình hãy tham gia nghiên cứu tìm hiểu về khoa học, nhờ đó chúng ta mới có thể dung hòa và vận dụng những hiểu biết khoa học vào thế giới Phật giáo của mình.

Wednesday, August 28, 2024

HỌC SƯ DIỆN PHẬT MẪU CHÚ (TIẾNG PHẠN)

 Sư Diện Không Hành Phật Mẫu (Tên Phạn: Siṃhamukhā, Tên Tạng: Senge Dongma, Tên Anh:  Lion-Faced Ḍākinī) gợi chút cảm hứng. Sư Diện Phật Mẫu là một Ḍākinī hình tướng phẫn nộ, chuyên tiêu trừ các chướng ngại thuộc ma thuật đen.

Images

Wednesday, August 21, 2024

Sách tựa như phim : Vũ Trụ

 Xin giới thiệu một quyển sách 

Vu-trusua

Hành tinh Trái Đất đầy ắp sự sống và đẹp đến nao lòng, nơi ghi dấu bàn tay sáng tạo của con người hóa ra lại chỉ là một xó xỉnh tầm thường, khiêm nhường, không có gì đặc biệt nếu nhìn từ Vũ trụ xa xôi. Nhưng đó chính là bến bờ khởi đầu những cuộc phiêu du vào đại dương Vũ trụ bao la của một nhân loại còn trẻ, hiếu kỳ và can đảm, dù chỉ bằng tưởng tượng và những phương tiện gián tiếp như nghe nhìn hay bằng những con tàu vũ trụ. Ngay cả loài người cũng mới chỉ xuất hiện được vài triệu năm trên Trái Đất này, thật quá ngắn ngủi so với cái tuổi 4,6 tỉ năm của Trái Đất, chưa nói đến tuổi của Vũ trụ. Quá trình tiến hóa dài dằng dặc của sự sống trên Trái Đất thực ra cũng chỉ là một giọng điệu, một bè đơn độc trong bản nhạc nhiều bè của Vũ trụ. Kể lại tiến trình tiến hóa kỳ diệu ấy với ví dụ sinh động về những con cua mang hình samurai, Sagan vạch ra sự vô lý của quan niệm về một Nhà Thiết Kế toàn năng và thấu suốt kiểu như Thượng đế đã kiến tạo ra các dạng sinh vật. Phải chăng chính Thượng đế mới là đối tượng được tạo ra trong cơn mơ của loài người, chứ không phải ngược lại?

Đọc Vũ trụ, chúng ta biết được nhiều điều thú vị bất ngờ. Chẳng hạn, con người hình thành được là nhờ tro của các ngôi sao đã chết, hay cắt một cái bánh táo khoảng chín chục lần ta sẽ thu được một nguyên tử tách rời. Hoặc “tốc độ tư duy” của con người mà chúng ta vẫn tưởng phải nhanh như ánh sáng thực ra “chỉ ngang tốc độ của một cỗ xe lừa kéo”. Cứ thế chuyện nọ nối tiếp chuyện kia, tác giả dẫn người đọc đi qua 13 chương sách, để tìm hiểu và suy ngẫm về cái Vũ trụ có trật tự và có tri giác, thoát thai từ Hỗn độn. T/ G  Sagan biết cách kích thích “trí tưởng tượng của độc giả ngoại đạo và duy trì sự hứng thú từ trang đầu đến trang cuối”. Ông đã kết hợp rất tài tình tư duy hiện thực khắt khe của một nhà khoa học với chất lãng mạn bay bổng của một người mơ mộng, cộng với sự hùng biện của một diễn giả.

Tuesday, July 30, 2024

CẦU NGUYỆN CỦA YESHE TSOGYAL

CẦU NGUYỆN CỦA YESHE TSOGYAL

GURU RINPOCHE – PHÁT HIỆN BỞI PEMA LEDREL TCAL
Lời cầu nguyện này, do Yeshe Tsogyal nói ra, được lấy từ Khandro Nyingtig, Tâm Yếu của các Dakini
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức
---💦💥💦---

Emaho!

Qua công đức chúng con đã tích tập trong ba thời,
Nguyện quỷ ma, những chướng ngại, và những lực lượng đối nghịch được bình lặng.
Nguyện chúng con sống thọ không bệnh tật, và
Nguyện chúng con thực hành Pháp trong khoẻ mạnh và hạnh phúc.

Bằng năng lực thực hành Pháp với sùng mộ,
Nguyện những giáo lý của Phật lan toả và nở hoa.
Bằng cách thiết lập chúng sanh sanh tử trong hạnh phúc,
Nguyện những mong muốn của những guru linh thánh được hoàn mãn.



Qua lòng từ ái của guru, chúng con nguyện
Tất cả anh, chị trong Pháp,
Thoát khỏi những phiền não giận dữ và bám luyến.
Có sự vinh quang rực rỡ của ba giới nguyện thanh tịnh.

Nguyện chúng con tăng trưởng những phẩm tính của kinh nghiệm và chứng ngộ,
Bởi trí huệ của thấu hiểu Đại ấn,
Nguyện chúng con làm lợi lạc cho bất cứ ai chúng con gặp,
Cùng với tất cả những người theo chúng con.

Nguyện chúng con hưởng thọ được đại lạc vô điều kiện
Và được hướng dẫn đến Cõi Hoa Sen.
Trong cõi an lạc thiêng liêng tối cao ấy,
Nguyện chúng con là một với thân vinh quang vô nhiễm
Của guru của ba thân, Orgyen Padma,
Và chứng ngộ pháp thân làm lợi lạc cho chúng con.
Qua lòng bi làm lợi lạc cho những người khác,
Cho đến khi sanh tử trống trơn.

Nguyện chúng con huấn luyện chúng sanh khi dạy theo cách nào cần thiết.
Nguyện chúng con làm việc cho lợi lạc của tất cả qua những biểu lộ sắc thân.
Nguyện chúng con hoàn thành lợi lạc cho chúng sanh bằng cách khuấy động những chiều sâu của sanh tử.
Ba thân không thể tách lìa, giải thoát hoàn toàn khỏi sanh tử và niết bàn,
Không tạo tác, hiện diện tự nhiên, sáng ngời và không hợp tạo,
Thân của bậc trì giữ kim cương, bất biến suốt ba thời, Nguyện giác ngộ tròn đủ và toàn giác này được đạt đến nhanh chóng.

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm