Monday, February 27, 2023

NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA ĐÓN TẾT VỚI NỮ THẦN ĐẦU NĂM

Người dân Campuchia đón tết vào giữa tháng năm theo âm lịch Khmer - lịch mặt trăng nghĩa là vào tháng tư theo lịch dương - lịch mặt trời. Đây là thời điểm quan trọng có những cơn mưa mát lành đầu tiên của năm mới xoa dịu những cái nóng nực trên mọi miền đất nước, và người dân tổ chức những nghi lễ cầu cúng để chào mừng năm mới và cầu mong mùa màng sẽ bội thu, nhà nhà tràn đầy hạnh phúc, niềm vui. Mọi người cùng đi đến chùa, tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn, thư thái.

Dân gian Campuchia hãy còn truyền tụng một câu chuyện cổ vô cùng lý thú và ý nghĩa về nguyên sinh ngày tết của dân tộc. Câu chuyện này có những nét gần gũi với những câu chuyện cũng về nguồn gốc ngày tết của các dân tộc trong khu vực. Tựu chung, đó là chuyện Ba câu hỏi về hạnh phúc của vương thần Kabil Moha Prohm đối với Dhammabal Komar - hiện thân của Phật lúc Ngài mới bảy tuổi.

Chuyện kể rằng, xưa lắm Kabil Moha Prohm là chúa tể của các vị thần trên tiên giới (Tray Trengs). Buổi ấy, có cậu bé rất thông minh, tên là Dhammabal Komar. Khi bảy tuổi, cậu đã thông thuộc hai pho kinh lớn là Triveda gắn với Brahman thoại và Trayphup - Tam Thế. Người dân đều đến xin Dhammabal Komar những lời khuyên. Vì dòng người đông đúc nên thân phụ đã xây riêng cho cậu một nơi nghỉ dưỡng bên cạnh nhà, và nằm bên một dòng sông thơ mộng dưới bóng cây xanh. Nhờ được nghe chim hót hàng ngày, cậu đã hiểu được chim nói gì. Khắp nơi đều ca ngợi xin Dhammabal Komar, và tin ấy đã vang lên trời cao.

Vương thần rất bực bội vì cho rằng chỉ có mình là uyên bác nhất. Cả con người và thần tiên đều phải kính trọng sự thông thái của nhà vua. Vì vậy, vương thần lập tức hạ phàm. Kabil Moha Prohm kiêu ngạo cho gọi Dhammabal Komar tới và thách đố nếu cậu giải được ba câu hỏi thì nhà vua sẽ tự cắt đầu mình tôn vinh cậu là người giỏi nhất, bằng không cậu sẽ rơi đầu.

Dhammabal Komar hẹn nhà vua sau bảy ngày nữa mới nghe câu hỏi và trả lời để cậu còn suy nghĩ chuẩn bị. Trong nhiều ngày, cậu trằn trọc, lo lắng và tự nhủ lỡ không trả lời được sẽ gây họa cho mọi người, thà rằng cậu chết đi để bảo toàn cho gia dình và người dân thì hơn. Tối ngày thứ sáu, cậu rời khỏi nhà và trong cơn mệt đã ngủ thiếp đi dưới một gốc cọ cao, trên tán lá có tổ của đôi chim ưng. Tiếng chim ồn ào làm cậu thức dậy. Con chim cái hỏi chim đực: - Ngày mai, ta sẽ ăn gì nhỉ? - A, sẽ ăn thịt Dhammabal Komar - cậu bé đang nằm ngủ dưới kia, bởi vì cậu ấy sẽ chết do không giải được ba câu đố của vương thần. - Tốt. Gan người rất tốt đặc biệt là cho con chúng ta. Chập chững một lúc, nó hỏi chồng: Thế nhưng câu hỏi là gì mà khó vậy? - Vương thần sẽ hỏi Dhammabal Komar về Sirey Bei Brakar ba điểm hạnh phúc của con người nằm ở đâu”. Đầu tiên, là hạnh phúc nằm ở đâu vào buổi sáng? - Nó nằm ngay trên khuôn mặt. Chim đực trả lời. Mỗi buổi sáng khi con người thức dậy đón một ngày mới, họ hoàn toàn vui vẻ tin tưởng và niềm vui niềm hạnh phúc ánh lên trên khuôn mặt. Để cả buổi luôn vui vẻ, người ta luôn rửa mặt sạch sẽ. Câu hỏi thứ hai cũng là hạnh phúc ở đâu vào buổi trưa? - Lúc này, mọi người đã vất vả vì cả ngày lao động cực nhọc, mồ hôi đầm đìa, lúc này họ thích nhất được tắm rửa và niềm vui sẽ đọng lại trên lồng ngực mát mẻ.

Câu hỏi thứ ba là hạnh phúc ở đâu buổi tối ? - Niềm vui nằm trên đôi bàn chân. Sau một ngày mệt mỏi, người dân mong ước khi ngủ sẽ có những giấc mơ đẹp vậy nên trước khi đi ngủ, họ đều rửa chân để loại bỏ đất bẩn, cho giường chiếu thơm tho, thân thể khỏe mạnh, và đôi chân sạch chính là cái cho họ niềm vui.

Sau khi phân tích lời chim, Dhammabal Komar đã quay về nhà để dặn mọi người giữ gìn hạnh phúc và đảm bảo có niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn. Trước câu trả lời mạnh bạo, vương thần thật sự kinh ngạc, nhà vua gọi bảy công chúa lại mà nói: Ta phải cắt đầu để giữ lời hứa đối với Dhammabal Komar. Nhưng, nếu các con chôn đầu ta xuống đất nó sẽ làm mặt đất nổ tung, nếu tung lên trời sẽ gây bão lửa không còn mưa nữa và nếu quẳng xuống biển nước sẽ cạn thành sa mạc. Chỉ có một cách đưa đầu ta lên đỉnh núi Phnom Preah Someru (núi Kailash Tây Tạng ngày nay). Vương thần cắt đầu và trao cho công chúa cả Tungsa. Nàng nhẹ nhàng đặt đầu cha vào một cái rỏ vàng, và cùng các em các thần linh đưa chiếc rỏ tới nơi tôn nghiêm nhất trên đỉnh núi rồi bao quanh đó bằng bảy lớp kính pha lê. Hàng năm, bảy tiên nữ vẫn đều đặn rước cha đi dạo quanh núi từ trên cao ngắm cảnh dân gian sôi động. Đền thờ này do đó được gọi là Phakh-vatey - Nơi tụ hội của các vị thần tiên. Một ngày, bảy tiên nữ ai cũng muốn được trực tiếp bưng rỏ vàng gần cận cha, vì thế đã cãi lộn, cuối cùng các nàng quyết định mỗi người thay nhau rước cha một lần trong năm, bắt đầu vào ngày chủ nhật sẽ là công chúa cả, thứ hai là công chúa hai.

Từ ý nghĩa trên, dân gian Campuchia đã lấy ngày các nàng tiên hiếu kính với vua cha làm ngày tết của dân tộc để chào mừng sự sống, bình yên, hạnh phúc và tình yêu. Mỗi năm, người dân chào đón một tiên nữ xuống trần khai mở đầu năm gọi là Tep-thyda Moha Sangkran - nữ thần của năm. Tất cả các sự kiện, đời sống và tâm linh trong năm đều được suy luận, gắn với tính khí, sở thích của nữ thần đầu năm mới.

Nếu mồng một tết vào chủ nhật, theo lịch âm sẽ là ngày của nữ thần Tungsa - con gái cả của vương thần Kabil Moha Prohm. Nàng vận áo đỏ, cưỡi linh điểu nửa người nửa chim garuda, đội mũ miện, tai dắt hoa lựu to-tim, đeo hạt châu botum-reak, tay phải cầm vòng chakr, tay trái cầm vỏ ốc sainkh. Nàng thích trái odhom-pur còn gọi là quả la-vea.

Nếu mồng một tết vào thứ hai, sẽ là ngày của nữ thần Kor-reakh. Nàng vận áo vàng, cưỡi hổ, tóc cài hoa angkea-bos, đeo chuỗi ngọc mokkda, tay phải cầm gươm preah-khan, tay trái cầm gậy. Nàng thích hương hoa.

Nếu mồng một tết vào thứ ba, nghĩa là ngày của nữ thần Reak-sa. Nàng vận áo hồng, cưỡi sư tử aksatarak, tóc đính hoa sen, đeo chuỗi ngọc moua-rea, tay phải cầm ba tiêu trey-sol, tay trái cầm cung tha-noo. Nàng thích máu.

Nếu mồng một tết vào thứ tư, tức là ngày của nữ thần Mun-dea. Nàng vận áo xanh lam, cưỡi ngựa vằn, tóc đính hoa đại champa, đeo chuỗi hạt pi-toor, tay phải cầm cây kim, tay trái cầm gậy. Nàng thích sữa.

Nếu mồng một tết vào thứ năm, đúng là ngày của nữ thần Kiri-nney. Nàng vận áo xanh dương, cưỡi voi, tóc đính hoa mun-dea, đeo chuỗi hạt moro-kat, tay phải cầm búa rìu kang-ve, tay trái cầm lao a-wudh. Nàng thích hạt đậu và vừng.

Nếu mồng một tết vào thứ sáu, sẽ là ngày của nữ thần Kimi-rea. Nàng vận áo trắng, cưỡi trâu, tóc cài hoa changkol-nnea, đeo chuỗi hạt bosb-reakm, tay phải cầm gươm preah-khan, tay trái cầm đàn pin. Nàng thích chuối.

Nếu mồng một tết vào thứ bảy, sẽ vào ngày của nữ thần Mo-houath-rea. Nàng vận áo tím, cưỡi chim công, tóc cài hoa tra-kiet, đeo chuỗi hạt moro-kat, tay phải cầm ba tiêu trey-soi, tay trái cầm vỏ sò sainkh. Nàng thích thịt treay.

Tùy mồng một tết trùng với ngày tiên nữ nào, người dân Campuchia sẽ sắm sửa đồ lễ cúng ứng với đồ trang sức, hoa và những món ăn mà nữ thần ấy thích. Cũng từ đó phỏng đoán các điềm trong năm: Nếu thức ăn là các loại hạt thì cả năm việc sản xuất buôn bán sẽ dồi dào, phát đạt; sức khỏe dẻo dai, sung mãn. Nếu thức ăn là máu thì năm ấy đầy cực nhọc. Nếu nữ thần mang vũ khí năm ấy nhiều xích mích, chiến tranh.

Theo truyền thuyết vào mồng một tết, các nữ thần đều đưa phụ vương đi dạo một tiếng quanh Phnom Preah Someru, sau đó sẽ tắm gột để tẩy bỏ hết ưu buồn, lo lắng. Người dân Campuchia vào năm mới cũng tắm rửa sạch sẽ cho bản thân và ông bà cha mẹ, chúc cho họ luôn mạnh khỏe, trẻ đẹp. Đồng thời tham gia các đám rước, cúng tế, đi dạo và vui chơi sôi động trên các ngả đường, chúc nhau câu nói đầu năm Choon Por Chhnam Thmei chúc anh/chị cô/ bác một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.

Wednesday, February 22, 2023

PHONG VỊ TẾT VIỆT

 Trích từ sách 

...Ngày 23 tháng Chạp, người ta dựng Cây Nêu.

Cây Nêu ngày Tết của người Việt có tiền thân và tên gọi từ cây tà-leo của các tộc bản nguyên Đông Nam Á (Môn Khơ –me, Tày Thái cổ). Cây Nêu mang ý nghĩa phổ quát của Cây Vũ Trụ, còn gọi là Cây Mặt Trời. Mặt trời được huyền thoại tượng trưng như cánh chim đỏ thắm đậu trên cây vũ trụ mà tượng hình trên cây nêu là túm lông gà sống thiến, miếng vải đỏ hay vật đan hình tròn mắt lưới.

Sự tích cây nêu Việt Nam là một huyền thoại cổ đã được Phật hóa về cành tre treo áo cà sa đức Phật, xua đuổi bầy quỷ dữ từ biển Đông (tượng trưng cho bóng tối, thế lực hắc ám) lợi dụng lúc cuối năm vô chủ - thần linh, ào vào đất liền tranh giành lãnh thổ của Con người. Việc dùng vôi trắng (tượng trưng cho ánh sáng) vẽ cung tên trên sân nhà hướng về Đông cũng xuất phát từ ý nghĩa đó.

Ánh sáng xua tan đêm tối, mặt trời đi ngủ đông, phải dựng nêu tà-leo để đón ánh mặt trời, để mặt trời có chỗ đậu ngay khi vừa tỉnh giấc Xuân.

Để xã hội hài hòa và tương thích với vũ trụ thì từ ngày 23 Tết mọi công việc làm ăn đồng áng, buôn bán… cũng tạm dừng. Từ đây, không ai được vào rừng khai thác, thu lượm cái gì nữa. Xưa các công thư huyện, tỉnh, trấn xứ và triều đình đều đóng cửa nghỉ việc từ hôm đó sau khi đã làm lễ “hạp ấn” (niêm phong mọi con dấu, ấn triện…). Đến nhà tù (nói chung) cũng không tiếp nhận tù nhân mới. Tóm lại đó là sự dừng nghỉ hoàn toàn, để hợp với cái chết tạm thời của vũ trụ.

Nghi thức thứ hai quan trọng của Tết sau Tết Ông Công là giây phút Giao thừa, điểm thời gian chuyển tiếp giữa năm Cũ – năm Mới, được huyện thoại quan niệm như sự giao hòa Âm – Dương, phối ngẫu Đất Trời, để từ trong cái Chết – Cũ nảy sinh sự Sống – Mới… Giao hòa, giao hợp là triết lý Phồn Thực.

Một ông Táo mới hay cũ mà đổi mới, lại xuống trần thế làm chủ nhà – bếp – đất một năm mới. Người ta bầy cỗ cúng ở ngoài sân để đón ông, mừng ông. Người ta còn thay những Ông Đầu Rau cũ bằng những Ông mới.

Sự sống hồi sinh

Tín ngưỡng cơ bản của người tiểu nông Việt Nam trồng lúa nước cổ truyền, pha đậm đặc thêm bởi ảnh hưởng Đạo Nho là sự thờ cúng Tổ Tiên.

Tháng 12 lịch cổ truyền là tháng Lạp – Chạp, người đi “chạp mả”, sửa sang, thắp hương trên các mộ phần, khấn khứa mời ông bà ông vải tổ tiên về ăn tết cùng con cháu…

Cùng với mâm cỗ cúng Ông Táo cũ 23 tết là cỗ cúng tổ tiên. Cùng với mâm cỗ cúng đón Ông Táo mới phút giao thừa ngoài sân là mâm cỗ cúng Tổ Tiên trên bàn thờ trong Nhà, gian giữa.

Và 3 ngày hay 5 ngày đầu năm mới là 3-5 ngày thường xuyên sửa cỗ cúng Tổ Tiên. Tổ Tiên hưởng hương hoa còn con cháu thụ lộc trong tinh thần cộng cảm, gia đình – thân quyến...

Tuesday, February 14, 2023

LỄ VALENTINES VỚI BỔN TÔN CỦA TÌNH YÊU KURUKULE

 LỄ VALENTINES VỚI BỔN TÔN CỦA TÌNH YÊU KURUKULE

Với những hành giả cư sĩ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời, Đức Tác Minh Phật Mẫu có thể rất hữu ích. Chính vì lý do này, Ngài nổi tiếng với nhiều người là "vị Bổn tôn của tình yêu". Có nhiều người độc thân đang không tìm được bạn đời. Nhiều người trong số họ đến thỉnh cầu sự giúp đỡ từ các Rinpoche Tây Tạng. Những vị Rinpoche này, vì lòng bi mẫn, gợi ý rằng họ cần trì tụng thần chú Tác Minh Phật Mẫu.
Tác Minh Phật Mẫu – Tara Đỏ ( Red -Tara)   đặc biệt che chở cho chúng sinh thoát sự yếu đuối. Ngài tiêu diệt sự yếu đuối trong con người và đem lại cho họ sức mạnh.

For lay people who are experiencing difficulty finding a spouse, Kurukullā can be of help as well. It is for this reason that Kurukullā, is known to some as ‘the personal deity of love.’ There are many single men and women who are having a hard time finding their match. Many of them ask for help from their Tibetan Rinpoches. These Rinpoches, out of compassion for them, suggest that they recite the Kurukullā mantra
~ Khenpo Sodargye

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...