Monday, December 18, 2023

TƠ NHỆN HAY CHỈ LÀ NHỆN RỐI TƠ VÒ

Kỷ niệm một mối tình.

Mối tình - > Tình bị mọt gặm và mối nhấm .

Tình trong giây phút mà thành thiên thu .

Sách  siêu rẻ - đại hạ giá - bán như cho 

35126_41669

Câu chuyện về con Nhện ở trên cửa miếu Phật Bà Quan Âm hay con Nhện ở chùa Nguyên Âm.

“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!” Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.

Con nhện giăng tơ trên một cành cây trước cửa Phật, một lần Phật đi ngang nhìn thấy mới hỏi con nhện “Theo ngươi thì cái gì quý giá nhất trên đời”. Với chút tuệ căn sau một ngàn năm nghe kinh phật, con nhện trả lời: “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”.

Phật gật đầu, đi khỏi. Một ngàn năm sau, Phật lại đến hỏi con nhện: “Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi của ta”.

Trải qua một ngàn năm, ngày ngày nhìn thấy bao nhiêu người đến dâng hương cầu nguyện, bao nhiêu lời cầu nguyện là bấy nhiêu ước muốn của con người. Con nhện trả lời “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”. Phật lại gật đầu rồi đi khỏi.

Trong một ngàn năm sau đó, có một hôm một làn gió mang hạt sương nhỏ đến đọng trên mạng nhện, con nhện nhìn ngắm giọt sương long lanh, lòng cảm thấy vui thích. Nó chưa bao giờ thấy vui sướng như vậy trong suốt ba ngàn năm qua. Nhưng rồi gió lại thổi đến, mang giọt sương đi mất, nhện cảm thấy đau khổ, mất mát và cô đơn.

Lúc này Phật lại đến và vẫn với câu hỏi ngày xưa, lần này nhện quả quyết trả lời “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”. Lần này Phật ko gật đầu mà lại nói với nhện “Vậy ta sẽ cho ngươi một lần sống kiếp người”.

Và thế, nhện đầu thai thành con gái của Tể Tướng, xinh đẹp, duyên dáng, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Một hôm, nhà vua quyết định mở tiệc mừng công chúa Trường Phong vừa tuổi trăng tròn ở vườn ngự uyển. Rất nhiều người được mời tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi. Tân khoa Trạng Nguyên Cam Lộc trổ tài cầm kì thi hoạ khiến mọi người đều thán phục. Nàng Châu Nhi cảm thấy đây thực sự là lương duyên mà Phật đã mang đến cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc cũng cùng nhau hàn huyên tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi về nhà, nghĩ Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao Cam Lộc lại không hề có cảm tình với nàng? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, còn Châu Nhi thì được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật lại tàn nhẫn với nàng như thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp. Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường : “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Rồi Chi Thụ rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc ngắn ngủi thêm vào sinh mệnh ngươi mà thôi. Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa Phật, anh ta đã ngắm ngươi ba ngàn năm, yêu ngươi ba ngàn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

Nhện biết được sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…

Saturday, December 16, 2023

TỈNH THỨC VỚI GIÁO LÝ NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO

Trích “PHẬT GIÁO TÂY TẠNG – BÀI GIẢNG CỦA CÁC BẬC THẦY VĨ ĐẠI” - Lama Yeshe

Ban dịch thuật Thiện Tri Thức – NXB Thiện Tri Thức
...
Hỏi: Ngài nói rằng tỷ lệ tự tử ở phương Tây cao hơn ở phương Đông. Nhưng cũng đúng là ở phương Đông thường chết vì đói hơn phương Tây. Hình như bản năng của người phương Đông là từ bỏ trong khi chủ nghĩa vật chất xem ra là lẽ tự nhiên đối với người phương Tây. Vì vậy tôi có thể đề nghị một cách hoài nghi rằng sự từ bỏ đã dẫn phương Đông đến nghèo đói trong khi chủ nghĩa vật chất đã đưa phương Tây đến thịnh vượng không?
Lama: Đó cũng là một câu hỏi rất hay. Nhưng hãy nhớ những gì tôi đã nói trước đây: từ bỏ cái ly này không có nghĩa là ném nó đi, đập vỡ nó hay đưa nó cho ai đó. Bạn có thể ăn cơm và món Dhal (súp đậu của Ấn Độ) với tâm buông bỏ. Điều vô cùng quan trọng là bạn phải biết điều đó.
Đúng là hầu hết người phương Đông, về phương diện văn hóa, đều chịu ảnh hưởng bởi các học thuyết tôn giáo. Ví dụ, ngay cả khi chúng tôi ba hay bốn tuổi, chúng tôi cũng thừa nhận luật nhân quả. Có nghĩa là, hầu hết người phương Đông cũng hiểu sai nghiệp. Ai đó nghĩ “Ồ! Tôi là người nghèo, cha tôi làm quét dọn - tôi cũng phải làm quét dọn thôi”. “Tại sao?” “Bởi vì đó là nghiệp của tôi - nó phải theo như vậy đó”.
Đây là một quan niệm sai hoàn toàn và không dính dáng gì với những giáo lý của Ấn Độ giáo hay Phật giáo cả; đó là một quan niệm cố chấp hoàn toàn ngược lại với bản tánh của thực tại. Chúng ta nên hiểu “Tôi là con người - bản tánh của tôi là vô thường. Bây giờ có lẽ tôi không vui, nhưng tôi dễ thay đổi - tôi có thể tự phát triển bên trong tâm mình an lạc vĩnh cửu”. Đây là thái độ mà chúng ta nên có.

Monday, December 11, 2023

TÌM HIỂU MA LỢI CHI THIÊN ( MĀRĪCĪ BODHISATVA ) VÀ CÁC CÂU THẦN CHÚ CỦA NGÀI

Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát - Ma Lợi Chi - MARICI (ṛṣi Marīci, ऋषि मरीचि) có nghĩa là ÁNH SÁNG QUANG HUY LỚN. Ngài có ba khuôn mặt , tám tay và hai chân. Khuôn mặt chính giữa từ hoà mỉm cười, khuôn mặt bên phải màu đỏ và bên trái màu ghi có mặt Heo Rừng. Gương mặt đầu heo này biểu trưng cho sự chuyển hoá SI thành Pháp Giới Thể Tính Trí. Thần chú của Ma Lợi Chi được dùng để hộ thân cho những người đi xa, đến những nơi nguy hiểm, vào nơi bệnh dịch, ma quỷ, trộm cắp, cướp bóc hay sợ những rắc rối về giấy tờ... giúp tránh được tai ương hoạ nạn, tăng ích lợi và thành công.

Tên Tây Tạng là Ḥod-zer-can-ma

Y theo sự ghi chép của Kinh Phật Thuyết Ma Lợi Chi Bồ Tát thì “Tôn này hay khiến cho Hữu Tình ẩn thân ngay trong đường đi, ẩn thân giữa mọi người.

1551748_196841963855608_1446402250_n

Tìm hiểu thêm về ngài trong quyển sách này 

Quyển sách dùng cho việc  study  rất nhiều lợi ích

Bieu-tuong-than-thoai-ve-chu-thien-va-linh-vat-phat-giao
1599637_196842007188937_2013402319_o

Sunday, December 10, 2023

TÌM HIỂU THẦN CHÚ ĐẠI HẮC THIÊN (MAHAKALA)

Đại Hắc Thiên Mahakala là một vị thần được biết đến trong Ấn Độ giáo và Phật giáo Mật tông. Trong cả hai tôn giáo, Mahākāla là một biểu hiện khốc liệt của Shiva và là sự phối ngẫu của nữ thần Mahākālī; Ngài nổi bật nhất xuất hiện trong giáo phái Kalikula của Shaktism.

Đại Hắc Thiên (Mahakala) là một vị thần hộ pháp (Dharmapala) trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Ngài được tôn kính trong hầu hết các truyền thống Tây Tạng và Phật giáo bí truyền của Nhật Bản. Maha nghĩa đen là tuyệt vời và kala biểu thị thời gian, do đó Mahakala có nghĩa là “tuyệt vời vượt thời gian”.

Ngài được biết đến với cái tên là Dahritian và Daiaihhaktin (大 黑) trong tiếng phổ thông và tiếng Quảng Đông, Daeheukcheon (대흑천) tại Hàn Quốc, Đại Hắc Thiên: tiếng Việt và Daikokuten (大) trong tiếng Nhật.

Mahā “Tuyệt vời” và Kāla “Time / Death”, có nghĩa là “ngoài thời gian” hoặc chết. Tây Tạng: ནག་པོ་ ཆེན་ པོ., THL: Nak Po Chen Po có nghĩa là “Black Black One”. Tây Tạng: མགོན་ པོ., THL: Gay Po “Người bảo vệ” cũng được sử dụng để giới thiệu cụ thể với Mahākāla.

Bát đại Hộ pháp của Phật giáo Tây Tạng bao gồm :

  • Yama (Dạ Ma)
  • Mahakala (Đại Hắc Thiên)
  • Yamantaka (Hàng Phục Dạ Ma)
  • Kubera (Tài Bảo Thiên Vương)
  • Hayagriva (Mã Đầu Minh Vương)
  • Palden Lhamo (Bạch Lạp Mỗ)
  • Tshangs pa (Phạm Thiên Trắng)
  • Begtse


Saturday, December 9, 2023

HỌC MỘT SỐ CHÂN NGÔN TRONG QUYỂN SÁCH CÚNG SAO GIẢI HẠN ( TIẾNG PHẠN ) P2

1) Phổ Triệu Thỉnh Chân Ngôn

Nam mô bộ  bộ đếrị  đà rị  đa rị  đát đa nga đa da

2 ) Tam Muội Da Giới Chân Ngôn

Án , tam muội da tát đỏa phạm

3 )  Nhũ Hải Chân Ngôn

Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm , án tông.

4 ) Biến Thực Chân Ngôn

Nam-mô tát phạ, đát tha nga đá, phạ rô chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng.

5 ) Khai Yết Hầu Chân Ngôn

Án, bộ bộ đế, rị già đa rị đát đa nga đa da.

6 ) Cam Lồ Thủy Chân Ngôn

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát thiệt tha. Án, Tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, Ta bà ha.

Friday, December 8, 2023

HỌC MỘT SỐ CHÂN NGÔN TRONG QUYỂN SÁCH CÚNG SAO GIẢI HẠN ( TIẾNG PHẠN ) P1

 1) Giải oán kết chân ngôn :

Án tam đà la, già đà , sa bà ha 
Nam mô giải oan kết bồ tát ma ha tát
2 ) Phổ cúng dường chân ngôn
Án, Nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hộc
Om, Gaganam Sambhava Vajra Hoh
Bài chú này có tên gọi đầy đủ là Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Phổ Cúng Dường Chân Ngôn. Phật môn thường tụng chú này với hàm nghĩa dùng tâm lượng cúng dường rộng lớn như hư không, xuất sanh vô biên bảo tạng, cúng dường rộng khắp mười phương Tam Bảo cùng hết thảy chúng sanh không ngăn ngại như hư không.

3 ) Nhất  Tự  Thủy Luân Chân Ngôn 

Án tông tông tông tông 

4 )  Thí  Vô Giả Thực Chân Ngôn 

Án  mục lực lăng ta bà ha

5 ) Phá Địa Ngục Chân Ngôn 

Án  già  la đế gia ta bà ha

Thursday, December 7, 2023

HỌC HẠNH NGUYỆN VÀ PHẨM PHỔ HIỀN TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA - PHẨM 28

Theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông, hình tượng Tây phương Tam Thánh thì có đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc với hai vị thị giả là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Còn Phật Thích Ca Tam Tông thì có Phổ Hiền Bồ Tát hầu bên trái đức Phật và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hầu bên phải. Chúng ta cũng thấy tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hay tay chắp lại.

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật, các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh.

Phổ Hiền dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.

Monday, December 4, 2023

HOA NGHIÊM – NGHIÊM TRANG NHƯ HOA

Hoa Nghiêm  - >  Vua của các kinh

Rồng con như ta phải học và tìm hiểu Hoa Nghiêm 

Một quyển sách hay cho Rồng con đây nè :


Đối  với phật tử cần phải tu tập tâm bồ đề :

Theo tác giả thiền luận , đó là : Một sự kích phát tâm linh mới mẻ , nó thay đổi năng lực của ta. Đó là sự trước ý về một khát vọng tôn giáo mới mẻ , tạo ra một sự đột biến trong cơ cấu tinh thần của ta. Một người trước kia vốn là kẻ bàng quang đối với đời sống tôn giáo , nay y  ấp ủ một ước vọng nóng bỏng mong giác ngộ , hay mong cầu.Nhất thiết trí , trọn cả dòng sống ngày mai của Y được xác định từ  đó , đó là phát bồ đề tâm. 

tóm tắt tác phẩm

Sunday, December 3, 2023

TÌM HIỂU HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT VÀ CÂU THẦN CHÚ CỦA NGÀI

Hư Không Tạng Bồ Tát là :

Hư Không Tạng Bồ Tát còn được gọi là Hư Không Quang, Hư Không Dựng. Trong tiếng Phạn, Ngài có tên là Akasagarbha, được hiểu là “viên ngọc quý của bầu trời”. Vị Bồ Tát này được thờ phụng phổ biến tại các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ngài được biết thông qua lời kể của Phật Thích Ca trong kinh Đại Bảo Tích.

Thần chú của phật Hư Không Tạng Bồ Tát heo tiếng Nhật Bản là: On bazara aratano on taraku.. Còn trong tiếng Phạn đọc là Om Vaja ratna om trah svaha. Còn đối với người dân Việt Nam muốn ngài hiển linh cần đọc Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát.

Thursday, November 30, 2023

HỌC CHÚ ĐẠI BI TIẾNG PHẠN (SANSKRIT)

Trong Phật giáo bắc  tông  chúng ta có thông lệ mỗi khi tụng một thời kinh nào đều mở đầu bằng thần chú đại bi  và cuối cùng kết thúc bằng Bát Nhã Tâm Kinh.

Chú đại bi tiếng Phạn (Sanskrit)

大悲心陀羅尼 (大悲咒), Đại Bi Tâm Đà La Ni, Mahā Karuṇā Dhāranī (महा करुणा धारनी), Nīlakaṇṭha Dhāranī (नीलकण्ठ धारनी) Phạn ngữ viết bằng mẫu chữ La tinh và Devaganari.

chú đại bi tiếng phạn Sanskrit

Tuesday, November 28, 2023

Gone Are My Memories - Ký ức nhạt nhòa

Xuân ngàn năm tuổi chưa già

Ta năm mươi 

Tuyết  sương pha trắng đầu

Mắt vời trông theo cuộc biển dâu

Nửa đời rong ruổi

Tìm cầu phương xa 

Chợt nghe tiếng cỏ , hồn hoa

Sương đêm , nắng sớm , chiều tà , lá bay.

Một nghìn năm , một phút này

Có trong vô tận , một ngày thiên thu.

Gone Are My Memories

Trình bày: Andy Lau / 刘德华 / Liu De Hua / Lưu Đức Hoa

I’ve been searching in silence for a long time.
I just couldn’t find the memories that has been gone for such a long time.
Day by day it fades away.
My whole life seems to pass me by.
Gone are my memories, nothing’s for me to lead.

Wish that I could change the time, oh to hold you in my arms again.
Had so much to lose you, my love is hard to lead.
You and I both know it’s gone now, it’s hard to leave our past behind.
Only thing that we can do is only waiting for our chance to come.

To life and death it’s only thing that we can do. Sometimes I
can flip the pages of the story that we shared before.

Hoping they will reappear but they don’t seem to be the same.
Gone are my memories, nothing‘s for me to lead.

Việt Dịch

Trong một thời gian dài, tôi đã tìm kiếm trong sự lặng lẽ
Tôi đã không thể tìm thấy kí ức đã mất trong khoảng thời gian đó
Ngày qua ngày, nó dần dần phai mờ
Toàn bộ cuộc sống này dường như trồi qua khỏi tôi
kí ức đã mất, không còn gì để tôi luyến tiếc cuộc sống này

Ước mong tôi có thể thay đổi thời gian, để giữ em trong vòng tay này lần nữa
Đã mất em rất nhiều lần rồi, tình yêu của tôi thật khó để
tiếp tục
cả tôi và em biết rằng bây giờ tình yêu đã hết, thật khó để bỏ lại những kỉ niệm của chúng ta lại phía sau
Điều duy nhất là chúng ta chỉ có thể đợi cơ hội đến

Sự sống và cái chết, đó là thứ duy nhất chúng ta có thể chờ đợi
Đôi khi tôi
có thể lật lại những trang truyện mà chúng ta chia sẽ trước kia.

Hy vọng nó sẽ tái hiện lại nhưng nó dường như không thể giống như mong ước đó
Kí ức đã mất, không còn gì để tôi luyến tiếc cuộc sống này.

Wednesday, November 22, 2023

ÔI! NGƯỜI YÊU TÔI NHƯ CON CHUỘT NHẮT

 Người yêu ơi : Anh thấy em nhỏ xíu , nhỏ xíu. Anh Thương!

36a

Em nhỏ xíu , bé loắt choắt . Vây mà nhanh thoăn thoắt.

Chuyện Chuột Năm Con Chuột 

Xưa kia ở Trung Quốc người ta dùng mười hai loài động vật xếp tuần hoàn để ghi năm. Người sinh vào năm con chuột thì tuổi con chuột, người sinh vào năm con trâu thì tuổi con trâu. Mọi người nhất định sẽ cảm thấy rất kỳ lạ. Tại sao con chuột nhỏ bé thế kia mà lại xếp hàng đầu tiên trong mười hai con giáp? Tại sao trong mười hai con giáp lại không có con mèo? (Người Trung Quốc xem năm Mèo là năm con Thỏ). Ở đây có một câu chuyện rất thú vị.

Xưa thật là xưa, người ta cảm thấy sử dụng động vật để ghi năm rất hay và dễ ghi nhớ, cho nên chọn một ngày cho mọi loài động vật tự nguyện đến báo danh, mười hai loài động vật đến báo danh sớm nhất thì làm mười hai con giáp.

Mèo và chuột vốn là hàng xóm của nhau, lại là những người bạn thân thiết nhất, chúng nó cảm thấy làm con giáp thật là có ý nghĩa, nên đều muốn đi báo danh. Trước ngày báo danh một ngày, mèo nói với chuột rằng: “Chúng ta ngày mai cùng dậy thiệt sớm để đi báo danh, nhưng tôi có tật ngủ nướng, sáng sớm mai không dậy nổi thì làm sao đây?” Chuột bèn vỗ ngực nói: “Không sao, an tâm đi, có tôi đây. Anh cứ việc ngủ, tôi dậy rất sớm, lúc đó tôi sẽ kêu anh thức dậy, chúng ta cùng đi báo danh là được mà”. Mèo nghe xong mừng lắm, tối đó an tâm đi ngủ.

Chuột nằm trên giường rất phấn khích nên mãi không ngủ được. Chuột nghĩ bụng: “Dù sao cũng không ngủ được, thôi dậy xuất phát cho rồi”. Nó mò dậy và âm thầm lên đường trong đêm tối, quên luôn cả việc gọi mèo dậy.

Chuột dậy rất sớm, nhưng không ngờ trâu cũng dậy thật sớm. Thế là hai con vật đi cùng nhau. Trâu chân dài, vóc dáng to lớn, đi rất nhanh, chuột chân ngắn, người lại bé tí, nó gắng hết sức cũng không thể nào đuổi kịp trâu. Chuột lo lắng: mình đã dậy sớm như vậy, nhưng vị trí đầu tiên lại để trâu cướp mất, thật sự chẳng cam tâm chút nào.

Nó bèn nghĩ cách, nghĩ một hồi thì ra được một ý xấu. Nó nói với trâu rằng: “Ngưu ca ca ơi, đi đường mệt rồi phải không? Để tôi hát cho anh nghe nhé, để anh bớt mệt”. Trâu nói: “Được đó. Anh hát đi. Tôi thích nhất là nghe hát đó”.

“Ủa, sao anh không hát?”.

Chuột đáp: “Tôi đang hát đó. Tại sao anh không nghe vậy nè. À, có thể là do âm thanh của tôi quá nhỏ. Như vầy đi, anh cho tôi cưỡi lên cổ anh rồi hát, như thế anh sẽ nghe được thôi”.

Con trâu thiệt thà nào biết âm mưu của chuột, bèn vui vẻ nhận lời. Con chuột vui vẻ nhảy lên cổ trâu để cho trâu cõng mình đi tiếp, thật là thoải mái quá đi.

Con chuột đắc ý, ôm cổ trâu mà hát: “Ngưu ca ca, thông minh nhất, anh nhất định xếp hạng nhất”. Trâu nghe xong thì vui lắm, một mạch chạy thẳng đến nơi báo danh. Trâu nhìn xung quanh, chẳng thấy ai đến cả, thì mừng rỡ la lên: “Ôi, tốt quá, tôi xếp hạng nhất rồi, tôi xếp hạng nhất rồi!”. Nhưng chưa kịp nói xong thì chuột đã rời khỏi cổ trâu nhảy lên phía trước, phút chốc chạy trước mặt trâu.

Và như thế, con chuột xảo quyệt đã xếp hạng nhất, trâu thiệt thà chỉ xếp hạng thứ hai. Một lúc sau thì cọp đến, xếp hạng ba. Cứ thế lần lượt thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và heo cũng đến. Mọi người biết chuột xếp hàng đầu đều rất kinh ngạc.


Chuột xếp hạng nhất, huênh hoang trở về nhà, con mèo lười vẫn đang say giấc ngủ. Mèo không đi báo danh, đương nhiên không có cơ hội làm một trong mười hai con giáp. Mèo rất giận, từ đó về sau hễ thấy chuột thì cắn, buổi tối không còn ngủ nữa. Mãi đến ngày nay, mèo đều như thế (*).

Thông qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy rằng chuột trong văn hóa Trung Quốc là một con vật tuy thân hình nhỏ bé nhưng đầy mưu mẹo. Khác với văn hóa phương Tây, khi nhắc đến chuột người ta thường hình dung là con vật dễ thương có phần lí lắc như trong phim hoạt hình Tom and Jerry hay Chú chuột Mickey. Trong văn hóa phương Đông, người ta nhìn hình ảnh con chuột với một ấn tượng không tốt đẹp, trong kho ca dao, thành ngữ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, như: Nhát như chuột, Chuột bầy đào chẳng nên hang, Chuột chạy cùng sào, Hôi như chuột chù, Chuột chù chê khỉ rằng hôi / Khỉ mới trả lời: cả họ mày thơm?,...

Tuesday, November 21, 2023

PHẬT PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG : CON THUYỀN HẠNH PHÚC

 Tôi luôn muốn  được ai chúc tôi câu này  : Thuận Buồm Xuôi Gió

Con Thuyền Hạnh Phúc

"Hạnh phúc trần gian như một con thuyền, cho dù con thuyền đó đang lướt sóng êm ả nhưng chỉ cần ta dừng tay chèo trong chốt lát thì con thuyền sẽ đi chệch hướng và va đập vào ghềnh thác..."

“Điều bất hạnh là người đời đã dành quá nhiều thời gian để chọn lựa con thuyền mà không dành đủ thời gian để lèo lái con thuyền sau khi khởi hành…”

Hạnh phúc trần gian như một con thuyền, cho dù con thuyền đó đang lướt sóng êm ả nhưng chỉ cần ta dừng tay chèo trong chốt lát thì con thuyền sẽ đi chệch hướng và va đập vào ghềnh thác. Mọi việc trên đời cũng thế, nếu ta ngừng tay lèo lái, nó sẽ lập tức biến thành khổ đau.

Ngày đầu khi ta mới gặp người bạn đời cũng giống như ta vừa bước vào con thuyền mới, rất êm ả và bình yên, nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Nhưng nếu sau khi lên thuyền rồi mà ta chỉ rong chơi hưởng thụ thì con thuyền đó sẽ quay cuồng và chìm đắm. Nhiều người than trách rằng người mình thương đã thay đổi, nhưng thực ra điều đó chỉ đúng một phần, mà nguyên nhân chính là do họ đã quá chủ quan nên không hiểu hết được sự hiểm nguy của dòng nước đang chảy xiết dưới mạn thuyền.

Thuan-buom-xuoi-gio-02

Điều bất hạnh là người đời đã dành quá nhiều thời gian để chọn lựa con thuyền mà không dành đủ thời gian để lèo lái con thuyền sau khi khởi hành. Thật sự không có con thuyền nào là bình yên mà sự bình yên chỉ có được khi người ta biết lèo lái con thuyền mình đang đi.

Friday, November 17, 2023

CA NGỢI ĐẤNG THẾ TÔN

  

Muôn năm một hội hiện hoa đàm

Đại giác Từ Tôn xuống thế gian

Bảy bước sen nâng chân tiến hóa

Hai tay chỉ rõ lối thăng trầm

Tràn đầy khí tốt nhà vui thịnh

Lừng lẫy tin mừng cảnh thắng lâm 

Cứu khổ ban vui vì nguyện lớn 

Đời còn kỷ niệm mãi muôn năm 

Sa môn Phổ Tuệ

CHƠI CHỮ

Cái nghề chơi chữ  cũng hay thay

Lao động làm thơ lụn tháng ngày

Thảo luận văn từ quên mỏi miệng 

Điểm tô nghệ thuật chẳng rời tay

Cãi nhau vài nét la khàn cổ 

Thích ý đôi câu sướng chững mày

Thú vị như mình đâu dễ có ( hahaha )

Cứ vui hoài kẻ trả người vay.

Dạ Sĩ

Monday, November 13, 2023

TÌM HIỂU THẦN CHÚ BÁT NHÃ TÂM KINH VÀ BÁT NHÃ TÂM KINH

“Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā”

Đại minh chú trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.

Tinh yếu của bộ Đại Bát Nhã được gom lại chỉ có 260 chữ , một từ không dư cũng không thiếu. Vì vậy , khi tiếp cận kinh Bát Nhã , chúng ta phải học từng câu , từng chữ thì mới hiểu được ý nghĩa thâm thúy của kinh. Sau khi học được bài Bát Nhã Tâm Kinh này , mỗi khi đọc lại các vị sẽ rất hạnh phúc. Khi đó dường như trí tuệ các vị được bừng khai trong cõi lòng của mình.
Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā : Qua rồi , qua rồi , đã qua rồi , đã qua bờ bên kia rồi , giác ngộ , vui thay! 

Wednesday, November 8, 2023

GIỚI THIỆU SÁCH

Học giả Nguyễn Duy Cần (Thu Giang)

Nguyễn Duy Cẩn

...Nên đọc sách của Thu Giang?
Điều đúng đắn nhất mà các nhà xuất bản làm được đó là tái bản và giới thiệu sách Nguyễn Duy Cần đến với độc giả hiện nay. Sách cụ viết không hề khó đọc mà ngược lại câu văn rõ ràng, dễ hiểu, có chăng là do một số từ ngữ kiểu cổ không còn thịnh hành sẽ khiến bạn đọc bối rối, nhưng nó cũng không ảnh hưởng gì mạch hiểu.
Nguyễn Duy Cần cũng nhắc nhiều đến yếu tố "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", tức đọc một quyển sách mà thấy tâm đắc thì không phải là do ta học được kiến thức gì mới, chẳng qua điều tác giả nhắc tới vốn ta đã có sẵn, nó chỉ bị ẩn trong tiềm thức, nhờ cái tài khơi gợi của tác giả mà trổ hoa. Có những sách lại phải chờ người đọc phát triển đến một mức nào đó để cảm thụ. Nói như vậy để bạn đọc hiểu, nếu lỡ có mà đọc sách của cụ mà thấy không ưng bụng, cực đoan hay không thực tế, thì hãy chờ một thời gian sau xem....
Nxbtre_full_11162018_031609
509b9f4fb8624a16b352a1f8d462bc0d

Monday, October 30, 2023

Tìm hiểu thần chú Bát Nhã Tâm Kinh

BỎ LẠI VÀ VƯỢT QUA

Trong kinh điển Bắc Truyền có một câu kinh rất là nổi tiếng mà tuyệt đại đa số Phật tử đọc suốt mấy chục năm trời cứ tưởng đó là câu thần chú; thật ra đó là nội dung điển, một con đường hành trì, một đạo sống và là tinh hoa tuệ giác của Chư Phật.
Khổ thay đa phần Phật tử cứ đọc và cứ tưởng lầm là câu thần chú.
Đó là câu đại minh chú trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.
Đọc như vậy thì đương nhiên không hiểu gì hết nhưng bản tiếng Phạn thì hay vô cùng “Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā”: Hãy lên đường, hãy ra đi, đừng dậm chân tại chỗ, đừng làm gà què ăn quẩn cối xay.
" Gate gate " nghĩa là hãy lên đường, hãy dấn thân, chứ đừng dẫm chân tại chỗ.
" Pāragate pārasaṃgate " hai chữ này đồng nghĩa, hãy sang bờ bên kia, hãy về bên khác, đừng có miệt mài ở lại với lối mòn hôm qua, phải có đủ can đảm từ chối chính mình ngày cũ. Pāra: bờ kia.
Toàn bộ Phật pháp đã nằm trong câu đại minh chú đó.
Triết gia F. Nietzsche cũng nói “Con người là cái gì đó cần phải bỏ lại và vượt qua.”
DSC_5316-500x500
Hãy chịu khó đọc lại cuộc đời của Đức Phật, chúng ta sẽ thấy đúng là một hành trình " Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā"
Cuộc đời ngài là một hành trình luôn luôn đi tới và bỏ lại sau lưng mọi thứ.
Trong mười hồng danh của Chư Phật có chữ " Thiện Thệ ", từ tiếng Phạn là Sugato nghĩa là người một đi không trở lại.
Tiếng Hán, “Thệ” nghĩa là ‘thề’ (誓) thuộc bộ Ngôn, và ‘thệ’ (逝) (thuộc bộ Thủy) là đi luôn không trở lại.
Trong đời sống cũng như trong cuộc Tu, đừng bao giờ hướng tới the best (tốt nhất) mà phải hướng tới better (tốt hơn).
 Trích trong bài giảng  của Sư Giác Nguyên
...................
Tinh yếu của bộ Đại Bát Nhã được gom lại chỉ có 260 chữ , một từ không dư cũng không thiếu. Vì vậy , khi tiếp cận kinh Bát Nhã , chúng ta phải học từng câu , từng chữ thì mới hiểu được ý nghĩa thâm thúy của kinh. Sau khi học được bài Bát Nhã Tâm Kinh này , mỗi khi đọc lại các vị sẽ rất hạnh phúc. Khi đó dường như trí tuệ các vị được bừng khai trong cõi lòng của mình.
Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā : Qua rồi , qua rồi , đã qua rồi , đã qua bờ bên kia rồi , giác ngộ , vui thay! 

Thursday, October 26, 2023

Thần chú ban phước cho thịt, tịnh hóa tâm hồn trước khi ăn thức ăn có nguồn gốc động vật.

Chúng ta ăn chay vì sự thanh tịnh của bản thân và vì thương yêu muôn loài chúng sinh , loài động vật trên quả đất này.Do vậy khi ăn thịt cá hoặc ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật chúng ta nên trì câu thần chú này để tịnh hóa tâm hồn trước khi ăn và cũng để cho con vật mình đang ăn sẽ được đến cõi lành.

Om Ah Bira Khe Chara Hum (x7)

Đọc:

Om A Bi Ra Khê Cha Ra Hum.

(Tài liệu từ Lama Zopa Rinpoche)

Trì tụng rồi thổi lên thịt trước khi ăn. Nó sẽ tịnh hóa thịt và đem lại sự giải thoát cho chúng sinh.

370294690_817840266545040_2856384775062870119_n

Tuesday, October 24, 2023

Thần chú Tây Tạng cho người muốn học

Mấy  năm trước đây chúng tôi đi dự một pháp hội và được thầy tặng cho 2 câu thần chú này. Chúng tôi chẳng hiểu và cũng chẳng biết làm gì với các câu thần chú này . Chỉ biết nhốt kín chúng nó trong một quyển kinh.

Bỗng nhiên hôm nay mở thần chú ra thấy linh ứng ghê.

Ngọc sẵn trong nhà thôi tìm kiếm 


Sunday, October 22, 2023

NỮ THẦN TARA ( nước mắt Quan Thế Âm )

 NỮ THẦN TARA

LAMA SURYA DAS
Trích: Sư Tử Tuyết Bờm Xanh-Truyện cổ dịch; Nguyễn Tường Bách dịch.
-----💦🍂💦-----

384477524_755767913260821_3666695122838945154_n

TẠI GIÁC THÀNH, là nơi Phật Thích Ca thành đạo, có một Tăng sĩ. Vị Tăng sĩ đó có một thành kiến với Đại thừa Phật giáo, vị ấy xem Đại thừa là một cái gì trừu tượng. Vị ấy hay giảng giải với các người nghe rằng, Đại thừa hay nói quá nhiều đến vị đại sư đắc đạo, các vị thánh, các vị hộ pháp…, đến nỗi mất luôn sự tin tưởng. Vị ấy chủ trương theo Tiểu thừa, khuyên người đời nên từ bỏ hệ thống Đại thừa quá mênh mông, chỉ làm người ta mất phương hướng.
Nhưng mọi người đều nghĩ, quan điểm nào cũng phải được thử thách và quan điểm của vị ấy cũng thế. Một ngày nọ, lúc tắm tại sông Ni-liên-thuyền, vị ấy bị nước cuốn trôi. Vị ấy chới với giữa dòng không biết làm sao thì trong đầu bỗng nhớ đến một vị nữ thần trong Đại thừa là Tara. Trồi lên ngụp xuống trong dòng nước, vị ấy chỉ còn biết kêu cứu Tara. Đến lúc hầu như tuyệt vọng thì vị ấy bỗng thấy một tượng gỗ chiên đàn khổng lồ trôi bên cạnh. Tượng này vị ấy đã nhiều lần trông thấy và cũng đã hít thở mùi thơm của gỗ chiên đàn. Tượng biểu trưng thần Tara như là người cứu giúp các tâm hồn đang trôi dạt trong biển cả của ảo giác. Vị tu sĩ này biết rõ như thế vì chính ông là người cũng từng chê cười quan điểm bức tượng. Bấy giờ vị tu sĩ ôm chặt bức tượng và giữ đầu được cao trên mặt nước để rồi dòng sông xua dạt ông vào một bờ yên tĩnh. Cả vài tiếng đồng hồ sau vị tu sĩ vẫn còn nằm nơi đó. Sông Ni-liên-thuyền đã kéo rách mất chiếc y vàng. Lõa thân và run lẩy bẩy, người tu sĩ Tiểu thừa ôm chặt bức tượng gỗ thần Tara như một đứa trẻ con ôm mẹ.
Tất nhiên sau đó người tu sĩ bênh vực cho quan điểm Đại thừa, trong đó mọi mức độ tâm linh đều được coi trọng, kể cả mức tin tưởng nơi sức cứu độ của tượng thần linh.
Nữ thần Tara, có bảy mắt (hai mắt thường, mắt trí huệ giữa trán, bốn mắt ở tay chân), tay trái cầm hoa sen, tay mặt bắt ấn cứu độ
—–💦🍂💦—–

Wednesday, October 18, 2023

Tìm hiểu bổn tôn Bất Động Minh Vương

Bất Động Minh Vương (tiếng Phạn: Acala-vidyārāja hoặc Acalanatha) là một vị thần có hình dạng hung tợn và liên quan đến Đại Nhật Như Lai (Vairocana Tathagata).

Tên gọi khác của Ngài là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang.

Bất Động Minh Vương thường được bao quanh bởi ngọn lửa, vẻ mặt hung tợn, thân người được sơn màu xanh đen, da cam hoặc đỏ tươi ngay cả trong các bức tượng bằng đá. Điều này tượng trưng cho việc đốt cháy ham muốn và sân hận để thanh lọc tâm trí.

Quyển sách của tác giả Lý Cư Minh về pháp tu  Bất Động Minh Vương

Ngài có 2 cái răng nanh, tay trái cầm sợi dây dùng để bắt quỷ thần và tay phải cầm thanh gươm Kurikara. Nó cũng được sử dụng để cắt đứt sự thiếu hiểu biết, tham ái và hận thù. Ngoài ra, Ngài còn có 2 người phục vụ là Seitaka Doji và Kongara Doji.

Ngài thường được miêu tả như một sứ giả, nhưng nhiệm vụ chính của Ngài trong Đại Nhật Kinh (Mahāvairocana Sutra) là một người tiêu trừ những trở ngại khiến một người không nhận ra bản chất tốt lành tiềm ẩn bên trong. Một số trường phái Phật giáo thường xuyên thực hành tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương để thanh lọc tâm trí.

Lợi ích khi tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương

Thần chú Bất Động Minh Vương được trì tụng như sau:

Namo Samanto Vajra Nai Ham

hoặc

Namah Samantavajranam Canda Maharosana Sphotaya Hum Trat Ham Mam 

Thần chú Bất Động Minh Vương được xem là loại thần chú có mị lực vô cùng mạnh mẽ. Câu thần chú giúp chúng ta loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực, cắt đứt mọi trở ngại khiến chúng ta không thể nhận ra con đường giác ngộ. Đặc biệt, những người không làm chủ được bản thân khi niệm thần chú Bất Động Minh Vương sẽ lấy lại được bình tĩnh, sáng suốt hơn.

Wednesday, October 11, 2023

ĐẠI BI THẬP CHÚ HOẶC LĂNG NGHIÊM THẬP CHÚ

  1. NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI
    Nam mô Phật-đà-da
    Nam mô Đạt-ma-da
    Nam mô Tăng-dà-da
    Nam mô Quán Tự Tại Bồ-tát Ma-ha-tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha.
    Án, chước yết ra phạt để chấn đa mạt ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắt tra thước ra a yết rị, sa dạ hồng phấn ta ha.
    Án, bát đạp ma chấn đa mạt ni, thước ra hồng.
    Án, bát lặc đà, bát đẳng mế hồng.
    2. TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ
    Nẳng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẩm. A bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Đát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, ta phạ ha.
    3. CÔNG ĐỨC BẢO SƠN THẦN CHÚ
    Nam mô Phật-đà-da
    Nam mô Đạt-ma-da
    Nam mô Tăng-dà-da
    Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
    4. PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ
    Khể thủ quy y Tô tất đế, đầu diện đảnh lễ Thất câu chi.
    Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
    Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đề, câu chi nẩm, đát điệt tha. Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, ta bà ha.
    5. THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI
    Án, nại ma ba cát ngỏa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạt, điệp tá ra tể dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
    Án, tát rị ba, tang tư cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngỏa, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.
    6. DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN
    Nam mô bạt già phạt đế, bệ sát xả, lũ rô thích lưu ly, bát lặt bà, hắc ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hắc đế, tam miệu tam bột đà da. Đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xả, tam một yết đế tóa ha.
    7. QUAN ÂM LINH CẢM CHƠN NGÔN
    Án, ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát nạp, bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết, thuyết ra da, tóa ha.
    8. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN
    Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha.
    9. VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ
    Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ. Đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, a di rị đa, tất đam bà tỳ, a di rị đa, tỳ ca lan đế, a di rị đa, tỳ ca lan đa, dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha.
    10. THIỆN NỮ THẦN CHÚ
    Nam mô Phật-đà
    Nam mô Đạt-ma
    Nam mô Tăng-già
    Nam mô thất lỵ, ma ha để tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na giá lỵ, tam mạn đà, bạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba ra, ba nể tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di Lặc đế, lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nậu, đà la ni.

Tuesday, October 10, 2023

HỌC THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI

Diệu Cát Tường Bồ-tát! Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào luôn luôn chí thành và mong cầu diệu Pháp, thì ông hãy dạy họ Pháp môn này. Ông hãy lắng nghe. Ta bây giờ sẽ tuyên thuyết 108 mẫu tự của Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Tổng Trì.

Án, nại ma ba cát ngỏa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tá ra tể dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.

Án, tát rị ba, tang tu cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngỏa, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.

OṂ NAMO (Quy mệnh kính lễ) BHAGAVATE (Thế Tôn) APARAMITA AJURJÑĀNA (Vô Lượng Thọ Trí) SUVINE ŚCITA TEJA (Quyết Định Quang Minh) RĀJĀYA (Vương) TATHĀGATĀYA (Như Lai) ARHATE (Ứng Cúng)

SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Chính Đẳng Chính Giác) TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)

OṂ (Ba Thân quy mệnh )

SARVA SAṂSKĀRA (Tất cả hoạt động của Tâm Trí) PARIŚUDDHA (Tối thượng thanh tịnh) DHARMATE (bên trong Pháp Tính)

GAGANA (Hư không) SAMUDGATE (Thắng thượng) SVABHĀVA (Tự Tính)

VIŚUDDHE (Thanh tịnh)

MAHĀ-NAYA (Rộng lớn bao la) PARIVĀRE (Thắng Nguyện)

SVĀHĀ (Thành tựu Tự Tính an lạc của Đại Niết Bàn) Toàn bài Đà La Ni trên có thể diễn dịch là :

“Quy mệnh kính lễ Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác.

GIÁ TRỊ TÂM LINH CỦA NGÀY RẰM THÁNG 10 - TẾT HẠ NGUYÊN

Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm ...