Saturday, May 28, 2022

UN’ESTATE ITALIANA 90 - TO BE NUMBER ONE - 1990

Ta vẫn còn nhớ có một thời kỳ ta mê bóng đá cuồng nhiệt  đó là kỳ world cup  được tổ chức ở nước Ý  năm 90 thế kỷ 20 ,  gần như thức  mỗi đêm  để xem bóng đá  và rồi cái sự cuồng nhiệt đó giảm dần theo thời gian cùng tuổi tác . Bóng đá bây giờ đối với ta chẳng còn sức hút nữa  , ta có những trò chơi mới , với những đam mê , với những thú vui mới khiến ta quên hết tất cả rằng ta đã từng có thời kỳ mua những tờ báo có hình các cầu thủ bóng đá rồi dán lên mảnh tường nứt nẻ trong nhà , lúc thợ sửa ngôi nhà họ đã phải dùng dao cạo hết các hình ảnh ấy đi.

World cup đó đã qua nhiều năm , các cầu thủ  năm ấy cũng giải nghệ hết nhưng vẫn còn một cái gì đó còn sót lại  đó là bài hát của mùa hè  sôi động năm ấy ( mặc dù ta biết bài hát này rất lâu sau WC )
To Be Number One - 1990

Giorgio Moroder

This is what we've worked for all our lives
Reaching for the highest goal we can
We choose to give it all

When competition calls
Time records the victory in our hearts
To win or lose is not the only thing
It's all in how we play for the fairest game
This is the chance we take
Reaching for the top
Time records the victory in our hearts

To be number one...
Running like the wind
(Like the wind)
Playing hard but always playing fair
(Oh yeah...)

To be number one...
Winning again and again
Reaching higher through Italian sky
(Through Italian sky)

This is what we've wanted all our lives
Shining like a shooting star at night
We've got to give it all
When we hear the call
Time records the victory in our hearts

To be number one...
To be number one...number one
 
 
Đây là điều chúng ta đã nỗ lực cả đời
Vươn tới chiến thắng cao nhất có thể
Chúng ta chọn việc chơi hết mình

Khi cuộc tranh đấu bắt đầu
Thời gian ghi dấu chiến thắng trong tim
Không phải chỉ là vấn đề thắng thua
Mà là cách chúng ta đấu một trận công bằng nhất
Đó là cơ hội mà chúng ta chớp lấy
Vươn tới đỉnh cao
Thời gian ghi dấu chiến thắng trong tim ta

Trở thành số một…
Chạy như gió
(Như gió)
Chơi hết mình nhưng luôn chơi công bằng
(Đúng thế…)

Trở thành số một…
Chiến thắng lần nữa và lần nữa
Vươn tới tầm cao hơn giữa bầu trời Ý Đại Lợi
(Giữa bầu trời Ý Đại Lợi)

Đây là điều chúng ta muốn cả đời
Tỏa sáng như ngôi sao băng giữa đêm
Chúng ta phải chơi hết mình
Khi chúng ta nghe tiếng lòng réo gọi
Thời gian ghi dấu chiến thắng trong tim ta

Trở thành số một…
Trở thành số một… số một

Monday, May 23, 2022

TỰ TÁNH DI ĐÀ - TỰ TÁNH QUÁN ÂM

 🙏Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.

🌿Namo Buddhaya
🙏Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết
🌿Namo Dharmaya
🙏Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những ai nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
🌿Namo Sanghaya
🙏Buddham saranam gacchami
🙏Dharmam saranam gacchami
🙏Sangha saranam gacchami
Trên bước đường tu học phật pháp , chúng con có tiếp xúc và tìm hiểu về tự tánh như lai vốn là một ánh quang minh trí tuệ trong mỗi người. Cho những ai đã có kiến thức khoa học và đang bước đi trên con đường khai sáng tâm linh , chúng con xin giới thiệu quyển sách Tự Tánh Di Đà. Tác giả là cư sĩ Minh Mẫn
Img250_1_3

Thursday, May 19, 2022

HỌC CỔ NGỮ

 Tôi học ngôn ngữ của Phật 

Cầu xin ngài ban cho con trí tuệ để con tiếp thu và học bài

BÀI KỆ CỦA ĐỨC BỒ TÁT LÚC ĐẢN SANH:
aggohamasmi lokassa,
jeṭṭhohamasmi lokassa,
seṭṭhohamasmi lokassa,
ayamantimā (ME) jāti,
natthidāni punabbhavo’ti.
 
278649257_674413833864055_6039317012412388356_n
 
"Ta là bậc tối thượng ở trên đời!
Ta là bậc tối tôn ở trên đời.
Ta là bậc cao nhất ở trên đời.
Nay là đời sống cuối cùng,
không còn phải tái sanh ở đời này nữa".
Đây là đời sống cuối cùng (CỦA TA) - dịch theo bản Khmer.

Monday, May 16, 2022

NGUYÊN LÝ TÍCH HỢP MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

 NGUYÊN LÝ TÍCH HỢP MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG

PER HENRIK GULLFOSS - CHIÊM TINH HỌC DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LINH
-------☀️🌙☀️-------
Xét về nhiều phương diện, Mặt Trời và Mặt Trăng là hai thành phần tạo nên cốt lõi bên trong của chúng ta. Cả hai là nguồn năng lượng cơ bản âm-dương, hút-đẩy tạo nên bản chất cơ bản của mỗi người. Mặt Trời là phần lõi nền tảng của chúng ta, nơi tỏa ra năng lượng và khẳng định chính ta giữa thế giới hữu hình, còn Mặt Trăng là dây điện từ quấn quanh phần lõi nền tảng, khiến chúng ta thu hút và gắn bó lẫn nhau.
Nhờ có lực hấp dẫn, Mặt Trời có thể giữ cho toàn thể Hệ Mặt Trời ở trạng thái cân bằng. Nhưng chính Mặt Trăng trao cho chúng ta khả năng kết nối và thân thiết với người khác ở một cấp độ sâu sắc hơn. Có thể nói rằng Mặt Trời đại diện cho cá nhân ta ở dạng hạt vật chất trong khi Mặt Trăng đại diện cho cá nhân ta ở dạng sóng năng lượng.

Theo quan niệm xã hội, đàn ông được xem là mang năng lượng dương (Mặt Trời) và phụ nữ mang năng lượng âm (Mặt Trăng), thế nên đàn ông đại diện cho lực ham muốn dấn thân. vào những nơi mới lạ chưa được khám phá, còn phụ nữ đại diện cho nguồn lực gắn bó, giữ gia đình và xã hội kết nối với nhau. Khi chúng ta phát triển hơn về mặt nhận thức, chúng ta bắt đầu thấy rằng mỗi cá nhân vừa là một thể âm (Mặt Trăng) vừa là một thể dương (Mặt Trời). Vì vậy, việc tích hợp năng lượng âm dương này là bước đầu tiên, và cũng là bước cần thiết nhất, trên con đường bộc lộ phần cốt lõi của tâm hồn.
Nếu chúng ta có một Mặt Trời yếu ớt, cảm nhận về danh tính hay bản ngã của chúng ta cũng yếu ớt, năng lượng của ta cũng thường ở mức thấp và chúng ta thiếu sự liên kết với mục đích cốt lõi của ta trong cuộc sống. Nếu chúng ta có một Mặt Trăng yếu ớt, chúng ta sẽ cảm thấy thiếu sự thân thuộc. Chúng ta thường cảm thấy lạ lẫm với môi trường xung quanh, tích tụ một nỗi cô đơn cực lớn và gặp khó khăn trong việc thấu hiểu chuyện gì đang xảy ra trong lòng mỗi người.
Mặt Trăng đại diện cho trải nghiệm đầu tiên và sâu sắc nhất của chúng ta về cuộc sống trên Trái Đất. Đó là ký ức của cơ thể chúng ta về thời gian chúng ta từng là một phần của nhịp điệu và nhịp đập của người mẹ qua dây rốn. Đó còn là liên kết với ký ức tập thể của chúng ta, rằng chúng ta là một phần của cuộc sống trong tập thể cộng đồng. Mặt Trăng cũng đại diện cho ký ức tâm hồn về sự hợp nhất với vũ trụ. Mặt Trời là nhịp điệu của trái tim chúng ta nhưng Mặt Trăng mới là cảm xúc của dòng máu và tất cả các loại dịch thể trong cơ thể. Mặt Trăng là nhịp điệu bên trong của chúng ta còn Mặt Trời là khát khao muốn biểu hiện bản thân với thế giới bên ngoài. Khi Mặt Trời lấn át Mặt Trăng thì chúng ta có nguy cơ sẽ phá hủy hoặc bóp méo nhịp điệu tự nhiên của chính mình. Khi Mặt Trăng lấn át Mặt Trời thì chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong chính dòng năng lượng âm do mình tạo ra, ta sẽ bị kìm giữ trong một nhịp điệu bị động, khó có cơ hội để thoát ra và trở thành một thực thể độc lập với năng lượng khác biệt với năng lượng của nhịp điệu tập thể. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta trên Trái Đất là tìm cách hài hòa hai loại năng lượng này.
Hàng thế kỷ qua, nhiều người trong chúng ta sinh ra làm đàn ông khi chúng ta muốn học hỏi về sức mạnh, quyền lực, tạo dựng thành công trên thế giới, và sinh ra làm phụ nữ khi chúng ta muốn học hỏi về tình yêu, sự gắn bó, chăm sóc và thứ tha. Dĩ nhiên chúng ta có rất nhiều trường hợp ngoại lệ nhưng đây là hai khuynh hướng phổ biến nhất. Cho đến hôm nay, đa số chúng ta đã trải nghiệm qua ít nhiều kiếp đàn ông lẫn kiếp phụ nữ nên bản thân mỗi người đều có năng lượng âm và năng lượng dương trong cơ thể. Muốn hợp nhất hai loại năng lượng này, chúng ta phải hiểu rằng: nhịp điệu của cung Hoàng Đạo nơi Mặt Trăng ngự tại là nhịp điệu bên trong của chúng ta và cung Hoàng Đạo nơi Mặt Trời ngự tại sẽ chỉ ra cách chúng ta bộc lộ bản thân với thế giới. Bạn sẽ bị thu hút và cảm thấy thôi thúc muốn kết thân với những gì có “mùi vị” giống dấu hiệu Mặt Trăng của mình. Hãy nhớ rằng nguyên nhân thực sự gây ra các căng thẳng mệt mỏi nằm ở việc hành vi của bạn xung đột với nhịp điệu tự nhiên của bạn. Chẳng hạn, một Mặt Trăng Kim Ngưu sẽ rất căng thẳng và lo lắng nếu cố gắng chạy theo nhịp điệu Dương Cưu đi từ cực hạn này đến cực hạn khác. Ngược lại, đối với Mặt Trăng Dương Cưu, nhịp điệu chậm rãi từ tốn của Mặt Trăng Kim Ngưu trông giống như một ngày buồn chán ở vùng đất chẳng-có-gì-mới hoặc là áp lực không thể chịu được khi bị cố định ở một chỗ.
-------☀️🌙☀️-------
Trích: Chiêm Tinh Học Dưới Góc Nhìn Tâm Linh – Vũ Điệu Của Linh Hồn Và Vũ Trụ
Tác giả: Per Henrik Gullfoss


Monday, May 9, 2022

LÂM TÌ NI, KHU VƯỜN ĐÃ QUÊN

Trích: Mùi Hương Trầm – Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc Và Tây Tạng

Tác giả: Nguyễn Tường Bách

Vương quốc của vua Tịnh-phạn thật ra rất nhỏ. Theo ký sự của Huyền Trang, tiểu quốc Thích-ca có một chu vi chừng 4000 lí (khoảng 1880km). Theo Schumann đó là một vùng đất dài và hẹp với 180.000 dân, có một diện tích chừng 2000 cây số vuông, kinh đô là Ca-tì-la-vệ với khoảng 8000 dân. Tiểu quốc Thích-ca thần phục nước Kiều-tát-la, mỗi năm phải đóng thuế, bản thân vua Tịnh-phạn có khi phải đi hội họp tại Xá-vệ, kinh thành của Kiều-tát-la cách đó khoảng 140km.
Vương quốc của Tịnh-phạn có 9 thị trấn, trong đó có một nơi tên là Devadaha. Tại Devadaha có hai chị em lọt vào cặp mắt xanh của vua Tịnh-phạn, người chị là Ma-gia (Maya), người em là Pajapati. Ma-gia không ai khác hơn là vị hoàng hậu sinh ra thái tử Tất-đạt-đa. Pajapati cũng tặng cho vua Tịnh-phạn hai con, một trai một gái.
Một ngày nọ trong tháng năm của năm 563 trước công nguyên, bà Ma-gia lúc đó đã 40 tuổi, thấy mình sắp sinh, xin với vua Tịnh-phạn rời hoàng cung, về quê tại Devadaha để sinh con đầu lòng. Đó là tục lệ thời đó, ngày nay nhiều nơi vẫn còn. Thế nhưng bà không tới kịp Devadaha. Cách kinh thành chừng 25km, ngang một khu vườn tại làng Lâm-tì-ni, dưới một gốc cây mà có người gọi là hoa Vô Ưu, người khác gọi là cây Sala, bà sinh một người con trai mà ngày sau thành Phật.
Sinh xong, hoàng hậu Ma-gia không còn lý do về nhà cha mẹ nữa, bà trở lại Ca-tì-la-vệ. Ba ngày sau hoàng cung mời đạo sĩ A-tư-đà đến xem tướng cho thái tử, hai ngày sau đó một đoàn gồm tám Bà-la-môn đến tham dự lễ đặt tên cho thái tử. Trong đoàn tám người đó thì người trẻ nhất trong số đó tên gọi là Kiều-trần-như. Ba mươi năm sau, Kiều-trần-như gặp lại thái tử và ta được biết ông chính là người trong nhóm năm người được Phật giáo hóa tại Lộc Uyển sau khi đắc đạo.
57
Bảy ngày sau khi sinh, Ma-gia mất, kinh sách chép bà tái sinh ngay vào cõi trời Đao Lợi. Bà ở tại đó để đợi Phật có ngày lên thuyết pháp cho bà nghe và 80 năm sau lúc Phật nhập Niết bàn tại Câu-thi-na cách chỗ sinh chừng 100km, bà hiện xuống khóc tiễn.
Ca-tì-la-vệ và Lâm-tì-ni sớm bị chìm vào quên lãng sau khi dòng Thích-ca bị diệt vong. Trong thế kỷ thứ năm lúc Pháp Hiển đến thì ở đây đã thành bình địa, ông chỉ nhắc đến một phế tích không rõ ràng. Lúc Huyền Trang đến khoảng hai trăm năm sau, ông ghi rằng một địa danh tên hiện nay là Tilaurakot (cũng có tên là Taulihawa) phải là thành Ca-tì-la-vệ cũ. Còn Lâm-tì-ni thì được Huyền Trang tìm ra chính xác. Ông thấy nơi đó có một trụ đá của vua A-dục và ghi rõ trụ đã bị hư hại, đầu trụ là hình con ngựa nằm lăn lóc trên mặt đất. Sau đó không còn ai biết đến Lâm-tì-ni.
May thay, năm 1806 các nhà khảo cổ đào bới ra được Lâm-tì-ni và tìm thấy lại trụ đá của vua A-dục, nhưng hình đầu con ngựa nay đã mất. Kì diệu thay, người ta còn đọc trên trụ đá hàng chữ sau đây: “Hai mươi năm sau khi đăng quang, nhà vua Devanampiya Piyadasi (Vua A-dục) đến đây và tỏ lòng ngưỡng mộ vì Phật, người minh triết của dòng Thích-ca, đã được sinh tại đây. Ngài cho dựng phiến đá và một trụ đá để kỷ niệm nơi sinh của Đức Thế Tôn. Làng Lâm-tì-ni được miễn giảm khỏi đóng thuế và giảm phần nộp lợi tức xuống còn 1/8”. Đó là năm 245 trước công nguyên.
Tôi đến đây vào một buổi sáng trời đẹp. Con đường từ Bhairawa dẫn đến Lâm-tì-ni được UNESCO xây dựng, còn đoạn đi tiếp từ Lâm-tì-ni về Tilaurakot (tức là Ca-tì-la-vệ ngày xưa) chưa hoàn tất. Lâm-tì-ni là một khu vực xanh tươi nằm dưới chân Hy-mã lạp sơn, phía Bắc là những đỉnh núi tuyết lóng lánh. Lúc tôi đến hoa Vô Ưu không thấy nở, nó chỉ nở vài ngàn năm một lần khi có bậc đại giác sinh ra.
Trong vườn Lâm-tì-ni được rào bọc cẩn thận, ngày nay ta thấy còn một hồ nước, huyền sử chép là nơi rồng hiện lên tắm Phật. Hồ bây giờ tuy còn nước nhưng rêu xanh bám đầy mặt hồ. Gần đó là trụ đá của A-dục cao 6,4m, phía trên có một niền sắt siết chặt, được rào bọc cẩn thận và nhờ đó những hàng chữ nói trên, viết bằng ngôn ngữ Brahmi và Ma-kiệt-đà vẫn còn đọc được. Tôi cũng ném vào đó vài đồng tiền như mọi người, lòng đầy hoài vọng và xúc cảm làm sao một trụ đá mà sống trên hai mươi thế kỷ được. Lúc tôi đến, đền thờ hoàng hậu Ma-gia đang được tu bổ, lều bạt ngổn ngang trên một nền gạch đỏ thẫm. Đi quanh nền gạch của đền này, nghe nói nó mới xây dựng trong năm 1933, tôi cố tìm một kẽ nứt để cắm một nén nhang nhưng lạ thay không sao tìm thấy. Di tích trong đền này được dời tạm qua một căn nhà khác, vào đó thì thấy một phiến đá khắc họa lại sự tích đản sinh. Theo nhiều tài liệu phiến đá này được hình thành trong thế kỷ thứ hai hay thứ năm sau công nguyên.
Trong nắng sớm bỗng có những tiếng trống nhỏ. Từ xa đi về phía chúng tôi là một nhóm khoảng bốn năm người. Họ theo đường ruộng đến Lâm-tì-ni, cứ đi vài bước lại đánh một tiếng trống. Đó là những thanh niên trẻ, người Âu có người Á có. Họ mặc đồ đen, không rõ tu sĩ hay cư sĩ, mặt mày thành kính, rõ là đang đi thiền hành. Đến đền thờ hoàng hậu Ma-gia họ đi vòng quanh đền cả chục lần, tiếng trống nhỏ đều đều vang lên. Chúng tôi chắp tay vái chào nhau với một lòng thiện cảm không nói ra lời. Không rõ các vị mặc đồ đen này thuộc giáo phái nào nhưng về sau tôi lại gặp nhiều người như thế tại Cửu Hoa sơn tại Trung Hoa, thái độ họ cũng hết sức thành kính.
Trong gió mai bỗng có tiếng phần phật, nhìn lại tôi thấy một nhóm người khác đang giăng những hàng dây có mang những lá cờ hình tam giác. Những lá cờ sa xuống đầu tôi, trên đó là vô số Tạng ngữ. Đó là cách cúng dường của người Tây Tạng, họ viết kinh lên cờ và cho nó tung bay trong gió. Những lá phướn trắng vàng và đỏ tung phần phật hòa trong tiếng trống dưới nắng sớm mang lại cho tôi một niềm an bình rộn rã. Tôi đi quanh quẩn trong vườn, không muốn rời, một chị người châu Á đi ngang nhắc khẽ tôi “Clockwise”. Tôi cám ơn chị, lúc đó tôi đi ngược chiều nên chị nhắc tôi hãy đi theo chiều kim đồng hồ. Đó là cách đi nhiễu quanh các tháp tượng, luôn luôn phải theo chiều kim đồng hồ mới thuận theo chiều của phước lạc.
Tiếng trống đã dứt, các thanh niên áo đen đã tìm chỗ ngồi thiền định dưới ánh sáng mặt trời êm dịu, mặt nhìn về hướng đền hoàng hậu Ma-gia. Chúng tôi tìm chỗ ngồi thiền định dưới gốc cây, đó là chỗ tôi có thể cắm nhang. Đó là nén nhang Việt Nam cuối cùng trong ba-lô tôi.

Tuesday, May 3, 2022

Gái Xuân chưa vướng bụi hồng trần

Hôm nay lục lại trong blog wordpress để tìm một bài thơ tôi được tặng từ lâu lắm rồi , đó là lúc mới bắt đầu viết blog.

Tặng 🙂

Gái xuân
[ Nguyễn Bính ]

Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở.
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân.

Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?

Người tặng tôi bài thơ này là Joy Chan , một người bạn thân của Andy Orchis .

Chuyện của tôi ở BGVN cười từ năm trước đến năm sau vẫn cười , chuyện trẻ con hay chuyện con nít từ đó đến giờ vẫn chưa bao giờ cũ cả. Nó như vừa mới sảy ra ngày hôm qua thôi.

Cũng giống như những ai mê truyện Hoàng Tử bé của tác giả phi công người Pháp Antoine De Saint - Exupe'ry . Ông đã viết trong truyện như sau :

Tôi xin lỗi các em bé vì đã để tặng quyển sách này cho một người lớn ...

... Tất cả mọi người lớn ban đầu đều là những em bé ( Nhưng ít người trong số họ nhớ được điều ấy ) 

Tôi và bạn Joy cũng đã từng cãi nhau ở BGVN , vậy mà bạn cũng gửi tặng tôi bài thơ trong lúc tôi cô đơn nhất . Tôi biết bạn thích bức họa Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci . Tôi chúc bạn có nụ cười rực rỡ như nàng Mona Lisa.

Tháng 5 về, những giọt nắng đầu tiên nhuộm vàng khoảng sân tĩnh lặng, những con đường quen thuộc ngập tràn lá úa trong thời khắc chuyển giao sang mùa hạ. Tháng 5 về, những tà áo trắng học trò rong ruổi trên những chiếc xe đạp trong ngày chia tay. Tháng 5 về, thời gian cho những hoài niệm trở về trong một ngày bình yên.Thời gian có thể làm thay đổi con người, làm rơi rớt những hoài niệm nhưng không thể làm mòn quá khứ, kỷ niệm.

Mỗi người đều sẽ có cho riêng mình một thời điểm, một khoảnh khắc mà khi nhớ lại, khoảng thời gian ấy có thể đem tới những nụ cười và cả giọt nước mắt.

Hãy biết mỉm cười với quá khứ. Có những người đến và đi trong cuộc sống của chúng ta nhưng ký ức về họ thì luôn là mãi mãi. 

 First Of May

Bee Gees

When I was small, and Christmas trees were tall,
we used to love while others used to play.
Don’t ask me why, but time has passed us by,
some one else moved in from far away.
Now we are tall, and Christmas trees are small,
and you don’t ask the time of day.
But you and I, our love will never die,
but guess we’ll cry come first of May.
The apple tree that grew for you and me,
I watched the apples falling one by one.
And I recall the moment of them all,
the day I kissed your cheek and you were gone.
When I was small, and Christmas trees were tall,
do do do do do do do do do…
Don’t ask me why, but time has passed us by,
some one else moved in from far away.

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến