Saturday, October 30, 2021

Nhang - Hương & Chức năng của Lửa

Cây Nhang ( Hương ) bao gồm 3 thành tố cơ bản để trở thành vật phẩm Nghi lễ : Hương thơm , khói và lửa để đốt.

Lửa chủ yếu có công năng tẩy uế và tái sinh; kế đó , lửa còn có công năng chuyển sự vật sang trạng thái vi tế bằng cách đốt cháy cái vỏ ngoài thô lậu và thêm vào đó , lửa cũng được coi là phương tiện vận chuyển , là sứ giả của thế giới sống sang thế giới vĩnh hằng.

Điều đó biểu hiện ở tập tục đốt lửa ở cạnh mộ người chết sau khi an táng theo tập tục địa táng; còn ở tục hoả táng , lửa được coi là phương tiện vận chuyển người quá cố ấy từ thế giới sống hữu hạn sang cõi vĩnh hằng; và ví dụ phổ biến là đốt tiền vàng mã ( hoá vàng vào dịp tết ) hay đốt đồ mã gửi cho người thân quá vãng ở thế giới bên kia...

Mặt khác ; đối lập với nước, lửa thuộc về trời vì nó luôn bốc lên phía trên; theo đó , ngọn lửa bốc lên thể hiện xung lực hướng thượng, hướng tới sự thăng hoa tinh thần.Ý nghĩa biểu tượng này có phần tương đồng với khói.Khói bốc lên , cột khói từ thấp dần lên cao , tượng trưng cho sự nối liền trời đất. Nói cách khác , khói biểu trưng cho mối liên hệ giữa trời và đất.Lại nữa, cũng rất phổ biến tín niệm rằng "khói" thoát ra từ một sinh vật được coi là sự ra đi của linh hồn khỏi thể xác. Như vậy , khói hàm chứa tính thiêng liêng của nó và đặc biệt lại loại khói có hương thơm.

Hương thơm có vai trò đặc biệt quan trọng trong hầu hết các nghi lễ tôn giáo: Trầm hương, tốc hương , chiên đàn hương , uất kim hương , tử đinh hương , long não ( ở châu Á ), nhựa hương ( cơ đốc ) hương nhựa cô pan (Maya), thuốc lá (Nam Mỹ)...

Tính chất tế nhị không nắm bắt được của nhưng có thật của hương thơm làm cho nó gắn liền một cách tượng trưng với sự có mặt của tinh thần , với bản chất của linh hồn vốn là những năng lượng hư hư thực thực...

Cây nhang hay nén hương là vật phẩm gồm cả 3 đặc tính của lửa , khói và hương thơm nên sở đắc một ý nghĩa tổng hợp ở đó, khói hương là công dụng chính yếu giúp chuyển tải mong muốn mong cầu của người trần thế đến các đối tượng kính ngưỡng ở cõi trên bao gồm tổ tiên , thần , phật…

Đạo giáo coi khói hương là con đường dẫn dắt linh hồn hay lời cầu nguyện từ trần gian lên cõi trời và gọi là “Dẫn hương lộ”. Con đường này đi qua tam giới và hàng chục cảnh giới của chư vị thần linh. Còn phật giáo sử dụng nhiều loại hương ; đồ hương ( để xoa trên thân , tượng phật ) Thiên hương ( để đốt xông ) , huân hương ( ướp ) , mạt hương để rắc nơi đạo tràng chùa miếu và hương thuỷ ( nước hương để tắm , bôi tượng phật…Thiên hương gồm nhiều loại , phổ biến là đốt các hương liệu trong lò ( lư hương , hương lô , huân lô…) và nén nhang.

Hương và hoa được dùng để dâng cúng “Thập phương vô lượng phật”. Người dâng cúng hoa được 10 thứ công đức

1 Đời sống tươi đẹp như hoa

2 Thân không bị hôi hám

3 Hương phước hương giới toả khắp nơi

4 Dù sinh nơi nào thì tỷ căn ( lỗ mũi ) không bị hư hại

5 Thường được mọi người quy ngưỡng

6 Thân thường thơm sạch

7 Kính tín cánh pháp

8 Đầy đủ phước báu

9 Chết sanh lên cõi trời

10 Mau chứng quả niết bàn.

Wednesday, October 27, 2021

Cậu không phải là trung tâm của thế giới


CẬU KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG TÂM CỦA THẾ GIỚI
DÁM BỊ GHÉT- KISHIMI ICHIRO và KOGA FUMITAKE
🌾🌾🌾🍁🌾🌾🌾
Triết gia: Hãy suy nghĩ tuần tự nhé. Trước hết, là một thành viên của cộng đồng, chúng ta thuộc về cộng đồng, cảm nhận được rằng mình có chỗ đứng trong cộng đồng, nhận thức được "mình có thể ở đây", cũng có nghĩa là có cảm giác thuộc về một nơi nào đó. Đây chính là nhu cầu cơ bản của con người.
Chẳng hạn, học hành, công việc, bạn bè rồi yêu đương, kết hôn cũng đều gắn với việc tìm kiếm một nơi đem lại cảm giác "mình có thể ở đây". Cậu có nghĩ vậy không?
Chàng thanh niên: Vâng, đúng vậy, đúng là như vậy! Tôi hoàn toàn đồng cảm!
Triết gia: Và nhân vật chính của cuộc đời mình chính là "mình". Nhận thức này không có vấn đề gì cả. Nhưng thế không có nghĩa là "mình" đang ngự trị tại trung tâm của thế giới. "Mình" tuy là nhân vật chính trong cuộc đời mình, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một thành viên của cộng đồng, một phần của tổng thể.
Chàng thanh niên: Một phần của tổng thể?
Triết gia: Người chỉ quan tâm đến bản thân mình thường cho rằng mình ở trung tâm thế giới. Đối với họ, những người khác chỉ là "người sẽ làm gì đó cho mình", thậm chí họ không tự giác mà nghĩ rằng: "Tất cả đều tồn tại để phục vụ mình, phải ưu tiên cho cảm xúc của mình."
Chàng thanh niên: Cứ như là hoàng tử hay công chúa vậy.
Triết gia: Vâng. Chính xác là thế. Họ đã đi quá giới hạn "nhân vật chính của cuộc đời mình" mà muốn trở thành "nhân vật chính của thế giới". Vì thế, khi tiếp xúc với người khác, họ chỉ toàn nghĩ: "Người này sẽ làm được gì cho mình?" Nhưng - có lẽ đây là điểm khác với công chúa hoặc hoàng tử - mong muốn đó không phải lần nào cũng được đáp ứng. Vì "người khác không sống để đáp ứng mong đợi của mình".
Chàng thanh niên: Đúng vậy.
Triết gia: Thế là khi không được đáp ứng mong đợi, họ sẽ vô cùng thất vọng, cảm thấy bị sỉ nhục kinh khủng, rồi oán giận rằng "người đó chẳng làm gì cho mình", "người đó đã phản bội lại kỳ vọng của mình", "người đó không phải là bạn nữa mà là kẻ thù". Người tin rằng mình là trung tâm của thế giới thì chẳng mấy chốc sẽ chịu hậu quả là mất "bạn".
Chàng thanh niên: Điều đó thật lạ. Chính thầy đã nói là "chúng ta đang sống trong một thế giới chủ quan" còn gì. Một khi thế giới còn là không gian chủ quan thì trung tâm của nó không phải ai khác ngoài mình. Điều đó thì tôi không thể nhường người khác được!
Triết gia: Đúng. Cảm giác thuộc về nơi nào đó không phải là điều bẩm sinh đã có mà phải do chính tay mình giành lấy.
Cảm thức cộng đồng, khái niệm cốt lõi của tâm lý học Adler, cũng là điểm gây tranh cãi nhiều nhất. Quả thực khó mà chấp nhận được quan điểm đó ngay. Tất nhiên, anh cũng bất mãn cả việc bị chỉ trích "tự coi mình là trung tâm". Tuy nhiên, điều anh khó chấp nhận hơn cả là phạm vi của cộng đồng bao gồm cả vũ trụ và vật vô sinh. Không hiểu Adler và này đang nói đến chuyện gì vậy? Chàng thanh niên bối rối cất lời.
Trích “Dám Bị Ghét”
Tác giả: Kishimi Ichiro – Koga Fumitake
Người dịch: Nguyễn Thanh Vân
Nhà Xuất Bản Lao Động

Tuesday, October 26, 2021

Thời gian vẫn giữ nét yêu thương nơi hoa vàng

 ...Thời gian vẫn giữ nét yêu thương nơi hoa vàng...

16

Chúng ta vừa trải qua một mùa hè ảm đạm nên khi bước vào thu cảm giác u ám chất ngất .Nỗi buồn của tang tóc của căn bệnh stress khiến ta không còn muốn nhìn những chiếc lá rơi chiều thu lãng mạn như năm nào.

Tôi vốn dĩ rất yêu dòng nhạc bán cổ điển và cổ điển, những bài hát của Đoàn Chuẩn với những câu chữ , ý thơ say đắm lòng người cộng thêm nét quý phái của âm nhạc cổ điển làm tình cảm của con người xuân phơi phới dù ta đang ở tuổi cuối thu rồi.

Mỗi năm thu về, những chiếc lá xanh ngả vàng, thắm đỏ, bay theo gió về nơi chốn xa nào đó, như hình ảnh của cuộc đời, hay của một đời người, như câu chuyện của mùa thu, của lá trời, của bốn mùa như lá, hay câu chuyện của chiếc lá thu rơi.

56848103_1410340059108161_7643738174111350784_n

Bài Ca Bị Xé hay Vàng Phai Mấy Lá là một bài ca của nhạc sĩ ĐC tạo cho tôi một cảm xúc mãnh liệt.Phải nói rằng nhạc Đoàn Chuẩn là nhạc tình yêu, thứ tình thánh thiện, trong veo, nó bàng bạc uốn lượn như một dòng sông, lơ lửng như mây bay, gió thoảng, nhẹ nhàng như một chiếc lá rơi, đôi lúc thánh thiện như tiếng suối.

Ta thương nhớ người con gái trong sắc áo vàng óng ánh. Cuộc sống luôn làm cho con người ta quay cuồng vì tiền bạc , vì gia đình và con cái. Có mấy ai giữ được nét thanh xuân của mười lăm hai mươi năm về trước.

Chỉ có trong ký ức của  người yêu ta và  đó là ...Thời gian vẫn giữ nét yêu thương nơi hoa vàng...

Ta đã uống cạn chén đắng tình yêu để bây giờ  là bài ca bị xé

..Ai xui ta gặp nhau, để tình gây oán trái
Để tình anh bẽ bàng, và tình em lỡ làng,
và ngàn sau lá vàng khóc tình ta...
 
..Xưa có người Phù Sai rắc hoa vàng sau mỗi bước giai nhân.
Đến bây giờ yêu không đành,
mà ghét cũng không đành,
mà dứt cũng không đành...
Những bài ca , bức tranh , phim ảnh tô vẽ cho tình đời cho lòng người
Người đẹp mỹ miều , dáng em yêu kiều rồi cũng ca khúc ngâm oán
Em khác gì Quỳnh Dao lúc phát lầm phung phí hết xuân xanh
Lúc đêm về thương cho đời, và cũng ghét cho đời,
và cũng chán cho đời.

Saturday, October 23, 2021

SỰ KHÁC BIỆT Ả RẬP VÀ DO THÁI LÀ GÌ ?

Sự khác nhau Ả Rập Do Thái là gì ?

Người Ba Tư ảnh hưởng nhiều đến người Ả Rập, trong khi đó, người Châu Âu và người Á Đông ảnh hưởng đến người Do Thái .

Người Ả Rập và người Do Thái là hai nhóm dân tộc có nguồn gốc từ những người Semitic. Người Semitic là một tập hợp những người chủ yếu sống ở Lưỡng Hà, Trung Đông và Bắc Phi. Nhiều người cổ đại và hiện đại là một phần của nhóm tập thể này.

Theo thuật ngữ, “Ả Rập” và “Do Thái” thường được sử dụng làm mô tả liên quan đến bất kỳ mối liên hệ nào với mỗi người và nền văn hóa tương ứng này.

Để xác định một người Ả Rập và một người Do Thái là một nhiệm vụ khó khăn. Từ “Ả Rập” thường được kết hợp với một người có mối quan hệ hoặc sinh ra ở Ả Rập. Anh ta không nhất thiết phải là một tín đồ của Hồi giáo hoặc một người thực hành các truyền thống Hồi giáo để trở thành một người Ả Rập.

Mặt khác, người Do Thái không nhất thiết được coi là một chủng tộc; căn tính Do Thái là sự kết hợp của bản sắc dân tộc, quốc gia và tôn giáo. Cả người Ả Rập và người Do Thái đều có mối quan hệ mật thiết với nơi họ gọi là quê hương, Bán đảo Ả Rập đối với người Ả Rập, và Israel Dĩ Sắc Liệt đối với người Do Thái.

Thuật ngữ “Ả Rập” có nghĩa là một người đến từ Ả Rập. Tương tự như vậy, thuật ngữ “Do Thái” có nguồn gốc từ một nơi, đặc biệt là Vương quốc Judah, một trong những vương quốc được đề cập trong Talmud của người Do Thái và trong Thánh Kinh Cựu ước của Kinh thánh Cơ đốc giáo Kito giáo Thiên Chúa giáo .

Một điểm khác biệt nữa là đức tin được tuyên xưng của họ. Người Ả Rập chủ yếu theo đạo Hồi với các dân tộc Ả Rập thiểu số nhỏ theo đạo Cơ đốc giáo Ki to giáo đạo Chúa và đạo Do Thái giáo .

Theo một cách tương tự, người Do Thái chủ yếu là những người theo đạo Do Thái, nhưng một số người Do Thái đã chấp nhận Kitô giáo đạo Thiên Chúa giáo vốn là tôn giáo được hình thành sau Do Thái giáo.

Điều thú vị là cả hai nhóm dân tộc này đều thực hành tín ngưỡng độc thần nghĩa là tôn giáo tôn thờ một Đấng Tối Cao duy nhất .

Đối với những người Do Thái, thì họ theo đạo Do Thái, Đấng Tối Cao của họ là Yahweh, trong khi Đấng mà người Ả Rập Hồi giáo tôn thờ thì gọi là Allah.

Nơi thờ tự cũng có sự khác biệt – nhà thờ Do Thái là nơi thờ lạy thờ phụng cúng kiến của người Do Thái, trong khi nhà thờ Hồi giáo có chức năng là nơi thờ cúng của người Hồi giáo.

Cả hai dân tộc này cũng dựa vào sách thánh tương ứng của họ. Kinh Koran đóng vai trò là cơ quan có thẩm quyền và tập hợp các giáo lý liên quan đến đức tin Hồi giáo; Kinh Talmud hoạt động theo cách tương tự đối với người Do Thái.

Người Ả Rập, trong lịch sử của họ, có xu hướng tập trung ở Bán đảo Ả Rập hoặc ở các khu vực lân cận. Tuy nhiên, người Do Thái thường được gọi là “những người lang thang” do họ phải sống lưu vong khỏi Israel, miền đất hứa của họ và cuộc đấu tranh để tìm kiếm một nơi định cư lâu dài. Ngoài ra, người Do Thái thường bị đàn áp bách hại tại các khu định cư nước ngoài của họ trong thời gian họ di cư.

Về lời nói và ngôn ngữ giao tiếp, người Ả Rập có ngôn ngữ riêng, trong khi người Do Thái sử dụng tiếng Do Thái làm ngôn ngữ chính. Có những ngôn ngữ Do Thái khác được phân loại thành các ngữ hệ như: Ấn-Âu, Phi-Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Dravidian và Kartvelian.

Dân Ba Tư chủ yếu ảnh hưởng đến dân Ả Rập. Trong khi đó, người Âu Châu và người Đông Á lại ảnh hưởng đến dân Do Thái .

== Tóm lược:

Meme Ả Rập Do Thái tình hình Trung Đông thế kỷ 20
  1. Cả người Ả Rập và người Do Thái đều là những nhóm người có chung một nền văn hóa, truyền thống và tôn giáo độc đáo. Cả người Ả Rập và người Do Thái đều là một bộ phận của dân tộc Semitic.
  2. Là hai dân tộc riêng biệt, người Ả Rập gắn liền với Bán đảo Ả Rập, nơi mà tên của họ được đặt ra. Mặt khác, thuật ngữ “Người Do Thái” bắt nguồn từ tên của Vương quốc Judah, một địa danh lịch sử được đề cập trong các tác phẩm của Thánh Thư Kinh Thánh Kinh Kệ .
  3. Đa số người Ả Rập theo đạo Hùi Giáo , trong khi tôn giáo chủ yếu của người Do Thái là môn phái Do Thái. Cả hai đều thực hành độc thần hoặc niềm tin vào một Đấng Tối cao. Đối với người Hồi giáo, Bản thể đó là Allah; Người Do Thái gọi Đức Chúa Trời là Thiên Chúa của họ là Yahweh.
  4. Nơi thờ tự và sách thiêng liêng – Người Do Thái theo dõi lịch sử và thực hành tôn giáo của họ bằng cách học kinh Talmud, trong khi người Hồi giáo Ả Rập làm điều tương tự với kinh Koran của họ. Người Do Thái có hội đường làm nơi thờ phượng của họ; mặt khác, người Hồi giáo có nhà thờ Hồi giáo của riêng họ.

== Ảnh hưởng thế giới

Người Do Thái là hậu duệ của Isaac, trong khi người Ả Rập là hậu duệ của Ishmael. Cả hai đều là quý tử của Abraham .

Quốc gia duy nhất của Dân Do Thái là Dĩ Sắc Liệt, một quốc gia khan hiếm tài nguyên thiên nhiên với diện tích nhỏ .

Dân Ả Rập có 22 quốc gia thuộc Liên Đoàn Á Rập và nổi tiếng là nhiều dầu mỏ tài nguyên thiên nhiên khí đốt dầu khí năng lượng dự trữ .

Ở Châu Mỹ thì người Ả Rập sống tập trung đông ở Nam Mỹ và Trung Mỹ . Ngược lại, người Do Thái sống chủ yếu ở Bắc Mỹ .

Ở Đông Nam Á thì Indonesia có nhiều người lai Ả Rập và có gốc gác tổ tiên Á Rập nhất . Ngược lại, rất hiếm người Do Thái ở Á Đông và Đông Nam Á .

Dân số Ả Rập khoảng 420 triệu người . Dân số Do Thái khoảng 17,8 triệu người .

== Liên đoàn Ả Rập

Liên đoàn Ả Rập, tên chính thức là Liên đoàn các quốc gia Ả Rập, là một liên minh của các quốc gia châu Phi và châu Á sử dụng ngôn ngữ Ả Rập. Tập đoàn Ả Rập này được thành lập ở Cairo vào năm 1945 để thúc đẩy độc lập, chủ quyền, các vấn đề và lợi ích của các nước thành viên (ban đầu, có sáu quốc gia ) và các quan sát viên.

22 thành viên của Liên đoàn Ả Rập tính đến năm 2021 là Algeria, Bahrain, Comoros, Djibouti, Ai Cập, Iraq, Jordan, Kuwait, Lebanon, Libya, Mauritania, Morocco, Oman, Palestine, Qatar, Saudi Arabia, Somalia, Sudan, Syria, Tunisia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen. Năm quan sát viên là Brazil, Eritrea, Ấn Độ và Venezuela.

Nguồn : https://volamtrungdong.wordpress.com/2021/10/21/arab/?fbclid=IwAR3Em0LgUy_nU84nmfIFUoDErkDmvSARyoycqwRajkdAJD1pE_tCZwmGjMg

Tuesday, October 12, 2021

CÔ GÁI KIÊU KỲ BỊ LỪA

 Có một cô gái xinh đẹp nhưng lại không muốn lấy chồng. Các chàng trai đến hỏi đều bị cô trả lời:

- Tôi không muốn lấy chồng.

Tại một làng nhỏ bên cạnh, có một chàng trai nghèo.Vì nghèo , nên việc lấy vợ đối với chàng thật là khó.Nghe nói ở làng bên có cô gái đẹp không muốn lấy chồng, chàng trai nghèo nghĩ :" Cô ta sẽ là vợ ta " .Chàng trai bèn ăn mặc giả làm gái rồi đến làng của người đẹp và tìm cách làm thân với người đẹp.Một hôm , cô gái đẹp nói với người bạn mới:

640_orig

- Bạn đi tắm với mình đi.

Tới bờ ao , chàng trai giả gái nói:

- Bạn tắm ở đây nhé, còn tớ tăm ở phía ao bên kia.

Cô gái đẹp hỏi:

Sao bạn không muốn tắm cùng tớ?

- Mình quen thế rồi , - Cô bạn giả gái kia đáp.

Cô gái đẩy cô bạn và nói:

640-1_orig

- Bạn phải tắm cùng với tớ.

Chàng trai giả gái ngã tùm xuống nước .Khi ngoi đầu lên , chàng trai thốt lên:

- Thế là xong!

Cô gái đẹp nhảy xuống nước hỏi:

- Xong cái gì cơ?

Chàng trai giả gái nói:

- Cái điều mẹ mình đã nói

Mẹ bạn nói gì?- Cô gái đẹp hỏi

Chàng trai trả lời:

640-2_orig

- Mẹ tớ nói rằng: Con là đứa trẻ đặc biệt.Con có một điều cấm kỵ. Tất nhiên , con là con gái. Nhưng nếu cô gái khác mà đẩy con xuống nước hoặc tắm cùng con thì con sẽ biến thành con trai.

Cô gái ngạc nhiên hỏi:

- Thế bây giờ bạn biến thành con trai rồi hả?

- Đúng vậy! - chàng trai đáp

Cô gái ôm mặt khóc và nói

- Mình thật có lỗi. thế mẹ bạn có nói làm thế nào để bạn biến thành gái không?

Chàng trai đáp:

- Mẹ tớ nói rằng, để biến thành gái , tớ phải ngủ với cô gái tắm cùng với tớ hay đã đẩy tớ xuống nước.

Cô gái đẹp nói:

- Thế thì chúng ta lên bờ làm chuyện đó đi.

Cô gái đẹp và chàng trai lên bờ .Họ tới một bụi rậm và cùng làm cái việc của vợ chồng.

- Ôi tuyệt quá ! Tuyệt quá! - Cô gái đẹp , thốt lên  - làm thế nào để bạn có thể mãi mãi là đàn ông?

Chàng trai đáp:

- Nếu bạn lấy tớ thì tớ sẽ mãi là đàn ông.

Và thế là cô gái lấy chàng trai nghèo làm chồng.

Thursday, October 7, 2021

IF ( NẾU )

 Je  pense done je suis

If ( Nếu )

By Rudyard Kipling

Bài thơ "If" sau đây của Rudyard Kipling (1865–1936), văn thi sĩ người Anh sinh tại Ấn Độ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ thứ 20. Rudyard Kipling nổi tiếng với khả năng quan sát, trí tưởng tượng rực rỡ, độ chín muồi tư tưởng và tài năng thuật chuyện xuất sắc. Ngoài ra ông là một nhà thơ xuất chúng. If (Nếu) là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

Nếu (tiếng Anh If) – là bài thơ nổi tiếng nhất của Rudyard Kipling sáng tác năm 1895 và in năm 1910 trong cuốn Phần thưởng và tiên (Rewards and Fairies), gồm truyện và thơ. Bài thơ này nằm trong truyện Chiến hữu giày vuông (Brother Square-Toes). Bài thơ được coi là một sự thể hiện đặc biệt thành công về chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa chấp nhận nghịch cảnh của thời đại Victoria (Victorian stoicism). Theo kết quả thăm dò dư luận của đài BBC năm 1995, bài thơ này được coi là bài thơ tiếng Anh hay nhất mọi thời đại.

If

Rudyard Kipling

If you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you,
If you can trust yourself when all men doubt you,
But make allowance for their doubting too;
If you can wait and not be tired by waiting,
Or being lied about, don't deal in lies,
Or being hated don't give way to hating,
And yet don't look too good, nor talk too wise:

If you can dream - and not make dreams your master;
If you can think - and not make thoughts your aim,
If you can meet with Triumph and Disaster
And treat those two impostors just the same;
If you can bear to hear the truth you've spoken
Twisted by knaves to make a trap for fools,
Or watch the things you gave your life to, broken,
And stoop and build 'em up with worn-out tools:

If you can make one heap of all your winnings
And risk it on one turn of pitch-and-toss,
And lose, and start again at your beginnings
And never breathe a word about your loss;
If you can force your heart and nerve and sinew
To serve your turn long after they are gone,
And so hold on when there is nothing in you
Except the Will which says to them: 'Hold on!'

If you can talk with crowds and keep your virtue,
Or walk with Kings - nor lose the common touch,
If neither foes nor loving friends can hurt you,
If all men count with you, but none too much;
If you can fill the unforgiving minute
With sixty seconds' worth of distance run,
Yours is the Earth and everything that's in it,
And--which is more - you'll be a Man, my son!

Nếu con vẫn bình tâm...

(Hồ Văn Hiền dịch)

Nếu con vẫn bình tâm lúc mọi người chung quanh
Hoảng hốt và đổ lỗi cho con;
Nếu con vẫn tự tin khi mọi người nghi ngờ khả năng con,
Nhưng vẫn không buồn lòng vì mình bị nghi ngờ:
Nếu con có thể đợi và không mỏi mệt vì trông chờ,
Hoặc bị người lừa dối, đừng gian dối với ai,
Hoặc bị người ghét, đừng để hận thù xâm chiếm lòng con,
Tuy thế đừng đóng vai quá tốt, đừng nói lời quá khôn ngoan.
Nếu con có thể mơ nhưng không để mộng mơ làm chủ con;

Nếu con có thể suy tư song không lấy tư duy làm mục đích;
Nếu con có thể gặp Khải Hoàn và Thảm Bại
Mà vẫn đối xử hai kẻ giả dối này như nhau:
Nếu con chịu đựng nghe sự thật con vừa nói ra
Bị kẻ tiểu nhân bóp méo giăng bẩy lừa kẻ dại,
Hoặc nhìn công trình đờI con, đổ vỡ,
Và cúi xuống xây dựng lên với dụng cụ đã mòn.

Nếu con dám đem hết đống tiền con thắng được
Ðổ vào một trận úp ngửa ăn thua,
Và mất hết, và lại bắt đầu từ số không,
Và không một tiếng thở than về sự mất mát của mình:
Nếu con ép được tim con, và từng sợi gân thớ thịt
Phục vụ mục tiêu của con lúc từ lâu sức chúng chẳng còn,
Và cố bám víu vào lúc mà trong con chẳng còn gì
Ngoài Ý chí giục con: "Ðừng bỏ cuộc".

Nếu con có thể chuyện trò với đám đông mà vẫn giữ gìn đạo đức,
Hoặc giao du với Vua chúa - vẫn không xa đám thường đinh,
Nếu con không để bạn thân cũng như kẻ thù làm con khổ,
Nếu con trọng mọi người, nhưng không một ai quá lố:
Nếu mỗi phút qua đi không bao giờ chờ đợi
Trong nuớc rút cuộc đua con chạy đủ sáu mươi giây,
Thì mọi sư trên Trái đất thuộc về con,
Và - hơn thế nữa - con sẽ đúng là một con Người, con trai của cha!

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...