Thursday, August 13, 2020

Jupiter ( Mộc Tinh )

Để bay đến đấy, các tàu vũ trụ phải vượt qua khoảng cách hơn 600 triệu km trong 6 năm, và khi đến đấy rồi, chúng chụp những tấm ảnh bề mặt của hành tinh khí khổng lồ này gửi về Trái đất, và chúng ta ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nó. Không nghi ngờ gì nữa, Sao Mộc (Jupiter) là hành tinh đẹp đến sững sờ. Những nhiễu loạn không khí trên bề mặt nó, những cơn bão xoáy tạo ra cái gọi là Vết đỏ lớn, rất nhiều màu sắc nhìn như vân đá đã khiến Sao Mộc trông như một viên bi đẹp đẽ vô cùng.
117175928_10223088599064961_3893451001538951468_o
117638624_10223088602745053_8311449297345542420_n
Là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt trời và cũng là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời (thể tích khổng lồ của nó có thể chứa được 1300 Trái đất!), nó là một hành tinh khí chứa chủ yếu là hydro và helium, trông nó quyến rũ đến thế, nhưng thực ra tất cả che giấu một sự nguy hiểm chết người: nó không có bề mặt rắn. Bất cứ ai, vật gì, tàu vũ trụ nào hạ cánh xuống đây sẽ chìm sâu tới 60 nghìn km trước khi rơi đến lõi bằng đá của nó. Áp lực và nhiệt độ tăng nhanh có thể tiêu diệt chúng ta chỉ trong nháy mắt. Tháng 12/1995, tàu vũ trụ Galileo đã chứng minh điều này khi NASA thực hiện một sứ mệnh tự sát cho nó để tìm hiểu điều gì có thể xảy ra. Con tàu bị nghiền nát bởi áp lực cực lớn khi nó cách bầu khí quyển phía trên sao Mộc 150 km. Nhưng trước đó, nó đã gửi cho chúng ta rất nhiều thông tin đầy giá trị về khoa học.
117323377_10223088600184989_6346631978144454728_o
Các nhà thiên văn cổ đại đã phát hiện được sao Mộc từ hàng nghìn năm trước. Người La Mã đặt tên hành tinh này theo tên của Jupiter, chúa tể của các vị thần. Tên gọi của nó trong tiếng Trung Quốc được đặt theo hành “mộc” trong ngũ hành. Nó là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt trăng và sao Kim (nó chính là sao Hôm và cũng là sao Mai đấy). 7 năm trước, người ta đã phát hiện ra có nước trong tầng bình lưu tập trung chủ yếu ở bán cầu nam của sao Mộc, chứng tỏ có nước trên hành tinh này, và do các sao chổi rơi xuống mang đến.
Trong kỉ nguyên khám phá vũ trụ, rất nhiều tàu vũ trụ đã bay qua sao Mộc hoặc bay quanh nó cho các sứ mệnh nghiên cứu, như các tàu Pioneer và Voyager những năm 1970 (chính tàu Voyager đã gửi về những tấm ảnh đầu tiên cho thấy các cơn bão lớn tạo ra Vết đỏ lớn quay ngược chiều với chiều quay của hành tinh), những năm gần đây là Cassini, New Horizons và gần nhất là Juno. Được phóng lên năm 2011, Juno đã đến quỹ đạo của sao Mộc năm 2016 và nghiên cứu nó từ đó đến nay, gửi về Trái đất rất nhiều ảnh chi tiết về bề mặt của sao Mộc, về cực quang sao Mộc và tìm hiểu khả năng có nước hay không trên các vệ tinh của nó, như Io, Ganymede và Europa.

No comments:

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm