Có nhiều cách lý giải vai trò của giấc mơ. Theo Freud, giấc mơ là sự thể hiện xung năng và những khao khát mà chúng ta không bộc lộ được trong đời thực – giấc mơ là “người canh gác giấc ngủ” – một kiểu lối thoát. Và theo Carl Gustave Jung, bác sĩ tâm thần Thụy Sĩ (1875 – 1961), giấc mơ là sự biểu hiện vô thức tập thể – khi nằm mộng ta sẽ bước vào một thế giới rộng lớn hơn rất nhiều, giúp cá nhân tái cấu trúc bản thân mình. Như vậy đối với Jung, một người biết lắng nghe giấc mơ của mình ắt hẳn sẽ nhận thức rõ bản thân mình một cách trọn vẹn. Còn theo các chuyên gia tâm thần khác, giấc ngủ nghịch có hiệu quả xóa sạch những đống ký ức làm cồng kềnh tư tưởng chúng ta – điều đó cho phép người nằm mơ sự lựa chọn hàng loạt thông tin trong ngày để tìm ra thứ có ích. Cuối cùng, giấc mơ cũng là “công cụ” để gìn giữ đặc tính di truyền cơ bản của mỗi chúng ta. Tất cả những quan điểm này đều không sai và không mâu thuẫn nhau.
Giấc mơ là sự biểu lộ một hoạt động bản năng có chức năng duy trì sức khỏe. Giấc mơ cung cấp những thông tin mà ý thức không biết. Nghĩa là, tình yêu và nhục dục trong giấc mơ bộc lộ quan điểm hay những hành vi mà ngoài đời thật không được biểu lộ rõ ràng. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà phần đông chúng ta không được hòa điệu lắm với chuyện ái ân chăn gối, thì giấc mơ dục tính sẽ nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của “chuyện đó” và không nên chối bỏ nó. Vô thức biết phải gìn giữ trạng thái cân bằng giữa thể xác và tâm thần như thế nào. Đó là những gì mà người Hy Lạp và La Mã cổ xưa đã biết và họ cũng đã giảng giải giấc mơ chính là hình ảnh của người thầy thuốc và thầy tu. Đó là trường hợp của Hippocrate, cha đẻ của nền y khoa hiện đại ngày nay. Nếu trong giấc mơ ta thường nhìn thấy những hình ảnh về tình yêu và tình dục thì nên hiểu rằng những biểu hiện đó nhằm nhắc nhở ta trong cuộc sống thường ngày giữa đời thực nên tìm cách giữ cân bằng giữa thể xác và tinh thần.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Duy Thức học (Vijnànavàda) là một cánh cửa hiện tượng luận mở nhìn vào vấn đề thực tại tuyệt đối tức là vấn đề chân như (tathatà)
Duy thức học phật giáo với hiện tượng luận của Husserl
Những gì mà Franz Brentano , Edmund Husserl , Theodor Lipps… khám phá và khẳng định vào cuối thế kỷ xix – đầu thế kỷ xx thì duy thức học phật giáo đã đề cập từ trong kinh Hoa Nghiêm , kinh Pháp Hoa ; từ tư tưởng của Huyền Trang , Chân Đế…
Duy Thức học/Duy Biểu học phật giáo không chỉ bao hàm nhận thức luận triết học mà còn đặt nền tảng cho một viễn tượng lý thuyết về sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật .