Sunday, March 25, 2012

Mùa Thu Ra Đi


30261350_1599756626744541_8538628553359491072_o
 
Khi Mùa Xuân chuẩn bị ra đi thì Mùa Hè đến. Mùa Hè mang đến cho Mùa Xuân một bó hoa hồng rất đẹp và nói:
- Mùa Xuân ơi, hãy tin tôi, tôi yêu em. Hãy ở lại với tôi! Chúng ta sẽ cùng đi chơi, đến tất cả những nơi mà em muốn.
Nhưng Mùa Xuân không yêu Mùa Hè. Và cô ra đi. Mùa Hè buồn lắm. Mùa Hè ốm, nhiệt độ lên cao. Mọi thứ xung quanh trở nên rất nóng. Sau một thời gian, Mùa Thu đến, mang theo rất nhiều trái cây ngon. Mùa Thu rất yêu Mùa Hè. Cô không muốn Mùa Hè phải buồn.
- Mùa Hè ơi, đừng buồn nữa. Hãy ở lại với em. Em sẽ mang lại hạnh phúc cho anh.
Nhưng với Mùa Hè, Mùa Xuân mới là tất cả. Và anh ra đi. Mùa Thu khóc, khóc nhiều lắm. Mọi thứ xung quanh trở nên ướt át.


 
Một thời gian sau, Mùa Đông đến, mang theo cậu con trai của mình là Băng Giá. Những giọt nước mắt của Mùa Thu làm Băng Giá cảm thấy xao xuyến. Anh muốn đem lại hạnh phúc cho Mùa Thu:
- Mùa Thu ơi, hãy ở bên tôi. Tôi sẽ xây cho em những lâu đài, những con đường bằng băng. Tôi sẽ hát cho em nghe những bài hát hay nhất. Hãy ở bên tôi.
- Không, Băng Giá ạ. Ở bên anh tôi sẽ luôn cảm thấy lạnh lẽo thôi.
Và Mùa Thu ra đi. Băng Giá buồn lắm. Gió thổi mạnh. Chỉ trong một đêm, mọi thứ trở nên trắng xóa bởi tuyết. Mùa Đông thấy con như vậy thì rất lo lắng. Bà nói:
- Tại sao con không yêu Mùa Xuân? Cô ấy đã đến và hứa sẽ mang lại hạnh phúc cho con.
- Không, mẹ ơi, con không thích. Chúng ta hãy rời khỏi đây đi.
Và họ ra đi.
Chỉ còn lại một mình Mùa Xuân. Cô khóc. Nhưng rồi bất chợt Mùa Xuân nhìn ra xung quanh: “Ôi, tại sao mình phải khóc chứ? Mình còn rất trẻ và xinh đẹp nữa. Thời gian dành cho mình không nhiều. Tại sao mình không làm những việc có ý nghĩa hơn?”.
Và mọi thứ  như  sống lại: cây cối xanh tốt, ra hoa, đâm chồi, nảy lộc…
 
 

Nam mô bản sư thích ca mâu ni phật

Lời khấn nguyện

Friday, March 9, 2012

Tôi và niềm say mê Toán học

Sau đây là bài viết của tác giả  Lê Gia Quốc Thống
1) Nghiên cứu toán học là khám phá:
Các phương trình toán học là có sẵn trong tự  nhiên, các nhà toán học (hay vật lý học) chỉ khám phá ra mà thôi. Giống như định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Nếu Newton không phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn thì trái táo vẫn rơi, một ngàn năm trước cũng như  là một ngàn năm sau cái ngày quả táo rơi lên đầu Newton. Các phương trình cơ chất lỏng như  Navier – Stokes cũng vậy. Nước vẫn chảy, mây vẫn trôi nếu như  các ông Navier và Stokes ông không phát biểu ra các phương trình đó.
vâng , tôi hiểu toán học , vật lý học hay  chung quy lại   gọi là khoa học  là sản phẩm của con người tạo ra nhằm mục đích giải thích, trả lời  những câu hỏi cũng do con người tự  đặt ra

2) Nghiên cứu toán học là phát minh:
Các lý thuyết toán là do các nhà toán học nghĩ ra. Có lẽ điều này đúng với toán lý thuyết và vật lý lý thuyết. Lý thuyết tích phân là do Riemann nghĩ ra để tính diện tích bên dưới một đồ thị. Lý thuyết về độ đo của Lebesgue dùng để tích phân các hàm số tổng quát hơn. Các lý thuyết về tồn tại và duy nhất của các nghiệm của các phương trình vi phân giúp các nhà toán học ứng dụng tự tin hơn khi đi tìm nghiệm xấp xỉ bằng số.
3) “Làm toán” là làm gì:
Như  vậy là quá trình “làm toán” là làm gì? Người nông dân “làm ruộng” là cày bừa, gieo hạt, tưới cây, bón phân rồi chờ ngày lúa trổ bông mà thu hoạch. Người công nhân đi “làm nhà máy” là đi vào cơ xưởng, vận hành máy tiện, máy hàn, máy cắt để làm ra những sản phẩm tiêu dùng hay cho các ngành công nghiệp khác. Theo quan điểm cá nhân của tôi, “làm toán” là quá trình tìm tòi để khám phá và phát minh ra cái mới cho toán học nói riêng và cho khoa học nói chung. “Làm toán” cần tới quá trình gieo hạt: một người thầy nào đó gợi cho mình ý tưởng tìm tòi về toán học. Rồi sau đó là quá trình bón phân, tưới cây: đọc các bài báo đã được xuất bản, đi nghe seminar, đi dự  các lớp học, đạt được bằng cấp này nọ… Và quá trình thu hoạch là các công trình mới được xuất bản trên các tạp chí toán học trên thế giới…
4) Toán học có lợi gì cho xã hội:
Người nông dân làm ra lúa gạo để muôn người được ăn no, người công nhân làm ra vật dụng tiêu dùng hàng ngày. Nhưng rồi ăn uống đã no đủ, đồ đạc sử  dụng đã thừa mứa, thì xã hội phát triển những nhu cầu cao hơn: chinh phục các vùng đất mới hay là chinh phục vũ trụ. Những nhu cầu mới này đòi hỏi việc xây dựng các con thuyền lớn có khả năng vượt đại dương, những tàu vũ trụ có thể bay lên các vì sao… Để làm được điều này người ta cần phải phát triển khoa học và kỹ thuật mà toán học là một trong các ngành mũi nhọn.

Tìm hiểu y phấn tảo

  ( trích trong sách phật quốc ký sự ) của t/g Thích Phước Tiến