Thursday, May 12, 2011

Bài viết về hòa thượng thích học toán

“Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”.

“Câu hỏi hóc búa được trả lời bằng cách mở một cánh cửa sổ để nhận ánh sáng từ bên ngoài”.


“Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa”.

Trích từ blog của GS Ngô Bảo Châu

Tôi nhớ câu chuyện về Định lý lớn của Fermat. “Không tồn tại các nghiệm nguyên khác 0 x, y, và z thỏa mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2”. Định lý chỉ có thế, không thể giản đơn hơn. Thế nhưng, phía sau cái ngoại hình đơn giản ấy là một thách đố của nhiều thế hệ. Không biết đùa hay thật mà nhà toán học vĩ đại của chúng ta, Pierre de Fermat, gần 4 thế kỷ trước đã viết thêm bên lề sách: “Tôi đã chứng minh được. Hay tuyệt. Nhưng lề sách bé quá, không đủ chỗ để viết.” Cái định lý tưởng chừng đơn giản ấy, cùng câu viết bí ẩn của Fermat, đã làm đau đầu các nhà toán học suốt non 4 thế kỷ qua. Mãi đến thập niên 1990, nhà toán học người Anh Andrew Wiles mới chứng minh được. Giới toán học thở phào sau khi thách đố nổi tiếng nhất lịch sử toán học được hóa giải. Thế giới cũng thở phào, tung hô Wiles như một vĩ nhân, dù mấy ai biết cặn kẽ việc ông ta làm là thế nào. Ấy thế mà Wiles coi công trình của mình chỉ là một món quà tặng vợ. Đơn giản thế thôi. Ông làm toán không để chứng tỏ một điều gì, không để trở nên nổi tiếng. Ông làm toán vì thích.

Anh chàng lập dị Grigori Perelman ở Nga cũng tương tự. Trong khi cả thế giới coi việc anh ta chứng minh thành công Giả thuyết Poincaré là kỳ tích, thì anh ta chép miệng: “Công lao tôi có gì đáng kể”. Perelman thậm chí còn từ chối nhận phần thưởng 1.000.000 USD của Viện toán Clay ở Cambridge, Massachusetts.

Các nhà toán học, tới một đẳng cấp thượng thừa nào đó, làm toán vì niềm đam mê, vì ham muốn khám phá thế giới, chứ chẳng phải để chứng tỏ một điều gì. Cũng như các võ sư bậc thầy luyện võ chẳng phải để đánh nhau.

No comments:

Học Bạch Y thần chú và tìm hiểu Bạch Y Quan Âm hoặc Bạch Y phật mẫu

Lời dặn trước khi trì chú Trước khi tụng trì Thần-Chú này, người trì Chú phải: 1) Tụng ba lần Chú  Tịnh Khẩu Nghiệp Chơn-Ngôn  để cho nơi mi...