Saturday, May 21, 2011

Đức Phật trong cái nhìn của các nhà khoa học

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". (Albert Einstein ).
  
1.   Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật :

Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến. [Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức].
 Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật kể cả trong lúc tình cờ.

     [ Tiến Sĩ S. Radhakrishnan] .

Ðiều đáng chú ý nhất nơi đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. [Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"].
 
Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình.

Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh. [H.G. Wells]. 

Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gủi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống. [Ðức Giám mục Milman].

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được. [ Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Ðộ giáo"].

Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức. [ George Grimm, "Giáo Lý của đức Phật"]. 

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ. [Giáo Sư Rhys Dadis].

 Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình. [ Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Ðức]

 Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi". [Anatole France].

 Sự khác biệt giữa đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí.

[khuyet danh].

Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18.

[J.Robert Oppenheimer].

Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật. [ Thủ Tướng Nehru].

3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại:

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [ Thủ tướng Nehru].

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ. [Albert Schweitzer ]

 Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [ Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"].

Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [ Một học giả Hồi Giáo].

Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S.Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"]
Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn.

[ Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"].

4. Giáo pháp của Đức Phật: 
Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời. [ Tiến Sĩ Graham Howe].

Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào - hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa. [ Tiến sĩ G. P. Malasekara].

Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao? Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này. [Giáo Sư Lakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"]

Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi. [- Gertrude Garatt].

Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này thông qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác. [ Tiến Sĩ Edward Conze, một học giả Phật giáo Tây Phương].

 Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy. [ Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"].

Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó. [Giáo sư Rhys Davids].

Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức Cồ Ðàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại. [- H.G.Well].

Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng.    [ Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"].

Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe. [- Một Văn Hào Tây Phương"].

"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học".

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó".
[Albert Einstein]

Wednesday, May 18, 2011

Những Lời Giáo Huấn của Đức Phật

Ngày Lễ Phật Đản năm nay cầu mong các chư vị phật tử được thanh tâm an lạc , những lời giáo huấn Lời Dạy Của Bảy Đức Phật và của đức lạt ma


1. Đức Phật Tỳ Bà Thi có dạy rằng: Bền chịu với các sự nhẫn nhục, ấy là giới hạnh đầu tiên mà Chư Phật hằng khuyên ta. Kẻ đã phát tâm Bồ tát mà còn phiền giận, thật không đáng với tiếng Phật tử.

2. Đức Phật Thi Khí có dạy rằng: Người ta có mắt lanh, bao giờ cũng vượt qua khỏi hố sâu thẳm; Cũng như thế, bậc Phật, Thánh thoát khỏi các nạn khổ.

3. Đức Phật Tỳ Xá Phù có dạy rằng: Tránh nói hành và tật đố, giữ giới hạnh, vừa lòng với sự đủ dùng về ăn uống; Bao giờ cũng thỏa thích trong tịnh thất thanh vắng của mình, bền chí về bổn nguyện và cố tiến thủ. Ấy là các lý cốt yếu mà Chư Phật đã ban truyền.

4. Đức Phật Câu La Tôn Đại có dạy rằng: Quanh quẩn trên hoa,con ong chỉ lấy mật hoa mà thôi, chớ không phá màu hoa và mùi hoa. Cũng như thế, Phật tử ờ chung trong đại chúng, chớ nên làm nặng lòng ai hết. Chớ xem coi họ có làm hoặc không làm, mà phải tự xét mình, xem lại coi đạo hạnh của mình có vẹn toàn hay không.

5. Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni có dạy rằng: Chớ để cái tâm lạc bậy, hãy siêng học các giới luật của Phật Thánh. Như vậy người ta sẽ xa lánh mọi sự buồn, và tiến tới Niết bàn.

6. Đức Phật Ca Diếp có dạy rằng: Chớ làm điều gì ác, phải làm các điều lành, cái sở ý của ngươi phải cho trong sạch luôn luôn. Chư Phật đều dạy như vậy.

7. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: Hãy giữ lời nói của ngươi, hãy làm cho tâm ý của ngươi trở nên thanh bạch, đừng làm một việc gì sái quấy. Giữ ba điều ấy là theo chánh Đạo, đạo của Chư Phật đó.

Saturday, May 14, 2011

Thứ sáu ngày 13 dưới góc nhìn của toán học và văn hóa

Thứ  sáu ngày 13 dưới góc nhìn của toán học và văn hóa
Ở một số nước phương Tây, người ta cho rằng thứ  sáu ngày 13 là ngày rủi ro. Tuy nhiên, báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 11-3-2009 cho biết số người mua lô tô tại Pháp vào thứ  sáu ngày 13 cao gấp 3 lần so với những ngày khác.
Vậy thứ  sáu ngày 13 có đặc điểm gì về mặt toán học và văn hóa ? Nó là ngày tốt hay xấu ?
Kiệt tác Bữa tiệc cuối cùng của Léonardo da Vinci
Bằng lý thuyết đồng dư, toán học chứng minh được một năm bất kỳ có ít nhất một thứ  sáu ngày 13 và nhiều nhất ba thứ  sáu ngày 13. Hơn nữa, một năm có ba thứ  sáu ngày 13 khi và chỉ khi ngày đầu năm là thứ  năm (đối với năm không nhuận) hoặc chủ nhật (đối với năm nhuận). Đó là trường hợp của năm 2009: có ba thứ  sáu ngày 13 rơi vào tháng hai, tháng ba và tháng mười một. Sự  kiện này đã xảy ra vào năm 1998 và sẽ lặp lại vào các năm 2015, 2026.
Những năm sắp đến, 2010 và 2011 chỉ có một thứ  sáu ngày 13 mỗi năm. Năm 2012 có ba thứ  sáu ngày 13 rơi vào tháng giêng, tháng tư và tháng bảy. Bộ ba “giêng, tư , bảy” này ít gặp hơn so với bộ ba “hai, ba, mười một”. Năm 2013 có hai thứ  sáu ngày 13 rơi vào tháng 9 và tháng 12. Tổng cộng có 21 thứ  sáu ngày 13 từ  2009 – 2019.
Cũng bằng toán học, ta tính được khoảng cách giữa hai ngày thứ  sáu 13 gần nhất chỉ có thể là 27, 90, 181, 244, 272, 335 hoặc 426 ngày. Như  vậy, hai thứ sáu ngày 13 gần nhất có thể cách nhau hơn một năm. Đó chính là trường hợp 13-8-1999 và 13-10-2000.
Theo Kinh Thánh, Chúa Jésus bị đóng đinh trên thập tự  giá vào thứ  sáu. Hơn nữa, bữa ăn cuối cùng của Chúa với các môn đồ có đúng 13 người. Việc này thường được xem là nguồn gốc việc kiêng sợ thứ  sáu ngày 13.
Ở Ý, số 17 được gắn với sự  rủi ro chứ không phải số 13. Còn ở Trung Quốc, con số này là 4 vì được phát âm gần giống với “ tử ” nghĩa là chết. Ở châu Mỹ Latin, ngày kiêng cữ  lại là thứ ba 13.
Về mặt thống kê, hiện chưa có dữ liệu đáng tin cậy nào để gán cho thứ  sáu ngày 13 với “may mắn” hay “rủi ro” theo một nghĩa nào đó. Chẳng hạn, xác suất trúng lô tô ở Pháp vào thứ  sáu ngày 13 cũng giống với những ngày khác và xấp xỉ với 1/14.000.000. Xác suất nhỏ bé này không có nghĩa là bạn không thể trúng lô tô và không hề ngăn cản người chơi lô tô nuôi hi vọng!

Thursday, May 12, 2011

Bài viết về hòa thượng thích học toán

“Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”.

“Câu hỏi hóc búa được trả lời bằng cách mở một cánh cửa sổ để nhận ánh sáng từ bên ngoài”.


“Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa”.

Trích từ blog của GS Ngô Bảo Châu

Tôi nhớ câu chuyện về Định lý lớn của Fermat. “Không tồn tại các nghiệm nguyên khác 0 x, y, và z thỏa mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2”. Định lý chỉ có thế, không thể giản đơn hơn. Thế nhưng, phía sau cái ngoại hình đơn giản ấy là một thách đố của nhiều thế hệ. Không biết đùa hay thật mà nhà toán học vĩ đại của chúng ta, Pierre de Fermat, gần 4 thế kỷ trước đã viết thêm bên lề sách: “Tôi đã chứng minh được. Hay tuyệt. Nhưng lề sách bé quá, không đủ chỗ để viết.” Cái định lý tưởng chừng đơn giản ấy, cùng câu viết bí ẩn của Fermat, đã làm đau đầu các nhà toán học suốt non 4 thế kỷ qua. Mãi đến thập niên 1990, nhà toán học người Anh Andrew Wiles mới chứng minh được. Giới toán học thở phào sau khi thách đố nổi tiếng nhất lịch sử toán học được hóa giải. Thế giới cũng thở phào, tung hô Wiles như một vĩ nhân, dù mấy ai biết cặn kẽ việc ông ta làm là thế nào. Ấy thế mà Wiles coi công trình của mình chỉ là một món quà tặng vợ. Đơn giản thế thôi. Ông làm toán không để chứng tỏ một điều gì, không để trở nên nổi tiếng. Ông làm toán vì thích.

Anh chàng lập dị Grigori Perelman ở Nga cũng tương tự. Trong khi cả thế giới coi việc anh ta chứng minh thành công Giả thuyết Poincaré là kỳ tích, thì anh ta chép miệng: “Công lao tôi có gì đáng kể”. Perelman thậm chí còn từ chối nhận phần thưởng 1.000.000 USD của Viện toán Clay ở Cambridge, Massachusetts.

Các nhà toán học, tới một đẳng cấp thượng thừa nào đó, làm toán vì niềm đam mê, vì ham muốn khám phá thế giới, chứ chẳng phải để chứng tỏ một điều gì. Cũng như các võ sư bậc thầy luyện võ chẳng phải để đánh nhau.

Tuesday, April 26, 2011

Sáu mươi sáu câu làm chấn động thiền ngữ thế giới.

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
2.Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.
3.Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
D51cd495a1f2f675e5ebf83889240cda

4.Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
5.Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
6.Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
7.Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
8.Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.
9.Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.
10.Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
12.Anh đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, anh phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính anh.
13.Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
14.Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
15.Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “ đa khẩu hạ lưu tình”.
16.Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa anh là ai? Giả sử anh bị chó điên cắn anh một phát, chẳng lẽ anh cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
17.Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người anh không hề yêu thích.
18.Mong anh đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
19.Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao anh lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao anh phải chứa đầy những não phiền như vậy?
20.Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì anh hiểu nó quá ít, anh không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi anh hiểu sâu sắc, anh sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của anh.
21.Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
22.Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, anh hiểu chứ?
02520b2fdc8e7a3f72a0f43a8234dc07

23.Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
24.Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.
25.Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp anh mới được tự tại.
26.Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
27.Khi anh thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối anh.
28.Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
29.Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
30.Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
31.Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.
32.Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
33.Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.
34.Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của anh đi.
35.Anh cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế anh sẽ rất đau khổ.
36.Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
37.Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
38.Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
39.Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
40.Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.
41.Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
42.Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
43.Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên anh cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
44.Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính anh.
49c95890794b1862ce14119dd93aa11a

45.Chỉ cần đối diện với hiện thực, anh mới vượt qua hiện thực.
46.Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, anh dối người khác được nhưng không bao giờ dối ni lương tâm mình.
47.Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
48.Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
49.Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.
50.Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.
51.Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
52.Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
53.Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
54.Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
55.Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
56.Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.
57.Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
58.Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
59.Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
60.Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
61.Anh hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.
62.Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.
63.Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
64.Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
65.Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
66.
Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

Friday, April 22, 2011

Toán vui ( lãng mạn )

Toán vui

4 ông A B C D đi uống nước. Tổng số tiền phải trả là 25 đồng.
A B C mỗi ông trả 10 đ.( 10*3 =30 ) Ông D không trả

Bà chủ thối 5 đ.

Ông D lấy 2 đ, còn lại 3đ chia đều cho 3 ông kia.

A B và C nghĩ : vậy mỗi ông chỉ chịu thiệt có 9đ, cộng với số tiền ông D giữ : 9*3 +2 = 29 đ

Vậy rốt cuộc thiếu 1 đ ? Vậy đồng đó ở đâu ?

Bài này có người đã đố Cir ở AL


Giải


+ Ba người không mất đồng nào cả. Vì 27 đồng chi ra trong đó gồm 25 đồng trả chủ quán và 2 đồng cho ông D.
Tóm lại, số tiền 30 đồng gồm 25 đ trả bà chủ; 2 đ ông D giữ và 3 đồng mà 3 ông kia đã nhận lại sau đó.

Tuesday, April 19, 2011

Vật Lý ( physics ) – Khoa Học Lãng Mạn

Vật lý  là môn khoa học tự  nhiên trong đó có một phân môn cực kỳ hấp dẫn đó là Thiên Văn Học  môn khoa học nghiên cứu các vì sao .
Mời tất cả mọi người thư  giãn  với  ca khúc này ( hãy chú ý một vật hình tròn có vành sáng bao quanh hiện diện trên  bầu trời ) trước khi xem có đúng vật lý lãng mạn không nha


Ôi ! tôi thích 2 đường thẳng song song gặp nhau ở vô cực . Xin hãy cho tôi 1 điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên .
Sự  lãng mạn của vật lý


Vật lý có lẽ là môn khoa học tự nhiên lãng mạn nhất trong các môn khoa học cơ bản. Sự lãng mạn của vật lý là ánh lấp lánh của những tinh cầu, là sự lung linh của những hành tinh trên dải Ngân Hà, là sự long lanh của những hạt cơ bản cấu thành nên vũ trụ, là sự tương đối và tuyệt đối của thời gian – không gian, và cả sự im lặng thách thức của siêu nhiên…
Như  cái vòng xoáy âm dương trong Thái cực đồ phương Đông, vật lý nghiên cứu từ những vấn đề vi mô nhất đến những vấn đề vĩ mô nhất của tự nhiên mà cuộc sống nhân loại không ngừng đi tìm lời giải đáp. Cuộc sống vốn chứa đầy những huyền ẩn, thậm chí những điều tưởng như giản đơn nhất cũng chứa đựng muôn vàn bí ẩn mà ta chưa khám phá hết. Thế nên trong hành trình đầy gian khó, với thiên chức nặng nề của mình, vật lý học đã hóa giải những bí huyền của tự nhiên và xã hội. Và nó còn tiếp tục giải mã những huyền bí ấy…
Cái nhìn của vật lý là cái nhìn chính xác, thậm chí là chính xác đến từng micromet, nanômet và hơn thế nữa, nhưng đôi mắt của vật lý là đôi mắt thi vị và lãng mạn khi nó hướng cái nhìn ấy lên bầu trời đầy sao, vào khoảng không bao la và thăm thẳm Thái dương hệ, vào tận thấu bản chất và những vận động bất tận của sinh thể, vật thể… Và đôi mắt lãng mạn đó thấu thị quá vãng, tiên lượng tương lai để rồi trở về với ánh mắt hồn nhiên mà thấu cảm, uyên thâm mà trong sáng ngây thơ thuở ấu thơ nhân loại.
Đôi mắt vật lý có phải là đôi mắt luôn suy tư, ưu trầm? Bất giác tôi chợt thấy đôi mắt ấy rất đỗi quen thuộc. Dường như là cái đăm chiêu trầm tư trong bức tượng Người suy tư thế kỷ của một nhà điêu khắc thời kỳ Phục Hưng.


Bức tượng đá tạc hình người đàn ông trong tư thế ngồi, cánh tay trần đặt lên vầng trán cao, ánh mắt miên man suy nghĩ. Người đàn ông vẫn ngồi đó từ thế kỉ ánh sáng, vẫn trăn trở những dòng ý nghĩ. Xung quanh pho tượng trắng, hàng bạch dương vẫn xào xạc lá và làn tuyết trắng vẫn rơi ngọt xuống bàn chân chàng. Và quanh đầu chàng là những dấu hỏi tại sao, những nguyên tử electron chuyển động theo quỹ đạo của vòng nguyệt quế khi chàng thốt lên “Oreka”… Hay dường như là ánh mắt ưu tư khi ngàn lần nhìn trái táo rơi của Isaac Newton, ánh mắt tinh anh trên Gương mặt thế kỷ XX A. Einstein pha chút mộng mị trong giấc chiêm bao với khát vọng ánh sáng về bản giao hưởng dở dang của Lý thuyết trường thống nhất. Hay ánh mắt cười vô ngần nhẹ mà thiên cao của Copernic, ánh mắt kiên nghị của Bruno trước khi bước lên giàn hỏa thiêu…
Niềm đam mê khoa học và cả lòng dũng cảm nữa đã chắp cánh cho sự lãng mạn của vật lý bay lên tới đỉnh Olympia của mình. Ở nơi đó sẽ không phải là nơi trú ngụ của các vị thần linh như trong thần thoại Hy Lạp, La Mã mà là nơi ngự trị của trí tuệ loài người, của niềm tin và những thành quả nghiên cứu khoa học của loài người. Ở nơi đó sẽ tràn ngập ánh sáng, đẹp đẽ và thiên lương. Vật lý lãng mạn hơn hẳn toán học, hóa học… và lãng mạn hơn bội phần có lẽ bởi nó nghiên cứu quang học và tương tác ánh sáng (dù là ánh sáng chói chang của vầng thái dương, ánh sáng lạnh cung Quảng Hà hay ánh le lói hắt ra từ phía cuối đường hầm) để thấy được ánh sáng khi là hạt khi là sóng và sự chuyển hóa thần kỳ giữa hai trạng thái đó…
Đức hạnh của nghệ thuật là niềm rung cảm hướng tới chân – thiện – mỹ và những giá trị nhân văn. Phẩm hạnh của triết học là hoài nghi. Và tôn giáo nặng trĩu đức tin. Còn phẩm chất của khoa học là ngạc nhiên trước những điều tưởng như hiển nhiên nhất. Ngạc nhiên ngước nhìn trái táo rụng xuống đất mà vật lý có được định luật vạn vật hấp dẫn, ngạc nhiên khi ngâm mình trong bồn tắm mà vật lý có được định luật Achimet. Ngạc nhiên, ngạc nhiên và ngạc nhiên… Những cái ngạc nhiên vĩ đại và lãng mạn.
Nếu thi ca đi tìm cái đẹp, triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì khoa học đi tìm sự thông thái. Vật lý trên con đường đi tìm sự thấu hiểu đã ấp iu một ước vọng khôn cùng là Lý thuyết cuối cùng (The Final Theory)

Lý thuyết cuối cùng  The Final Theory

như một biểu hiện tột cùng của sự lãng mạn.
Liệu chúng ta có thể nhận thức được bí mật cuối cùng của vũ trụ không? Thế giới hiện thực, vừa cụ thể vừa hết sức trừu tượng, vừa hỗn mang vừa trật tự, vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất. Vật chất và trường, năng lượng và khối lượng, không gian và thời gian, sóng và hạt, hạt và phản hạt… Những đặc tính đó lại chuyển hóa nhau bằng chữ Dịch.
Liệu chúng ta có thể biết cái không thể biết được hay không? Vật lý, cũng như thế giới khách quan mang trong mình những tính chất trái ngược nhau, mô tả khái quát hiện thực bằng những định lý, định luật, lý thuyết vừa hết sức chính xác, rõ ràng song cũng chính vì thế mà nó có một vẻ lãng mạn riêng…
Giấc mơ chú Cuội cung trăng bây giờ không phải là điều quá vời xa với loài người nữa, motip du hành xuyên không – thời gian trong chuyện Từ Thức gặp tiên về mặt lý thuyết cũng không phải là hoang đường nữa. Vật lý lãng mạn nhất trong các khoa học tự nhiên không phải vì nó gần gụi với thi ca bởi việc giải thích những bí ẩn mã hóa trong những huyền thoại ngàn xưa hay những chuyện viễn tưởng, giả tưởng mà vì nó triết thuyết. Như một vị thiền sư già ngồi công án bên gốc cây cổ thụ để chứng ngộ bản thân và cộng đồng trong tổng hòa các mối quan hệ tương hỗ trên hết thảy các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vật lý học không chỉ song hành cùng những bước tiến thăng trầm của văn minh loài người, nó cũng chính là lịch sử sự sống. Khoa học không biên giới, nghệ thuật có cội nguồn như ai đó đã từng nói thì vật lý học trên hành trình phát triển của mình đã bắt gặp nguồn cội sự sống. Là một khoa học chuyên ngành nhưng ở một góc độ, vật lý chạm đến những vấn đề cốt lõi của triết học là bản thể luận, nhận thức luận.
Không phải ngẫu nhiên mà Fritjof Capra thấy cái đạo của vật lý và viết thành sách nếu vật lý chỉ là một cái gì đó khô khan mà thiếu đi vẻ lãng mạn của mình. Chính sự lãng mạn sâu xa của vật lý đã cho ông cái nhìn uyên nguyên về thế giới và xã hội, về cội nguyên sự sống và ý nghĩa thâm nguyên của cuộc sống. Cuốn sách Đạo của vật lý (Nguyễn Tường Bách biên dịch) của ông là một tiếng nói về sự gặp gỡ giữa vật lý học hiện đại và triết học phương Đông ngàn xưa.
“Vật lý học hiện đại xác nhận một cách kỳ lạ một trong những ý tưởng cơ bản của đạo giáo Đông phương: tất cả mọi khái niệm mà ta dùng để mô tả thiên nhiên đều bị giới hạn; đó không phải là những đặc tính của thực tại như ta đã từng có khuynh hướng tin tưởng, mà chỉ là những sáng tạo của trí óc, chỉ là cái bản đồ chứ không phải sông núi, đất đai. Cứ mỗi lần ta nới rộng lĩnh vực của kinh nghiệm, những giới hạn của tư tưởng thuần lý trở thành hiển nhiên và ta phải thay đổi, có khi phải từ bỏ, một vài khái niệm mà ta có”.
Tự bản thân vật lý từ sâu xa đã mang trong mình tính lãng mạn, và điều lãng mạn nhất và cũng là huyền nhiệm nhất chính là nơi khởi thủy vạn vật mà vật lý học và tất thảy mọi khoa học cổ xưa và hiện đại đã, đang và sẽ mãi còn kiến giải. Cuộc thảo luận giữa các thuyết trình viên là các nhà khoa học GS.TS thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, GS.TS vật lý Phạm Xuân Yêm, TS vật lý kiêm nhà Phật học Nguyễn Tường Bách tại Phật đường Khuông Việt (Paris, Pháp) ngày 29/5/2005 nói về sự tương đồng giữa thế giới quan vật lý học hiện đại và triết lý Phật giáo cũng minh chứng điều đó.
Bohm du nhập thuyết âm dương, Erwin Shrodinger viết Vệ Đà của một nhà vật lý, Nguyễn Tường Bách trình bày trong cuốn Lưới trời ai dệt?  từng bước đi lần mò của khoa học từ Aristote để giải thích vũ trụ và những lý thuyết của Phật giáo xưa 25 thế kỉ rồi mà nay hầu như mới là một tổng hợp so sánh lý thú giữa sự  phát triển của nhận thức về vũ trụ trong khoa học vật lý và vũ trụ  quan Phật giáo để thấy các nhà vật lý thiên văn đã gõ cửa tìm vào tòa nhà minh triết phương Đông, thắp thêm ánh sáng cho những câu hỏi mới mà họ đặt ra trong đầu.
Quả thực tôi không có ý định nói về sự gặp gỡ của văn minh phương Tây và văn hóa cổ phương Đông nhưng sự  lãng mạn của vật lý đã dẫn tôi đến giao điểm huyền vi đó. Có nhà vật lý trứ danh nào không mang một câu hỏi triết lý ở trong đầu về vật chất, về vũ trụ và có bao nhiêu những người khai phá ra Cơ học lượng tử  cũng đồng thời là triết gia?
Max Planck có bao giờ giấu giếm mình có một tâm hồn tôn giáo sâu sắc, Einstein có ngại ngần gì thốt ra những câu thán phục Phật giáo? Tách ra khỏi tôn giáo và thần quyền để trưởng thành, khoa học vật lý dường như bao giờ cũng trường tương tư  với triết lý và tính thiêng liêng. Khoa học cứ là khoa học và tôn giáo cứ là tôn giáo, nhưng hai dòng chảy thiên thu đó có chung một nhánh là vẻ đẹp tiềm ẩn của đời sống, sự lãng mạn của tâm hồn. Thế thì, sự lãng mạn của vật lý hay là sự lãng mạn của con người?…

Sunday, April 10, 2011

Năm tháng nhuận trong âm lịch được tính như thế nào?

Muốn tính năm âm lịch có tháng nhuận hay không, ta lấy năm dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho các số dư 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.

Lịch tính thời gian theo mặt trăng gọi là âm lịch. Tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).


Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Với năm âm lịch, muốn tính năm nhuận chỉ việc lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

Ví dụ:

Năm nay Bính Thân 2016 không nhuận vì 2016/19 dư 2 nên không phải năm nhuận.

Năm sau Đinh Dậu 2017 là năm nhuận vì 2017/19 dư 3 nên năm sau là năm nhuận.

Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.

Trong dương lịch không có tháng giêng hay tháng chạp mà chỉ có tháng một và tháng mười hai . Hai cái tên giêng và chạp là tên riêng của hai tháng trong âm lịch và chỉ có trong âm lịch .

Trong âm lịch ko hề có tháng mười một , nếu để ý chúng ta thấy dân gian ta hay đọc thứ tự ” một, chạp , giêng , hai …” Có nghĩa là tháng thứ mười một trong năm được gọi là tháng một , tháng mười hai gọi là tháng chạp . Âm lịch của chúng ta xuất phát từ lịch mặt trăng đến từ Trung Quốc , tháng mười một là tháng tý ( tháng này thường rơi vào khoảng thời gian có ngày đông chí 21 hoặc 22 dương lịch ) tương đương với thời điểm gieo mạ vụ lúa xuân của các quốc gia phương đông trồng lúa lâu đời điều này lý giải nguyên do việc tháng này được gọi là tháng tý .

CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG NAM - HƯỚNG XUẤT HIỆN CỦA MƯA SAO BĂNG

 Ai cũng mong nhìn thấy sao băng mỗi khi có sao băng xuất hiện trên trời vì người ta tin rằng khi người nào nhìn thấy sao băng là người đó gặp may mắn .

CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG NAM - HƯỚNG XUẤT HIỆN CỦA MƯA SAO BĂNG

1. Cách 1:
Vác la bàn ra mà xem

2. Cách 2:
Định hướng bằng GẬY và MẶT TRỜI (Phương pháp Owen Doff)

Owen Doff là một nhà phi công người Anh. Trong suốt cuộc đời lái máy bay đi khắp nơi trên thế giới, ông đã nghiên cứu được một phương pháp xác định phương hướng bằng cách phối hợp giữa GẬY và MẶT TRỜI. Phương pháp này đã được ông thử đi thử lại nhiều lần (trên 1.000 lần) ở nhiều vị trí khác nhau trên Trái Đất (Từ cực Bắc cho đến cực Nam) và ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (những lúc có bóng Mặt Trời). Cuối cùng, ông đã thu được kết qủa chính xác gần như tuyệt đối.
Cách làm như sau:
- Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T (hình 1).
- Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ (hình 2).
- Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông.
- Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam.

3. Cách 3: Xác định phương hướng bằng đồng hồ có kim chỉ giờ.
Với một chiếc đồng hồ có kim và 12 số chỉ giờ, ta vẫn có thể xác định phương hướng được. Gồm các bước sau:
- Đặt đồng hồ nằm ngửa trên lòng bàn tay (theo phương nằm ngang) sao cho kim giờ chỉ về hướng của Mặt Trời hiện tại.
- Chia đôi góc do chiếc kim chỉ giờ và đường 6-12 tạo nên. Đường phân giác này sẽ chỉ hướng Bắc – Nam (góc nhỏ nhìn về hướng Nam – góc lớn nhìn về hướng Bắc). Ví dụ trong hình vẽ là 13g00, tức 1g00 chiều.
Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn đối với Trái Đất, tạo thành một đường tròn xung quanh Trái Đất, trong 24 tiếng đồng hồ. Kim giờ của đồng hồ thì quay một vòng tròn trong 12 giờ, nghĩa là trong cùng một thời gian, kim đồng hồ vạch cung lớn hơn 2 lần.

Hiểu một cách ngược lại, nếu ta lấy hướng Bắc – Nam chia đôi cung do kim giờ vạch ra (với vị trí của mặt đồng hồ như đã làm ở trên), ta sẽ tìm thấy hướng của Mặt Trời đang hiện diện.
Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác cho lắm, sai số có thể lên đến hàng chục độ. Nguyên nhân chính là vì mặt đồng hồ được đặt song song với mặt phẳng chân trời, còn đường di chuyển hàng ngày của Mặt Trời chỉ ở cực mới nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Còn ở các vĩ độ khác, đường đó tạo nên với đường chân trời những góc khác nhau, góc đó có thể lớn hơn 90 độ (ở Xích Đạo). Vì lẽ đó, chỉ có ở vùng gần cực thì mới có thể dùng phương pháp này để xác định phương hướng cho kết qủa chính xác mà thôi.

Wednesday, April 6, 2011

Môn Địa Lý

Tìm hiểu một chút về môn địa lý Môn địa lý là môn khoa học mô tả thế giới , nó là môn khoa học tự nhiên như toán học , vật lý hay là môn khoa học xã hội như văn học , báo chí? Môn Địa lý nằm giữa ranh giới của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đòi hỏi tính logic, kỹ năng làm bài tập .
1-earth
1-earth
Cùng với Hà Nội trên thế giới chỉ có 28 thủ đô là những thành phố có truyền thống 1000 năm tuổi trở lên với những cái tên "lừng lẫy" như Paris (Pháp) Rome (Italia) London (Anh) Athens (Hy Lạp)...
Thăng Long - Hà Nội được Thái tổ Lý Công Uẩn chọn làm kinh đô của nước Đại Việt từ năm 1010 và liên tục từ đó đến nay đều là "thủ đô". Cùng với Hà Nội trên thế giới chỉ có 28 thủ đô là những thành phố có truyền thống 1000 năm tuổi trở lên với những cái tên "lừng lẫy" như Paris (Pháp) Rome (Italia) London (Anh) Athens (Hy Lạp) Prague (CH Séc) ở châu Âu... hay Bắc Kinh (Trung Quốc) Delhi (Ấn Độ) Cairo (Ai Cập)... Có những thành phố thật sự lâu đời như Bratislava (5000 năm trước Công nguyên) Jerusalem (thiên niên kỷ thứ 4 trước CN) hay Damascus (Siria) tới 8000 - 1000 năm trước CN nhưng các thành phố ấy làm thủ đô từ bao giờ có liên tục đến hôm nay hay đã trải qua nhiều quãng ngắt... là những "bí ẩn" đang chờ người dự thi giải mã.
Tìm hiểu về văn hóa lịch sử của các thủ đô trên thế giới chính là để hiểu hơn yêu hơn bản sắc văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Monday, April 4, 2011

Phần Số

Bây giờ  chúng ta học môn giáo dục công dân
Có một câu nói trong SGK lớp 7 ngày xưa như  thế này : Con người là một phân số mà tử  số là giá trị thực còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng là mình có mẫu số càng lớn thì phân số càng nhỏ và mẫu số là vô tận thì phân số bằng không  .
Nếu không phải người yêu toán tôi sẽ không muốn mình là một phân số  đâu . À tôi muốn mình là một phân số có con số 0 ở  mẫu số . Tôi chỉ là một con số 0 vô nghĩa trong phân số  sẽ bị người ta gạch đi xóa bỏ đi .
Nhưng có mấy ai hiểu được con số 0 tròn trĩnh vô nghĩa nằm ở mẫu số  đó chứ .
Giá trị của con người giống như  một phân số, trong đó tử  số mới là giá trị thực của mình, còn mẫu số chỉ là giá trị do mình tưởng tượng ra. Kiến thức sơ đẳng về phân số cho ta biết khi mẫu số càng lớn thì giá trị phân số càng bé lại, và nếu… mẫu số tiến đến vô cực thì giá trị phân số tiến đến không; ngược lại khi giá trị mẫu số càng bé thì giá trị phân số càng lớn, nếu mẫu số tiến về không thì giá trị phân số tiến về vô cực.
Vô cực là cái quái gì thế  -> là  tưởng tượng ra cái cao siêu nhất cũng giống như đấng sáng tạo đã tạo ra con người , đấng sáng tạo mắc sai lầm nghiêm trọng khi tạo ra 2 cá thể nam nữ  đối nghịch nhau và yêu nhau .
Nhưng rất tiếc 2 thứ  cao siêu đó chưa đến được vô cực thì nó lại rơi xuống đáy và thành con số 0 tròn trĩnh .
Lòng tốt là thứ  ngôn ngữ  mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy.
“Kindness is the language which the deaf can hear and the blind can see.”
Tôi là  blogger và tôi viết blog , tôi viết tôi say mê những cái mà tôi yêu thích .
Trong cái yêu thích của tôi có wordpress và tôi đã chọn em làm người yêu .

Tôi là blogger ư  hay chỉ là copywriter  , tôi phát triển ý tưởng của người khác theo phong cách của Tôi và tôi chọn wordpress cùng với myopera , blogger , blog ,  typepad , livejournal , friendster , multiply …. và nhiều nhiều nữa . Cái chính vẫn là Thu Quyến Rũ wordpress “người yêu số một” của tôi .

WordPress tôi yêu em

Typepad Tôi cũng yêu em 
Weebly Tôi cũng yêu em 

Saturday, April 2, 2011

Vũ Trụ

Câu nói của Newton : Những gì mà chúng ta biết chỉ là một giọt nước những gì mà chúng ta không biết là cả một đại dương “Bạn biết gì về những thứ bạn chưa biết”. Câu trả lời thường là “không gì cả”.


hình ảnh từ twitter NASA

Wednesday, March 30, 2011

Bài Toán Cổ Dân Gian

Hôm trước ta có nói đến một bài toán cổ trên ngôi mộ cổ có khắc số 2520 đó là một con số rất đẹp trong một bài toán có đánh dấu sao dành cho hs lớp 4 mà ngày xưa lão già mùa đông này đã học .

Hôm nay lão già mùa đông này lại nói đến một bài toán cổ nữa mà cô tiên mùa xuân đã dạy cho lão hồi lớp 6 . Những dòng in đậm màu xanh chính là cô tiên đã dạy lão cách giải đó đấy



Bài toán cổ dân gian

Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Hỏi bao nhiêu gà bao nhiêu chó!

Bài giải

ta gọi : chó =X , gà=Y
ta được X + Y = 36 (1)
và 4X + 2Y = 100 (2)
giải hệ pt 2 ẩn số
đem pt (1) x2 ta được 2X + 2Y = 72
Trừ 2 vế ta được 2X = 28
=> X = 14 và Y = 22
Kết luận : có 14 chó và 22 gà

Bài toán này là bài toán cổ, toán học đã chững minh rằng nó có hệ nghiệm duy nhất.
Vét cạn trong không gian tìm kiếm sẽ tối ưu khi ta tìm trong không gian giao của các không gian. Ở đây ta có hai không gian. Không gian thứ nhất giới hạn bởi tổng số gà và chó bằng 36. Không gian thứ 2 giới hạn số chân bằng 100. lời giải của các bạn là tìm nghiệm thỏa mãn không gian thứ nhất ( tổng số con vật bằng 36 ), xong rồi vét trên không gian thứ 2 ( tổng số chân bằng 100 ). Lời giải của mình là tìm nghiệm thỏa mãn trên không gian thứ hai trước ( tổng số chân bằng 100 ), xong rồi vét cạn trên không gian thứ nhất ( tổng số con vật bằng 100 ).
nếu giao của hai tập hợp A và B là khác rỗng, theo toán học ta có : A ^ B = B ^ A. Tức là việc vét một không gian theo không gian còn lại để tìm giao là hoàn toàn tương đương. Giao của hai không gian này chính là lời giải mà chúng ta cần tìm.


Đây là bài toán cổ quen thuộc có trong SGK toán cũ với học sinh lớp 8 , 9 bài toán được giải dễ dàng bằng cách đưa về 1(hệ) phương trình bậc nhất nhưng với học sinh lớp 5 , 6 đây là bài toán khó điển hình cho dạng toán giả sử thường chỉ dành cho học sinh khá giỏi . Dạng toán có tên gọi như thế vì khi giải dạng toán này bài giải được bắt đầu bằng câu : Giả sử rằng …Cụ thể với bài toán trên, bài giải thường được trình bày như sau:

Giả sử cả 36 con đều là chó cả, khi đó tổng số chân có là: 36 x 4 = 144 (chân)
Số chân bị dôi ra là 144 – 100 = 44 (chân)
Sở dĩ như vậy do số chân của mỗi con gà bị tính dôi ra là: 4 – 2 = 2 (chân)
Vậy số gà là: 44:2 = 22 (con)
Số chó là: 36 – 22 = 14 (con)

Đã qua nhiều năm tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác chưng hửng khi lần đấu gặp bài toán này, bó tay và rồi được thấy cho bài giải Giả sử .. . Cái Giả sử trời ơi này từ đâu ra thế?
Hình như để tránh cái Giả sử đột ngột kia, và cũng để tạo ấn tượng, một số tác giả đưa ra cách giải Gắn thêm cho mỗi con gà 2 chân, khi đó tổng số chân là … hoặc bắt mỗi con chó đều gác hai chân lên bàn … . Ấn tượng thì có ấn tượng thật, nhưng vẫn cái cảm giác gượng ép, đột ngột từ trên trời rơi xuông.

Một số tác giả khác đưa ra cách giải bằng sơ đồ:

Biểu thị số chó bằng một hình tam giác, số gà bằng một hình tròn.
Như thế ta có 1 tam giác + 1 hình tròn = 36,
Số chân chó + số chân gà = 4 tam giác + 2 hình tròn = 100
Thay 2 tam giác + 2 hình tròn = 72, còn lại 2 tam giác = 100 – 72 = 28 …

Thực chất cách giải này là giải một hệ phương trinh bậc nhất trong đó hai ẩn x, y thông thường được thay bằng các hình vẽ tam giác, hình tròn. Nhìn chung vẫn là cách giải truyền thống: phỏng theo cách giải đại số để giải bài toán số học.

Mọi bài toán đố đều cần được xem như những trò chơi trí tuệ, nhằm rèn luyện trí tuệ …

Sunday, March 27, 2011

Chúng bay sẽ bị “đạo hàm”

Một thanh niên trẻ mắt mũi trợn trừng lao lên toa tàu đe nẹt mọi người... Hắn phi như điên trên toa tàu, huơ huơ tay và mồm la to dữ tợn. "Chúng bay dẹp ra, cút hết đi."

"- Nếu đứa nào còn đứng chắn đường ta, nó sẽ bị ta đạo hàm hoặc không thì sẽ bị tích phân..."

Mọi người trên tàu hoảng loạn, chạy té cả ra, tránh thật xa tên thanh niên dữ tợn. Duy nhất, chỉ còn một cô gái xinh đẹp, chân dài vẫn đứng nguyên tại chỗ, mỉm cười. Tên thanh niên tiếp tục đe dọa và nhắc lại lời hứa sẽ tích phân hay đạo hàm cô gái.

Cô gái mỉm cười thỏ thẻ:

"- Dạ thưa chàng, thiếp không sợ đâu. Thiếp chính là e^x" (e mũ x)


..........................................

Đây là cô nàng nắm rất chắc kiến thức giải tích cơ sở. Lý do để không sợ anh ta có thể trình bày đơn giản như sau:

∫exp(x)dx = exp(x) + C

d(exp(x))/dx = exp(x)

trong đó ký hiệu toán học exp(x) chính là e^x với e=2.71828 (cơ số tự nhiên néper). Điều này có nghĩa là anh chàng thoải mái đạo hàm hay tích phân, cô nàng vẫn là exp(x) mà thôi.

.............................................

Ta sẽ đạo hàm ngươi
Trong một ngõ hẹp tối tăm đôi bạn hàm số gặp phép toán đạo hàm.
“Tránh đường cho ta đi nếu không ta sẽ đạo hàm nhà ngươi đến 0”- Phép toán đạo hàm chỉ thấy tên hằng số.
– Thử coi – Ta là ex.
Lại ngõ hẻm đó vào một đêm tối tăm, ex lại gặp một phép toán đạo hàm khác.
-“Tránh đường cho ta đi nếu không ta sẽ đạo hàm nhà ngươi đến 0”
-Thử coi – Ta là ex.
Thế thì ngươi chớ có trách ta, ta là d/dy.

Toán nâng cao lớp 1

Toán học toán học đê

Bài toán: Tìm tuổi của ông, biết tuổi ông là số chẵn, nếu đổi chỗ chữ số tuổi ông ra tuổi bố, cộng hai chữ số tuổi bố ra tuổi con. Biết Tổng tuổi ông, bố, và con là 144, tuổi ông nhỏ hơn 100.Bài này là đề thi toán tiểu học quốc tế tại Ấn Độ 2004

Bài giải

1) Đoán mò
Giả định số tuổi ông là 84<100:
- Tuổi Bố là số tuổi ông đổi chỗ: 84->48
- Tuổi con: 4+8=12
- 84+48+12=144
Vậy kết luận Tuổi ông là 84.


2)
Tuổi của ông nhỏ hơn 100 vậy là số có 2 chữ số, gọi tuổi ông là ab trong đó a và b là số có 1 chữ số và chữ số b là số chẵn: 2, 4, 6, 8
Tuổi của bố là ba.
Tuổi của con là b+a = a+b do phép cộng có tính chất hoán vị .
Theo đầu bài ta có: ab + ba + a + b = 144
a0 + b + b0 + a + a + b = 144
2a + 2b + a0 + b0 = 144
2(a+b) + 10(a+b) = 144
12(a+b) = 144
a + b = 12 vậy tuổi con là 12
a và b là số có một chữ số do đó không bằng 10
Nếu b = 4 thì a = 8 tuổi bố là 48, tuổi ông là 84
Nếu b = 6 thì a = 6 tuổi bố và tuổi ông đều là 66 -> không đúng
Nếu b = 8 thì a = 4 tuổi bố là 84, tuổi ông là 48 -> không hợp lý
Vậy đáp án đúng là:
a= 8, b = 4
Tuổi ông là 84, tuổi bố là 48, tuổi con là 12.

Tuesday, March 15, 2011

Tên gọi từ một lỗi chính tả

Đây là blog của google là một người sử dụng nhiều loại blog thì theo kinh nghiệm của tôi blog google hay blogger không phải loại blog tốt như wordpress . Wordpress bây giờ liên kết với microsoft và windowlivespace đã chuyển sang wordpress rồi . Blogger chẳng có ma nào cả im ắng như nấm mồ hoang vậy .
Tuy nhiên ta hãy thử tìm hiểu một chút về google xem nào
Dưới đây là 10 điều thú vị về Google mà ít người đến.

Tên gọi từ một lỗi chính tả


Tên gọi Google thực chất xuất hiện từ một lỗi chính tả. Những người sáng lập ra website tìm kiếm này, Larry Page và Sergey Brin, nghĩ họ sẽ đặt tên ‘đứa con tinh thần’ của mình là ‘Googol’. Googol là một thuật ngữ toán học chỉ số có chữ số 1 đứng trước 100 chữ số 0 phía sau. Thuật ngữ này được đặt tên bởi Milton Sirotta, là cháu trai của Edward Kasner, một nhà toán học người Mỹ, và sau đó được phổ biến trong cuốn sách “Mathematics and the Imagination” (Toán học và trí tưởng Khởi đầu bên trong một chiếc gara Google ban đầu là một dự án nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin khi họ mới 24 và 23 tuổi. Tuyên bố sứ mệnh của Google là nhằm sắp xếp thông tin trên toàn thế giới và biến các thông tin đó trở nên có thể tiếp cận và dễ dàng sử dụng được. Văn phòng đầu tiên của công ty là ở bên trong một chiếc gara xe hơi tại Menlo Park, California. Nhân viên đầu tiên của Google là Craig Silverstain, hiện là giám đốc công nghệ của hãng. Nền tảng của công nghệ tìm kiếm mà Google sử dụng được gọi là PageRank, nó gán một giá trị về “tầm quan trọng” cho mỗi trang trên thế giới web và xếp hạng trang này để xác định xem nó hữu dụng tới mức nào. Tuy nhiên đó không phải lí do vì sao nền tảng này có tên gọi PageRank, mà thực ra nó được lấy từ tên của người đồng sáng lập của Google là Larry Page. tượng) do Kasner và James Newman làm đồng tác giả. Google dự kiến sử dụng thuật ngữ đó để phản ánh sứ mệnh của mình trong việc sắp xếp lượng thông tin khổng lồ có sẵn trên thế giới web. Ban đầu Larry và Sergey Brin gọi máy tìm kiếm của họ là BackRub – là tên gọi mô tả phép phân tích các trang web của nó với các link ẩn phía sau. Chiến dịch tìm kiếm một tên gọi mới bắt đầu vào năm 1997, khi Larry và các cộng sự bắt đầu săn tìm một số những tên mới khả dĩ hơn cho công nghệ tìm kiếm đang được họ nâng cấp.
Dịch vụ Gmail

Dịch vụ web mail miễn phí Gmail đã được sử dụng trong nội bộ công ty trong gần 2 năm trước khi chính thức được cung cấp rộng rãi. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra sáu kiểu người dùng email và Gmail được thiết kế để đáp ứng tốt cho cả sáu kiểu người dùng này. Mới đây dịch vụ e-mail miễn phí này đã phải đổi tên cho những người dùng mới ở Anh. Sau khi có tranh chấp về thương hiệu với Independent International Investment Research – một tổ chức đặt tại London, dịch vụ này đã được đổi tên thành Google Mail

Wednesday, February 9, 2011

Ý NGHĨA GIỜ PHÚT THIÊNG LIÊNG ĐÊM GIAO THỪA



Giao thừa

Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch


* Lễ trừ tịch
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ý nghĩa của lê này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để " khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

* Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

* Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

*Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà..

* Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.

* Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật ,Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...