Theo phong tục tập quán xưa của người Việt, rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết Hạ nguyên hàng năm được tổ chức trọng thể, vượt ra ngoài phạm vi gia đình và trở thành một lễ hội tâm linh của dân tộc Việt, một sinh hoạt tín ngưỡng mang đậm tính nhân văn nơi chốn già lam thanh tịnh. Người Phật tử trong ngày nay sẽ hướng tâm tu tập, tưởng nhớ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, Thánh thần độ trì, kế đến là ông bà tổ tiên che chở. Đây cũng là dịp để mỗi người kết nối truyền thống gia đình trong tinh thần tri ân và báo ân.
* Tết Hạ nguyên là Tết gì?
Tết Hạ nguyên là Tết cuối cùng của bộ ba Tết Thượng nguyên (rằm tháng Giêng), Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười) trong năm.
Lễ hội rằm tháng 10 tự thân đã được định hình và phát triển trong tâm thức người dân Việt Nam từ rất lâu. Xưa kia người Việt một năm chỉ trồng một vụ lúa, khi gió bấc non bắt đầu thổi, trời se lạnh là lúc lúa mùa sớm trổ bông. Đến đầu tháng 10 (âm lịch) gặt lúa về, người dân làm lễ cơm mới tạ Thần Nông (vị thần cai quản trong nông nghiệp) và gia tiên để cầu một vụ mùa mới bội thu hơn.
Sau khi vụ lúa tháng Tám vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Khí tiết mùa đông lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hại mùa màng. Cho nên đến ngày rằm tháng Mười, người dân thường dùng chính thóc lúa mới vừa được thu hoạch chế biến thành các món ăn truyền thống theo phong tục tập quán của từng địa phương như: Xôi, chè kho, bánh ít, bánh cúng, bánh nếp, bánh bột lọc, bánh gạo…
Ca dao Việt Nam ta có câu:
"Rằm tháng Giêng, ai có tiền thì quảy,
Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không,
Rằm tháng Mười, mười người mười quảy".
Như vậy, trong ba ngày rằm, rằm tháng Mười là ngày mọi người ai cũng đều cúng quảy. Theo phong tục cổ xưa, Tết Hạ nguyên là dịp “tiến tân” cơm gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến thiết lập mâm lễ thơm ngon tinh khiết để dâng cúng tổ tiên. Tết Hạ nguyên - Rằm tháng Mười hay còn gọi là Tết mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội có vị trí vô cùng quan trọng đối với cư dân nông nghiệp.
* Ý nghĩa Tết Hạ nguyên trong Phật giáo
Rằm tháng Mười không chỉ được tổ chức theo phong tục tập quán ở mỗi địa phương mà còn lan tỏa vào từng mái chùa:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Lễ Hạ nguyên ở chùa tuy hình thức có phần đơn giản hơn so với các lễ hội Phật giáo khác như Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan nhưng về nội dung vẫn phản ánh đậm nét màu sắc tâm linh, nhắc nhở các Phật tử sống đúng Chánh pháp, noi theo gương hạnh của chư Phật và chư Tổ.
Ngày rằm tháng Mười được coi như lễ tạ ơn. Đúng với tinh thần nhớ ơn, đền ơn trong Tứ Trọng Ân đức Phật đã dạy khi còn tại thế: Ân Tam bảo, ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân chúng sinh vạn loài. Đối với người Phật tử, rằm tháng 10 là dịp để hướng tâm tu tập, siêng làm điều thiện, tu tâm dưỡng tính và tưởng niệm công đức của chư Phật khắp mười phương. Đồng thời bày tỏ lòng thành kính với công ơn truyền dạy của các vị thầy, bậc thiện tri thức.
Vào ngày này mỗi năm ngoài đi chùa, thắp hương cầu an cho người thân thì mọi người còn cầu siêu cho người đã khuất, là dịp để mỗi người hướng tới cội nguồn và những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình. Trong ngày rằm tháng Mười, mỗi người tự hứa với lòng mình, phát hạnh nguyện sống theo Chánh pháp, nếp sống hướng thiện cao quý, mong sao được thành tựu trước sự chứng minh của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên trong không khí trang nghiêm trước gian thờ Phật hay bàn thờ gia tiên.
Với ý nghĩa thiêng liêng ấy, ngày Tết Hạ nguyên hay còn gọi là rằm tháng Mười đã trở thành ngày hội để tôn vinh các giá trị văn hóa tinh thần của cội nguồn dân tộc, thể hiện khát vọng được sống an lành, bình an, xây dựng một đời sống hướng thiện của người dân Việt. Đây cũng là dịp để thế hệ trước răn dạy thế hệ sau về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", biết sống đúng theo tinh thần đền ơn đáp nghĩa. Từ đó mỗi người biết hướng vào bên trong, trở về bản tâm, sống chân thật, không làm những điều sai trái. Nếu ngày ngày luôn nhớ gieo trồng nhân lành thì sẽ được hưởng hương thơm quả ngọt của đất trời. Trên hết là được an trú trong niềm hỷ lạc - hạnh phúc Niết bàn ngay trong cõi nhân gian này.
Tôi đã đến thành phố Pleiku rồi , đó là một thành phố vùng tây nguyên của Việt Nam. Cũng có thể gọi tp này là tp của cafe vì đây là vùng đất trồng cafe.Tôi cảm nhận tp này không cổ kính như Huế hay lãng mạn như Nha Trang , tp vẫn có nét đẹp riêng của nó.Tôi thích khung cảnh êm đềm bên hàng thông ở hồ T'nung .
PLEIKU - ĐOÁ QUỲ VÀNG VÀ NHỮNG HỒN THI SĨ.
Pleiku, một thành phố nhỏ heo hút ở cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đã thành một nơi chốn đầy thơ mộng. Thành phố ấy, có những tương phản kỳ lạ. Chiến tranh đã làm phố núi ấy có một bộ mặt, khi thì lãng mạn thơ mộng với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai nhưng cũng có lúc đầy nhục dục xác thịt. Con đường từ phố đến Camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son lòe loẹt.
Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền mua vội một đêm vui rồi sáng mai trở lại miền gió cát. Những người lính đồn trú ở đây, ráng làm quen với cuộc sống ở vùng nắng bụi mưa sình, trong một giây phút nào, cũng nao nao vì những tà áo trắng buổi sáng trong sương mù Pleiku, tìm thấy một chút thơ mộng trong đời để làm kỷ niệm. Pleiku, những cuộc tình có thực đầy dông bão của những người lính và những cô gái giang hồ.
Nhưng Pleiku cũng có những êm ái thánh thiện của tình học trò áo trắng và người lính dạn dầy trong khói lửa. Pleiku có con đường đầy quán rượu cho lính G.I. viễn chinh nhưng cũng có con đường có hai hàng cây cao vút rợp bóng lá và những tà áo học trò tung bay theo nắng.
Người làm thơ, có lúc cũng cảm khái vì cái không gian, thời gian của thành phố ấy. Mưa cũng là cái mưa đặc biệt, mỗi mỗi hạt mưa như chứa đựng cả những nỗi niềm của tất cả những địa phương xa lạ thu góp về. Nắng cũng là cái nắng không phải của một nơi chốn nào khác, nó mang đến cái hanh hao khó chịu nhưng cũng trong màu nắng ấy lấp lánh những tình cảm thầm thì khó tả. Lạnh cũng chẳng phải là cái lạnh lẽo bình thường mà hình như cỏ cây, đường phố, núi non…ở đây cũng se mình và chia sẻ chung vui buồn với con người.
Trong giây phút hiếm có trong đời, cảm xúc đã làm ngôn ngữ tăng thêm lôi cuốn và tạo nhiều ấn tượng. Nguyễn Bắc Sơn, một chứng nhân của cuộc chiến, làm thơ như một cách thế sống, đã coi công việc viết như một phần của đời người.
Sống ở Pleiku và viết những bài thơ để gửi Pleiku. Thơ ông, có chút cảm khái ngậm ngùi của thời tao loạn nhưng cũng có những xúc động bềnh bồng của tâm tư lãng mạn hay đùa cợt với cuộc đời.
Thơ, phảng phất vóc dáng một chàng cuồng sĩ. Đọc bài thơ “Hoa Quý Vàng Lạnh Pleiku”, tự nhiên tôi như người trở về thời gian ấy, không gian ấy. Trở về những ngày tuổi trẻ, của những giây phút bốc đồng coi mọi việc như cuộc đùa chơi.
“Đứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn
Là thấy mình buốt lạnh mấy nghìn năm
Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm
Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ
Nên phải nhớ mắt một người thiếu nữ
Đã nhìn mình rất ấm một ngày xưa
Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa
Nhưng vĩnh cửu chút mơ màng thuở đó…”
Tôi cũng đã sống ở Pleiku gần ba năm. Thời gian ấy trong hơn tổng số bẩy năm ở lính của tôi chắc là đáng kể và đầy chật những điều đáng nhớ. Ngày đầu tiên khi từ Nha Trang xuống phi trường Cù Hanh là một ngày mưa u ám. Mưa sủi bọt trên mặt nhựa phi đạo và bầu trời nặng nề u ám mầu mây đen. Gió ào ạt lồng lộng ngoài kia khiến cho tôi thấy mình quá nhỏ nhoi trong cái buồn mênh mang của đất trời.
Lúc ấy, tôi thấy những câu thơ vẩn vơ trong óc của Kim Tuấn, Du Tử Lê, Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn,… Thơ tự nhiên thành một phần của một ngày, một tháng, một năm, của riêng tôi. Thơ để quên đi hiện tại. Những giọt mưa quất vào mặt, buốt rát. Những ngọn gió thốc vào ngực. Nặng tê.
“Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh.
Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao.”
Ơi hoa quỳ, mầu vàng không phải kiêu sa như mầu hoàng cúc của áo tôn nữ mà có sự gần gũi với tà áo vàng của dân dã, của thiên nhiên. Hèn chi, cũng có nhiều nhà thơ vấn vương với hoa quỳ vàng, như Nguyễn Xuân Thiệp, như Kim Tuấn.
Không có bạn tôi làm sao uống rượu. Tôi làm sao sống nổi một ngày đây. Nghe như một câu nói thường ngày, không có chất thơ mà sao nghe tràn đầy thi tứ. Chắc lúc ấy, sự cảm khái của người thơ đã lên cao độ, và, nỗi lạnh lùng thiên cổ như bám vào da vào thịt. Có nỗi nhớ mong, có niềm tiếc nuối. Người em, bây giờ lưu lạc ở đâu?
Những hình ảnh đan vào nhau với những liên tưởng tiếp nối. Ảnh tượng có khi như không liên quan nhau, chỉ là những nét phác sơ lược nhưng lại làm nổi bật được một không gian đầy biến động. Đồi hoa quỳ vàng, khu rừng, bóng quạ, nhánh cây màu tàn lửa, tất cả như chìm đắm trong nỗi bàng hoàng của thế thời. Cơn bão lửa dậy lên từ hoang vu.
Xa rồi những ngày thơ mộng. Gần lắm rồi những nỗi kinh hoàng. Cái linh cảm của một cuộc địa chấn là cái linh cảm chung của những người như những con chuột đang cuống cuồng trong rọ. Thị trấn sẽ thành biển lửa, nay mai. Sẽ đầy những cuộc chia ly đầy nước mát. Thảm họa xụp xuống, như cơn hồng thủy đến.
Thuở đã xa. Ngày còn trẻ. Và hoa quỳ vàng, cái màu vàng loang sắc nắng của buổi nào, bây giờ có còn vương trên núi đồi không? Cái sắc màu hỏa hoàng trong những buổi chiều nhạt nắng ấy sao nhức nhối ký ức. Thị trấn ấy, như câu thơ Vũ hữu Định:
“Phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong”
Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng. Thi sĩ đã làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se se Tây Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học trò vương vấn mầu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà có em đời còn dễ thương…
Thơ về Pleiku thì nhiều, nhiều lắm. Kim Tuấn, Diên Nghị, Du Tử Lê, Võ Ý, Lê Bá Định, Lâm Hảo Dũng, đã trải lòng mình lên thành những rung động thật với nơi chốn mà mình đã qua hoặc gắn bó. Pleiku, nhắc đến nó để nhớ lại một thời lửa đạn.