Thursday, January 27, 2022

BÂY GIỜ CÒN NHỚ HAY KHÔNG "BÂY GIỜ TÌM KIẾM EM ĐÂU - BÂY GIỜ CHỈ THẤY THƯƠNG ĐAU"

 Một trong những điều đặc biệt khó có  тнể nào quên nhất trong mỗi chúng ta đó là những kỷ niệm thời cấp sách đến trường, độ tuổi vô tư hồn nhiên hay những lần xao xuyến, rung động của trái tim vừa chớm biết yêu. Là những mộng ước đầu đời, là giấc mơ đẹp đẽ nhất của một thời tuổi trẻ. Và chắc hẳn những ai đã từng bước qua tháng ngày thanh xuân tươi đẹp này cũng sẽ nhớ tới những vần thơ lai láng trữ  тìɴн trong nhạc phẩm HOA HỌC TRÒ – Bây giờ còn nhớ hay không? Một trong những ca khúc về tuổi học trò được yêu thích nhất thập niên 1960 của nhà thơ Nhất Tuấn. Bài thơ “Hoa Học Trò” của тнι sĩ Nhất Tuấn được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc vào năm 1965. Sự phối hợp ăи ý này đã tạo nên sự thành công đột phá của bài hát “Bây giờ còn nhớ hay không?”

Nhạc phẩm dành cho thời Hoa Học Trò đã viết về những kỷ niệm mênh mông: là sân trường, là gốc phượng đỏ, những hành lang cũ mèm, là mối  тìɴн giản đơn tuổi học trò, với nỗi lo lắng ngây thơ khi nghĩ tới sự chia cách  тìɴн yêu vào một ngày nào đó trong tương lai. “Bây giờ còn nhớ hay không?” có  тнể là một câu hỏi, hỏi xem chúng ta có còn giữ chút kỷ niệm nào của thời xưa hay không, hỏi để gợi nhớ lại bao hồi ức được  cнôɴ kín sâu trong tim. Không biết có ai còn để ý đến những cánh hoa phượng đỏ khi vào hè, có ai còn nhớ màu áo trắng của đám trẻ lúc tựu trường, nhớ những ngày tan trường tụ  тậᴘ nơi hàng quán ăи uống vui đùa,….Đây đều là những kỷ niệm không  тнể nào quên của bất kỳ ai.

Sắc đỏ hoa phượng không chi lung linh trong sắc màu ngày hè, иổi bật trên nền xanh của cây lá, nó còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không bao giờ phai dưới mái trường thân yêu. Giai điệu của bài hát như đánh vào lòng chúng ta, làm vỡ ra từng mảnh ký ức vụn vặt, đem chúng ta trở về ngày hè năm ấy, cái thời mà đôi ta còn vui đùa bên nhau, lôi kéo nhau nhặt từng cánh hoa phượng đỏ thắm để mang về nhà….

Màu phượng thắm nơi góc sân trường luôn gợi lại trong mỗi chúng ta những tiếc nuối thanh xuân, về những ngày tháng tươi đẹp nhất trong mỗi đời người. “Bây giờ còn nhớ hay không?/Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa”. Những mối  тìɴн đầu vụng dại của các cô cậu học trò sẽ là những dấu ấn, những xao xuyến thuở ban đầu. Có lẽ, hoa phượng cũng được xem là “ông mai bà mối” cho nhiều mối  тìɴн tuổi học trò, nó chứng kiến nhiều mối  тìɴн ngây ngô mà đáng yêu “Ngây thơ em rủ anh ra/Bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung”. Sẽ nhớ mãi tнôι…

Có lẽ những ký ức, những hoài niệm về những  тìɴн yêu ngây thơ, vô tư, hồn nhiên, tinh khiết như hạt sương sớm mai, trong veo như những giọt nắng đầu ngày sẽ còn mãi trong mỗi chúng ta. Đó không chỉ là hành  тʀᴀɴԍ cho những bước chân trưởng thành sau này, mà nó còn là động lực, còn là điều tưởng như nhỏ nhặt lại khiến người ta vui vẻ cả ngày khi nhớ lại. “Bây giờ còn nhớ hay không?” – Với nhiều người, có  тнể đã dần lãng quên nhưng với nhạc sĩ hay nhà thơ đây sẽ là những ký ức được cất giữ cẩn thận trong tim này.

“…Bây giờ còn nhớ hay không?
Anh đem cánh phượng tô hồng má em
Để cho em đẹp như tiên
Nhưng em không chịu
Sợ phải lên trên trời…”

Lứa tuổi hồn nhiên, đẹp nhất của tuổi học trò, cái tuổi mộng mơ mười tám sao có  тнể tuyệt vời đến thế, ngây thơ đến thế, đáng yêu đến thế?! Ai mà lại không muốn có những kí ức đẹp đẽ đến thế! Anh đem cánh phượng tô hồng má em/ Để cho em đẹp như tiên. Đâu ai muốn làm người bình thường khi yêu? Nhưng “em không chịu” vì sợ phải lên trời.

“…Hôm nay phượng nở huy hoàng
Nhưng từ hai đứa lỡ làng duyên nhau
Rưng rưng phượng đỏ trên đầu
Tìm em anh biết tìm đâu bây giờ…”

Không gì có  тнể đẹp hơn  тìɴн cảm học trò bởi những cảm xúc mong manh, những cái nắm tay thẹn thùng và cả những nụ hôn lên mái tóc nhẹ nhàng như sương mai. Một mùa phượng nữa lại đến, người đi thì vẫn cứ đi, người xa thì vẫn mãi xa, thứ ở lại với chúng ta là những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của thanh xuân… “Bây giờ tìm kiếm em đâu/Bây giờ thì mãi xa nhau”

“…Lên trời hai đứa hai nơi
Nên em chỉ muốn làm người trần gian
Hôm nay phượng nở huy hoàng
Nhưng từ hai đứa lỡ làng duyên nhau…”

Vẫn là mối  тìɴн chóng vánh thời thanh xuân, ký ức đẹp đẽ nhất, hồn nhiên nhất, vô tư nhất, đáng yêu nhất. Đâu  тнể biết trước được tương lai ra sao để có  тнể đến bên nhau đến cuối cuộc đời. Đó chỉ là những lời hứa vu vơ, vì chưa đủ chín chắn để xác định rõ được tương lai của cả hai. “Hôm nay phượng nở huy hàng/Nhưng từ hai đứa lỡ làng duyên nhau”. Rồi cả hai sẽ có những lựa chọn cho riêng mình. Chính vì vậy phải dừng lại để tiếp tục cho lý tưởng của cả hai. Rồi cả hai sẽ có được hạnh phúc cho riêng mình.

“…Rưng rưng phượng nở trên đầu
Tìm em anh biết tìm đâu bao giờ
Bây giờ tìm kiếm em đâu
Bây giờ chỉ thấy thương đau ..”

Đoạn cuối của bài hát là một câu hỏi có luôn câu trả lời nhạc sĩ Nhất Tuấn muốn nhấn mạnh thêm vào nỗi buồn chan chứa. Tình yêu tuổi học trò trong sáng, mong manh rất dễ phai pнôι. Một phần là lứa tuổi chưa đủ trưởng thành để quyết định được tương lai, một phần là đâu ai biết trước được tương lai điều gì sẽ đợi chờ ta kể từ khi rời xa mái trường để tiếp tục tìm cho mình ước mơ, khát khao trong sự nghiệp cuộc đời.

‘Bây giờ còn nhớ hay không?” của тнι sĩ Nhất Tuấn và nhạc sĩ Anh Bằng đã được rất nhiều ca sĩ иổi tiếng trình bày bởi ca từ ý ɴԍнĩᴀ và lời nhạc nhiều cảm xúc khiến bài hát trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.  Một chặng đường dài phía trước. Đến cuộc đời cũng mong manh nên mối  тìɴн đầu của tuổi học trò hiển nhiên cũng trở nên nhỏ bé và dễ rời xa nhau.

Tuesday, January 25, 2022

HIỂU VÀ THƯƠNG ( GIẢNG GIẢI )

 TRI KỶ.

Trái tim màu xanh
Trong tiếng Việt có chữ tình lại có chữ nghĩa. Chữ Nghĩa là chữ rất khó dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh. Chữ tình (amour, love) viết ra chữ Hán (情), bên trái có bộ tâm (心) tức là trái tim, bên phải có chữ thanh (青) là màu xanh lục. Trái tim màu xanh. Trái tim ban đầu thì màu xanh, sau có thể biến màu thành màu khác, nhưng làm sao để nó đừng thành màu đen. Cái tình lúc ban đầu thì rất bồng bột, nóng bỏng, có tính chất đam mê. Đó là bản chất của tình.
Khi đang bị năng lượng tình chiếm cứ thì mình không được an ổn lắm. Ăn không an, mà ngủ cũng không an, giống như bị đốt cháy vậy. Đó là ngọn lửa. Người nào có đi qua rồi thì biết. Khó an trú trong hiện tại lắm, cứ nghĩ tới cái giây phút mình sẽ được gặp người đó, được ngắm nhìn người đó, chỉ ngồi ngắm không là đủ no rồi, khỏi cần ăn. Càng nhiều trở ngại chừng nào thì đam mê càng lớn chừng nấy. Sự trở ngại là một chất liệu làm cho tình yêu càng lớn mạnh (lễ giáo, công ước xã hội, v.v…). Hoàn cảnh dễ dàng quá thì nó không lớn mạnh.
Keo sơn ơn nghĩa
Một cặp vợ chồng ở được với nhau lâu dài, đó không phải là nhờ tình yêu mà nhờ cái thứ hai là nghĩa (義) Nếu mình biết yêu cho đàng hoàng, thì tự nhiên từ cái tình đưa tới cái nghĩa. Và chính cái nghĩa đó là keo sơn gắn chặt hai người, để hai người có thể sống được lâu dài với nhau. Cho nên phải nuôi cái nghĩa. Người ta không thể sống trăm năm với nhau bằng tình được. Tình là một đam mê (passion), tàn lụi rất mau. Nghĩa là một cái gì bền chặt hơn nhiều. Nghĩa đi đôi với chữ ơn – ơn nghĩa. Ơn đầu tiên mình cảm nhận được của người kia là khi ý thức rằng: Có biết bao nhiêu người, tại sao anh ấy không chọn, mà lại chọn mình? Có biết bao nhiêu người con trai có bằng cấp, có địa vị, tại sao nàng không chọn, mà nàng chọn ta? Đó là cái ơn mà mình ý thức được. Ý thức đó làm mình có thể biết ơn suốt đời.

Sự biết ơn là một yếu tố của hạnh phúc.
Chọn người tri kỷ
Tri kỷ là người hiểu được mình. Trên cuộc đời này mà tìm được một người có thể hiểu được mình thì mình là người có hạnh phúc. Món quà quý nhất mà người kia có thể tặng cho mình là khả năng hiểu được mình. Có những người sống trong cuộc đời này mà chưa bao giờ tìm được một người có thể gọi là hiểu mình cả. Dù là con trai hay con gái, trong cuộc sống này nếu mình có thể tìm được một người có khả năng lắng nghe mình, có thể hiểu được những khó khăn, những khổ đau, những ước vọng của mình thì tức là mình tìm thấy nơi người đó một tâm hồn tri kỷ. Tri kỷ là biết nhau, là hiểu nhau.
Có hiểu mới thương
Ở trong đạo Phật chúng ta thấy rất rõ cái thương đích thực được làm bằng cái hiểu, không có hiểu thì không có thương. Không hiểu con thì cha càng thương, con càng khổ. Vợ không hiểu chồng thì càng thương chồng, chồng càng khổ. Hiểu là nền tảng của tình thương. Sống với nhau như thế nào để càng ngày mình càng hiểu được nhau nhiều hơn và để cho người kia càng ngày càng hiểu được mình nhiều hơn. Nếu cái hiểu không lớn lên, thì cái thương cũng không lớn lên mà dậm chân tại chỗ. Nếu quý vị thấy tình thương của mình đang dậm chân tại chỗ thì quý vị biết rằng quý vị thiếu tu.

Cái hiểu không lớn thêm và cái thương không lớn thêm thì chúng có thể từ từ co rút. Tình yêu có thể co rút lại cho đến khi thành ra một cục cứng ngắc không còn sinh khí. Tình yêu có thể chết nếu mình không biết nuôi dưỡng nó bằng cái hiểu và cái thương. Và khi người kia hiểu mình thì mình biết ơn người đó, biết ơn suốt đời. Chính sự biết ơn đó là chất liệu nuôi dưỡng liên hệ giữa mình và người đó cho đến suốt đời. Đó là nghĩa, không phải là cái bồng bột lúc ban đầu nữa, không phải là ngọn lửa nhất thời nữa.
Mỗi ngày mình phải xây dựng cái ơn và cái nghĩa. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ săn sóc đều là tạo ra ơn và nghĩa. Chính cái đó nó là keo sơn giúp cho một cặp vợ chồng sống với nhau suốt đời. Tình bạn cũng vậy. Tình bạn thì không có sự cháy bùng, đam mê như là tình yêu, cho nên tình bạn dễ hơn nhiều. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói rất rõ là tình bạn thì lâu dài, bền chắc, và nuôi dưỡng mình nhiều hơn tình yêu. Cho nên bí quyết là mình phải biến tình yêu lúc ban đầu trở thành tình bạn. Hai người ban đầu là hai người yêu, nhưng từ từ sẽ trở thành hai người bạn.
Khi trở thành hai người bạn thì đó là tình yêu đang còn. Còn nếu tình yêu không trở thành được tình bạn thì nó sẽ chết, nó không thành công. Mà sở dĩ tình yêu trở thành tình bạn được là vì mình phát khởi được cái ơn và cái nghĩa. Cái ơn nghĩa đó bắt đầu từ chỗ ý thức được rằng tại sao giữa bao nhiêu người mà người đó lại chọn mình. Và mình biết ơn người đó đã chọn mình. Cái chọn của mình không phải là nhất thời. Sự chọn này phải xảy ra trong một quá trình nào đó, với trí tuệ chứ không phải chỉ với đam mê mà thôi. Nếu chỉ có đam mê thì mình sẽ hối hận. Phải có trí tuệ và phải biết lắng nghe, Lắng nghe bạn bè của mình, lắng nghe cha mẹ của mình, lắng nghe các em của mình. Vì họ cũng có cái thấy, mà cái thấy của họ đôi khi khách quan hơn, chắc chắn là khách quan hơn mình, tại vì mình chủ quan quá. Mình đam mê rồi thì mình không thấy được sự thật rõ ràng bằng những người khác.
- Thích Nhất Hạnh -

Thursday, January 20, 2022

URASHIMA TARO

 Một motip truyện giống như truyện "Một Đêm ở Thiên Đường" hoặc motip truyện "Từ Thức" trong tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục của Việt Nam thế kỷ 16.

Tôi đã từng giới thiệu một câu chuyện khoa học viễn tưởng có tựa là"Không Gian Cuộc Đời". Nếu như trong thực tế cuộc đời con người được tính bằng số năm họ sống ở trên đời , họ đi du lịch nhiều nơi trên khắp thế giới thì trong cuộc sống nghịch lý kia , cuộc đời được đo bằng không gian và người ta đi du lịch trong thời gian. Họ đi du lịch từ thời ông cố bà sơ của chúng ta và đi cho tới thời cháu , chắt của chúng ta. Tuy nhiên họ có một không gian sống nhất định mà khi họ bước ra khỏi không gian ấy , họ sẽ chết.

Muốn thưởng thức cuộc đời ư! Nhưng biết làm sao được bây giờ khi tình trần quá bát ngát mà đời trần lại quá ngắn ngủi.

Urashima Taro

Xưa thật là xưa, ở một làng chài ven biển nọ, có một ngư dân trẻ tuổi tên là Urashima Taro, sống một cuộc sống nghèo khó với người mẹ đã lớn tuổi của mình. Mùa thu, ngày qua ngày biển khô cạn chẳng bắt được một con cá nào. Một buổi sáng, Urashima Taro dậy thật sớm để xem tình hình có khả quan hơn không. Anh thấy trên bờ biển có ba đứa trẻ nhà bên đang đuổi đánh một chú rùa nhỏ đáng thương. Động lòng, Urashima Taro lớn tiếng:

“Sao mấy đứa lại hành hạ con vật đáng thương này!” – rồi đuổi đám trẻ đi và thả chú rùa về biển cả.

Ngày hôm sau, cũng là lúc đang thẩn thơ trên bờ cát, Urashima Taro thoáng thấy bóng chú rùa hôm qua lấp ló trên đầu những ngọn sóng.

“Tôi nợ anh mạng sống này” – chú rùa nói với giọng cảm kích khôn xiết – “Tôi muốn mời anh đến Thủy Cung dạo chơi một chuyến”

Urashima tuy thấy đây là một lời mời thú vị nhưng nghĩ đến mẹ già, anh nói: “Tôi có thể đi nhưng không thể đi lâu”

Rùa gật đầu đồng ý rồi bảo Urashima Taro leo lên lưng và lặn xuống biển sâu.

Chẳng mấy chốc và Urashima Taro cùng chú rùa đã đến Thủy Cung. Đó là một tòa lâu đài tuyệt đẹp, được chạm trổ bởi muôn ngàn vàng bạc lấp lánh. Urashima ngẩn ngơ bước xuống, nhưng càng kinh ngạc hơn khi từ đằng xa, một nàng công chúa đẹp tuyệt trần tiến đến. Sau lưng nàng còn có rất nhiều cung nữ và những chú cá xinh đẹp khác. Nàng mời Urashima Taro vào cung điện, nơi đó đã có sẳn một bàn tiệc thịnh soạn chờ đón chàng.

Được ăn toàn sơn hào hải vị, lại được uống những loại rượu hảo hạng nhất, hơn nữa còn được bao nhiêu là người đẹp ca hát nhảy múa xung quanh, Urashima Taro chìm đắm trong những điều tuyệt diệu thần tiên đó mà không hay biết rằng đã ba năm trôi qua…

Nhưng rồi, Urashima Taro cũng thoát ra được sự cám dỗ đó và muốn quay về nhà. Trước lúc chia tay, công chúa của Thủy Cung trao cho anh một chiếc hộp và nói:

“Nếu chàng có điều gì muộn phiền hay cảm giác mất mát điều gì đó, hãy mở chiếc hộp này ra”

Urashima Taro ôm chặt chiếc hộp trong tay, nói lời từ tạ rồi leo lên lưng rùa về lại với đất liền.

Về lại đến làng, Urashima Taro ko khỏi kinh ngạc trước sự thay đổi của vạn vật xung quanh, nào sông nào núi, cả những cây cỏ cũng đã khác trước rất nhiều. Urashima Taro hỏi một lão nông dân đang đứng gần đó:

“Ông làm ơn cho cháu hỏi, có một ngư dân từng sống ở đây tên Urashima Taro, nhà anh ta ở đâu?”

Ông lão trả lời: 

“Khi ông nội lão còn trẻ, nghe nói có một ngư dân tên như thế sống ở đây, nhưng ông ta sớm đã đến Thủy Cung rồi, và từ đó không nghe kể thêm gì nữa.”

Urashima Taro cảm thấy cô đơn và hụt hẫng. Mẹ anh đã qua đời, đến nhà cũng không còn nữa. Quả là một mất mát quá lớn lao.

Còn hoang mang chưa biết phải làm sao thì Urashima Taro chợt nhớ đến lời dặn của công chúa chốn Thủy Cung khi trao cho anh chiếc hộp báu. Urashima Taro mở nắp của ngăn trên cùng thì thấy chỉ có một cọng lông vũ. Mở tiếp ngăn ở giữa thì bất ngờ một làn khói trắng phun ra, bao lấy Urashima Taro. Anh như chết lặng khi nhìn thấy một ông già râu tóc bạc phơ qua hình ảnh phản chiếu từ chiếc gương được tìm thấy ở ngăn cuối cùng.

Trong khi đang tự hỏi, làm thế nào mà chuyện này có thể xảy ra thì một cơn gió ùa tới, thổi tung cọng lông vũ bay lên trời, lượn mấy vòng rồi chạm vào lưng của Urashima Taro. Trong chớp mắt, Urashima Taro biến thành cọng lông vũ và bay lên tận trời cao.

Sunday, January 16, 2022

CHANSON D’AUTOMNE (THU CA)

Chanson d’automne (Thu ca): Bài thơ được viết bởi Paul Verlaine, và là một trong những bài thơ tiếng Pháp nổi tiếng nhất, xuất bản năm 1986 trong tập thơ Paysages tristes (Phong cảnh buồn)

Paul Verlaine (1844-1896)

Les saglots longs
Des violons
De l’automne
Blessent mon coeur
D’une langueur
Monotone.

Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l’heure,
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure;

Et je m’en vais
Au vent mauvais
Qui m’emporte
Deçà, delà,
Pareil à la
Feuille morte.

Những vần thơ mùa thu từ mùa thu này sang mùa thu sau và cứ như thế đã bao nhiêu mùa rồi. Với ai đó mùa thu là mùa của những chiếc lá vàng, đỏ chuyển màu dần theo trời gió lạnh và những cơn gió bấc đổ về, chờ khi những chiếc lá thẫm màu thời gian bay đi theo những cơn gió mùa thu, nằm lăn lóc trên những con phố, vỉa hè, trên những băng ghế trống trải ở công viên, trên những mái nhà, những khung cửa sổ và trên những pho tượng trắng đứng lặng lẽ nơi góc công viên nào đó.
Mùa thu tới và như thế, như mùa thu năm trước và mùa thu năm sau, chỉ có chúng ta là thời gian đi qua, mùa thu đi qua và nỗi nhớ về mùa thu cứ héo úa dần như những chiếc lá úa mùa thu.

270630344_136557795446229_6520064674415600822_n

"Tiếng nức nở dài
Những chiếc vĩ cầm
Của mùa thu
Làm đau trái tim tôi
Một con người yếu đuối
Nhàm chán.

Mọi thứ ngột ngạt
Và tê tái, khi
Vọng tiếng thời gian,
Tôi nhớ
Những ngày xưa cũ
Và tôi khóc;

Và tôi đi
Gió bấc
đưa tôi
Chỗ này, chỗ kia
Giống như
Lá úa."
(Dịch bởi HoaDungCeciliaTran)

Tuesday, January 11, 2022

KÝ ỨC MÙA ĐÔNG

 Mùa đông hanh hao

Ta vẫn là tên trộm  tên tướng cướp như cái biệt danh ta đã có từ xưa. Ngày nay ta đi chôm chỉa kiến thức và nghệ thuật của người khác. 

Thu đi lá cũng thôi vàng

Nắng như khép lại dưới tàn cây cao

Dập dìu cơn gió lao xao

Cho lòng ta thấy nao nao nỗi niếm

 

Đông về thương nhớ nhiều thêm 

Heo may từng vạt trước thềm chênh chao

Ta nghe ký ức năm nào

Như con sóng khẽ cuộn trào qua đây

 

Ngây thơ trên cánh đồng này

Con diều nương gió tung bay lượn lờ

Thì thầm ta gửi ước mơ

Nhờ diều mang đến bến bờ tương lai

 

Tháng năm trôi xa những ngày 

Ấu thơ gủi lại với mây gió trời

Chỉ còn ký ức chưa nguôi

Theo ta đến suốt cuộc đời mà thôi

Trong bài thơ ký ức là cánh diều tuổi thơ. Còn trong quyển truyện cổ tích  kia là cả một sự tích về con diều .

CHÚNG TA LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG TA NGHĨ

  Trích: Nghệ Thuật Tối Giản - Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn; Việt dịch: Alex Tu Dịch;  Người khác có thể dễ dàng đọc được niềm vui và nỗi khổ tr...