Tuesday, April 26, 2011

Sáu mươi sáu câu làm chấn động thiền ngữ thế giới.

1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
2.Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.
3.Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
D51cd495a1f2f675e5ebf83889240cda

4.Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
5.Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
6.Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
7.Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
8.Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.
9.Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.
10.Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
12.Anh đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, anh phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính anh.
13.Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
14.Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
15.Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “ đa khẩu hạ lưu tình”.
16.Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa anh là ai? Giả sử anh bị chó điên cắn anh một phát, chẳng lẽ anh cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
17.Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người anh không hề yêu thích.
18.Mong anh đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
19.Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao anh lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao anh phải chứa đầy những não phiền như vậy?
20.Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì anh hiểu nó quá ít, anh không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi anh hiểu sâu sắc, anh sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của anh.
21.Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
22.Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, anh hiểu chứ?
02520b2fdc8e7a3f72a0f43a8234dc07

23.Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
24.Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.
25.Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp anh mới được tự tại.
26.Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
27.Khi anh thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối anh.
28.Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
29.Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
30.Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
31.Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.
32.Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
33.Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.
34.Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của anh đi.
35.Anh cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế anh sẽ rất đau khổ.
36.Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
37.Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
38.Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
39.Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
40.Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.
41.Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
42.Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
43.Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên anh cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
44.Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính anh.
49c95890794b1862ce14119dd93aa11a

45.Chỉ cần đối diện với hiện thực, anh mới vượt qua hiện thực.
46.Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, anh dối người khác được nhưng không bao giờ dối ni lương tâm mình.
47.Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
48.Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
49.Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.
50.Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.
51.Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
52.Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
53.Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
54.Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
55.Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
56.Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.
57.Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
58.Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
59.Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
60.Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
61.Anh hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.
62.Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.
63.Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
64.Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
65.Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
66.
Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

Friday, April 22, 2011

Toán vui ( lãng mạn )

Toán vui

4 ông A B C D đi uống nước. Tổng số tiền phải trả là 25 đồng.
A B C mỗi ông trả 10 đ.( 10*3 =30 ) Ông D không trả

Bà chủ thối 5 đ.

Ông D lấy 2 đ, còn lại 3đ chia đều cho 3 ông kia.

A B và C nghĩ : vậy mỗi ông chỉ chịu thiệt có 9đ, cộng với số tiền ông D giữ : 9*3 +2 = 29 đ

Vậy rốt cuộc thiếu 1 đ ? Vậy đồng đó ở đâu ?

Bài này có người đã đố Cir ở AL


Giải


+ Ba người không mất đồng nào cả. Vì 27 đồng chi ra trong đó gồm 25 đồng trả chủ quán và 2 đồng cho ông D.
Tóm lại, số tiền 30 đồng gồm 25 đ trả bà chủ; 2 đ ông D giữ và 3 đồng mà 3 ông kia đã nhận lại sau đó.

Tuesday, April 19, 2011

Vật Lý ( physics ) – Khoa Học Lãng Mạn

Vật lý  là môn khoa học tự  nhiên trong đó có một phân môn cực kỳ hấp dẫn đó là Thiên Văn Học  môn khoa học nghiên cứu các vì sao .
Mời tất cả mọi người thư  giãn  với  ca khúc này ( hãy chú ý một vật hình tròn có vành sáng bao quanh hiện diện trên  bầu trời ) trước khi xem có đúng vật lý lãng mạn không nha


Ôi ! tôi thích 2 đường thẳng song song gặp nhau ở vô cực . Xin hãy cho tôi 1 điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên .
Sự  lãng mạn của vật lý


Vật lý có lẽ là môn khoa học tự nhiên lãng mạn nhất trong các môn khoa học cơ bản. Sự lãng mạn của vật lý là ánh lấp lánh của những tinh cầu, là sự lung linh của những hành tinh trên dải Ngân Hà, là sự long lanh của những hạt cơ bản cấu thành nên vũ trụ, là sự tương đối và tuyệt đối của thời gian – không gian, và cả sự im lặng thách thức của siêu nhiên…
Như  cái vòng xoáy âm dương trong Thái cực đồ phương Đông, vật lý nghiên cứu từ những vấn đề vi mô nhất đến những vấn đề vĩ mô nhất của tự nhiên mà cuộc sống nhân loại không ngừng đi tìm lời giải đáp. Cuộc sống vốn chứa đầy những huyền ẩn, thậm chí những điều tưởng như giản đơn nhất cũng chứa đựng muôn vàn bí ẩn mà ta chưa khám phá hết. Thế nên trong hành trình đầy gian khó, với thiên chức nặng nề của mình, vật lý học đã hóa giải những bí huyền của tự nhiên và xã hội. Và nó còn tiếp tục giải mã những huyền bí ấy…
Cái nhìn của vật lý là cái nhìn chính xác, thậm chí là chính xác đến từng micromet, nanômet và hơn thế nữa, nhưng đôi mắt của vật lý là đôi mắt thi vị và lãng mạn khi nó hướng cái nhìn ấy lên bầu trời đầy sao, vào khoảng không bao la và thăm thẳm Thái dương hệ, vào tận thấu bản chất và những vận động bất tận của sinh thể, vật thể… Và đôi mắt lãng mạn đó thấu thị quá vãng, tiên lượng tương lai để rồi trở về với ánh mắt hồn nhiên mà thấu cảm, uyên thâm mà trong sáng ngây thơ thuở ấu thơ nhân loại.
Đôi mắt vật lý có phải là đôi mắt luôn suy tư, ưu trầm? Bất giác tôi chợt thấy đôi mắt ấy rất đỗi quen thuộc. Dường như là cái đăm chiêu trầm tư trong bức tượng Người suy tư thế kỷ của một nhà điêu khắc thời kỳ Phục Hưng.


Bức tượng đá tạc hình người đàn ông trong tư thế ngồi, cánh tay trần đặt lên vầng trán cao, ánh mắt miên man suy nghĩ. Người đàn ông vẫn ngồi đó từ thế kỉ ánh sáng, vẫn trăn trở những dòng ý nghĩ. Xung quanh pho tượng trắng, hàng bạch dương vẫn xào xạc lá và làn tuyết trắng vẫn rơi ngọt xuống bàn chân chàng. Và quanh đầu chàng là những dấu hỏi tại sao, những nguyên tử electron chuyển động theo quỹ đạo của vòng nguyệt quế khi chàng thốt lên “Oreka”… Hay dường như là ánh mắt ưu tư khi ngàn lần nhìn trái táo rơi của Isaac Newton, ánh mắt tinh anh trên Gương mặt thế kỷ XX A. Einstein pha chút mộng mị trong giấc chiêm bao với khát vọng ánh sáng về bản giao hưởng dở dang của Lý thuyết trường thống nhất. Hay ánh mắt cười vô ngần nhẹ mà thiên cao của Copernic, ánh mắt kiên nghị của Bruno trước khi bước lên giàn hỏa thiêu…
Niềm đam mê khoa học và cả lòng dũng cảm nữa đã chắp cánh cho sự lãng mạn của vật lý bay lên tới đỉnh Olympia của mình. Ở nơi đó sẽ không phải là nơi trú ngụ của các vị thần linh như trong thần thoại Hy Lạp, La Mã mà là nơi ngự trị của trí tuệ loài người, của niềm tin và những thành quả nghiên cứu khoa học của loài người. Ở nơi đó sẽ tràn ngập ánh sáng, đẹp đẽ và thiên lương. Vật lý lãng mạn hơn hẳn toán học, hóa học… và lãng mạn hơn bội phần có lẽ bởi nó nghiên cứu quang học và tương tác ánh sáng (dù là ánh sáng chói chang của vầng thái dương, ánh sáng lạnh cung Quảng Hà hay ánh le lói hắt ra từ phía cuối đường hầm) để thấy được ánh sáng khi là hạt khi là sóng và sự chuyển hóa thần kỳ giữa hai trạng thái đó…
Đức hạnh của nghệ thuật là niềm rung cảm hướng tới chân – thiện – mỹ và những giá trị nhân văn. Phẩm hạnh của triết học là hoài nghi. Và tôn giáo nặng trĩu đức tin. Còn phẩm chất của khoa học là ngạc nhiên trước những điều tưởng như hiển nhiên nhất. Ngạc nhiên ngước nhìn trái táo rụng xuống đất mà vật lý có được định luật vạn vật hấp dẫn, ngạc nhiên khi ngâm mình trong bồn tắm mà vật lý có được định luật Achimet. Ngạc nhiên, ngạc nhiên và ngạc nhiên… Những cái ngạc nhiên vĩ đại và lãng mạn.
Nếu thi ca đi tìm cái đẹp, triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì khoa học đi tìm sự thông thái. Vật lý trên con đường đi tìm sự thấu hiểu đã ấp iu một ước vọng khôn cùng là Lý thuyết cuối cùng (The Final Theory)

Lý thuyết cuối cùng  The Final Theory

như một biểu hiện tột cùng của sự lãng mạn.
Liệu chúng ta có thể nhận thức được bí mật cuối cùng của vũ trụ không? Thế giới hiện thực, vừa cụ thể vừa hết sức trừu tượng, vừa hỗn mang vừa trật tự, vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất. Vật chất và trường, năng lượng và khối lượng, không gian và thời gian, sóng và hạt, hạt và phản hạt… Những đặc tính đó lại chuyển hóa nhau bằng chữ Dịch.
Liệu chúng ta có thể biết cái không thể biết được hay không? Vật lý, cũng như thế giới khách quan mang trong mình những tính chất trái ngược nhau, mô tả khái quát hiện thực bằng những định lý, định luật, lý thuyết vừa hết sức chính xác, rõ ràng song cũng chính vì thế mà nó có một vẻ lãng mạn riêng…
Giấc mơ chú Cuội cung trăng bây giờ không phải là điều quá vời xa với loài người nữa, motip du hành xuyên không – thời gian trong chuyện Từ Thức gặp tiên về mặt lý thuyết cũng không phải là hoang đường nữa. Vật lý lãng mạn nhất trong các khoa học tự nhiên không phải vì nó gần gụi với thi ca bởi việc giải thích những bí ẩn mã hóa trong những huyền thoại ngàn xưa hay những chuyện viễn tưởng, giả tưởng mà vì nó triết thuyết. Như một vị thiền sư già ngồi công án bên gốc cây cổ thụ để chứng ngộ bản thân và cộng đồng trong tổng hòa các mối quan hệ tương hỗ trên hết thảy các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vật lý học không chỉ song hành cùng những bước tiến thăng trầm của văn minh loài người, nó cũng chính là lịch sử sự sống. Khoa học không biên giới, nghệ thuật có cội nguồn như ai đó đã từng nói thì vật lý học trên hành trình phát triển của mình đã bắt gặp nguồn cội sự sống. Là một khoa học chuyên ngành nhưng ở một góc độ, vật lý chạm đến những vấn đề cốt lõi của triết học là bản thể luận, nhận thức luận.
Không phải ngẫu nhiên mà Fritjof Capra thấy cái đạo của vật lý và viết thành sách nếu vật lý chỉ là một cái gì đó khô khan mà thiếu đi vẻ lãng mạn của mình. Chính sự lãng mạn sâu xa của vật lý đã cho ông cái nhìn uyên nguyên về thế giới và xã hội, về cội nguyên sự sống và ý nghĩa thâm nguyên của cuộc sống. Cuốn sách Đạo của vật lý (Nguyễn Tường Bách biên dịch) của ông là một tiếng nói về sự gặp gỡ giữa vật lý học hiện đại và triết học phương Đông ngàn xưa.
“Vật lý học hiện đại xác nhận một cách kỳ lạ một trong những ý tưởng cơ bản của đạo giáo Đông phương: tất cả mọi khái niệm mà ta dùng để mô tả thiên nhiên đều bị giới hạn; đó không phải là những đặc tính của thực tại như ta đã từng có khuynh hướng tin tưởng, mà chỉ là những sáng tạo của trí óc, chỉ là cái bản đồ chứ không phải sông núi, đất đai. Cứ mỗi lần ta nới rộng lĩnh vực của kinh nghiệm, những giới hạn của tư tưởng thuần lý trở thành hiển nhiên và ta phải thay đổi, có khi phải từ bỏ, một vài khái niệm mà ta có”.
Tự bản thân vật lý từ sâu xa đã mang trong mình tính lãng mạn, và điều lãng mạn nhất và cũng là huyền nhiệm nhất chính là nơi khởi thủy vạn vật mà vật lý học và tất thảy mọi khoa học cổ xưa và hiện đại đã, đang và sẽ mãi còn kiến giải. Cuộc thảo luận giữa các thuyết trình viên là các nhà khoa học GS.TS thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, GS.TS vật lý Phạm Xuân Yêm, TS vật lý kiêm nhà Phật học Nguyễn Tường Bách tại Phật đường Khuông Việt (Paris, Pháp) ngày 29/5/2005 nói về sự tương đồng giữa thế giới quan vật lý học hiện đại và triết lý Phật giáo cũng minh chứng điều đó.
Bohm du nhập thuyết âm dương, Erwin Shrodinger viết Vệ Đà của một nhà vật lý, Nguyễn Tường Bách trình bày trong cuốn Lưới trời ai dệt?  từng bước đi lần mò của khoa học từ Aristote để giải thích vũ trụ và những lý thuyết của Phật giáo xưa 25 thế kỉ rồi mà nay hầu như mới là một tổng hợp so sánh lý thú giữa sự  phát triển của nhận thức về vũ trụ trong khoa học vật lý và vũ trụ  quan Phật giáo để thấy các nhà vật lý thiên văn đã gõ cửa tìm vào tòa nhà minh triết phương Đông, thắp thêm ánh sáng cho những câu hỏi mới mà họ đặt ra trong đầu.
Quả thực tôi không có ý định nói về sự gặp gỡ của văn minh phương Tây và văn hóa cổ phương Đông nhưng sự  lãng mạn của vật lý đã dẫn tôi đến giao điểm huyền vi đó. Có nhà vật lý trứ danh nào không mang một câu hỏi triết lý ở trong đầu về vật chất, về vũ trụ và có bao nhiêu những người khai phá ra Cơ học lượng tử  cũng đồng thời là triết gia?
Max Planck có bao giờ giấu giếm mình có một tâm hồn tôn giáo sâu sắc, Einstein có ngại ngần gì thốt ra những câu thán phục Phật giáo? Tách ra khỏi tôn giáo và thần quyền để trưởng thành, khoa học vật lý dường như bao giờ cũng trường tương tư  với triết lý và tính thiêng liêng. Khoa học cứ là khoa học và tôn giáo cứ là tôn giáo, nhưng hai dòng chảy thiên thu đó có chung một nhánh là vẻ đẹp tiềm ẩn của đời sống, sự lãng mạn của tâm hồn. Thế thì, sự lãng mạn của vật lý hay là sự lãng mạn của con người?…

Sunday, April 10, 2011

Năm tháng nhuận trong âm lịch được tính như thế nào?

Muốn tính năm âm lịch có tháng nhuận hay không, ta lấy năm dương lịch chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho các số dư 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.

Lịch tính thời gian theo mặt trăng gọi là âm lịch. Tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).


Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Với năm âm lịch, muốn tính năm nhuận chỉ việc lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

Ví dụ:

Năm nay Bính Thân 2016 không nhuận vì 2016/19 dư 2 nên không phải năm nhuận.

Năm sau Đinh Dậu 2017 là năm nhuận vì 2017/19 dư 3 nên năm sau là năm nhuận.

Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.

Trong dương lịch không có tháng giêng hay tháng chạp mà chỉ có tháng một và tháng mười hai . Hai cái tên giêng và chạp là tên riêng của hai tháng trong âm lịch và chỉ có trong âm lịch .

Trong âm lịch ko hề có tháng mười một , nếu để ý chúng ta thấy dân gian ta hay đọc thứ tự ” một, chạp , giêng , hai …” Có nghĩa là tháng thứ mười một trong năm được gọi là tháng một , tháng mười hai gọi là tháng chạp . Âm lịch của chúng ta xuất phát từ lịch mặt trăng đến từ Trung Quốc , tháng mười một là tháng tý ( tháng này thường rơi vào khoảng thời gian có ngày đông chí 21 hoặc 22 dương lịch ) tương đương với thời điểm gieo mạ vụ lúa xuân của các quốc gia phương đông trồng lúa lâu đời điều này lý giải nguyên do việc tháng này được gọi là tháng tý .

CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG NAM - HƯỚNG XUẤT HIỆN CỦA MƯA SAO BĂNG

 Ai cũng mong nhìn thấy sao băng mỗi khi có sao băng xuất hiện trên trời vì người ta tin rằng khi người nào nhìn thấy sao băng là người đó gặp may mắn .

CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG NAM - HƯỚNG XUẤT HIỆN CỦA MƯA SAO BĂNG

1. Cách 1:
Vác la bàn ra mà xem

2. Cách 2:
Định hướng bằng GẬY và MẶT TRỜI (Phương pháp Owen Doff)

Owen Doff là một nhà phi công người Anh. Trong suốt cuộc đời lái máy bay đi khắp nơi trên thế giới, ông đã nghiên cứu được một phương pháp xác định phương hướng bằng cách phối hợp giữa GẬY và MẶT TRỜI. Phương pháp này đã được ông thử đi thử lại nhiều lần (trên 1.000 lần) ở nhiều vị trí khác nhau trên Trái Đất (Từ cực Bắc cho đến cực Nam) và ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (những lúc có bóng Mặt Trời). Cuối cùng, ông đã thu được kết qủa chính xác gần như tuyệt đối.
Cách làm như sau:
- Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T (hình 1).
- Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ (hình 2).
- Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông.
- Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam.

3. Cách 3: Xác định phương hướng bằng đồng hồ có kim chỉ giờ.
Với một chiếc đồng hồ có kim và 12 số chỉ giờ, ta vẫn có thể xác định phương hướng được. Gồm các bước sau:
- Đặt đồng hồ nằm ngửa trên lòng bàn tay (theo phương nằm ngang) sao cho kim giờ chỉ về hướng của Mặt Trời hiện tại.
- Chia đôi góc do chiếc kim chỉ giờ và đường 6-12 tạo nên. Đường phân giác này sẽ chỉ hướng Bắc – Nam (góc nhỏ nhìn về hướng Nam – góc lớn nhìn về hướng Bắc). Ví dụ trong hình vẽ là 13g00, tức 1g00 chiều.
Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn đối với Trái Đất, tạo thành một đường tròn xung quanh Trái Đất, trong 24 tiếng đồng hồ. Kim giờ của đồng hồ thì quay một vòng tròn trong 12 giờ, nghĩa là trong cùng một thời gian, kim đồng hồ vạch cung lớn hơn 2 lần.

Hiểu một cách ngược lại, nếu ta lấy hướng Bắc – Nam chia đôi cung do kim giờ vạch ra (với vị trí của mặt đồng hồ như đã làm ở trên), ta sẽ tìm thấy hướng của Mặt Trời đang hiện diện.
Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác cho lắm, sai số có thể lên đến hàng chục độ. Nguyên nhân chính là vì mặt đồng hồ được đặt song song với mặt phẳng chân trời, còn đường di chuyển hàng ngày của Mặt Trời chỉ ở cực mới nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Còn ở các vĩ độ khác, đường đó tạo nên với đường chân trời những góc khác nhau, góc đó có thể lớn hơn 90 độ (ở Xích Đạo). Vì lẽ đó, chỉ có ở vùng gần cực thì mới có thể dùng phương pháp này để xác định phương hướng cho kết qủa chính xác mà thôi.

Wednesday, April 6, 2011

Môn Địa Lý

Tìm hiểu một chút về môn địa lý Môn địa lý là môn khoa học mô tả thế giới , nó là môn khoa học tự nhiên như toán học , vật lý hay là môn khoa học xã hội như văn học , báo chí? Môn Địa lý nằm giữa ranh giới của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đòi hỏi tính logic, kỹ năng làm bài tập .
1-earth
1-earth
Cùng với Hà Nội trên thế giới chỉ có 28 thủ đô là những thành phố có truyền thống 1000 năm tuổi trở lên với những cái tên "lừng lẫy" như Paris (Pháp) Rome (Italia) London (Anh) Athens (Hy Lạp)...
Thăng Long - Hà Nội được Thái tổ Lý Công Uẩn chọn làm kinh đô của nước Đại Việt từ năm 1010 và liên tục từ đó đến nay đều là "thủ đô". Cùng với Hà Nội trên thế giới chỉ có 28 thủ đô là những thành phố có truyền thống 1000 năm tuổi trở lên với những cái tên "lừng lẫy" như Paris (Pháp) Rome (Italia) London (Anh) Athens (Hy Lạp) Prague (CH Séc) ở châu Âu... hay Bắc Kinh (Trung Quốc) Delhi (Ấn Độ) Cairo (Ai Cập)... Có những thành phố thật sự lâu đời như Bratislava (5000 năm trước Công nguyên) Jerusalem (thiên niên kỷ thứ 4 trước CN) hay Damascus (Siria) tới 8000 - 1000 năm trước CN nhưng các thành phố ấy làm thủ đô từ bao giờ có liên tục đến hôm nay hay đã trải qua nhiều quãng ngắt... là những "bí ẩn" đang chờ người dự thi giải mã.
Tìm hiểu về văn hóa lịch sử của các thủ đô trên thế giới chính là để hiểu hơn yêu hơn bản sắc văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Monday, April 4, 2011

Phần Số

Bây giờ  chúng ta học môn giáo dục công dân
Có một câu nói trong SGK lớp 7 ngày xưa như  thế này : Con người là một phân số mà tử  số là giá trị thực còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng là mình có mẫu số càng lớn thì phân số càng nhỏ và mẫu số là vô tận thì phân số bằng không  .
Nếu không phải người yêu toán tôi sẽ không muốn mình là một phân số  đâu . À tôi muốn mình là một phân số có con số 0 ở  mẫu số . Tôi chỉ là một con số 0 vô nghĩa trong phân số  sẽ bị người ta gạch đi xóa bỏ đi .
Nhưng có mấy ai hiểu được con số 0 tròn trĩnh vô nghĩa nằm ở mẫu số  đó chứ .
Giá trị của con người giống như  một phân số, trong đó tử  số mới là giá trị thực của mình, còn mẫu số chỉ là giá trị do mình tưởng tượng ra. Kiến thức sơ đẳng về phân số cho ta biết khi mẫu số càng lớn thì giá trị phân số càng bé lại, và nếu… mẫu số tiến đến vô cực thì giá trị phân số tiến đến không; ngược lại khi giá trị mẫu số càng bé thì giá trị phân số càng lớn, nếu mẫu số tiến về không thì giá trị phân số tiến về vô cực.
Vô cực là cái quái gì thế  -> là  tưởng tượng ra cái cao siêu nhất cũng giống như đấng sáng tạo đã tạo ra con người , đấng sáng tạo mắc sai lầm nghiêm trọng khi tạo ra 2 cá thể nam nữ  đối nghịch nhau và yêu nhau .
Nhưng rất tiếc 2 thứ  cao siêu đó chưa đến được vô cực thì nó lại rơi xuống đáy và thành con số 0 tròn trĩnh .
Lòng tốt là thứ  ngôn ngữ  mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy.
“Kindness is the language which the deaf can hear and the blind can see.”
Tôi là  blogger và tôi viết blog , tôi viết tôi say mê những cái mà tôi yêu thích .
Trong cái yêu thích của tôi có wordpress và tôi đã chọn em làm người yêu .

Tôi là blogger ư  hay chỉ là copywriter  , tôi phát triển ý tưởng của người khác theo phong cách của Tôi và tôi chọn wordpress cùng với myopera , blogger , blog ,  typepad , livejournal , friendster , multiply …. và nhiều nhiều nữa . Cái chính vẫn là Thu Quyến Rũ wordpress “người yêu số một” của tôi .

WordPress tôi yêu em

Typepad Tôi cũng yêu em 
Weebly Tôi cũng yêu em 

Saturday, April 2, 2011

Vũ Trụ

Câu nói của Newton : Những gì mà chúng ta biết chỉ là một giọt nước những gì mà chúng ta không biết là cả một đại dương “Bạn biết gì về những thứ bạn chưa biết”. Câu trả lời thường là “không gì cả”.


hình ảnh từ twitter NASA

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm