Sunday, March 17, 2024

Roses Are Red (My Love) cho ngày 8/3

When you lose your mother, you will lose the person who loved you the most, the one who knew you the best, the one who forgave everything,

The one who took away your fears, the one who looked for you when you were lost.
When you lose your mom, no one will remember you bundle up if it's cold.
won't even call you every two hours, to ask if you're better when you're wrong and when you do the wrong things,
People will get angry and you will have to ask for forgiveness, because only your mother could bear your bad character and wanted you even in your worst days.
When you lose your mother, you'll miss her every Christmas and every birthday, and every time something good happens to you, you'll want to talk to her to tell her and realize that her chair is empty and she'll never be by your side again.
When you lose your mother, there will be people who know you, but no one like her, there will be many people who love you, but they won't love you more than themselves as she loved you.
When you lose your mother the world will be
a little sadder, weirder, smaller and you too.

Wednesday, February 21, 2024

SỐ EULER VÀ HÀM E^X : NHỮNG ĐIỀU KỲ THÚ

Chúng tôi bắt đầu chủ đề này bằng câu chuyện vui sau đây :

Một thanh niên trẻ mắt mũi trợn trừng lao lên toa tàu đe nẹt mọi người... Hắn phi như điên trên toa tàu, huơ huơ tay và mồm la to dữ tợn. "Chúng bay dẹp ra, cút hết đi."

"- Nếu đứa nào còn đứng chắn đường ta, nó sẽ bị ta đạo hàm hoặc không thì sẽ bị tích phân..."

Mọi người trên tàu hoảng loạn, chạy té cả ra, tránh thật xa tên thanh niên dữ tợn. Duy nhất, chỉ còn một cô gái xinh đẹp, chân dài vẫn đứng nguyên tại chỗ, mỉm cười. Tên thanh niên tiếp tục đe dọa và nhắc lại lời hứa sẽ tích phân hay đạo hàm cô gái.

Cô gái mỉm cười thỏ thẻ:

"- Dạ thưa chàng, thiếp không sợ đâu. Thiếp chính là e^x" (e mũ x)

Sunday, February 18, 2024

AI PHÁT MINH RA ĐỊNH LÝ PYTHAGORE

Ai phát minh ra định lý Pythagore

Pythagoras sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN, là một nhà triết học người Hy Lạp.

Có một giai thoại này kể rằng, do có nhiều mâu thuẫn nảy sinh, Pitago bị một toán người truy sát, ông mải miết chạy mà không cần biết mình sắp tới đâu chỉ để bảo toàn tính mạng. Thế nhưng được một hồi, Pitago phát hiện ra mình bị một cánh đồng trồng đậu chắn ngang.

Dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy, nhưng do trường phái Pythagoras nghiêm cấm đụng chạm hay sờ vào đậu dưới mọi hình thức nên Pitago thà chết chứ không chịu chạy ngang qua cánh đồng đậu thoát thân. Và rồi kết quả là ông phải bỏ mạng tại đây chỉ bởi những quy định kỳ lạ về hạt đậu!

Xem sách này để biết thêm về việc ăn chay của Trường phái Pythagore

Image_76997

Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm hiểu thần số học  qua quyển sách

74a78eebceab916c8e73ab49efe0a3b9

Pythagoras1_png_9049_1486029744_CQYR

Nhiều người gọi định lý Pitago bằng một cái tên khác là định lý 100 con bò. Theo truyền thuyết, vì quá vui sướng khi chứng minh được định lý trên, ông và các học trò đã giết liền 100 chú bò  để ăn mừng.

 

Saturday, February 17, 2024

MỌI THỨ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG NHƯ VẺ BỀ NGOÀI CỦA CHÚNG

MỌI THỨ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG NHƯ VẺ BỀ NGOÀI CỦA CHÚNG

GREGG BRADEN - MA TRẬN THẦN THÁNH
Nguyễn Tiến Hòa dịch
---🌼🌸🌼---
“Một cơn gió bỗng đột nhiên thổi tới tôi vào ngay thời khắc đó và khiến mắt tôi cay xè. Tôi đã nhìn chằm chằm vào khu vực đang được đặt dấu hỏi. Ở đó hoàn toàn không có thứ gì bất thường.
‘Tôi không thể nhìn thấy gì hết.’ tôi nói.
‘Cậu chỉ việc cảm nhận nó,’ ông ta trả lời. [...]
Cái gì? Cơn gió?
‘Không chỉ mỗi cơn gió đâu’, ông ta nói một cách nghiêm nghị. ‘Nó có vẻ là cơn gió đối với cậu bởi lẽ gió là tất cả những gì cậu biết.’”
Trong cuộc đối thoại này, vị phù thủy người da đỏ Yaqui tên Don Juan dạy cho đồ đệ Carlos Castenada về những thực tại tinh vi của thế giới vô hình. Trong cuốn sách của mình Journey to Ixtlan (tạm dịch: Hành trình đến Ixtlan), Castenada, một nhà nhân chủng học ghi lại những phương thức của các pháp sư cổ đại, đã nhanh chóng nhận ra rằng anh ta không thể tin tưởng vào bộ lọc nhận thức của mình như anh ta vẫn thường làm trước đấy. Anh ta phát hiện ra thế giới vẫn rất sống động trên các cấp độ cả hữu hình lẫn vô hình.
Ví dụ, Castenada luôn được dạy rằng khi những bụi cây dạt sang hai bên bạn và bạn cảm thấy không khí lạnh lạnh phả vào mặt thì đó chính là cơn gió đang chuyển động. Trong ví dụ ở trên, thầy của Castenada nhắc nhở anh ta rằng cơn gió dường như chỉ là một cơn gió bởi lẽ đó là tất cả những gì mà anh ta biết. Trên thực tế, nó có thể là cơn gió hay cảm giác một làn gió thổi vào mặt và luồn qua mái tóc của anh ta, có thể là năng lượng của một linh hồn đang muốn được chú ý. Castenada nhanh chóng khám phá ra rằng một trải nghiệm như vậy sẽ không bao giờ “chỉ là cơn gió” nữa.
Thông qua bộ lọc nhận thức, chúng ta nỗ lực hết sức để tìm kiếm tình yêu, tình bạn, tài chính và sức khỏe rồi đưa chúng vào một khuôn khổ mà những trải nghiệm trong quá khứ đã tạo nên. Mặc dù những ranh giới này có thể phát huy hiệu quả, nhưng chúng thực sự phục vụ chúng ta tốt đến chừng nào? Chúng ta đã bao nhiêu lần hồi đáp với cuộc sống theo cách thức mà chúng ta đã học được từ ai đó khác thay vì dựa trên cái mà những trải nghiệm của bản thân đã dạy cho chính mình? Chúng ta đã thường xuyên ngăn cản bản thân tiến đến sự giàu có hơn, những mối quan hệ sâu sắc hơn hay những công việc toàn vẹn hơn bởi lẽ một cơ hội mà chúng ta gặp trông giống như một cơ hội tương tự trong quá khứ và chúng ta đã chạy trốn theo hướng ngược lại?
CHÚNG TA ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH HÀI HÒA VỚI THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA
Trong bối cảnh của Ma Trận Thần Thánh, chúng ta là một phần của ngọn cỏ cũng như một phần của mọi hòn đá trong mọi con sông con suối. Chúng ta là một phần của mỗi hạt mưa rơi và thậm chí là làn gió mát thổi vào mặt chúng ta khi chúng ta vừa mới bước ra khỏi nhà vào sáng tinh mơ.
Nếu mối liên kết với vạn vật trong thế giới của chúng ta cắm rễ sâu đến vậy thì việc chúng ta mỗi ngày nhìn thấy bằng chứng về mối kết nối đó trong cuộc sống thường nhật của chúng ta là điều rất hợp lý. Có lẽ chúng ta đã nhìn thấy chính xác bằng chứng như vậy - và có lẽ chúng ta nhìn thấy nó mỗi ngày, chỉ là theo những cách thức mà chúng ta không phải lúc nào cũng nhận ra hay thậm chí để ý.
Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta càng quen thuộc với con người, nơi chốn và những thứ xung quanh, chúng ta càng cảm thấy thoải mái với những thứ đó. Lấy ví dụ, đối với hầu hết chúng ta, việc bước vào phòng khách nhà mình chắc chắn sẽ tốt hơn là vào “phòng khách” của một khách sạn ở một thành phố khác. Mặc dù khách sạn đó có thể mới hơn và có tất cả các loại vải, thảm và vải bọc mới nhất nhưng vẫn không mang lại cảm giác như “ở nhà”. Khi chúng ta trải nghiệm điều gì đó theo cách đó, sự thoải mái của chúng ta đến từ sự tinh chỉnh của năng lượng tinh tế giúp chúng ta đi vào trạng thái cân bằng với thế giới của chúng ta - chúng ta gọi đó là sự cộng hưởng cân bằng.
Ở một mức độ nào đó, chúng ta hòa hợp với mọi thứ, từ ô tô đến nhà cửa của chúng ta (và thậm chí cả những dụng cụ mà chúng ta sử dụng mỗi ngày), đó là lý do tại sao chúng ta ảnh hưởng đến người khác, môi trường xung quanh và thế giới của chúng ta chỉ đơn giản bằng sự hiện diện của mình. Do đó, thật không có gì ngạc nhiên khi có điều gì đó thay đổi bên trong chúng ta hay những thứ quanh chúng ta, thì những thay đổi đó sẽ nổi lên trong cuộc sống của chúng ta... và chúng sẽ xảy ra.

Đôi khi những sự chuyển dịch này xuất hiện theo những cách rất tinh vi. Ví dụ, tôi có một chiếc xe sản xuất tại Mỹ với động cơ nguyên bản đã chạy hơn 300.000 dặm vào thời điểm tôi bán nó năm 1995. Tôi luôn làm hết sức để chăm sóc cho “anh bạn già”, một phương tiện đáng tin cậy trông như mới và đã mang tôi đi an toàn từ những ngọn núi ở Colorado cho đến những ngọn đồi ở Napa, California và quay trở lại sa mạc cao nguyên ở phía bắc New Mexico. Mặc dù chiếc xe của tôi luôn khởi động và chạy một cách hoàn hảo nhưng bất cứ khi nào tôi cho người khác mượn thì chiếc xe đều “dở chứng”. Lúc nào cũng vậy, một tiếng ồn mới sẽ bắt đầu trong động cơ, đèn cảnh báo sẽ xuất hiện trên bảng điều khiển hay đơn giản là nó sẽ dừng chạy khi một người khác với một phong cách khác đảm nhận vai trò tài xế. Và hiển nhiên là khi tôi quay trở lại ghế lái vấn đề hỏng hóc cứ thế “tự lành”, biến mất một cách bí ẩn.. Những thứ quen thuộc với chúng ta cũng như chúng ta quen với chúng dường như sẽ hoạt động tốt hơn khi chúng ta xuất hiện bên chúng. Dẫu vậy, đôi khi sự cộng hưởng của chúng ta với thế giới xuất hiện trước chúng ta theo cách hiển nhiên khiến cho ta khó mà bỏ lỡ được - như trong ví dụ sau đây.
Vào mùa xuân năm 1990, tôi đã bỏ việc và đang tạm sinh sống ở San Francisco. Ban ngày, tôi đang phát triển các hội thảo và viết cuốn sách đầu tay trong khi về đêm tôi làm việc với vai trò là một cố vấn. Cụ thể, tôi đang cung cấp hướng dẫn để thấu hiểu sức mạnh cảm xúc trong cuộc sống và vai trò của sức mạnh đó trong các mối quan hệ của chúng ta. Một trong những khách hàng đầu tiên của tôi đã mô tả mối quan hệ là một ví dụ tuyệt đẹp về sự cộng hưởng của chúng ta với thế giới sâu sắc và theo đúng nghĩa đen ra sao.
Cô đã mô tả mối quan hệ lâu dài với người đàn ông trong cuộc đời cô là “buổi hẹn hò không bao giờ kết thúc.” Trong hơn 10 năm, họ đã ở bên nhau trong một mối quan hệ dường như bế tắc đến vô vọng. Những cuộc trò chuyện về hôn nhân của họ dường như luôn kết thúc bằng những bất đồng gay gắt nhưng họ chẳng thể xa nhau và muốn chia sẻ cuộc sống với nhau. Một buổi tối, khách hàng của tôi đã mô tả một trải nghiệm cộng hưởng vô cùng rõ ràng và mạnh mẽ khiến mối nghi ngờ về sự tồn tại của một kết nối như vậy với thế giới của chúng ta gần như tan biến.
Tôi hỏi cô: “Nói cho tôi nghe về cuộc sống của cô tuần vừa qua”, “Chuyện ở nhà thế nào?” “Ồ, ông sẽ không tin những chuyện vừa xảy ra đâu” cô bắt đầu. “Thật là một tuần kỳ lạ! Đầu tiên, trong khi bạn trai và tôi đang xem TV trên ghế sô pha, chúng tôi đã nghe thấy một tiếng va chạm lớn trong phòng tắm. Khi chúng tôi đi xem chuyện gì đã xảy ra, ông sẽ không đoán được chúng tôi đã nhìn thấy gì.”
“Tôi không thể bắt đầu đoán hay thậm chí tưởng tượng ra,” tôi nói, “nhưng bây giờ cô đã khiến tôi thật sự tò mò rồi đấy... Chuyện gì đã xảy ra thế?”
“À, ống nước nóng phía dưới chậu rửa đã nổ tung và thổi bay cánh cửa tủ bếp khỏi bản lề và đâm vào bức vách phía trước bồn rửa,” cô trả lời.
“Ồ!” Tôi thốt lên. “Tôi chưa bao giờ nghe đến bất kỳ chuyện gì như thế trong đời mình.”
“Đó không phải là tất cả,” cô tiếp tục. “Còn nữa! Khi chúng tôi đi ra gara để lấy xe ô tô, nước nóng tràn ngập khắp sàn - máy làm nóng nước đã nổ tung và nước chảy lênh láng khắp nơi. Sau đấy, khi chúng tôi lùi xe ra khỏi gara ra đường lái xe vào nhà, ống tản nhiệt trên xe phát nổ và chất chống đông có nhiệt độ cao tràn khắp đường vào!”
Tôi lắng nghe những gì người phụ nữ này đang nói và ngay lập tức nhận ra khuôn mẫu. “Chuyện gì đã xảy ra ở nhà vào ngày hôm đó?” Tôi hỏi. “Cô sẽ mô tả mối quan hệ của mình như thế nào?”
“Chuyện đó dễ mà” cô thốt lên. “Chuyện của chúng tôi giống như một cái nồi áp suất trong ngôi nhà đó.” Đột nhiên, cô ấy nín lặng và nhìn vào tôi chằm chằm. “Ông không nghĩ rằng sự căng thẳng trong mối quan hệ của chúng tôi có liên quan gì đến những gì đã xảy ra, phải không nào?”
“Trong thế giới của tôi,” tôi trả lời, “sự căng thẳng đó hoàn toàn liên quan đến những gì đã xảy ra. Chúng ta điều chỉnh theo thế giới của chúng ta và thế giới cho chúng ta thấy theo phương diện vật lý năng lượng của cái mà chúng ta trải nghiệm về mặt cảm xúc. Đôi khi điều đó rất tinh tế nhưng trong trường hợp của cô, nó thể hiện theo đúng nghĩa đen - ngôi nhà của bạn phản ánh đúng như trạng thái căng thẳng mà cô đã mô tả giữa cô và bạn trai. Và nó đã làm như vậy thông qua chính thứ tinh chất đã được sử dụng hàng ngàn năm để làm đại diện cho cảm xúc: môi trường nước. Thật là một thông điệp đầy sức mạnh, tuyệt đẹp và rõ ràng mà cô đã nhận được từ trường năng lượng! Giờ đây, cô sẽ làm gì với nó?
Chìa khóa 17: Ma Trận Thần Thánh đóng vai trò như một tấm gương phản chiếu các mối quan hệ của chúng ta mà chúng ta tạo ra trong niềm tin của mình.
Cho dù chúng ta có nhận ra mối liên hệ cộng hưởng của bản thân với thực tế xung quanh hay không thì nó vẫn tồn tại thông qua Ma Trận Thần Thánh. Nếu chúng ta có trí tuệ để hiểu rằng các thông điệp đến với chúng ta thông qua môi trường xung quanh, mối quan hệ của chúng ta với thế giới có thể là một người thầy đầy quyền năng. Đôi khi điều đó thậm chí còn cứu mạng chúng ta!

Wednesday, January 31, 2024

Phiếm đàm một chút (tt)

Học để cho mình khôn ra 

Bài học diệu kỳ từ  những điều xa xỉ như thế này

Saturday, January 20, 2024

VŨ TRỤ TỪ HƯ KHÔNG

PHỎNG VẤN TÁC GIẢ

VŨ TRỤ TỪ HƯ KHÔNG – LAWRENCE M. KRAUSS
Việt dịch: Mộc Hương
NXB Thế Giới, 2021
Lawrence M. Krauss (sinh năm 1954).. Là nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng thế giới, đồng thời là một giảng viên danh tiếng. Ông đã viết rất nhiều các bài báo phổ biến khoa học trên New York Times, Wall Street Journal, Scientific American cũng như hàng loạt bài phát biểu trên những chương trình phát thanh-truyền hình.
Đặc biệt, Krauss còn là tác giả của các cuốn sách khoa học giá trị khác như: The Fifth Essence: The Search for the Dark Matter in the Universe (1989), The Physics of Star Trek (1996), … gần đây nhất là The Greatest Story Ever Told—So Far: Why Are We Here? (2017).
 
1. Khi nói “hư không”, thực sự ông đang muốn nói đến điều gì?
Như tôi đã viết trong cuốn sách này, tôi tin rằng sẽ là hữu ích nhất khi chúng ta định nghĩa dựa trên những thực tế đã được khám phá thông qua thực nghiệm chứ không phải dựa trên những nguyên tắc triết học trừu tượng. Đối với tôi, không liên quan tới câu hỏi “phi-tồn tại”, câu hỏi khiến người ta mơ màng với rất nhiều vấn đề triết học tiềm ẩn tính sâu sắc thay vì những kiến thức vật lý mong manh, khía cạnh dường như thực sự rất kỳ diệu của vũ trụ chúng ta, mà tôi cũng tin rằng nó đã khởi xướng nhiều cuộc tranh luận về chủ đề này qua nhiều thế kỷ, chính là cách mà tất cả mọi thứ chúng ta nhìn thấy có thể từ không đến có xuất hiện trong vũ trụ. Nó dường như ít mâu thuẫn với nguyên lý bảo toàn năng lượng nhất, và quan trọng hơn là, với hiểu biết thông thường. Nhưng một trong những điều tuyệt vời về khoa học mà tôi muốn chia sẻ với các bạn đó chính là không phải lúc nào hiểu biết thông thường cũng là một kẻ dẫn đường đáng tin cậy để chúng ta khám phá và thấu hiểu tự nhiên. Đáng lẽ hiểu biết thông thường của chúng ta phải dựa trên thực tế vũ trụ chứ không phải ngược lại. Và điều kỳ diệu nhưng thực ra không có gì kỳ diệu rất đáng chú ý chính là việc kết hợp cơ học lượng tử với định luật hấp dẫn đã cho phép sự vật xuất hiện từ không đến có.
Giờ thì, trạng thái “không” này có thể không phải là “hư không” theo nghĩa thông thường, vậy nhưng đây chính là một sự chuyển biến cực kỳ đáng kể. Bởi thế, dạng thức đầu tiên của “hư không” chỉ là một không gian trống rỗng. Nhưng sẽ vô cùng dễ hiểu khi người ta đặt ra câu hỏi liệu có phải thực sự là “không có gì” hay không, bởi vì rõ ràng có không gian ở đó, và bởi thế cũng có thời gian. Rồi tôi nói đến việc làm thế nào tự bản thân không gian và thời gian có thể xuất hiện từ chỗ không có không gian và thời gian, một trạng thái chắc chắn gần với hư không tuyệt đối hơn. Tuy nhiên, không cần nói cũng biết, người ta có thể băn khoăn không biết trạng thái đó có phải là hư không hay không, vì sự chuyển biến này là nhờ một số định luật vật lý. Thế thì các định luật đó từ đâu mà ra? Quả là một câu hỏi hóc búa và một trong những câu trả lời gần đây hơn là thậm chí bản thân các định luật cũng có thể chỉ là điều ngẫu nhiên, chúng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của vũ trụ mà thôi. Vẫn chưa hết, câu trả lời này lại dấy lên một câu hỏi khác: thế cái gì cho phép bất cứ điều nào trong số này có khả năng xuất hiện, nhưng như tôi đã nói ở đầu sách, ở một mức độ nào đó, cứ đặt câu hỏi như thế thật chẳng khác nào “rùa suốt lượt”. Có những câu hỏi chúng ta có thể giải quyết kín kẽ bằng phương pháp thực nghiệm và có những câu hỏi không dẫn đến một ước đoán hay hiểu biết vật lý nào. Vấn đề là làm sao có thể phân biệt được chúng.
2. Tại sao lại “Như thế nào” chứ không phải là “Tại sao?”
Những câu hỏi “Tại sao” luôn đi kèm với trò đánh đố trí tuệ, thường là ngoài dự tính. Chúng ta có thể hỏi: “Tại sao lại có chín hành tinh xung quanh Mặt trời?” (bởi lẽ với tôi Diêm Vương luôn là một hành tinh), hỏi thế nhưng không phải chúng ta coi mục đích hoặc ý nghĩa của vũ trụ này là nằm ở con số chín, như thể vũ trụ này được tạo ra là để có chín hành tinh xung quanh Mặt trời vậy. Nếu Mặt trời của chúng ta là ngôi sao duy nhất, thì người ta có thể cho rằng con số cụ thể này có một ý nghĩa nào đó (như Kepler khi ông cố gắng giải thích sáu hành tinh theo khối đa diện đều Plato). Nhưng chúng ta hứng thú hơn nhiều đến những giải thích khác nhau cho cách hệ mặt trời xuất hiện, và đó chính là như thế nào. Hỏi “Tại sao?” tức là ta đã giả định là có một mục đích nào đó, mà vốn thứ này không hề tồn tại. Suy cho cùng, người ta có thể đặt ra câu hỏi tại sao mãi không dứt, và câu trả lời chốt hạ có thể chỉ đơn giản là “Tại vì nó thế”, thế thôi, nhưng nghe có vẻ không sáng tỏ lắm.
3. Nếu ông từ bỏ Thượng đế, thế thì cuộc sống mất hết mục đích ư?
Với tôi, chắc chắn không phải thế – mà còn ngược lại nữa kìa. Tôi chẳng thấy có chút mục đích nào khi sống trong một thế giới được trị vì bởi đấng toàn năng nào đó – giống như nhân vật, mà người bạn quá cố của tôi Christopher Hitchens đã nhắc đến, người không chỉ tạo ra tất cả các nguyên tắc mà còn trừng phạt nghiêm khắc những ai không tuân thủ chúng. Tôi cảm thấy sống trong một vũ trụ vô mục đích có khi lại còn tuyệt vời bội phần, vì nó khiến cho sự ngẫu nhiên tồn tại và ý thức của chúng ta thậm chí còn đáng quý hơn – ý khoảnh khắc ngắn ngủi của chúng ta dưới ánh Mặt trời này có gì đó thật đáng trân trọng biết bao.
4. Khi nói “phẳng”, ý ông là gì? Vũ trụ này phẳng như một chiếc bánh kếp ư?
Ước gì tôi đã miêu tả từ này cẩn thận hơn một chút trong bản bìa cứng của cuốn sách, và tôi đã mở rộng cuộc thảo luận này trong ấn bản này. Một không gian ba chiều phẳng chỉ là kiểu không gian mà bạn đã từng nghĩ mình sống trong đó, nơi các tia ánh sáng đi theo một đường thẳng tắp, và những trục vuông góc với nhau (x, y, và z) luôn luôn vuông góc với nhau. Trong những không gian ba chiều cong, điều này không còn đúng nữa. Bởi lẽ khối lượng và năng lượng có thể làm cong một vùng không gian nào đó (như xung quanh Mặt trời và Trái đất), nên câu hỏi quan trọng ở đây là thế còn cấu trúc cầu của không gian ở những phạm vi rộng lớn nhất thì sao: nó cong hay không cong? Và hóa ra ở những phạm vi rộng lớn nhất có thể quan sát được, nó không cong. Và đây là sự thật rất dứt khoát, như tôi miêu tả trong sách, vì có như thế thì mới có một vũ trụ xuất hiện từ hư không
5. Chẳng phải khoa học là một kiểu tín ngưỡng khác hay sao?
Chắc chắn là không rồi. Các nhà khoa học thay đổi quan điểm của họ, thừa nhận là mình đã sai và rất vui mừng cũng như rất háo hức được vứt bỏ những ý tưởng không đúng. Trước khi đặt ra câu hỏi nào chúng tôi không vờ như mình biết tuốt để nhất định phải có câu trả lời. Bởi thế, đúng vậy, chúng tôi có niềm tin là vũ trụ mang tính khả tri, nhưng điều tuyệt vời nhất của khoa học chính là niềm tin của chúng tôi rất dễ lung lay. Bất cứ lúc nào chúng tôi cũng có thể từ bỏ bất cứ đức tin nào trước đây của mình, nếu như tự nhiên gợi ý cho chúng tôi có điều đáng tin nào khác.
6. Nghiên cứu về hạt Higgs ở Máy gia tốc hạt lớn (LHC) có đóng góp gì cho vũ trụ học không, thưa ông? Và nếu có thì sao? Nếu không thì sẽ thế nào?
Tôi đã thảo luận vấn đề này trong lời nói đầu mới cho ấn bản bìa mềm này. Nghiên cứu về hạt Higgs chỉ phản ánh đích đến xa nhất của một hành trình trí tuệ tuyệt vời khởi nguồn từ 50 năm trước, và nếu nó được phát hiện ở LHC như những kết quả ban đầu được báo cáo trong năm 2011 gợi ý, thì nó hẳn sẽ chứng minh cho một công trình học thuyết, mà không có nó, công trình đó sẽ rất dễ lung lay. Do đó, hẳn là sẽ tuyệt vời biết bao nếu những ý tưởng của chúng tôi về hạt Higgs là đúng, vì tự nhiên thường khiến ta bị bất ngờ. Hầu hết các giả thuyết trên thực tế đều sai. Nếu không thế thì chắc ai cũng có thể làm nhà vật lý được mất. Nhưng dù thế nào nếu hạt Higgs tồn tại, thì điều đó có nghĩa là khía cạnh khác trong sự tồn tại của chúng ta chính là một sự kiện vũ trụ ngẫu nhiên. Các hạt có khối lượng nhờ tương tác với một trường nền nếu không thì cũng vô hình như đang cố bơi trong biển mật (molasses). Điều đó có nghĩa là nếu không có một trường như thế trong vũ trụ sơ khai, thì chúng ta đã chẳng ở đây, tồn tại trong hình hài nào đó, tức không phải là hư không. Đồng thời, một phát hiện về hạt Higgs ở LHC rất có khả năng sẽ dấy lên nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời: tại sao nó lại mang khối lượng? Nó liên quan đến tất cả bốn lực tự nhiên vốn đã biết như thế nào? Và v.v.
7. Tôi đã đọc đâu đó nói rằng những định luật cơ bản của tự nhiên chẳng nói gì đến việc từ đâu mà ra những lực đã được quan sát, hay vì sao thế giới hẳn bao gồm các kiểu hạt và trường cụ thể như đã phát hiện ra, hoặc tại sao ngay từ đầu đã có một thế giới. Ông nói gì về điều này?
Trên thực tế, việc nhận ra rằng cấu phần vũ trụ, tức là nó có các lực, có các kiểu trường cụ thể trong phạm vi quan sát được, và có những hạt mang và không mang khối lượng, một vũ trụ mà chúng ta thấy có thể liên tục nổi lên như là một sự kiện ngẫu nhiên của hoàn cảnh, chính là một trong những bước tiến vĩ đại của vật lý hạt trong 40 năm qua. Hiện tượng nổi lên này được gọi là “liên tục phá vỡ tính đối xứng” và cơ bản nó thể hiện một điều là vũ trụ tiến hóa và lạnh dần, một trường nền nào đó có thể phát triển trong không gian, giống như một tinh thể băng liên tục hình thành trên bậu cửa sổ nhà bạn và giống trường Higgs đã làm thế như người ta ước đoán. (Bản chất của những hoa văn cụ thể trên bậu cửa sổ nhà bạn trong một ngày mù sương không được tiền định ngay từ buổi đầu của thời gian mà chúng cứ thế mà xuất hiện thôi.)
Khi trường nền này phát triển, nó khiến một số hạt mang khối lượng (và do đó trở nên bất ổn định, suy thoái thành các hạt khác và biến mất) và một số hạt vẫn ở trạng thái không khối lượng. Nó cũng xác định lực nào sẽ hoạt động trong những khoảng cách xa, như lực điện từ, và lực nào không, như tương tác yếu. Về việc tại sao ngay từ đầu đã có một thế giới tồn tại, thì một lần nữa, hiện tượng liên tục phá vỡ tính đối xứng – mà trong trường hợp này có cả khả năng cho tương tác hấp dẫn – có thể khiến một số vũ trụ nở rộng đến vô cực và tồn tại lâu dài, trong khi một số khác lại biến mất trong nháy mắt. Bởi thế cũng có thể giải thích tại sao một số thế giới tồn tại đủ lâu để đặt ra câu hỏi: “Tại sao tồn tại cái gì đó thay vì không có gì?”
8. Chẳng phải là tự phụ sao khi tuyên bố rằng chúng ta biết thế giới đến từ hư không, và rằng khoa học đã trả lời được tất cả những câu hỏi hóc búa về vũ trụ?
Tôi lại thấy buồn cười mỗi khi đọc lời chỉ trích này, thường là từ những người chưa từng đọc cuốn sách. Một trong những điểm quan trọng trong cuốn sách của tôi là chúng ta không biết tất cả các câu trả lời, nhưng những gì chúng ta biết được thực vô cùng trêu ngươi, trong khi cùng lúc đó lại đẩy cho chúng ta một số câu hỏi quan trọng và vô cùng sâu sắc mà có lẽ không bao giờ có thể thực sự chịu gò mình vào những sai lầm thực nghiệm.
9. Chẳng phải khoa học cũng được so sánh với tôn giáo hay sao? Suy cho cùng, cả hai đều cố gắng trả lời cho cùng nhiều câu hỏi, đúng không nhỉ?
Khoa học có thể sánh với một dạng thức cơ bản nào đó của thần thánh – như là, chúng ta không thể nói rằng một vũ trụ, thậm chí một vũ trụ xuất hiện từ hư không thông qua các quá trình vật lý tự nhiên, lại không được tạo tác với một mục đích ngầm ẩn nào đó có thể không rõ ràng. (Thực tế là không có bằng chứng nào cho thấy có mục đích ở đây tất nhiên đã khiến cho chúng ta khó chứng minh được nó hơn, nhưng thôi kệ). Nhưng như đã nói, khoa học không tương đương với tất cả những học thuyết nghiêm khắc của tất cả tôn giáo chính trên thế giới, và trong đó có Cơ đốc giáo, Do Thái, Hồi giáo, cũng như một số tôn giáo phụ khác, như Mặc Môn. Và có lý do chính đáng cho điều này: những học thuyết này được những người không biết thế giới vận hành thế nào, viết ra. Ngoại trừ đạo Mặc Môn mới đây, chúng được viết khi người ta còn chưa biết Trái đất quay quanh Mặt trời!
10. Ông có phải là người vô thần không?
Không theo cái nghĩa là tôi có thể tuyên bố chắc nịch không có Thượng đế hay mục đích nào cho vũ trụ này. Tôi không thể tuyên bố chắc nịch rằng không có một ấm trà quay quanh sao Mộc như Bertrand Russell từng nói. Tất nhiên, khả năng cao là không có chuyện đó. Nhưng điều tôi có thể tuyên bố như đinh đóng cột là tôi không muốn sống trong một vũ trụ có một ông Thượng đế nào đó – điều đó khiến tôi trở thành một kẻ chống-thần, cũng như người bạn Christopher Hitchens của tôi vậy.

Sunday, January 7, 2024

HÀNH TINH LÙN CERES TỪNG ĐƯỢC COI LÀ MỘT HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

Ngày nay, việc Hệ Mặt Trời từng được bỏ bớt đi một hành tinh là Pluto (mà tiếng Việt trước đây thường gọi là Sao Diêm Vương) để còn 8 hành tinh chính thức chẳng phải việc gì xa lạ với đa số người yêu khoa học. Tuy nhiên, thực tế thì sự thay đổi danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời từng diễn ra từ trước đó.

Sau khi Sao Thiên Vương (Uranus) được phát hiện bởi William Herschel vào năm 1781, việc cải thiện chất lượng các kính thiên văn để săn lùng những vật thể khác còn chưa được biết tới trong Hệ Mặt Trời được các nhà thiên văn hết sức quan tâm. Thời điểm đó, chưa ai biết tới sự tồn tại của vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc.
Giới thiệu sách
Image_87724
Năm 1801, một thiên thể ở khu vực đó được phát hiện, tức là trước cả khi người ta biết tới Sao Hải Vương những 45 năm. Thiên thể đó được đặt tên là Ceres và trở thành hành tinh thứ 8 của Hệ Mặt Trời ở thời điểm đó (theo thứ tự phát hiện, còn theo thứ tự vị trí thì là thứ 5, vì nó xa hơn Sao Hỏa và gần hơn Sao Mộc) .
Sau này, các nhà thiên văn quan sát thấy rất nhiều vật thể có kích thước gần bằng Ceres ở khu vực này - mà ngày nay chúng ta đã biết là vành đai tiểu hành tinh. Việc tiếp tục coi tất cả những vật thể đó là hành tinh khiến cho danh sách các hành tinh trở nên lộn xộn, nhất là khi mà Ceres cũng như các thiên thể khác ở khu vực đó quá nhỏ so với các hành tinh khi đó đã biết. Vì vậy, tất cả những vật thể như vậy (bao gồm chính Ceres) được gọi là các tiểu hành tinh (asteroid).
Tới năm 2006, khi khái niệm "hành tinh lùn" (dwarf planet) ra đời và Pluto cùng một thiên thể có kích thước tương tự được phát hiện vào giai đoạn đó là Eris được xếp vào nhóm đó, các nhà thiên văn cũng thống nhất rằng Ceres (thiên thể lớn nhất của vành đai tiểu hành tinh và đáp ứng được tiêu chí về trạng thái cân bằng thủy tĩnh - để có hình cầu) xứng đáng được xếp vào nhóm mới này.
Và như vậy, Ceres không chỉ từng được coi là một hành tinh trong nhiều thập kỷ, mà còn là thiên thể được đổi "chức danh" những hai lần.
 
Trích từ VAAC

Monday, December 18, 2023

TƠ NHỆN HAY CHỈ LÀ NHỆN RỐI TƠ VÒ

Kỷ niệm một mối tình.

Mối tình - > Tình bị mọt gặm và mối nhấm .

Tình trong giây phút mà thành thiên thu .

Sách  siêu rẻ - đại hạ giá - bán như cho 

35126_41669

Câu chuyện về con Nhện ở trên cửa miếu Phật Bà Quan Âm hay con Nhện ở chùa Nguyên Âm.

“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!” Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.

Con nhện giăng tơ trên một cành cây trước cửa Phật, một lần Phật đi ngang nhìn thấy mới hỏi con nhện “Theo ngươi thì cái gì quý giá nhất trên đời”. Với chút tuệ căn sau một ngàn năm nghe kinh phật, con nhện trả lời: “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”.

Phật gật đầu, đi khỏi. Một ngàn năm sau, Phật lại đến hỏi con nhện: “Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi của ta”.

Trải qua một ngàn năm, ngày ngày nhìn thấy bao nhiêu người đến dâng hương cầu nguyện, bao nhiêu lời cầu nguyện là bấy nhiêu ước muốn của con người. Con nhện trả lời “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”. Phật lại gật đầu rồi đi khỏi.

Trong một ngàn năm sau đó, có một hôm một làn gió mang hạt sương nhỏ đến đọng trên mạng nhện, con nhện nhìn ngắm giọt sương long lanh, lòng cảm thấy vui thích. Nó chưa bao giờ thấy vui sướng như vậy trong suốt ba ngàn năm qua. Nhưng rồi gió lại thổi đến, mang giọt sương đi mất, nhện cảm thấy đau khổ, mất mát và cô đơn.

Lúc này Phật lại đến và vẫn với câu hỏi ngày xưa, lần này nhện quả quyết trả lời “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”. Lần này Phật ko gật đầu mà lại nói với nhện “Vậy ta sẽ cho ngươi một lần sống kiếp người”.

Và thế, nhện đầu thai thành con gái của Tể Tướng, xinh đẹp, duyên dáng, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Một hôm, nhà vua quyết định mở tiệc mừng công chúa Trường Phong vừa tuổi trăng tròn ở vườn ngự uyển. Rất nhiều người được mời tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi. Tân khoa Trạng Nguyên Cam Lộc trổ tài cầm kì thi hoạ khiến mọi người đều thán phục. Nàng Châu Nhi cảm thấy đây thực sự là lương duyên mà Phật đã mang đến cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc cũng cùng nhau hàn huyên tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi về nhà, nghĩ Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao Cam Lộc lại không hề có cảm tình với nàng? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, còn Châu Nhi thì được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật lại tàn nhẫn với nàng như thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp. Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường : “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Rồi Chi Thụ rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc ngắn ngủi thêm vào sinh mệnh ngươi mà thôi. Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa Phật, anh ta đã ngắm ngươi ba ngàn năm, yêu ngươi ba ngàn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

Nhện biết được sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…

Saturday, December 16, 2023

TỈNH THỨC VỚI GIÁO LÝ NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO

Trích “PHẬT GIÁO TÂY TẠNG – BÀI GIẢNG CỦA CÁC BẬC THẦY VĨ ĐẠI” - Lama Yeshe

Ban dịch thuật Thiện Tri Thức – NXB Thiện Tri Thức
...
Hỏi: Ngài nói rằng tỷ lệ tự tử ở phương Tây cao hơn ở phương Đông. Nhưng cũng đúng là ở phương Đông thường chết vì đói hơn phương Tây. Hình như bản năng của người phương Đông là từ bỏ trong khi chủ nghĩa vật chất xem ra là lẽ tự nhiên đối với người phương Tây. Vì vậy tôi có thể đề nghị một cách hoài nghi rằng sự từ bỏ đã dẫn phương Đông đến nghèo đói trong khi chủ nghĩa vật chất đã đưa phương Tây đến thịnh vượng không?
Lama: Đó cũng là một câu hỏi rất hay. Nhưng hãy nhớ những gì tôi đã nói trước đây: từ bỏ cái ly này không có nghĩa là ném nó đi, đập vỡ nó hay đưa nó cho ai đó. Bạn có thể ăn cơm và món Dhal (súp đậu của Ấn Độ) với tâm buông bỏ. Điều vô cùng quan trọng là bạn phải biết điều đó.
Đúng là hầu hết người phương Đông, về phương diện văn hóa, đều chịu ảnh hưởng bởi các học thuyết tôn giáo. Ví dụ, ngay cả khi chúng tôi ba hay bốn tuổi, chúng tôi cũng thừa nhận luật nhân quả. Có nghĩa là, hầu hết người phương Đông cũng hiểu sai nghiệp. Ai đó nghĩ “Ồ! Tôi là người nghèo, cha tôi làm quét dọn - tôi cũng phải làm quét dọn thôi”. “Tại sao?” “Bởi vì đó là nghiệp của tôi - nó phải theo như vậy đó”.
Đây là một quan niệm sai hoàn toàn và không dính dáng gì với những giáo lý của Ấn Độ giáo hay Phật giáo cả; đó là một quan niệm cố chấp hoàn toàn ngược lại với bản tánh của thực tại. Chúng ta nên hiểu “Tôi là con người - bản tánh của tôi là vô thường. Bây giờ có lẽ tôi không vui, nhưng tôi dễ thay đổi - tôi có thể tự phát triển bên trong tâm mình an lạc vĩnh cửu”. Đây là thái độ mà chúng ta nên có.

Roses Are Red (My Love) cho ngày 8/3

When you lose your mother, you will lose the person who loved you the most, the one who knew you the best, the one who forgave everything, T...