Monday, December 18, 2023

TƠ NHỆN HAY CHỈ LÀ NHỆN RỐI TƠ VÒ

Kỷ niệm một mối tình.

Mối tình - > Tình bị mọt gặm và mối nhấm .

Tình trong giây phút mà thành thiên thu .

Sách  siêu rẻ - đại hạ giá - bán như cho 

35126_41669

Câu chuyện về con Nhện ở trên cửa miếu Phật Bà Quan Âm hay con Nhện ở chùa Nguyên Âm.

“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!” Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.

Con nhện giăng tơ trên một cành cây trước cửa Phật, một lần Phật đi ngang nhìn thấy mới hỏi con nhện “Theo ngươi thì cái gì quý giá nhất trên đời”. Với chút tuệ căn sau một ngàn năm nghe kinh phật, con nhện trả lời: “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”.

Phật gật đầu, đi khỏi. Một ngàn năm sau, Phật lại đến hỏi con nhện: “Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi của ta”.

Trải qua một ngàn năm, ngày ngày nhìn thấy bao nhiêu người đến dâng hương cầu nguyện, bao nhiêu lời cầu nguyện là bấy nhiêu ước muốn của con người. Con nhện trả lời “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”. Phật lại gật đầu rồi đi khỏi.

Trong một ngàn năm sau đó, có một hôm một làn gió mang hạt sương nhỏ đến đọng trên mạng nhện, con nhện nhìn ngắm giọt sương long lanh, lòng cảm thấy vui thích. Nó chưa bao giờ thấy vui sướng như vậy trong suốt ba ngàn năm qua. Nhưng rồi gió lại thổi đến, mang giọt sương đi mất, nhện cảm thấy đau khổ, mất mát và cô đơn.

Lúc này Phật lại đến và vẫn với câu hỏi ngày xưa, lần này nhện quả quyết trả lời “Đó là thứ không có được và thứ đã mất đi”. Lần này Phật ko gật đầu mà lại nói với nhện “Vậy ta sẽ cho ngươi một lần sống kiếp người”.

Và thế, nhện đầu thai thành con gái của Tể Tướng, xinh đẹp, duyên dáng, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Một hôm, nhà vua quyết định mở tiệc mừng công chúa Trường Phong vừa tuổi trăng tròn ở vườn ngự uyển. Rất nhiều người được mời tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi. Tân khoa Trạng Nguyên Cam Lộc trổ tài cầm kì thi hoạ khiến mọi người đều thán phục. Nàng Châu Nhi cảm thấy đây thực sự là lương duyên mà Phật đã mang đến cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc cũng cùng nhau hàn huyên tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi về nhà, nghĩ Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao Cam Lộc lại không hề có cảm tình với nàng? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, còn Châu Nhi thì được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật lại tàn nhẫn với nàng như thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp. Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường : “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Rồi Chi Thụ rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc ngắn ngủi thêm vào sinh mệnh ngươi mà thôi. Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa Phật, anh ta đã ngắm ngươi ba ngàn năm, yêu ngươi ba ngàn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

Nhện biết được sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…

Saturday, December 16, 2023

TỈNH THỨC VỚI GIÁO LÝ NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO

Trích “PHẬT GIÁO TÂY TẠNG – BÀI GIẢNG CỦA CÁC BẬC THẦY VĨ ĐẠI” - Lama Yeshe

Ban dịch thuật Thiện Tri Thức – NXB Thiện Tri Thức
...
Hỏi: Ngài nói rằng tỷ lệ tự tử ở phương Tây cao hơn ở phương Đông. Nhưng cũng đúng là ở phương Đông thường chết vì đói hơn phương Tây. Hình như bản năng của người phương Đông là từ bỏ trong khi chủ nghĩa vật chất xem ra là lẽ tự nhiên đối với người phương Tây. Vì vậy tôi có thể đề nghị một cách hoài nghi rằng sự từ bỏ đã dẫn phương Đông đến nghèo đói trong khi chủ nghĩa vật chất đã đưa phương Tây đến thịnh vượng không?
Lama: Đó cũng là một câu hỏi rất hay. Nhưng hãy nhớ những gì tôi đã nói trước đây: từ bỏ cái ly này không có nghĩa là ném nó đi, đập vỡ nó hay đưa nó cho ai đó. Bạn có thể ăn cơm và món Dhal (súp đậu của Ấn Độ) với tâm buông bỏ. Điều vô cùng quan trọng là bạn phải biết điều đó.
Đúng là hầu hết người phương Đông, về phương diện văn hóa, đều chịu ảnh hưởng bởi các học thuyết tôn giáo. Ví dụ, ngay cả khi chúng tôi ba hay bốn tuổi, chúng tôi cũng thừa nhận luật nhân quả. Có nghĩa là, hầu hết người phương Đông cũng hiểu sai nghiệp. Ai đó nghĩ “Ồ! Tôi là người nghèo, cha tôi làm quét dọn - tôi cũng phải làm quét dọn thôi”. “Tại sao?” “Bởi vì đó là nghiệp của tôi - nó phải theo như vậy đó”.
Đây là một quan niệm sai hoàn toàn và không dính dáng gì với những giáo lý của Ấn Độ giáo hay Phật giáo cả; đó là một quan niệm cố chấp hoàn toàn ngược lại với bản tánh của thực tại. Chúng ta nên hiểu “Tôi là con người - bản tánh của tôi là vô thường. Bây giờ có lẽ tôi không vui, nhưng tôi dễ thay đổi - tôi có thể tự phát triển bên trong tâm mình an lạc vĩnh cửu”. Đây là thái độ mà chúng ta nên có.

Monday, December 11, 2023

TÌM HIỂU MA LỢI CHI THIÊN ( MĀRĪCĪ BODHISATVA ) VÀ CÁC CÂU THẦN CHÚ CỦA NGÀI

Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát - Ma Lợi Chi - MARICI (ṛṣi Marīci, ऋषि मरीचि) có nghĩa là ÁNH SÁNG QUANG HUY LỚN. Ngài có ba khuôn mặt , tám tay và hai chân. Khuôn mặt chính giữa từ hoà mỉm cười, khuôn mặt bên phải màu đỏ và bên trái màu ghi có mặt Heo Rừng. Gương mặt đầu heo này biểu trưng cho sự chuyển hoá SI thành Pháp Giới Thể Tính Trí. Thần chú của Ma Lợi Chi được dùng để hộ thân cho những người đi xa, đến những nơi nguy hiểm, vào nơi bệnh dịch, ma quỷ, trộm cắp, cướp bóc hay sợ những rắc rối về giấy tờ... giúp tránh được tai ương hoạ nạn, tăng ích lợi và thành công.

Tên Tây Tạng là Ḥod-zer-can-ma

Y theo sự ghi chép của Kinh Phật Thuyết Ma Lợi Chi Bồ Tát thì “Tôn này hay khiến cho Hữu Tình ẩn thân ngay trong đường đi, ẩn thân giữa mọi người.

1551748_196841963855608_1446402250_n

Tìm hiểu thêm về ngài trong quyển sách này 

Quyển sách dùng cho việc  study  rất nhiều lợi ích

Bieu-tuong-than-thoai-ve-chu-thien-va-linh-vat-phat-giao
1599637_196842007188937_2013402319_o

Sunday, December 10, 2023

TÌM HIỂU THẦN CHÚ ĐẠI HẮC THIÊN (MAHAKALA)

Đại Hắc Thiên Mahakala là một vị thần được biết đến trong Ấn Độ giáo và Phật giáo Mật tông. Trong cả hai tôn giáo, Mahākāla là một biểu hiện khốc liệt của Shiva và là sự phối ngẫu của nữ thần Mahākālī; Ngài nổi bật nhất xuất hiện trong giáo phái Kalikula của Shaktism.

Đại Hắc Thiên (Mahakala) là một vị thần hộ pháp (Dharmapala) trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Ngài được tôn kính trong hầu hết các truyền thống Tây Tạng và Phật giáo bí truyền của Nhật Bản. Maha nghĩa đen là tuyệt vời và kala biểu thị thời gian, do đó Mahakala có nghĩa là “tuyệt vời vượt thời gian”.

Ngài được biết đến với cái tên là Dahritian và Daiaihhaktin (大 黑) trong tiếng phổ thông và tiếng Quảng Đông, Daeheukcheon (대흑천) tại Hàn Quốc, Đại Hắc Thiên: tiếng Việt và Daikokuten (大) trong tiếng Nhật.

Mahā “Tuyệt vời” và Kāla “Time / Death”, có nghĩa là “ngoài thời gian” hoặc chết. Tây Tạng: ནག་པོ་ ཆེན་ པོ., THL: Nak Po Chen Po có nghĩa là “Black Black One”. Tây Tạng: མགོན་ པོ., THL: Gay Po “Người bảo vệ” cũng được sử dụng để giới thiệu cụ thể với Mahākāla.

Bát đại Hộ pháp của Phật giáo Tây Tạng bao gồm :

  • Yama (Dạ Ma)
  • Mahakala (Đại Hắc Thiên)
  • Yamantaka (Hàng Phục Dạ Ma)
  • Kubera (Tài Bảo Thiên Vương)
  • Hayagriva (Mã Đầu Minh Vương)
  • Palden Lhamo (Bạch Lạp Mỗ)
  • Tshangs pa (Phạm Thiên Trắng)
  • Begtse


Saturday, December 9, 2023

HỌC MỘT SỐ CHÂN NGÔN TRONG QUYỂN SÁCH CÚNG SAO GIẢI HẠN ( TIẾNG PHẠN ) P2

1) Phổ Triệu Thỉnh Chân Ngôn

Nam mô bộ  bộ đếrị  đà rị  đa rị  đát đa nga đa da

2 ) Tam Muội Da Giới Chân Ngôn

Án , tam muội da tát đỏa phạm

3 )  Nhũ Hải Chân Ngôn

Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm , án tông.

4 ) Biến Thực Chân Ngôn

Nam-mô tát phạ, đát tha nga đá, phạ rô chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng.

5 ) Khai Yết Hầu Chân Ngôn

Án, bộ bộ đế, rị già đa rị đát đa nga đa da.

6 ) Cam Lồ Thủy Chân Ngôn

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát thiệt tha. Án, Tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, Ta bà ha.

Friday, December 8, 2023

HỌC MỘT SỐ CHÂN NGÔN TRONG QUYỂN SÁCH CÚNG SAO GIẢI HẠN ( TIẾNG PHẠN ) P1

 1) Giải oán kết chân ngôn :

Án tam đà la, già đà , sa bà ha 
Nam mô giải oan kết bồ tát ma ha tát
2 ) Phổ cúng dường chân ngôn
Án, Nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hộc
Om, Gaganam Sambhava Vajra Hoh
Bài chú này có tên gọi đầy đủ là Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Phổ Cúng Dường Chân Ngôn. Phật môn thường tụng chú này với hàm nghĩa dùng tâm lượng cúng dường rộng lớn như hư không, xuất sanh vô biên bảo tạng, cúng dường rộng khắp mười phương Tam Bảo cùng hết thảy chúng sanh không ngăn ngại như hư không.

3 ) Nhất  Tự  Thủy Luân Chân Ngôn 

Án tông tông tông tông 

4 )  Thí  Vô Giả Thực Chân Ngôn 

Án  mục lực lăng ta bà ha

5 ) Phá Địa Ngục Chân Ngôn 

Án  già  la đế gia ta bà ha

Thursday, December 7, 2023

HỌC HẠNH NGUYỆN VÀ PHẨM PHỔ HIỀN TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA - PHẨM 28

Theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông, hình tượng Tây phương Tam Thánh thì có đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc với hai vị thị giả là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Còn Phật Thích Ca Tam Tông thì có Phổ Hiền Bồ Tát hầu bên trái đức Phật và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hầu bên phải. Chúng ta cũng thấy tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hay tay chắp lại.

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật, các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh.

Phổ Hiền dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.

Monday, December 4, 2023

HOA NGHIÊM – NGHIÊM TRANG NHƯ HOA

Hoa Nghiêm  - >  Vua của các kinh

Rồng con như ta phải học và tìm hiểu Hoa Nghiêm 

Một quyển sách hay cho Rồng con đây nè :


Đối  với phật tử cần phải tu tập tâm bồ đề :

Theo tác giả thiền luận , đó là : Một sự kích phát tâm linh mới mẻ , nó thay đổi năng lực của ta. Đó là sự trước ý về một khát vọng tôn giáo mới mẻ , tạo ra một sự đột biến trong cơ cấu tinh thần của ta. Một người trước kia vốn là kẻ bàng quang đối với đời sống tôn giáo , nay y  ấp ủ một ước vọng nóng bỏng mong giác ngộ , hay mong cầu.Nhất thiết trí , trọn cả dòng sống ngày mai của Y được xác định từ  đó , đó là phát bồ đề tâm. 

tóm tắt tác phẩm

Sunday, December 3, 2023

TÌM HIỂU HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT VÀ CÂU THẦN CHÚ CỦA NGÀI

Hư Không Tạng Bồ Tát là :

Hư Không Tạng Bồ Tát còn được gọi là Hư Không Quang, Hư Không Dựng. Trong tiếng Phạn, Ngài có tên là Akasagarbha, được hiểu là “viên ngọc quý của bầu trời”. Vị Bồ Tát này được thờ phụng phổ biến tại các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ngài được biết thông qua lời kể của Phật Thích Ca trong kinh Đại Bảo Tích.

Thần chú của phật Hư Không Tạng Bồ Tát heo tiếng Nhật Bản là: On bazara aratano on taraku.. Còn trong tiếng Phạn đọc là Om Vaja ratna om trah svaha. Còn đối với người dân Việt Nam muốn ngài hiển linh cần đọc Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát.

Quy Mệnh Thế Tôn Như Lai - Chú Lăng Nghiêm

Quy mệnh đức thế tôn  Như Lai Chú Lăng Nghiêm