Tuesday, September 24, 2024

Thần chú Ngũ bộ thần tài mật tông kim cương thừa

Trong Phật giáo Tây Tạng có 5 vị thần được coi là Ngũ bộ Thần Tài, gồm: Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài, Hắc Thần Tài, Lục Thần Tài và Hồng Thần Tài.

Bạch Thần Tài“Om Padma Trotha Arya Dzambhala Siddhaya Hum Phat” 
Hoàng Thần Tài“Om Jambhala Jalendraya Svaha” – “Om Dzambhala Dzalim Dzaye Svaha”
Hồng Thần Tài“Om Dzambhala Dzalim Dzaya Nama Mumei E She E” 
Lục Thần Tài“Om Dzambhala Dzalim Dzaye Svaha” 
Hắc Thần TàiOm Indrayani Mukham Bhramari Svaha” – “Om Dzambhala Din Draye Svaha”
Dzambhala-10

Wednesday, September 11, 2024

Tìm hiểu Bạch Tán Cái Phật Mẫu

Bạch Tản Cái Phật Mẫu - Nữ Thần Dù (ô – lọng) Trắng, là một nữ thần quyền năng được biết đến chủ yếu trong Phật giáo Tây Tạng.

Bạch Tán Cái Phật Mẫu (Bạch Tán Cái Phật Đỉnh) có tên Phạn Sitàtapatra-uṣṇīṣa (dịch âm là Tất đát bát đát la Ô Sắt Nị Sa) hay Uṣṇīṣa-sitàtapatra (dịch âm là Ô Sắt Nị Sa Tát đát đa bát đát la). Dịch nghĩa là Bạch Tán Phật Đỉnh, Tán Cái Phật Đỉnh, Tán Phật Đỉnh, Bạch Tán Cái Phật .

 Kết ấn và Quán tưởng

Kết ấn và Quán tưởng

image

Sunday, September 8, 2024

SINH NHẬT BỆNH HOẠN

Sinh nhật của con ngày hôm nay thật đau đớn 

Bệnh tật nằm bẹp dí , mồ hôi nhễ nhại dưới cái nóng bức vì phải tránh gió để không bệnh thêm nữa.

Con cầu mong sự che chở từ bề trên .

Saturday, September 7, 2024

SUY NGHĨ Trích từ sách : Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử

SUY NGHĨ

Trích: Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
---o0o---
Tôi đã trải qua nhiều năm để suy ngẫm về các tiến bộ đáng kể thuộc lĩnh vực khoa học. Trong khoảng thời gian ngắn gần đây, khoa học đã đem lại vô số những ích lợi cho con người. Mặc dù tôi bắt đầu quan tâm đến khoa học chỉ vì tò mò về một thế giới, khi ấy vẫn còn rất xa lạ với tôi, được thống trị bởi nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng chẳng bao lâu tôi đã bắt đầu thấm nhuần được tầm quan trọng của nền khoa học vì lợi ích của con người – đặc biệt là sau khi tôi bắt đầu sống cuộc sống tha hương vào năm 1959. Ngày nay hầu như không có lĩnh vực đời sống nào của con người mà không có sự hiện diện và trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Tuy vậy liệu chúng ta đã thực sự hiểu rõ về vai trò của khoa học kỹ thuật trong toàn bộ đời sống nhân loại chưa - chính xác thì nó nên làm gì và ai sẽ là người chịu trách nhiệm định hướng cho nó? Điều này rất quan trọng bởi vì trừ khi khoa học được định hướng theo chiều hướng nhân đạo, nếu không thì rất có thể nó sẽ chẳng đem lại cho chúng ta bất kỳ một ích lợi nào. Nó thực sự có thể tạo ra những thiệt hại to lớn cho con người.
Images
Việc nhận thấy được tầm quan trọng to lớn của khoa học và ý thức rõ sự phổ quát toàn cầu và những thay đổi cơ bản mà khoa học đã đem lại cho con người, chính việc này đã làm thay đổi thái độ trong tôi, từ tò mò chuyển sang thực sự muốn tìm hiểu sâu về nó. Trong Phật giáo, lý tưởng cao nhất là trau dồi lòng từ bi dành cho tất cả mọi sinh linh và làm việc vì lợi ích của mọi sinh linh ở mức độ cao nhất nếu có thể. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được dạy rằng cần phải nâng niu trân trọng lý tưởng này và cố gắng thực hiện đúng theo lý tưởng này trong mỗi hành vi của mình. Thế nên tôi muốn tìm hiểu khoa học bởi vì nó chỉ ra một lĩnh vực mới mà tôi cần khám phá để có thể thấu hiểu được bản chất của thực tại, của sự thực. Tôi cũng muốn tìm hiểu khoa học bởi vì tôi nhận thấy rằng trong khoa học có một đường hướng tiếp cận mọi vấn đề khá giống với đường hướng trong đời sống tâm linh của tôi. Thế nên, theo cá nhân tôi, việc dấn thân tìm hiểu khoa học, dấn thân tìm hiểu lực lượng hùng mạnh này trong thế giới chúng ta cũng đã trở thành một bài tập bắt buộc trong quá trình rèn luyện các phẩm hạnh tâm linh của mình. Câu hỏi cốt lõi được đặt ra ở đây – cốt lõi với sự sống còn và phát triển của thế gian này – là chúng ta có thể làm gì để biến những thành tựu tuyệt vời trong khoa học trở thành một cái gì đó có thể phục vụ con người theo một đường hướng vị tha, từ bi, phục vụ tất cả những sinh linh khác đang chia sẻ trái đất này cùng chúng ta.
Vấn đề đạo đức liệu có chỗ đứng trong khoa học không? Tôi tin rằng có. Trước hết, giống như bất kỳ một phương tiện nào khác, chúng ta có thể vận dụng khoa học theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Chính trạng thái tâm hồn của người vận dụng phương tiện này sẽ là yếu tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình vận dụng phương tiện này. Thứ hai, những khám phá khoa học tác động mạnh mẽ đến khả năng hiểu biết của chúng ta về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới này. Tất cả mọi việc này đều phụ thuộc chủ yếu vào thái độ của chúng ta. Ví dụ, những hiểu biết khoa học về thế giới này đã đưa chúng ta đến với cuộc Cách mạng Công nghiệp trong lịch sử trong cuộc Cách mạng này thì việc khai thác tận dụng thiên nhiên là vấn đề cơ bản. Tuy nhiên, có một xu hướng chung là người ta thường nghĩ rằng vấn đề đạo đức chỉ có liên quan đến việc vận dụng khoa học chứ không liên quan đến những khám phá khoa học. Trong thế giới hiện đại này, các nhà khoa học là những thành viên trong cộng đồng những người làm khoa học, nhìn chung họ có một quan điểm trung lập về vấn đề đạo đức, họ không chịu trách nhiệm về thành quả hoặc hậu quả của những gì họ đã khám phá phát minh ra. Nhưng nhiều khám phá khoa học quan trọng, đặc biệt là những cải cách trong công nghệ hiện đại, đã tạo ra những thay đổi hoàn toàn mới, những hoàn cảnh hoàn toàn mới, và điều này cũng đem lại nhiều thách thức mới về vấn đề đạo đức trong cả khoa học lẫn tâm linh. Chúng ta không chỉ đơn giản là phớt lờ trách nhiệm của các tổ chức khoa học, các tập đoàn khoa học, các nhà khoa học trong việc đã tạo ra những vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện đại này.
Có lẽ điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải đảm bảo rằng khoa học không bao giờ trở thành một yếu tố tác hại đến tình cảm cơ bản của con người là lòng cảm thông giữa người với người. Cũng giống như các ngón tay của chúng ta chỉ có thể vận hành hoạt động khi dựa vào lòng bàn tay, các nhà khoa học cần phải luôn sáng suốt để nhận biết rõ mối liên hệ của mình với toàn bộ thế giới này. Khoa học luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng nó cũng chỉ là một ngón tay của cả bàn tay nhân loại, và chúng ta chỉ có thể kiểm soát và định hướng tốt cho những tiềm năng của khoa học khi chúng ta luôn ghi nhớ điều này. Nếu không, chúng ta có nguy cơ đánh mất khả năng thống trị toàn cầu của mình. Nhân loại có thể dồn mọi tâm huyết của mình để theo đuổi những tiến triển trong khoa học. Khoa học và kỹ thuật là những công cụ có uy lực mạnh mẽ, nhưng chúng ta cần phải quyết định làm cách nào để vận dụng chúng một cách tốt nhất. Điều quan trọng nhất ở đây chính là động cơ thúc đẩy trong việc quản lý định hướng vận dụng khoa học và kỹ thuật, tốt nhất chúng ta cần phải vận dụng các công cụ này, các phương tiện này bằng cả con tim và tâm hồn mình.
Theo cá nhân tôi, khoa học là môn học đầu tiên đưa con người đến với cánh cổng nhằm tìm hiểu bản chất của thế giới vật chất sống động này. Về cơ bản, nó là một phương thức tìm hiểu giúp chúng ta có được những kiến thức sâu sắc về thế giới này, về những quy luật của thiên nhiên, từ đó chúng ta có thể đúc kết những kinh nghiệm của mình. Khoa học tiến triển, các thử nghiệm lặp đi lặp lại, qua việc kiểm tra, thẩm định, cân đo đong đếm, chứng thực, xác nhận. Ít nhất đây cũng là bản chất cơ bản về đường lối phát triển của khoa học trong mô hình tiến triển hiện đại của con người. Trong mô hình này, nhiều khía cạnh có liên quan đến sự tồn tại của con người, gồm cả các giá trị nhân văn, sự sáng tạo trong con người, và yếu tố tâm linh của con người, cũng như tất cả những câu hỏi siêu hình ở mức độ sâu sắc hơn, tất cả đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các điều nghiên khoa học.
Mặc dù có những lĩnh vực thuộc đời sống và những kiến thức nằm ngoài tầm kiểm soát của khoa học, nhưng tôi nhận thấy nhiều người vẫn luôn khẳng định rằng quan điểm của khoa học về thế giới này cần phải là nền tảng cơ bản cho tất cả mọi loại kiến thức và tất cả những gì có thể nhận thức được. Đây chính là chủ nghĩa duy vật khoa học. Quan điểm này luôn ủng hộ niềm tin vào một thế giới khách quan. Quan điểm này khẳng định rằng mọi dữ liệu được phân tích qua một cuộc thử nghiệm luôn độc lập với những khái niệm trước đó, những hiểu biết trước đó, kể cả những kinh nghiệm của nhà khoa học đang tiến hành phân tích thử nghiệm đó.
Quan điểm này luôn khẳng định rằng sự thực luôn là sự thực, sự thực luôn chịu tác động bởi những quy luật vật lý học. Thế nên, quan điểm này sẽ tán thành rằng tâm lý học có thể được dị giản hóa thành sinh vật học, sinh vật học có thể được dị giản hóa thành hóa học, và hóa học có thể được dị giản hóa thành vật lý học. Ở đây tôi không quan tâm nhiều đến việc tranh luận với quan điểm này, mà tôi quan tâm đến việc rút ra những lưu ý về một điểm cực kỳ quan trọng: những ý tưởng này không cấu thành, không tạo ra những kiến thức khoa học; nói đúng hơn, chúng đại diện cho một lý luận triết học, một lý thuyết siêu hình, một quan điểm trừu tượng.
Một trong số những vấn đề quan trọng đối với chủ nghĩa duy vật khoa học cơ bản là sự hạn hẹp về tầm nhìn, sự hạn hẹp này có khả năng đưa nhân loại đến với chủ nghĩa hư vô. Chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa dị giản hóa luận là viễn cảnh trong tương lai của nhân loại, bởi vì chúng có tiềm năng sẽ khiến cho sự tự nhìn nhận chính mình của nhân loại bị héo úa, kiệt màu, suy nhược. Ví dụ, dù rằng chúng ta tự xem mình là những sinh vật ngẫu nhiên hay là một sinh vật đặc biệt được phú cho ý thức và khả năng kiểm soát phẩm hạnh thì điều đó cũng tác động mạnh đến thái độ của chúng ta trong suy nghĩ về chính mình và trong hành xử với mọi người quanh mình. Theo quan điểm này, các phẩm chất cấu thành con người - kỹ năng, đạo đức, tinh thần, lòng tốt, vẻ đẹp, và trên hết là ý thức – được dị giản hóa thành những phản ứng hóa học khi đốt cháy các nơ-ron thần kinh. Và chúng ta đang đối mặt với nguy cơ là con người có thể bị dị giản hóa thành những cỗ máy sinh học, thành những sản phẩm của sự lai ghép gien một cách ngẫu nhiên, mà không vì một mục đích nào cả ngoại trừ để duy trì giống nòi.
Thật khó có thể giúp những người theo quan điểm như thế có thể hiểu được các câu hỏi về việc đâu là ý nghĩa của đời sống, đâu là điều tốt, và đâu là điều xấu xa tồi tệ. Vấn đề ở đây không phải là các dữ kiện khoa học mà là luận điểm luôn cho rằng chỉ có các dữ kiện khoa học mới có thể thiết lập được nền tảng cơ bản chính đáng cho sự phát triển của nhân loại và giải quyết những khó khăn rắc rối của nhân loại. Vẫn còn đó nhiều vấn đề có liên quan đến sự tồn tại của nhân loại và sự thực mà khoa học hiện nay vẫn chưa thể giải quyết được.
Tương tự như thế, tâm linh cần phải hòa điệu với các hiểu biết và khám phá thuộc khoa học. Nếu chúng ta, trong vai trò là một tín đồ nghiên cứu tâm linh, nếu chúng ta phớt lờ các khám phá khoa học, thì việc luyện tập của chúng ta cũng trở nên cùn lụt, mờ xỉn, mất màu, suy nhược, bởi vì một tâm hồn như thế chỉ có thể tìm đến với một chủ nghĩa chính thống (luôn tin tuyệt đối vào kinh thánh) mà thôi. Đây là một trong số những lý do tại sao tôi lại khuyến khích các đồng sự Phật giáo của mình hãy tham gia nghiên cứu tìm hiểu về khoa học, nhờ đó chúng ta mới có thể dung hòa và vận dụng những hiểu biết khoa học vào thế giới Phật giáo của mình.

Wednesday, August 28, 2024

HỌC SƯ DIỆN PHẬT MẪU CHÚ (TIẾNG PHẠN)

 Sư Diện Không Hành Phật Mẫu (Tên Phạn: Siṃhamukhā, Tên Tạng: Senge Dongma, Tên Anh:  Lion-Faced Ḍākinī) gợi chút cảm hứng. Sư Diện Phật Mẫu là một Ḍākinī hình tướng phẫn nộ, chuyên tiêu trừ các chướng ngại thuộc ma thuật đen.

Images

Wednesday, August 21, 2024

Sách tựa như phim : Vũ Trụ

 Xin giới thiệu một quyển sách 

Vu-trusua

Hành tinh Trái Đất đầy ắp sự sống và đẹp đến nao lòng, nơi ghi dấu bàn tay sáng tạo của con người hóa ra lại chỉ là một xó xỉnh tầm thường, khiêm nhường, không có gì đặc biệt nếu nhìn từ Vũ trụ xa xôi. Nhưng đó chính là bến bờ khởi đầu những cuộc phiêu du vào đại dương Vũ trụ bao la của một nhân loại còn trẻ, hiếu kỳ và can đảm, dù chỉ bằng tưởng tượng và những phương tiện gián tiếp như nghe nhìn hay bằng những con tàu vũ trụ. Ngay cả loài người cũng mới chỉ xuất hiện được vài triệu năm trên Trái Đất này, thật quá ngắn ngủi so với cái tuổi 4,6 tỉ năm của Trái Đất, chưa nói đến tuổi của Vũ trụ. Quá trình tiến hóa dài dằng dặc của sự sống trên Trái Đất thực ra cũng chỉ là một giọng điệu, một bè đơn độc trong bản nhạc nhiều bè của Vũ trụ. Kể lại tiến trình tiến hóa kỳ diệu ấy với ví dụ sinh động về những con cua mang hình samurai, Sagan vạch ra sự vô lý của quan niệm về một Nhà Thiết Kế toàn năng và thấu suốt kiểu như Thượng đế đã kiến tạo ra các dạng sinh vật. Phải chăng chính Thượng đế mới là đối tượng được tạo ra trong cơn mơ của loài người, chứ không phải ngược lại?

Đọc Vũ trụ, chúng ta biết được nhiều điều thú vị bất ngờ. Chẳng hạn, con người hình thành được là nhờ tro của các ngôi sao đã chết, hay cắt một cái bánh táo khoảng chín chục lần ta sẽ thu được một nguyên tử tách rời. Hoặc “tốc độ tư duy” của con người mà chúng ta vẫn tưởng phải nhanh như ánh sáng thực ra “chỉ ngang tốc độ của một cỗ xe lừa kéo”. Cứ thế chuyện nọ nối tiếp chuyện kia, tác giả dẫn người đọc đi qua 13 chương sách, để tìm hiểu và suy ngẫm về cái Vũ trụ có trật tự và có tri giác, thoát thai từ Hỗn độn. T/ G  Sagan biết cách kích thích “trí tưởng tượng của độc giả ngoại đạo và duy trì sự hứng thú từ trang đầu đến trang cuối”. Ông đã kết hợp rất tài tình tư duy hiện thực khắt khe của một nhà khoa học với chất lãng mạn bay bổng của một người mơ mộng, cộng với sự hùng biện của một diễn giả.

Tuesday, July 30, 2024

CẦU NGUYỆN CỦA YESHE TSOGYAL

CẦU NGUYỆN CỦA YESHE TSOGYAL

GURU RINPOCHE – PHÁT HIỆN BỞI PEMA LEDREL TCAL
Lời cầu nguyện này, do Yeshe Tsogyal nói ra, được lấy từ Khandro Nyingtig, Tâm Yếu của các Dakini
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức
---💦💥💦---

Emaho!

Qua công đức chúng con đã tích tập trong ba thời,
Nguyện quỷ ma, những chướng ngại, và những lực lượng đối nghịch được bình lặng.
Nguyện chúng con sống thọ không bệnh tật, và
Nguyện chúng con thực hành Pháp trong khoẻ mạnh và hạnh phúc.

Bằng năng lực thực hành Pháp với sùng mộ,
Nguyện những giáo lý của Phật lan toả và nở hoa.
Bằng cách thiết lập chúng sanh sanh tử trong hạnh phúc,
Nguyện những mong muốn của những guru linh thánh được hoàn mãn.



Qua lòng từ ái của guru, chúng con nguyện
Tất cả anh, chị trong Pháp,
Thoát khỏi những phiền não giận dữ và bám luyến.
Có sự vinh quang rực rỡ của ba giới nguyện thanh tịnh.

Nguyện chúng con tăng trưởng những phẩm tính của kinh nghiệm và chứng ngộ,
Bởi trí huệ của thấu hiểu Đại ấn,
Nguyện chúng con làm lợi lạc cho bất cứ ai chúng con gặp,
Cùng với tất cả những người theo chúng con.

Nguyện chúng con hưởng thọ được đại lạc vô điều kiện
Và được hướng dẫn đến Cõi Hoa Sen.
Trong cõi an lạc thiêng liêng tối cao ấy,
Nguyện chúng con là một với thân vinh quang vô nhiễm
Của guru của ba thân, Orgyen Padma,
Và chứng ngộ pháp thân làm lợi lạc cho chúng con.
Qua lòng bi làm lợi lạc cho những người khác,
Cho đến khi sanh tử trống trơn.

Nguyện chúng con huấn luyện chúng sanh khi dạy theo cách nào cần thiết.
Nguyện chúng con làm việc cho lợi lạc của tất cả qua những biểu lộ sắc thân.
Nguyện chúng con hoàn thành lợi lạc cho chúng sanh bằng cách khuấy động những chiều sâu của sanh tử.
Ba thân không thể tách lìa, giải thoát hoàn toàn khỏi sanh tử và niết bàn,
Không tạo tác, hiện diện tự nhiên, sáng ngời và không hợp tạo,
Thân của bậc trì giữ kim cương, bất biến suốt ba thời, Nguyện giác ngộ tròn đủ và toàn giác này được đạt đến nhanh chóng.

Friday, July 19, 2024

Bài học cuộc sống: trích NGHỆ THUẬT SỐNG CỦA EPICTETUS – EPICTETUS

 CHÍNH THÁI ĐỘ VÀ PHẢN ỨNG LÀ CÁI MANG ĐẾN CHO TA PHIỀN NÃO

NGHỆ THUẬT SỐNG CỦA EPICTETUS - EPICTETUS
Người dịch: Đỗ Tư Nghĩa
NHỮNG BIẾN CỐ KHÔNG LÀM ĐAU CHÚNG TA, NHƯNG NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA CHÚNG TA VỀ CHÚNG THÌ CÓ THỂ
Những sự thể, tự chúng không làm ta đau hay ngăn trở chúng ta. Cách chúng ta nhìn những sự thể này là chuyện khác. Chính thái độ và phản ứng của ta mới là cái mang đến cho ta phiền não.
Do vậy, ngay cả cái chết, tự thân nó và một mình nó cũng không phải là cái gì ghê gớm. Chính khái niệm của ta về sự chết – cho rằng nó đáng sợ – mới là điều làm ta sợ hãi. Hãy xem xét kỹ khái niệm của ta về cái chết và về mọi sự khác. Chúng có thực sự đúng không? Chúng có đang mang đến cho bạn lợi lạc nào không?
Đừng sợ hãi cái chết hay sự đau đớn. Hãy sợ nỗi sợ hãi của ta về chúng. Chúng ta không thể chọn lựa hoàn cảnh bên ngoài mình, nhưng chúng ta luôn có thể chọn lựa cách đáp ứng lại chúng.
449714535_786126417010159_4817875143654003252_n
HÃY TẠO RA CÔNG TRẠNG CỦA RIÊNG BẠN
Đừng bao giờ lệ thuộc vào sự thán phục của kẻ khác. Không có sức mạnh nào trong nó cả. Công trạng cá nhân không thể được phái sinh từ một nguồn ngoại tại. Nó không thể được tìm thấy trong những giao du cá nhân của bạn, cũng như không thể được tìm thấy trong sự nể trọng của người khác. Một sự kiện của đời là, những người khác, ngay cả những người yêu mến bạn, sẽ không nhất thiết đồng ý với những ý kiến của bạn, hiểu bạn, hay chia sẻ sự tâm huyết của bạn.
Hãy trưởng thành! Hơi đâu mà quan tâm đến những gì mà người khác nghĩ về mình!
Hãy tạo ra công trạng của riêng bạn.
Công trạng cá nhân không thể đạt được qua việc giao du của bạn với những con người kiệt xuất. Bạn đã được giao cho công việc của riêng mình để làm. Hãy bắt tay vào làm ngay bây giờ, làm hết sức mình và đừng bận tâm là ai đang quan sát bạn.
Hãy làm công việc có ích và không màng đến niềm vinh dự hay sự thán phục mà những nỗ lực của bạn có thể giành được từ người khác. Không có cái gọi là công trạng “ăn theo”.
Những thắng lợi và kiệt xuất của người khác, chúng thuộc về họ. Cũng như vậy, những vật sở hữu của bạn có thể có sự kiệt xuất, nhưng chính bạn không thu được sự kiệt xuất từ chúng.
Hãy nghĩ về điều đó. Cái gì thực sự là của riêng bạn? Cách bạn sử dụng những ý kiến, những tài nguyên nội tại và những cơ hội đến với mình. Bạn có những cuốn sách? Hãy đọc chúng. Hãy học từ chúng. Hãy áp dụng sự minh triết của chúng. Bạn có kiến thức chuyên môn? Hãy đưa nó vào sử dụng một cách đầy đủ và tốt đẹp. Bạn có những dụng cụ? Hãy đem nó ra và chế tạo hay sửa chữa đồ đạc. Bạn có một ý kiến hay? Hãy làm theo nó tới cùng. Hãy tận dụng những gì mà bạn có, những cái thực sự là của mình.
Bạn có thể hài lòng một cách chính đáng với chính mình và thanh thản, khi bạn đã hòa điệu những hành động của mình với tự nhiên, bằng cách nhận ra cái gì thực sự là của riêng mình.
HÃY TẬP TRUNG VÀO BỔN PHẬN CHÍNH YẾU CỦA BẠN
Có một thời gian và một nơi chốn cho sự vui chơi giải trí, nhưng bạn không bao giờ nên để cho chúng lấn lướt những mục đích chân thực của đời mình. Nếu bạn ở trên một chuyến hải trình và con tàu thả neo tại một hải cảng, bạn có thể lên bờ tìm nước uống và tình cờ nhặt được một cái vỏ ốc hay một thảo mộc nào đó. Nhưng hãy cẩn thận; hãy lắng tai để nghe tiếng gọi của vị thuyền trưởng. Hãy giữ sự chú ý của bạn hướng về con tàu.
Rất dễ dàng bị xao lãng bởi những cái vặt vãnh của trần gian. Nếu vị thuyền trưởng gọi thì bạn phải sẵn sàng rời bỏ những thứ đó và chạy trở về, thậm chí không nhìn lại đằng sau. Nếu bạn đã già thì đừng đi xa khỏi con tàu; nếu không, bạn sẽ không về kịp khi được thuyền trưởng gọi.

Friday, June 28, 2024

Thursday, June 27, 2024

Thần chú Ngũ bộ thần tài mật tông kim cương thừa

Trong Phật giáo Tây Tạng có 5 vị thần được coi là Ngũ bộ Thần Tài, gồm: Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài, Hắc Thần Tài, Lục Thần Tài và Hồng Th...