Wednesday, June 27, 2012

BUÔNG BỎ MỌI TÍNH TOÁN

Nếu một người muốn học toán giỏi, họ phải có hiểu biết căn bản của toán học là bốn phép cộng, trừ, nhân, chia và phải học thuộc lòng bảng cửu chương. Nếu họ muốn giỏi toán học mà họ không có những hiểu biết căn bản nầy, thì ước muốn giỏi toán học của họ chỉ là một ước muốn hão huyền, điều ấy bạn có biết không?
Nhưng, đối với đời sống, bạn không cần dùng những con số để hiểu toán học, mà bạn phải thực sự hiểu toán học ngay trong đời sống của chính mình.
Đời sống của bạn toàn là toán học bạn có biết không? Căn bản của toán học là tính toán. Đời sống con người là một chuỗi dài liên tiếp của tính toán. Tính toán để có tài sắc hơn người; tính toán để có quyền lực hơn người; tính toán để có được lợi nhuận và ăn ngon, mặc đẹp hơn người; tính toán để có những tiện nghi hưởng thụ hơn người; tính toán để được yên thân hơn người,… và như vậy là suốt cả cuộc đời làm người, con người toàn chỉ biết tính toán và toàn cả tính toán. Đi họ cũng tính toán; đứng họ cũng tính toán; nằm hay ngồi họ cũng tính toán; nói hay cười họ cũng tính toán; ngủ và thức họ cũng tính toán; làm việc hay nghỉ ngơi họ đều tính toán cả. Con người luôn tính toán để đối phó và loại trừ hay triệt tiêu đồng loại. Không những vậy, con người còn tính toán để buộc muôn vật phải phục vụ cho cái tham dục của mình. Và càng tính toán như thế, con người càng rơi vào những cảm giác ràng buộc, cô đơn và những cạm bẫy của tội lỗi. Đời sống con người đi từ những lận đận nầy đến những lận đận khác; đi từ những thất vọng nầy đến những thất vọng khác và đi từ những khổ đau nầy đến những khổ đau khác, gốc là do từ nơi tính toán vậy.
Bước đầu thiền tập, tôi hay để ý từng bước chân đi của mình và đếm từng bước chân, để tập trung tâm ý, nhưng sau một thời gian thiền tập, tôi thấy tâm thức của mình lại rơi vào những con số và bị kẹt vào những con số và chính những con số làm bận rộn tâm mình, khiến cho tâm mình không có an lạc.
Vì vậy mỗi khi thiền tập, thay vì đếm từng bước chân đi hay đếm từng vòng đi thiền hành quanh Tàng Kinh Các, tôi lại buông bỏ hoàn toàn mọi tính toán, tôi chỉ đi với từng bước chân có ý thức sáng trong và cho đến khi nào tâm mình ở vào trạng thái yên tịnh và sự an lạc phát sinh, tôi lại biết rất rõ những điều an lạc ấy đang có mặt trong tôi và tôi muốn kéo sự an lạc ấy với thời gian dài ngắn như thế nào là tùy ý tôi.
Với sự thiền tập nầy, tôi thấy tôi thật sự có an lạc và tự do. Sự tự do và an lạc đích thực có mặt trong tôi thật đơn giản và nó đơn giản đến nỗi, tôi chỉ cần làm mọi công việc với ý thức tự giác, mà không cần có mặt bất cứ một sự tính toán nào thuộc về tâm ý. Chính ý thức tự giác đã giúp cho tôi trưởng thành, tạo ra chất liệu tự do và an lạc cho chính tôi trong đời sống.

THẦN CHÚ CỦA NHẬT QUANG BIẾN CHIẾU & NGUYỆT QUANG BIẾN CHIẾU TRONG KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI

Nhật Quang Bồ Tát  (Sūrya-prabha Bodhisatva) vì người thọ trì Đại Bi Tâm Đà La Ni nên nói Thần Chú để ủng hộ. Liền nói Chú là : Nam mô bột đ...